Huy Động Vốn Thông Qua Việc Vay Các Ngân Hàng Thương Mại, Các Tổ Chức Tín Dụng Và Ngân Hàng Trung Ương (Huy Động Thông Qua Các Hình Thức Vay Vốn Khác Trên


Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã đủ khối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.

4.2. Huy động vốn thông qua việc vay các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương (huy động thông qua các hình thức vay vốn khác trên thị trường)

Các Ngân hàng Thương mại khi xuất hiện trên thị trường để vay vốn thường do một số nguyên nhân cấp thiết như thiếu hụt dự trữ tại ngân hàng trung ương, thiếu tiền mặt... nên ngoài việc phát hành phiếu nợ, các Ngân hàng Thương mại có thể đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng tại những khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương hoặc phát hành RPs thoả thuận mua lại. Đây là các khoản mua bán chứng khoán mà Ngân hàng Thương mại đang kinh doanh bên tài sản Có đối với các tổ chức trung gian tài chính khác. Thời hạn vay mượn giữa các Ngân hàng Thương mại rất linh hoạt có thể ít ngày cũng có thể dài hạn phù hợp với nhu cầu về vốn của Ngân hàng Thương mại trong từng giai đoạn cụ thể.

Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được đủ nhu cầu sử dụng của Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Thương mại sẽ đi vay của ngân hàng trung ương. Trong quan hệ với ngân hàng trung ương, các Ngân hàng Thương mại đóng vai trò là khách hàng thường xuyên và ngân hàng trung ương với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng đồng thời là người “cứu cánh cuối cùng” đối với các Ngân hàng Thương mại.


Phụ lục B-1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETINBANK HCM


 Phòng Khách hàng số 1  Phòng Khách hàng Cá nhân  Phòng Kế hoạch Tổng 2

 Phòng Khách hàng số 1  Phòng Khách hàng Cá nhân  Phòng Kế hoạch Tổng 6

Phòng Khách hàng số 1

Phòng Khách hàng Cá nhân

Phòng Kế hoạch Tổng hợp

Phòng Tổ chức

Sơ đồ tổ chức Vietinbank – HCM



Phó Giám Đốc

Phòng Khách hàng số 2

PGD Lê Thánh Tôn

PGD Trường Sơn

PGD Tân Sơn Nhất


Giám đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Quản lý Rủi ro và Nợ có vấn đề

Phòng Tiền tệ Kho quỹ

Phòng Hành chính Quản trị

PGD Tân Thuận Tây

PGD Nguyễn Huệ

PGD Thành Thái

PGD Nguyễn Trọng Tuyển


Phó Giám Đốc

Phòng Kế toán Giao dịch

Phòng Kế toán Tài chính

Phòng Dịch vụ Thẻ

PGD Bến Thành

PGD An Đông

PGD Bùi Viện


Phó Giám Đốc

Phòng Tài trợ Thương mại

Phòng Quan hệ Khách hàng

Phòng Thông tin Điện toán

PGD Điện Biên Phủ

PGD Đinh Tiên Hoàng

PGD Hiệp Bình Phước

PGD Lý Chính Thắng


So với nhiều chi nhánh khác trong hệ thống, Vietinbank – HCM có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn; đó là do quy mô hoạt động rộng lớn. Tuy nhiên, các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giúp cho chi nhánh hoạt động một cách hiệu quả và trơn tru.

Ban Giám đốc: gồm Giám Đốc và bốn Phó Giám đốc


Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của chi nhánh; thực hiện hoạch định, tổ chức và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đầu mối quản lý công tác tổ chức – cán bộ, công tác quản trị điều hành, công tác chính trị tư tưởng, phòng chống tham nhũng, kiểm tra nội bộ, quyết toán, phân chia quỹ thu nhập, thi đua khen thưởng, kỷ luật, mua sắm tài sản cố định có giá trị cao, chính sách kinh doanh... Hàng ngày, giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết công việc của phòng Tổ Chức, Kế hoạch Tổng hợp, Khách hàng số 1 và Khách hàng Cá nhân. Ngoài các công việc trực tiếp giải quyết trên, Giám đốc chi nhánh uỷ quyền cho bốn Phó giám đốc phụ trách trực tiếp các mảng hoạt động khác.

