Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Seabank Huế

Bước 4: Kiểm soát lại tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay của chuyên viên khách hàng và thẩm định; nêu ý kiến của mình trước khi trình Ban Giám đốc Đơn vị kinh doanh xem xét, phê duyệt.

Bước 5: Phê duyệt và ra quyết định cho vay

Phó Giám đốc/ Giám đốc/ Hội đồng tín dụng chi nhánh sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ tín dụng, nếu dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chi nhánh thì Chi nhánh sẽ ra quyết định tài trợ cho dự án hay không. Nếu dự án vượt mức thẩm quyền quyết định của Chi nhánh thì chuyên viên tái thẩm định sẽ thẩm định dự án lại một lần nữa và đề xuất lên Ban Tổng giám đốc/ Hội đồng tín dụng/ Hội sở/ Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định.

- Trường hợp đồng ý tài trợ cho dự án: Ngân hàng thông báo cho khách hàng về việc đồng ý cấp tín dụng, đồng thời, yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ theo nội dung phê duyệt.

- Trường hợp không đồng ý tài trợ cho dựa án: Ngân hàng thông báo cho khách hàng về việc từ chối cấp tín dụng.

(Nguồn: Phụ lục số 04/QTCV-09 về Quy trình thẩm định và trình duyệt trong Quy trình cho vay của SeABank)

2.2.1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SeABank Huế


Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư đề xuất, SeABank Huế tiến hành thẩm định tài chính dự án theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mô hình đầu vào đầu ra của dự án

Tùy theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khả năng tính toán, phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả tài chính của dự án

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án. Các phương diện cần phân tích bao gồm:

- Phân tích thị trường: lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, xác định sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phân tích các rủi ro tiềm ẩn từ thị trường, rủi ro về giá, lãi suất, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

- Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá cả chi phí đầu vào, các nhà cung cấp chính của khách hàng, khách hàng có bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp hay không.

- Kĩ thuật, công nghệ: công suất hoạt động của các thiết bị máy móc, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Tổ chức quản lí: thông tin về ban lãnh đạo của doanh nghiệp, nhu cầu nhân sự,

đội ngũ nhân viên, chi phí nhân công, quản lí.

- Kế hoạch thực hiện, nguồn vốn của dự án.

Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở

Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Cán bộ thẩm định cần lập bảng thông ) để làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính khi thẩm định dự án.

Bước 4: Lập các bảng tính trung gian

Các bảng tính trung gian thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho các bảng tính hiệu quả dự án. Các bảng tính trung gian gồm có: Bảng cơ cấu vốn tham gia đầu tư dự án, Bảng tính doanh thu, Bảng tính chi phí hoạt động, Bảng tính nhu cầu vốn lưu động, Bảng lịch khấu hao.

Bước 5: Lập các bảng kết quả và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Từ các bảng tính trung gian, cán bộ thẩm định lập các bảng kết quả gồm Bảng kết quả kinh doanh, Bảng dự tính dòng tiền của dự án, Bảng cân đối khả năng trả nợ. Trong bước này, cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án gồm:

- Nhóm các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi:

Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu (ROA)

- Nhóm các chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

Nguồn trả nợ hàng năm

Thời gian hoàn trả vốn vay

Khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR)

Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch

- Tổng quan về tình hình tài chính của dự án.

- Tính các tỷ số phản ánh hiệu quả của dự án như NPV, IRR, PP, PI, độ nhạy… Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần phân tích, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra

đối với dự án. Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất,… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án.

Tóm lại, trên cơ sở các thông tin của chủ dự án gửi lên các ngân hàng, cán bộ thẩm định kiểm tra tính hợp lí chính xác của các số liệu cung cấp, từ đó xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Dựa trên những chỉ tiêu đó, cán bộ thẩm định nêu rõ ý kiến của mình về quyết định tài trợ cho vay dự án, nếu tài trợ thì tài trợ mức vốn như thế nào, trong thời gian bao lâu, mức lãi suất cho vay ra sao.

