phối hợp trong xử lý, tham gia ý kiến và thực hiện nhiệm vụ của BHTGVN chưa cao.
BHTGVN có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; Trong đó có các nội dung liên quan đến việc xác minh, đối chiếu về tiền gửi và người gửi tiền để xây dựng phương án dự kiến chi trả, phương án tuyên truyền, xem xét miễn phí BHTG, tham gia ý kiến về phương án phục hồi, về cho vay đặc biệt và tham gia ý kiến xây dựng phương án phá sản. Vì vậy, cán bộ của BHTGVN phải được tham gia xây dựng nội dung và chương trình, kế hoạch làm việc của Ban KSĐB để thống nhất triển khai thực hiện.
2.3.2.2. Không có mẫu quyết định Kiểm soát đặc biệt
Thông tư 07/2013/TT-NHNN và Thông tư 11/2019/TT-NHNN của NHNN không quy định mẫu quyết định KSĐB.
Do không có quy định mẫu quyết định KSĐB nên trong thực tế thực hiện chưa thống nhất. Về hình thức KSĐB (Kiểm soát toàn diện, Giám sát đặc biệt) chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể đối với 2 hình thức trên nên một số trường hợp NHNN đặt vào KSĐB chưa phù hợp với thực trang hoạt động của QTDND, một số trường hợp không xác định được KSĐB theo hình thức nào để có biện pháp tham gia KSĐB có hiệu quả. Việc thành lập Ban KSĐB, có một số nơi thành lập Tổ giám sát đặc biệt.
Thời hạn KSĐB, gia hạn KSĐB: chưa quy định cụ thể thời gian nên trong thực tiễn tại mỗi địa phương quy định thời hạn KSĐB và gia hạn KSĐB khác nhau, kéo dài và gia hạn rất nhiều lần.
Theo quy định về KSĐB tại Luật các TCTD sửa đổi năm 2017, các TCTD đặt vào tình trạng KSĐB được miễn nộp phí BHTG, là căn cứ để cho vay đặc biệt, đánh giá phương án phục hồi; Do vậy, quyết định KSĐB phải được quy định theo mẫu và có nội dung thống nhất.
2.3.2.3 Sự phối hợp để trao đổi, cung cấp thông tin giữa Tổ chức tín dụng, Ban Kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng nhà nước với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chưa chặt chẽ
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Kiểm Soát Đặc Biệt Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam
- Hoạt Động Tham Gia Kiểm Soát Đặc Biệt A.cử Cán Bộ Tham Gia Các Ban Kiểm Soát Đặc Biệt
- Quy Trình Cơ Bản Về Cho Vay Đặc Biệt Để Hỗ Trợ Thanh Khoản
- Nhiệm Vụ Trọng Tâm Trong Định Hướng Phát Triền Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam
- Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 11
- Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Trong một số trường hợp, BHTGVN không nhận được các thông tin về chương trình, nội dung KSĐB, các báo cáo về tình hình KSĐB. Một số NHTMCP tham gia xử lý, chi trả tiền gửi tại một số QTDND, BHTGVN không nhận được kế hoạch, nội dung và nguồn tiền chi trả để có sự phối hợp chặt chẽ.
Đối với TCTD, theo quy định tại Khoản 13 Điều 13 Luật BHTG: BHTGVN có quyền yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về BHTG. Trong thời gian KSĐB, khi BHTGVN yêu cầu TCTD cung cấp thông tin, tài liệu về tiền gửi thì TCTD phải có trách nhiệm cung cấp cho BHTGVN. Thực tế, trong thời gian tham gia KSĐB, BHTGVN yêu cầu QTDND cung cấp số liệu hồ sơ, thông tin về tiền gửi thì có một số QTDND cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không kịp thời, có QTDND làm sai lệch hồ sơ, chứng từ, tài liệu bị thất lạc. BHTGVN không cập nhật được đầy đủ, chính xác số liệu, thông tin về tiền gửi, điều này gây khó khăn cho BHTGVN trong việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm.
Đối với Ban KSĐB: do chưa có quy định về chia sẻ thông tin giữa Ban KSĐB, NHNN chi nhánh và BHTGVN nên BHTGVN không được chia sẻ thông tin trong thời gian KSĐB. Khi BHTGVN cần thông tin về QTDND phải trao đổi với Ban KSĐB hoặc từ NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố.
