Khởi Kiện Và Thụ Lý Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất

còn lảng tránh, thoái thác dẫn đến việc thu thập chứng cứ của Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, có những vụ án bị kéo dài cũng chủ yếu do nguyên nhân từ sự chậm chễ, bất hợp tác, đùn đẩy trách nhiệm từ chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án.

Như vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai để giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc thực hiện vụ về tài sản do người chết để lại theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Ngoài những đặc điểm giống như các loại tranh chấp dân sự khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn có những đặc trưng riêng. Điểm đặc thù nhất của loại tranh chấp này là đương sự trong vụ án thường là những người có mối quan hệ dòng tộc, quan huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ án là những người từng có sự gắn kết về tình cảm nên những mâu thuẫn của họ thường căng thẳng và phức tạp, không thể thống nhất và tự thỏa thuận nên họ phải lựa chọn phương án yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, sự đan xen các quan hệ pháp luật khác nhau cũng là đặc trưng của tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Di sản thừa kế - đối tượng tài sản tranh chấp của vụ án là quyền sử dụng đất, do vậy quan hệ pháp luật đất đai cũng tồn tại trong tranh chấp này bên cạnh quan hệ pháp luật thừa kế. Đặc trưng trên cũng kéo theo sự đa dạng, phức tạp của các văn bản pháp luật điều chỉnh đối với loại tranh chấp này.

Cũng như các tranh chấp dân sự khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng được giải quyết trên cơ sở trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTDS quy định. Tuy nhiên, để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật tố tụng dân sự là cả một quá trình lịch sử, diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài, từ chỗ các quy định còn tản mạn, chồng chéo, thiếu tập trung cho đến khi

hình thành được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh như hiện nay. Vậy nhưng, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp đặc thù nên việc xây dựng một trình tự, thủ tục riêng để giải quyết tranh chấp này là thật sự cần thiết. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được làm rõ tại chương 2 của luận văn.

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ


2.1. Khởi kiện và thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.1. Khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những biện pháp hữu hiệu mà Nhà nước trao cho công dân để họ bảo vệ các quyền dân sự của mình. Theo quy định Điều 4 của BLTTDS thì: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” [6, Điều 4]. Trong các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì các đương sự thường phát sinh mâu thuẫn về quyền hưởng di sản thừa kế hoặc mâu thuẫn về thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, khi không thể tự thỏa thuận thì họ nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, có thể hiểu khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là việc người khởi kiện nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc mâu thuẫn khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Khởi kiện là hành vi đầu tiên đồng thời là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tòa án chỉ có thể thụ lý giải quyết sau khi người khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khi nhận đơn khởi kiện, toà án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện. Trong trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại toà án thì toà án ghi ngày,

tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn. Nếu đương sự gửi đơn đến toà án qua bưu điện thì toà án ghi ngày, tháng, năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn. Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì toà án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện. Trong trường hợp này, ngày khởi kiện được xác định là ngày toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến. Toà án phải ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trên bên trái của đơn khởi kiện. Sau khi nhận đơn khởi kiện, toà án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện hoặc phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết nếu toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện. Nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự.

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 5

2.1.2. Điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.2.1. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Như đã trình bày ở trên, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của TAND các cấp. UBND không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này, đây là điểm đặc thù về thẩm quyền hoàn toàn khác với các tranh chấp có liên quan đến đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không được giải quyết theo thủ tục hành chính mà tuân thủ theo trình tự tố tụng tại Tòa án với những thủ tục chặt chẽ do BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định.

Khoản 5 Điều 25 BLTTDS quy định những tranh chấp về dân sự thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có chấp tranh chấp về thừa kế tài sản.. Như vậy, theo quy định trên thì tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tại khoản 7, Điều 25, BLTTDS cũng xác định Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về thừa kế tài sản, không phải là tranh chấp về đất đai. Quyền sử dụng đất chỉ là một loại di sản đặc biệt trong tranh chấp về thừa kế. Vì vậy, thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được xác định theo khoản 5, Điều 25, BLTTDS chứ không phải theo quy định của khoản 7, Điều 25, BLTTDS.

Thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự theo quy định tại Điều 25, BLTTDS trong đó có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được BLTTDS quy định theo phương pháp loại trừ. Nghĩa là các tranh chấp về dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ những trường hợp luật quy định phải do Tòa án cấp tỉnh giải quyết. Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự hoặc di sản là quyền sử dụng đất ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Việc hiểu thế nào là đương sự ở nước ngoài là một trong những vấn đề cần làm rõ để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy

định của pháp luật hiện hành thì tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có đương sự ở nước ngoài sẽ bao gồm:

- Một là: Người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án hoặc là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án;

- Hai là: Người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án hoặc người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án;

- Ba là: Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án.

Trường hợp thứ hai là theo quy định tại Khoản 2, Điều 34, BLTTDS thì Tòa án cấp tỉnh sẽ giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Đây là một trong những vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bởi vì, BLTTDS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì Tòa án cấp tỉnh sẽ lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để giải quyết. Quan điểm của người viết cho rằng, đây là một điểm chưa rõ, là thiếu sót trong quy định của BLTTDS khi quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án. Để giải quyết đúng việc phân định thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tôi cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS, quy định rõ những trường hợp Tòa án cấp tỉnh được lấy lên các vụ án tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để giải quyết. Chẳng hạn, Tòa án cấp tỉnh sẽ giải quyết những vụ án

có khó khăn, phức tạp trong việc vận dụng chính sách, pháp luật hoặc khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ (nhằm chứng minh đương sự có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản) hoặc đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, hay những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy nếu xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ không có lợi về chính trị hay tín ngưỡng tôn giáo….

Như vậy, theo quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở nước ngoài, hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Tòa án cấp tỉnh cũng có quyền lấy lên các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để giải quyết. Còn lại, đa phần các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Bên cạnh đó, trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng cần lưu ý những trường hợp Tòa án cấp tỉnh đang giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đúng theo thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết có sự thay đổi như đương sự không còn ở nước ngoài hoặc không cần phải thực hiện việc uỷ thác tư pháp thì không cần phải chuyển vụ án cho Tòa án cấp huyện giải quyết mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết vụ án [4].

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Về nguyên tắc chung thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của BLTTDS. Theo đó, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở ( nếu bị đơn là cơ quan,

tổ chức) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn ( nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nếu việc thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật. Chẳng hạn: Nguyên đơn A (cư trú tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) khởi kiện bị đơn B (cư trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng). Theo nguyên tắc Tòa án quận Hồng Bàng nơi bị đơn B cư trú có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, các đương sự có quyền thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án quận Nam Từ Liêm nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết trong trường hợp này.

Trong việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần đặc biệt lưu ý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP: “Trong vụ án về hôn nhân và gia đình, thừa kế tài sản,... mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 của BLTTDS” [4]. Như vậy có thể hiểu, không phải tranh chấp nào liên quan đến bất động sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của BLTTDS thì Tòa án nơi có bất động sản cũng có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, đối với những vụ án về thừa kế về tài sản mà có tranh chấp về bất động sản, di sản thừa kế đang tranh chấp là quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định của điểm a, b khoản 1,

Điều 35 của BLTTDS. Chẳng hạn, như ở ví dụ trên, nguyên đơn A khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 100m2 tại quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, thì thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này không phải là của Tòa án quận 2, thành phố Hồ Chí Minh nơi có bất động sản. Tòa án quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng nơi bị đơn cư trú sẽ đương nhiên có thẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023