định rõ đến từng chi tiết (chẳng hạn quy định rõ các tài liệu đầu vào, các văn kiện đầu ra, tên gọi, cấu trúc, màu trang bìa của từng tài liệu, địa chỉ gửi, thời hạn gửi tài liệu, thời hạn trả lợi, v.v...)
- Các cơ quan chức năng khác nhau của Ngân hàng Thế giới giữ vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định: sau mỗi bước thẩm định, các tài liệu đầu ra phải được gửi đến các cơ quan khác nhau của Ngân hàng Thế giới, các cơ quan này phải nghiên cứu, bình luận theo quy định.
h). Về kinh phí cho thẩm định
Quy trình của Ngân hàng Thế giới không xác định kinh phí dành cho thẩm định dưới hình thức một con số tuyệt đối hay một tỷ lệ nào đó so với giá trị dự án. Có nghĩa là Ngân hàng Thế giới không đưa ra một hạn mức kinh phí chung cho khâu thẩm định. Thay vào đó, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra hướng dẫn cụ thể (có giá trị như những quy định) về những nguyên tắc, chuẩn mực phải được áp dụng để dự trù kinh phí thẩm định (bao gồm hướng dẫn về các đầu ra, các hoạt động, quỹ thời gian cho từng hoạt động, số lượng chuyên gia, loại và trình độ chuyên gia, v.v...). Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới có quy định chi tiết về đơn giá hoặc và nguyên tắc xác định đơn giá cho các loại chỉ tiêu khác nhau. Do đó, kinh phí thẩm định luôn luôn được xác định một cách hợp lý và thuận lợi.
1.6.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thẩm định tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng quốc tế
Qua kinh nghiệm thẩm định DAĐT của NHTM-VN và các tổ chức tín dụng quốc tế như: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thế giới ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm về thẩm định DAĐT như sau:
Với phương châm đồng thời lấy hiệu quả chung của nền kinh tế và hiệu quả riêng của khách hàng làm mục đích kinh doanh TĐDA là một biện pháp để đạt được mục đích đó, công tác thẩm định giúp cho ngân hàng tìm ra được những khách hàng đủ tiêu chuẩn về pháp lý cũng như tài chính để quyết định nên đầu tư vốn hay không ? Công tác thẩm định tại ngân hàng để:
- Có quyết định chủ trương bỏ vốn đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả vốn vay.
- Phát hiện và bổ xung thêm các biện pháp đảm bảo tính khả thi cao cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế và giảm bớt các yếu tố rủi ro.
- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng.
- Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định hiệu quả của dự án cũng như khả năng hoàn vốn hoặc khả năng trả nợ của dự án.
- Rút ra kinh nghiệm và bài học để phục vụ tốt các yêu cầu nghiệp vụ chung của ngân hàng và công tác thẩm định tính khả thi còn đòi hỏi phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét của kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án). Bốn mục đích trên đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư, một dự án muốn dự án đầu tư hoặc tài trợ vốn thì dự án đó phải đảm bảo được những yêu cầu trên. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc TĐDA còn thuộc vào chủ thể TĐDA.
Vốn tự có của doanh nghiệp: Đối với các dự án mới, NHNT Việt Nam chỉ xem xét cho vay khi vốn tự có của chủ đầu tư chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ một phần thiết bị hiện có, hoặc mở rộng hợp lý hoá sản xuất... với số vốn vay không lớn hơn tổng giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư thì vốn tự có tham gia dự án có thể không đặt ra nếu dự án có hiệu quả, khả năng trả nợ chắc chắn.
Dự án có hiệu quả khi tỷ suất lợi nhuận giản đơn > lãi suất vay Ngân
hàng
Thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt
Dự án được coi là có khả năng trả nợ vững chắc khi tỷ số trả nợ ≥ 1,5. Sử dụng tiêu chuẩn IRR để lựa chọn dự án sẽ dẫn tới sai lầm khi các dự
án là những giải pháp thay thế nhưng có những điều kiện khác nhau như các dự án có quy mô khác nhau, có thời gian tồn tại khác nhau, có thời gian đầu tư khác nhau.
Để đảm bảo hiệu quả, công tác thẩm định thường phải trải qua một trình tự gồm các bước với các nội dung nhất định như: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ dự án, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở cho quá trình thẩm định, tiến hành thẩm định, lập báo cáo thẩm định. Trong các bước
trên, tiến hành thẩm định DAĐT trên các phương diện khác nhau là bước chính, quan trọng các phương diện thẩm định thường bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu của dự án, tính pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản trị dự án, tài chính của dự án, kinh tế - xã hội - môi trường, đạo đức chuyên môn của chủ dự án. Trong các phương diện thẩm định trên, là yếu tố biểu hiện tổng hợp, cuối cùng của các mặt hoạt động trên, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định chấp thuận hay không chấp thuận dự án.