Phòng Tổ chức: thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và Vietinbank.

Phòng Quản lý Rủi ro và Xử lý Nợ Có vấn đề: tham mưu Ban Giám đốc về định hướng tín dụng chung cũng như cụ thể đối với từng chi nhánh, tạo điều kiện để chi nhánh nắm bắt những diễn biến có lợi và cảnh báo các nguy cơ vó thể dẫn đến rủi ro tín dụng; đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh phát triển theo đúng định hướng đề ra; xử lý các khoản nợ có vấn đề…

Phòng Hành chính Quản trị: tham mưu Ban Giám đốc, thực hiện công tác hành chính, quả trị, bảo vệ an toàn tài sản, an ninh trật tự tại chi nhánh.

Phòng Quan hệ Khách hàng: quản lý, chăm sóc các khách hàng VIP có nguồn tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên; tham mưu Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng, chính sách khách hàng phát triển sản


phẩm mới theo đúng quy định của Vietinbank, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển của chi nhánh.

Phòng Kháchh hàng Cá nhân: trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Vietinbank.

Phòng Khách hàng số 1: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ; xử lý nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay doanh nghiệp phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Vietinbank.

Phòng Khách hàng số 2: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ; xử lý nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay doanh nghiệp phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Vietinbank.

Phòng Tài trợ Thương mại: thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định.

Phòng Dịch vụ Thẻ: tham mưu cho Ban Giám đốc nghiên cứu, phát triển dịch vụ thanh toán qua các loại thẻ do Vietinbank phát hành, trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng quy định

Phòng Tiền tệ Kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của Vietinbank và Ngân hàng Nhà nước; ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch…; thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nhu cầu thu chi tiền mặt lớn…

Phòng Kế toán Tài chính: giúp Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nghiệp vụ chi tiêu nội bộ chi nhánh theo quy định.

Phòng Kế toán Giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ thanh toán, xử lý hạch toán giao dịch theo quy định.


Phòng Thông tin Điện toán: thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật theo hướng thống nhất của Trung tâm Công nghệ Thông tin của Vietinbank; hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính kỷ thuật thông tin điện toán cho ngân hàng; định kỳ kiểm tra bảo trì máy móc, thiết bị điện toán, hướng dẫn cán bộ thực hiện các quy trình đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Phòng Kế hoạch Tổng hợp: xây dựng kế hoạch huy động vốn, cân đối vốn kinh doanh; cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày; xây dựng kế hoạch tiền mặt, mức tồn quỹ tiền mặt, ngân phiếu thanh toán; xây dựng vốn kế hoạch thanh toán bù trừ hàng tháng, quý với Ngân hàng Nhà nước theo định. Lập báo cáo thống kê, phân tích kết quả kinh doanh theo quy định của Vietinbank nhằm đảm bảo an toàn vốn kinh doanh.

14 phòng giao dịch: có vai trò như một ngân hàng thu nhỏ, được đặt trụ sở ở nhiều khu vực khác nhau nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.


Phụ lục B-2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VIETINBANK HCM


Tính đến tháng 09/2012, lợi nhuận Vietinbank HCM thu sau khi trích dự phòng rủi ro là 476 tỷ đồng. Trong đó, khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất (62,41%) là thu từ lãi vay, tiếp đến là thu từ lãi tiền gửi (31,57%). Thu dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu (khoảng 1,61%), nguồn thu này về qui mô giảm so với năm 2011 là một dấu hiệu không mấy khả quan cho Vietinbank HCM, không phù hợp với xu hướng của ngân hàng hiện đại là ngày càng tăng tỷ trọng thu dịch vụ.


STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Tháng 9/2012



Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

1

Tổng thu

2,049

100.00%

4,535

100.00%

3,355

100.00%

1.1

Thu lãi cho vay

1,057

51.59%

2,898

63.91%

2,094

62.41%

1.2

Thu lãi tiền gửi

512

25.00%

1,382

30.48%

1,059

31.57%

1.3

Thu dịch vụ

76

3.71%

84

1.85%

54

1.61%

1.4

Thu khác

404

19.70%

171

3.76%

148

4.41%

2

Tổng chi

1,083

100.00%

3,386

100.00%

2,878

100.00%

2.1

Chi lãi tiền gửi

532

49.09%

1,876

55.39%

1,189

41.31%

2.2

Chi lãi vay

161

14.89%

604

17.85%

1,221

42.42%

2.3

Chi dịch vụ

21

1.97%

44

1.29%

54

1.86%

2.4

Chi phí quản lý

185

17.10%

818

24.15%

261

9.06%

2.5

Trích Dự phòng rủ ro

107

9.86%

644

19.03%

154

5.34%

2.6

Chi khác

15

1.41%

45

1.34%

0

0.00%


3

Lợi nhuận trước thuế


966



1,149



476


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoạt động của Vietinbank HCM và nhiều NHTM khác chủ yếu vẫn là huy động vốn và cho vay. Do đó, trong chi phí hoạt động của các NHTM, phần chi trả lãi tiền gửi thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi. Đối với Vietinbank HCM cũng không nằm ngoài xu hướng đó - chi lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng từ 49,09% vào năm 2010, 55,39% vào năm 2011 và là 41,31% năm 2012. Đối với phần chi trả lãi tiền vay, tỷ trọng năm 2012 tăng so với 2011. Chi phí quản lý tăng


đáng kể vào năm 2011, nhưng lại giảm mạnh năm 2012, do năm 2011 Vietinbank HCM đã trích gần đủ dự phòng rủi ro, nên trong năm 2012 số trích dự phòng rủi ro có ít hơn các năm trước.

09 tháng năm 2012, lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng rủi ro của Vietinbank HCM giảm mạnh so với năm 2011 - từ 1.149 tỷ đồng giảm còn 476 tỷ đồng – giảm 58,53%.


Phụ lục B-3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VIETINBANK HCM


Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành đạt của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là đối với NHTM, vì sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng tạo nên chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hiểu rò được tầm quan trọng này, Vietinbank HCM không ngừng đề cao vai trò của nguồn nhân lực và luôn động viên toàn thể cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phong cách phục vụ để luôn làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, sự thành lập mới cũng như sự mở rộng mạng lưới của các NHTM Việt Nam và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các định chế tài chính như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài... đã làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của Vietinbank HCM. Những tổ chức này, bằng các chính sách lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ nhiều quyền lợi khác, đã phần nào ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Vietinbank HCM. Việc chảy máu chất xám gây nên tổn thất cho Vietinbank HCM về mặt nguồn nhân lực và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

Qua số liệu tại Bảng dưới đây, ta thấy tổng số lao động của Vietinbank HCM tương đối ổn định qua ba năm 2010, 2011 và 2012, có sự tăng giảm nhưng không nhiều. Trong đó:

Về cơ cấu lao động theo giới tính: lao động nữ chiếm đa số với tỷ trọng chiếm từ 62-64%. Lao động nam chiếm tỷ trọng khoảng 36-38%, số lượng lao động nam chỉ gần bằng một nửa so với số lượng lao động nữ.

Về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo: trong tổng số lao động của Vietinbank HCM, lực lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm dần theo thời gian (từ 73,37% năm 2010, giảm xuống 70,97% năm 2012). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự thay đổi lao động và sự tăng lên nhanh chóng của số lao động có trình độ trên đại học (năm 2010 là 28 lao động trên đại học, đến năm 2012, con số này là 45 lao động), và xét về tỷ trọng hiện nay chiếm

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí