Kinh Nghiệm Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Và Tổ Chức Tín Dụng Quốc Tế Và Bài Học Kinh Nghiệm


công tác thẩm định vì chính họ là người đưa ra kết luận TĐDA. Nếu cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn cao, trình độ chuyên sâu, hiểu biết rộng cả về quản lý kinh doanh, cả về tài chính, cả về lĩnh vực kỹ thuật... thì việc TĐDA có chất lượng, rút ngắn thời gian và khách quan hơn.

Nếu trình độ, năng lực, kinh nghiệm của người thẩm định kém thì có thể dẫn đến hai tình huống: Thứ nhất, đưa ra kết luận loại trừ dự án tốt gây tác động xấu đến chủ đầu tư đồng thời làm mất cơ hội tài trợ cho một dự án có lãi của Ngân hàng, Thứ hai, đưa ra kết luận chấp nhận một dự án xấu (không hiệu quả), trường hợp này gây ra tổn thất lớn không chỉ cho chủ đầu tư, Ngân hàng mà còn làm lãng phí nguồn lực của toàn xã hội. Ngoài yêu cầu về kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thẩm định còn phải am hiểu để tư vấn cho khách hàng từ khâu thu thập thông tin, lập dự án, ký kết hợp đồng tín dụng, chọn phương thức thanh toán có lợi, các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng sao cho có lợi nhất và đảm bảo an toàn. Từ đó tạo được lòng tin và thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.

Trình độ và tính trung thực người lập dự án: Nếu người lập dự án trung thực và có chuyên môn tốt dự án được xây dựng chính xác, cụ thể, các thông tin đầy đủ và hữu ích sẽ làm điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Bên cạnh yếu tố trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, yếu tố tư cách đạo đức của đội ngũ thẩm định cũng có tác động không nhỏ tới chất lượng của công tác thẩm định.

* Quy trình và phương pháp thẩm định: Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng thẩm định DAĐT tại các NHTM khi tổ chức thẩm định DAĐT Phải có quy trình, phương pháp TĐDA khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo chất lượng công tác thẩm định, nếu mà một quy trình, phương pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn hướng tới kết quả TĐDA không cao, khó có thể dựa vào đó để ra quyết định phương diện đầu tư chính xác.

+ Về quy trình thẩm định: Quy trình thẩm định của mỗi Ngân hàng là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học, tiên tiến, phù hợp với thế mạnh, đầy đủ và đặc trưng của Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Quy trình thẩm định là thứ tự và nội


dung thực hiện các công việc từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi đưa ra kết quả thẩm định cuối cùng. Mỗi Ngân hàng đều có quy trình thẩm định khác nhau, nhưng nói chung, nó đều hướng dẫn chi tiết các bước sau:

- Quy định trình tự tác nghiệp, phối hợp để thực hiện các bước công việc, xác định rõ ràng các nội dung cơ bản cần phải tiến hành triển khai, phục vụ cho việc phán quyết tín dụng trung dài hạn và bảo lãnh vay vốn.

- Quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ thẩm định và trưởng phòng tín dụng, làm cơ sở để tổ chức nghiệp vụ thẩm định DAĐT, phù hợp với mô hình tổ chức của Hội đồng quan trị/Hội đồng tín dụng Trụ sở chính và các Chi nhánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Tiêu chuẩn hóa các quy trình, thủ tục, giúp cho việc thẩm định được thống nhất, khoa học, đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ, góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ TĐDA. Muốn có kết quả thẩm định đạt chất lượng cao, thì quy trình này phải được sắp xếp theo một trình tự khoa học, nội dung chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Một quy trình đầy đủ và khoa học sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong việc cung cấp các tài liệu thông tin cần thiết cũng như tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc thu thập đầy đủ dữ liệu để có thể đưa ra một kết quả thẩm định chính xác.