Kết luận chương 1
Chương 1 tập trung vào những vấn đề chung và khái niệm thẩm định DAĐT từ đó Ngân hàng thương mại đã áp dụng để xem xét phân tích DAĐT cho vay vốn là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với chủ đầu tư, vì qua đó người ta thấy được sức sống của DAĐT một cách khách quan và toàn diện. Việc TĐDA của NHTM là việc nâng cao chất lượng tín dụng các nhà quản trị Ngân hàng quan tâm, nó giúp cho NHTM có cái nhìn cụ thể và rõ ràng về hiệu quả, khả năng đáp ứng các mục tiêu định lượng hoặc định tính của DAĐT. Kết quả của công tác thẩm định DAĐT tại NHTM nhằm trước tiên là bảo vệ lợi ích của khách hàng, sau đó mới nhằm mục đích bảo đảm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và khi ngân hàng làm tốt trong khâu thẩm định dự án thì làm dư nợ tăng lên, nợ xấu giảm đi, chi phí thẩm định giảm và thời gian thẩm định cũng giảm. Trong đó đã nêu lên cho biết về quy trình, nội dung và các phương pháp thẩm định DAĐT và bài học kinh nghiệm, đối với nghiên cứu thực tế thẩm định DAĐT của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế, thì để đưa ra kinh nghiệm về thẩm định DAĐT của Ngân hàng và đúc kết bài học kinh nghiệm áp dụng đối với NHNT Lào nói riêng, cũng như các NHTM Lào nói chung.
Trong chương tiếp theo, tác giả nghiên cứu và trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh cùng với công tác thẩm định DAĐT tại NHNT Lào về quy trình, nội dung, các phương pháp và tổ chức trong những năm gần đây.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO
2.1.1. Những kết quả trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào
Từ năm 2000 đến 2011 NHNT Lào đã thẩm định 803 dự án, cho vay 735 và từ chối cho vay 68 dự án. Số liệu chi tiết được thể hiện bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng dự án đầu tư trung-dài hạn đã thẩm định trong
giai đoạn 2000-2011
Doanh số cho vay TD TDH tỷ kíp Lào | Doanh số thu nợ TD TDH tỷ kíp Lào | Số DA đã giải ngân | Số DA đã từ chối cho vay | Số DA đã TĐ | |
2000 | 56,46 | 47,80 | 55 | 6 | 61 |
2001 | 48,39 | 51,69 | 57 | 7 | 64 |
2002 | 62,37 | 11,35 | 31 | 3 | 34 |
2003 | 73,19 | 58,11 | 41 | 6 | 47 |
2004 | 75,46 | 59,84 | 36 | 5 | 41 |
2005 | 104,26 | 90,72 | 45 | 4 | 49 |
2006 | 156,66 | 104,33 | 58 | 6 | 64 |
2007 | 186,54 | 126,07 | 67 | 7 | 74 |
2008 | 207,84 | 146,89 | 81 | 8 | 89 |
2009 | 235,16 | 162,36 | 85 | 6 | 91 |
2010 | 294,53 | 183,72 | 87 | 7 | 94 |
2011 | 313,12 | 235,92 | 92 | 3 | 95 |
Tổng | 1.813,98 | 1.278,80 | 735 | 68 | 803 |
BQ | 151,16 | 106,57 | 66-67 | 6-7 | 73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Định Tư Cách Pháp Nhân Của Khách Hàng Vay Vốn
- Kinh Nghiệm Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Và Tổ Chức Tín Dụng Quốc Tế Và Bài Học Kinh Nghiệm
- Nội Dung Thẩm Định Các Dự Án Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Đặc Điểm Của Ngân Hàng Ngoại Thương Lào Ảnh Hưởng Đến Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư
- Phân Tích Thực Trạng Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Lào
- Nội Dung Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Lào
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo kinh tế hàng năm của NHNT Lào [56]
Những kết quả đạt được của công tác thẩm định DAĐT góp phần nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ cho chiến lược kinh doanh của NHNT Lào, giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận từ lãi suất cho vay tăng lên, thẩm định DAĐT có thể ngăn ngừa rủi ro đến mức thấp nhất, tham mưu cho người lãnh đạo quyết định đầu tư đúng đắn chính xác, số dự án cho vay trung dài hạn ngày càng gia tăng có thể xem trên bảng số 2.4, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu dần dần giảm xuống có thể xem qua bảng số 2.5, và biểu đồ 2.1, biểu đồ 2.2, công tác thẩm định giúp chủ đầu tư chọn được dự án thực hiện hoạt động có hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của quốc gia, làm tăng ngân sách nhà nước, dân cư có việc làm, kinh tế xã hội phát triển ổn thường xuyên. Cán bộ thẩm định không ngừng tìm tòi, học hỏi để có năng lực và kiến thức thẩm định những dự án lớn, quy mô phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cao như: dự án xây dựng, đường, cầu, khai thác mỏ khoáng sản, thuỷ điện, xi măng, sản xuất kinh doanh khác...