2.3.2.4.Về việc phối hợp với các tổ chức, cá nhân còn nhiều khó khăn
Khó khăn đến từ chính người gửi tiền: do tiền gửi gắn liền với quyền lợi của người gửi tiền nên đối với những khoản tiền gửi nghi ngờ có sai phạm như chia, tách sổ cần xác minh thêm thông tin, người gửi tiền không hợp tác hoặc cố tình che giấu sự thật, cá biệt có trường hợp gây gổ, lăng mạ làm ảnh
hưởng đến an toàn cá nhân của cán bộ xác minh tiền gửi và an ninh trật tự tại địa phương;
Một số QTDND được KSĐB hiện nay không hoạt động, cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo QTDND đã bỏ vị trí công tác, đi làm việc khác hoặc các phương tiện làm việc của QTDND lỗi thời, hư hỏng nên việc xác minh thông tin, lấy dữ liệu, số liệu về tiền gửi gặp rất nhiều khó khăn.
2.3.2.5. Một số quy định về hoạt động ngân hàng chưa được hướng dẫn cụ thể
Quy định về gửi tiền và rút tiền trong giai đoạn KSĐB: Chưa có quy định cụ thể về việc gửi tiền và rút tiền gửi trong giai đoạn KSĐB, đặc biệt là những hạn chế trong việc gửi tiền và rút tiền gửi, lãi suất, huy động, mức gửi, vai trò của BHTGVN trong giám sát, kiểm tra tiền gửi trong KSĐB chưa được quy định. Do vậy, đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí lợi dụng chia tách sổ, chuyển quyền sở hữu để trục lợi tiền bảo hiểm.
Về chia tách sổ, chuyển sổ tiền gửi đứng tên người khác trước và trong thời gian QTDND được KSĐB: Luật dân sự cho phép việc thừa kế, chuyển quyền sở hữu sổ tiền gửi. Lợi dụng điều này, có một số QTDND đã thực hiện chia tách sổ tiền gửi, chuyển quyền sở hữu sổ tiền gửi tại thời điểm trước KSĐB và trong thời gian KSĐB nhưng chỉ tách sổ và chuyển tên trên sổ sách nhằm trục lợi tiền bảo hiểm. Cần có sự hướng dẫn thống nhất về hồ sơ, thủ tục việc tách sổ, chuyển quyền sở hữu sổ tiền gửi trong giai đoạn KSĐB để ngăn chặn việc chia tách sổ, chuyển sổ nhằm trục lợi tiền bảo hiểm, cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
2.3.2.6. Việc xử lý các tồn tại, sai phạm về hồ sơ tiền gửi trong giai đoạn KSĐB còn chậm
Khoản 3 Điều 9 Luật BHTG và Thông tư 24/2014 của NHNN quy định: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHTG trên địa bàn. Trong quá trình tham gia KSĐB, BHTGVN phối hợp với các Ban KSĐB phát hiện một số vi phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng và đã có văn bản kiến nghị NHNN CN tỉnh, thành phố kiểm tra, kết luận, nhưng việc xem xét xử lý còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý QTDND gây thiệt hại cho người gửi tiền, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng và an ninh trật tự của địa phương.
Rủi ro đạo đức trong hoạt động huy động vốn tại các QTDND ngày càng phức tạp, tinh vi. Các quy định pháp luật chưa quy định hết hoặc chưa theo kịp tình tình thực tiễn đã tạo kẽ hở cho một số cán bộ có trách nhiệm của QTDND lợi dụng ấn chỉ trắng huy động tiền gửi để ngoài sổ sách hoặc lập hồ sơ khống vay tiền để chiếm đoạt với số tiền lớn.
Một số QTDND có hành vi tẩu tán, sửa chữa hồ sơ, chứng từ nhằm mục đích xoá bỏ dấu vết sai phạm hoặc làm sai lệch hồ sơ hoạt động, gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ về tiền gửi.
2.3.2.7. Quy định về chi phí hoạt động trong tham gia KSĐB của BHTGVN chưa cụ thể
Thông tư 312/2016 của Bộ Tài chính chỉ quy định chung chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình KSĐB mà không quy định cụ thể là những khoản nào. Thực tế, hoạt động tham gia KSĐB có nhiều khoản chi liên quan như chi phí đào tạo, tập huấn hàng năm; chi các khoản phụ cấp, xăng dầu; chi làm thêm giờ; chi phí in ấn chuyển phát hồ sơ tài liệu. Do vậy, cần có những quy định cụ thể về những chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp cho quá trình tham gia KSĐB của BHTGVN.