Minh họa quy trình thẩm định DAĐT: Khách hàng muốn vay vốn đến ngân hàng, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, thẩm định sơ bộ, tài thẩm định, lập báo cáo trình lên người có thẩm quyền, thông qua Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị, lập biên bản, lập báo cáo trình lên người có thẩm quyền quyết định cho vay, phát hành thư, đàm phán ký hợp đồng, giải ngân, quản lý thu thập nguồn gốc và lãi. Thí dụ, một dự án xin vay vốn nếu không làm theo thủ tục của quy trình thẩm định, như bỏ qua việc thu thập thông tin thêm hoặc bỏ qua việc kiểm tra hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến việc thẩm định dự án không chính xác, không có thể dựa vào ra quyết định cho phép đầu tư đúng đắn, từ chối dự án có hiệu quả hoặc đầu tư vào dự án không hiệu quả.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 7

+ Về phương pháp thẩm định: DAĐT sẽ được thẩm định đầy đủ và


chính xác khi có phương pháp thẩm định hợp lý, khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp cán bộ thẩm định phân tích dự án, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanh chóng, chính xác, tin cậy. Tuy nhiên, việc TĐDA có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng nội dung của dự án xem xét. Mỗi dự án đầu tư có những đặc trưng nhất định mà mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của dự án và đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng một phương pháp hoặc một chỉ tiêu thẩm định thì kết quả thẩm định có thể không toàn diện, do đó độ tin cậy không cao. Thí dụ, phương pháp thẩm định, phân tích chỉ tiêu NPV: Ưu điểm chính của phương pháp này cho ta biết được về mặt định lượng số tiền lãi ròng có thể thu được từ dự án đầu tư. Đó cũng là điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất. Ngoài chỉ tiêu này ta còn tính được hệ số hoàn vốn nội bộ IRR.

Nhược điểm chính của phương pháp này là không đưa ra quyết định chính xác đối với các dự án có quy mô khác nhau, tuổi thọ khác nhau.

Phương pháp thẩm định, phân tích chỉ tiêu IRR có ưu, nhược điểm như sau: Ưu điểm của phương pháp này là biểu thị được tỷ lệ sinh lời (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được hay tính toán được mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán.

Nhược điểm của phương pháp này là không dễ dàng tính chính xác giá trị IRR. Đưa ra các quyết định không chính xác đối với các dự án loại trừ nhau, có quy mô khác nhau.

* Thông tin tài liệu phục vụ công tác thẩm định: Đối với NHTM, công tác TĐDA thực chất là một quá trình phân tích, so sánh và đánh giá các thông tin với nhau (của khách hàng và của Ngân hàng). Do đó, thực chất quá trình TĐDA là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm phục vụ mục tiêu của hoạt động tài trợ dự án của NHTM là an toàn và hiệu quả.

Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá, là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp


thêm hoặc giải trình những thông tin đó. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được tiến hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng vai trò quyết định.

Thông tin thẩm định là những kiến thức thuộc về các lĩnh vực liên quan đến dự án mà Ngân hàng đã thu thập và xử lý để sử dụng vào việc phân tích, đánh giá dự án, nhằm đảm bảo cho quá trình tài trợ vốn của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

Xuất phát từ đặc điểm của DAĐT là một tập hợp các đề xuất kinh tế kỹ thuật rất rộng lớn và phức tạp, thông tin thẩm định cũng vì đó mà rất phong phú và đa dạng. Thông tin là cơ sở nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định áp dụng vào việc phân tích, đánh giá dự án. Do vậy, thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, cập nhật là một nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng thẩm định DAĐT nhất là như thời đại hiện nay tình hình kinh tế theo hướng thị trường, công nghệ, kỹ thuật... biến động nhanh chóng như vũ bão. Quá trình thu thập thông tin phải căn cứ vào các số liệu đáng tin cậy, các thông tin cần phải được xử lý rất thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra quyết định chính xác về hiệu quả dự án. Ngược lại nếu sử dụng một nguồn thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến việc cho phép ra quyết định đầu tư sai lầm, gây thiệt hại không chỉ cho nhà đầu tư, Ngân hàng mà có thể toàn xã hội. Do vậy việc xây dựng hệ thống thông tin chính xác, toàn diện là một yêu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định của Ngân hàng nói riêng.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định: Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định DAĐT của Ngân hàng. Việc trang thiết bị công nghệ hiện đại áp dụng cho công tác thẩm định sẽ giúp cho việc phân tích đánh giá các kết quả thẩm định được nhanh chóng chính xác. Việc hoạt động thẩm định khó có thể đạt chất lượng nếu cơ sở vật chất, công nghệ Ngân hàng không đạt đến một trình độ tối thiếu cần thiết của khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng bao gồm: Phương tiện, trang thiết bị, máy tính, mạng thông tin tín dụng liên Ngân