Trải qua hơn 20 năm phát triển, tới đầu năm 2012, NHNT Lào phát triển lớn mạnh theo mô hình tập đoàn tài chính đa năng và đang từng bước tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường tài chính Lào. Những thế mạnh của NHNT Lào có thể được kể đến là luôn giữ được vị trí hàng đầu về tổng tài sản có, với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, NHNT Lào được đánh giá là Ngân hàng có uy tín nhất Lào trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu; có bộ máy tổ chức ngắn gọn; có đội ngũ cán bộ trẻ và được đào tạo lành nghề; có công nghệ và sản phẩm dịch vụ tương đối phát triển. Không ngừng hoàn thiện và phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm:
* 18 chi nhánh, 25 phòng giao dịch, 11 phòng trao đổi ngoại tệ, có 78 máy rút tiền ATM trên toàn quốc, dịch vụ thẻ (credite card) quốc tế và các dịch vụ khác như: E-Banking (SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking), hiện nay đang chuẩn bị sản phẩm mới: Bill Payment và E-Commerce sẽ được sử dụng trong thời gian sắp đến và đã phát triển hệ thống SWIFT nối liền với hệ thống core Banking để chuyển tiền qua hệ thống Money Gram, xây dựng phòng Dealing Room để thực hiện việc mua bán ngoại tệ và đá quý tại thị trường quốc tế, sử dụng mạng hệ thống thông tin hiện đại như Reuters, mạng
Internet, ngoài ra đã phát triển dịch vụ thẻ quốc tế có thể áp dụng với ATM trong nước của NHNT Lào (Two in one) như: VISA, Master Card, JCB Maestro, Cirrus, Amex (dùng được với máy rút thẻ Zip zap).
* Tham gia 2 Công ty (chứng khoán, cho thuê tín dụng)
* Tham gia 3 liên doanh với nước ngoài (Việt Nam:bảo hiểm, ngân hàng và Pháp: ngân hàng)
NHNT Lào hiện có quan hệ đại lý với hơn 25 Ngân hàng trên toàn cầu và có hơn 100 tài khoản, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá thanh toán sử dụng mạng SWIFT. NHNT Lào có đội ngũ cán bộ lên tới 997 người, trong đó có 1 tiến sỹ, 61 thạc sỹ, 514 người có trình độ đại học, 317 người có trình độ cao đẳng, 26 người có trình độ trung cấp, 8 người học nghề, 3 người có trình độ phố thông, 67 người làm hợp đồng. Trong đó có nhân viên tín dụng 124 người (11 Thac sỹ, 79 đại học, 33 cao đẳng, 1 trung cấp). Quan trọng hơn cả là NHNT Lào đã xây dựng và đào tạo được một số đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Sau nhiều bước đi quá độ, NHNT Lào đã từng bước tiếp cận và nhanh chóng thích nghi với kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Lào.
2.1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hướng đến công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng ngoại thương Lào
2.1.2.1. Các nhân tố chủ quan
Đội ngũ cán bộ là có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của mọi công việc hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, đặc biệt là cán bộ nhân viên thẩm định dự án, họ là người tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo cấp trên, như vậy muốn kết quả thẩm định DAĐT có hiệu quả cao thì cán bộ thẩm định phải có năng lực về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần hiểu biết về khoa học- kinh tế xã hội, có trình độ chuyên môn về dự án, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực thì làm cho chất lượng dự án ban đầu được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác TĐDA vừa nhanh, vừa hiệu quả. Những cán bộ thẩm định DAĐT ở NHNT Lào, trong thời gian qua có trình độ, năng lực chuyên môn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm hướng tới kết quả công tác thẩm định chưa
cao, có một số dự án bị quá hạn, không có khả năng trả nợ theo kế hoạch trong hợp đồng.