2.3.2.8. Chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật TCTD sửa đổi năm 2017 về hoạt động cho vay đặc biệt, đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi
BHTGVN thực hiện cho vay đặc biệt dưới 03 hình thức: cho vay thanh khoản, cho vay phục hồi và cho vay theo chỉ định của NHNN; Tuy nhiên,
chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, phương pháp và cách thức đánh giá phương án phục hồi. Thông tư 01/2018 của NHNNVN hướng dẫn về cho vay đặc biệt còn nhiều vướng mắc, cụ thể: Chưa quy định nguồn vốn để cho vay đặc biệt; Về việc hạch toán kế toán với các khoản cho vay đặc biệt; Về điều kiện để TCTD đang KSĐB được vay lãi suất ưu đãi đến mức 0%; Về việc xử lý giảm quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN khi khoản cho vay không thu hồi được.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Mục tiêu thống nhất của hệ thống BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Mọi hoạt động của BHTGVN đều nhằm thực hiện tốt mục tiêu này.
Bên cạnh đó, sự phát triển của BHTGVN phải phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hướng đến xây dựng BHTGVN từng bước đáp ứng các nguyên tắc trong Bộ nguyên tắc phát triển tổ chức BHTG hiệu quả của Hiệp hội BHTG Quốc tế phù hợp với định hướng tổng thể Chiến lược ngành ngân hàng và thực tiễn tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới của BHTGVN là tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ người lao động, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, tham gia KSĐB, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tham gia BHTG yếu kém; tính và thu phí BHTG, quản lý nguồn vốn và đầu tư, tuyên truyền chính sách BHTG, chi trả bảo hiểm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam.
3.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong hoạt động Kiểm soát đặc biệt
Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và Hiệp hội BHTG quốc tế đã ban hành tài liệu “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu
quả”.Bộ tài liệu gồm18 nguyên tắc đưa ra những hướng dẫn cho các quốc gia trong quá trình xây dựng hoặc cải cách hệ thống BHTG. Một số nguyên tắc có thể làm cơ sở cho việc phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Xu thế phát triển tất yếu của BHTGVN có tính độc lập tương đối về tổ chức, theo mô hình giảm thiểu rủi ro, với vai trò tích cực trong hoạt động giám sát rủi ro, giảm chi phí và không sử dụng ngân sách nhà nước trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý các TCTD yếu kém; phát triển các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định hệ thống tài chính.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. Thống đốc NHNN đã có Quyết định 1173/QĐ-NHNN về việc ban hành Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND và Đề án củng cố, phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Theo đó yêu cầu BHTGVN tăng cường vai trò và sự phối hợp trong xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào KSĐB theo quy định của Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung. Theo đó, BHTGVN không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình KSĐB QTDND thông qua việc cử cán bộ tham gia Ban KSĐB, cho vay đặc biệt, tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, tham gia xây dựng phương án phá sản mà còn gián tiếp tham gia vào quá trình này thông qua việc mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ.
Việc khẳng định BHTGVN là cơ quan có chức năng đảm bảo an toàn tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, triển khai các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Mục tiêu của BHTGVN là trở thành một công cụ chính sách
hữu hiệu trong quá trình tham gia KSĐB và xử lý QTDND đươc KSĐB để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Định hướng phát triển trong thời gian tới của BHTGVN là:
3.1.2.1 Định hướng về hoạt động nghiệp vụ
Tập trung thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức BHTG đã được quy định trong Luật BHTG và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như thu phí, chi trả, kiểm tra, giám sát, KSĐB; tích lũy kinh nghiệm, chứng minh vai trò, năng lực của BHTGVN từ đó có thể được giao thẩm quyền mở rộng hơn.
Trong thời gian trước mắt, hướng các hoạt động nghiệp vụ BHTG hiện đại (giám sát rủi ro, tái cấu trúc hoạt động) vào các tổ chức tham gia BHTG quy mô nhỏ như các QTDND, tổ chức tài chính vi mô. Trên cơ sở đó, tích lũy kinh nghiệm để được giao nhiệm vụ đối với các tổ chức tham gia BHTG quy mô lớn hơn khi có đủ điều kiện.
Trong giai đoạn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, tập trung vào các giải pháp tích lũy, nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN và các chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và BHTG. Trên cơ sở đó, xây dựng hình ảnh của BHTGVN là tổ chức công, có đủ năng lực tài chính và hoạt động có trách nhiệm vì mục tiêu chung của ngành ngân hàng và của người dân.
BHTGVN nghiên cứu tham gia vào quá trình giám sát an toàn hoạt động và tái cơ cấu các TCTD cũng như có cơ chế sử dụng nguồn lực của BHTG để tái cơ cấu các TCTD yếu kém.