hàng... Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ tin học, các Ngân hàng đã không ngừng phát triển hiện đại hóa công nghệ phục vụ các hoạt động của Ngân hàng nói chung và công tác thẩm định nói riêng. Nó cho phép xử lý được các vấn đề phức tạp liên quan đến công tác tính toán và mở rộng khả năng cung cấp thông tin cho cán bộ thẩm định. Hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp cán bộ thẩm định có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn các thông tin thích hợp, xử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời giảm được rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay như trước đây.

Trên đây là những nhân tố thuộc về Ngân hàng, tác động tới chất lượng của công tác thẩm định DAĐT. Thông qua việc đánh giá các tác động này, Ngân hàng sẽ có thể đưa ra những chiến lược hoạt động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT. Ngoài ra, việc nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan sẽ giúp các Ngân hàng hạn chế được các tác động bất thường từ môi trường kinh tế - xã hội tới công tác thẩm định.

1.5.2. Các nhân tố khách quan

Chất lượng công tác thẩm định DAĐT không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan thuộc về Ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài. Đây là những yếu tố rất khó kiểm soát hoặc không thể kiểm soát, nhưng có tác động rất lớn tới chất lượng thẩm định như: Thông tin từ phía chủ đầu tư, cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước, các rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án...

* Về môi trường vĩ mô:

- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước: Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước được xây dựng bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và sự điều hành thực hiện của các cơ quan Nhà nước lành mạnh, rõ ràng, chặt chẽ sẽ tác động tới quá trình thẩm định và thực hiện dự án. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính của dự án vì thế được đảm bảo chính xác và đồng bộ. Ngược lại, những khiếm khuyết trong các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đều ảnh hưởng tiêu cực đến dự án. Sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực liên quan


kết hợp với sự quản lý, thanh tra, kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan chức năng Nhà nước cũng làm thay đổi tính khả thi của dự án và gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong việc thu thập những thông tin chính xác đến các tổ chức tín dụng.

- Tác động của lạm phát: Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc TĐDA. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính DAĐT. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR... đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một áp dụng nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, hiệu quả TĐDA cao hơn.

- Tỷ giá hối đoái: Là một yếu tố có ảnh hưởng tới việc thẩm định DAĐT. Tỷ giá hối đoái gây nên sự thay đổi về số lượng nhập-xuất khẩu sản phẩm theo cung cầu của thị trường tiêu dùng. Mức độ tỷ giá hối đoái cũng khó dự đoán như lạm phát vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

- Môi trường kinh tế: Cùng với môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thẩm định. Một môi trường kinh tế thuận lợi là trong đó, nền kinh tế phát triển ổn định, giá cả phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, và các chủ thể kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn, công nghệ, nhân lực,…Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp chủ đầu tư có thông tin đầy đủ, chính xác và có thêm năng lực thẩm định DAĐT. Mặt khác, tồn tại trong một môi trường kinh tế ổn định sẽ không gây ra những thay đổi quá lớn so với những dự đoán ban đầu khi TĐDA. Ngược lại, nếu nền kinh tế có nhiều bất ổn, có sự biến động không lường trước được của thị trường đầu vào, đầu ra, các yếu tố lạm phát, giảm pháp hay suy thoái,…thì trong quá trình thẩm định cũng như vận hành dự án có thể làm những dự đoán trở nên sai lệch.


- Môi trường chính trị: Đây, cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng của công tác thẩm định. Chính trị ổn định thì mới có công bằng xã hội, là điều kiện trước hết để nền kinh tế phát triển. Vì thế, môi trường chính trị tốt đẹp sẽ tác động rất tích cực đến việc thẩm định DAĐT.