+ Về quy trình thẩm định: Là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng công tác thẩm định, khi tổ chức thẩm định DAĐT cán bộ thẩm định làm theo thứ tự quy định của Ngân hàng như vậy phải có quy trình khoa học và đầy đủ làm cơ sở đảm bảo chất lượng công tác thẩm định, nếu mà một quy trình thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn hướng tới kết quả TĐDA không cao, khó có thể dựa vào đó để ra quyết định phương diện đầu tư chính xác. Quy trình thẩm định là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học, tiên tiến, phù hợp với thế mạnh, đầy đủ và đặc trưng của Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Quy trình thẩm định là thứ tự và nội dung thực hiện các công việc từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi đưa ra kết quả thẩm định cuối cùng.
Quy trình thẩm định của NHNT Lào thời gian qua chặt chẽ có nhiều bước nhưng thời gian hơi ngắn khi tổ chức thực hiện thẩm định cụ thể không phù hợp nếu làm theo quy định kết quả thẩm định sơ saì, nếu thẩm định kỹ càng nhưng không kịp thời gian trong quy định
Quy trình thẩm định DAĐT của NHNT Lào hiện nay không đáp ứng được cung cầu của thị trường cho vay vốn, vì khách hàng có khả năng chọn người dịch vụ rộng rãi, có 32 NHTM, có hơn 100 phi ngân hàng và ngoài ra còn có hơn 4.000 quỹ nhân dân, như vậy khách hàng có yêu cầu vay vốn bằng đấu thầu lãi suất, không phải là Ngân hàng chọn khách hàng. Như thế NHNT Lào cũng phải củng cố quy trình thẩm định DAĐT nhanh chóng để bắt kịp thời đại hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
+ Về phương pháp thẩm định: Thẩm định DAĐT phải có phương pháp thẩm định hợp lý, khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp cán bộ thẩm định phân tích dự án, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanh chóng, chính xác, tin cậy. Tuy nhiên, việc TĐDA của NHNT Lào hiện nay đã áp dụng hai phương pháp cụ thể. Nếu so với lý thuyết thì chưa đầy đủ mặc dù so với các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như thế. Vì vậy NHNT Lào nên áp dụng nhiều phương pháp
bổ sung để nằm bắt được thông tin dự án và khách hàng rõ ràng và chính xác, thì ra quyết định cho phép đầu tư đúng đắn.
* Thông tin tài liệu phục vụ công tác thẩm định: Đối với Ngân hàng, công tác TĐDA thực chất là một quá trình phân tích, so sánh và đánh giá các thông tin với nhau (của khách hàng và của Ngân hàng). Do đó, thực chất quá trình TĐDA là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm phục vụ mục tiêu của hoạt động tài trợ dự án của Ngân hàng là an toàn và hiệu quả. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được tiến hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác có liên quan đến dự án mà Ngân hàng đã thu thập và xử lý để sử dụng vào việc phân tích, đánh giá dự án, nhằm đảm bảo cho quá trình tài trợ vốn của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Nhưng có khi NHNT Lào không thể thu thập thông tin đầy đủ và chính xác vì nguồn thông tin cơ bản từ khách hàng còn nguồn khác không có thể thu được để so sánh, như vậy làm cho chất lượng thẩm định DAĐT của NHNT Lào chưa cao hướng tới việc cho phép ra quyết định đầu tư sai lầm, gây thiệt hại không chỉ cho nhà đầu tư, Ngân hàng mà có thể toàn xã hội. Do vậy việc xây dựng hệ thống xử lý thông tin chính xác, toàn diện là một yêu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định của Ngân hàng nói riêng.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định: Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định DAĐT của Ngân hàng. Việc trang thiết bị công nghệ hiện đại áp dụng cho công tác thẩm định sẽ giúp cho việc phân tích đánh giá các kết quả thẩm định được nhanh chóng chính xác. Việc hoạt động thẩm định khó có thể đạt chất lượng nếu cơ sở vật chất, công nghệ Ngân hàng không đạt đến một trình độ tối thiếu cần thiết của khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng bao gồm: Phương tiện, trang thiết bị, máy tính, mạng thông tin tín dụng liên Ngân hàng... Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ tin học, các Ngân hàng đã không ngừng phát triển hiện đại hóa công nghệ phục vụ các hoạt động của Ngân hàng nói chung và công tác thẩm định nói riêng. Nó cho phép xử lý