- Môi trường tự nhiên: Sự ổn định về tự nhiên, thời tiết, khí hậu, ổn định về nguồn nước, địa hình... đương nhiên là thuận lợi cho công tác TĐDA và ngược lại, nơi nào thường xuyên xảy ra động đất, hay gặp thiên tai (lũ lụt, hạn hán...), địa chất công trình yếu... thì đương nhiên đòi hỏi công tác TĐDA tốn kém cả về thời gian và tài chính.

* Về phía chủ dự án đầu tư: Chủ đầu tư cũng là một nhân tố có tác động đáng kể đến quá trình thẩm định bởi chủ đầu tư là người lập nên bộ hồ sơ vay vốn gửi lên Ngân hàng. Những tài liệu này là cơ sở chính để Ngân hàng xem xét dự án. Vì thế, tính trung thực, đầy đủ và kịp thời của các dữ liệu, trình độ lập, thẩm định cũng như thái độ hợp tác của chủ đầu tư là một yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng TĐDA.

1.6. KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.6.1. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Công tác thẩm định DAĐT trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hoá, NHTM Việt Nam hiện nay đều có định hướng hoạt động khá giống nhau kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, phục vụ đa dạng các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hầu hết các tổ chức tài chính, NHTM trên thế giới. Tuy nhiên, tính chuyên môn hoá trong các hoạt động Ngân hàng vẫn còn là một vấn đề bức xúc, trong đó có tín dụng-một trong những mảng hoạt động lớn và mang lại nguồn thu nhiều nhất cho các NHTM Việt Nam hiện nay. Rất ít NHTM tại Việt Nam có sự phân tách phòng thẩm định ra khỏi các phòng tín dụng để phục vụ cho việc phân tích các dự án có quy mô lớn và phức tạp.


Trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam đề từng tài trợ rất nhiều các dự án lớn trong nước và đầu tiên mạnh dạn tham gia tài trợ cho các dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài (quy mô hàng trăm triệu USD) dưới hình thức đầu tư, đồng tài trợ, tài trợ một phần. Sau một thời gian cùng với sự tăng trưởng nội lực và nhận thấy nhóm khách hàng đầy tiềm năng, NHNT-VN đã đi tiên phong trong khối

các Ngân hàng trong nước tham gia cấ́p tín dụng cho các dự án trong và ngoài

nước. Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong hoạt động kinh doanh.

1.6.1.1. Quy trình thẩm định

Quy trình TĐDA tại NHNT-VN được tiến hành theo đúng các bước như quy định: từ tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, tổ chức thẩm định, tài thẩm định (nếu có), lập báo cáo thẩm định (báo cáo tài thẩm định).

- Ở trung ương, thẩm định dự án được giao cho phòng Đầu tư dự án, ngoài ra có sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan: Uỷ ban quản lý rủi ro, Hội đồng tín dụng trung ương, phòng Quan hệ khách hàng, phòng thông tin tín dụng, phòng Quản lý tín dụng, phòng Pháp chế.

- Tại Sở giao dịch và các chi nhánh, thẩm định các dự án thuộc trách nhiệm của phòng Đầu tư dự án (Sở giao dịch), phòng tín dụng và có sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan. Nếu dự án có tính chất phực tạp, quy mô vốn vay lớn, vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh thì sẽ được chuyển lên cho phòng Đầu tư dự án ở trung ương tài thẩm định. Tài thẩm định là độc lập với thẩm định lần đầu (cả dự án FDI và dự án trong nước).

- Việc TĐDA cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Tuy nhiên, với những dự án lớn, phức tạp thì kết quả thẩm định sẽ được kiểm duyệt qua Hội đồng tín dụng.

- Trong quy trình thẩm định, tuỳ theo quy mô và độ phức tạp của dự án mà có thể do cán bộ nghiệp vụ đảm nhiệm hoặc cả cán bộ nghiệp vụ và phụ trách bộ phận tín dụng.

- NHNT-VN đã xây dựng Cẩm nang tín dụng trong đó có hướng dẫn khá chi tiết nghiệp vụ TĐDA tuy nhiên không xây dựng quy trình và hướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022