2.2.2. Ví dụ minh họa về thẩm định dự án đầu tư – Dự án đầu tư 30 xe ô tô Toyota 5 chỗ hiệu Vios Limo của công ty TNHH một thành viên Mai Linh Huế

2.2.2.1. Mô tả dự án


- Tên dự án: Dự án đầu tư 30 xe ô tô Toyota 5 chỗ hiệu Vios Limo của công ty TNHH một thành viên Mai Linh Huế.

- Chủ dự án: Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Huế.

- Địa điểm đầu tư: Tại công ty (177 Phan Đình Phùng, thành phố Huế).

- Sản phẩm của dự án: Kinh doanh dịch vụ taxi

- Pháp lí dự án: Dự án đầu tư mới phương tiện vận tải đã được Chủ sở hữu công ty thông qua.

- Tổng đầu tư của dự án: 17,470 triệu đồng, trong đó vốn tự có là 5,240 triệu đồng chiếm 30% tổng đầu tư, phần còn lại là vay của SeABank Huế.

- Mục tiêu đầu tư: Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường taxi của Công ty tại Thừa Thiên Huế, đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng cao hiện nay. Đặc biệt, dự án đợt này với hình thức đầu tư mới 30 xe Vios Limo 5 chỗ ngồi do hãng xe Nhật Bản sản xuất năm 2015 được đánh giá là loại xe phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Với việc đầu tư bổ sung 30 chiếc của dòng xe nói trên, Công ty tiếp tục khẳng định thị phần của mình tại Thừa Thiên Huế với hơn 40% thị phần chiếm lĩnh.

2.2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án


Sự cần thiết phải đầu tư

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường taxi của Công ty tại TT Huế,

đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng cao hiện nay.

- Đón đầu phục vụ cho lễ hội Fesstval làng nghề truyền thống Huế năm 2015 và

Festival 2016 với sự tăng trưởng đột biến về lượng khách.

- Bên cạnh đó, trong tương lai khi mà hàng loạt dự án của các KCN như: KCN Chân Mây – Lăng Cô, KCN Phú Bài, KCN Hương Trà, KCN Phong Điền… Khu du lịch Thanh Tân, khu du lịch Bạch Mã và một số khách sạn 5 sao như khách sạn Indochina, khu quy hoạch của tập đoàn VinGroup đi vào hoạt động mạnh mẽ sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng đi lại, công tác. Đặc biệt đối với khách du lịch tại các khu khách sạn cao cấp sẽ rất cần sử dụng loại xe hiện đại, chất lượng cao hơn.

Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của

dự án

- Nằm ở vị trí thuận lợi, Cố Đô Huế, di tích lịch sử nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới và Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới vì vậy lượng du khách đến với nơi đây là rất lớn.

- Đô thị Huế là điểm đến du lịch, đặc biệt là lễ hội Festival Huế 02 năm tổ chức một lần đây là động lực thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế và quảng bá du lịch Huế đến với các nước trên thế giới, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân là một lợi thế trong việc phát triển con đường nối liền di sản văn hóa Miền Trung.

- Trong những lượng khách đến thành phố Huế tham quan và công tác có thể đi nhiều phương tiện khác nhau như; Tàu hỏa, máy bay, ôtô, tàu thủy... Nhưng những điểm đổ như sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố Huế 20km, cảng Chân Mây 60km đây cũng là điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi.

Nhận xét: Tiềm năng về phát triển ngành dịch vụ taxi tại Huế đang là rất lớn. Đặc biệt với những lợi thế và điều kiện riêng biệt của Thừa Thiên Huế thì đây là một ngành cần được khai thác mạnh trong thời gian tới. Việc đầu tư 30 xe Vios Limo của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế không những đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe taxi của người dân tỉnh TT Huế, du khách đến Huế mà còn đón đầu những cơ hội phát triển của ngành du lịch Huế trong tương lai, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong những năm sắp tới.

Tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

Dự toán đầu tư 30 xe ô tô Toyota 5 chỗ hiệu Vios Limo với tổng mức vốn đầu tư

là 17,470 triệu đồng, trong đó:

- Giá mua xe: 15,461 triệu đồng

- Chi phí khác hình thành nên xe: 2,009 triệu đồng


Bảng 2.4: Bảng chi tiết về vốn đầu tư


Đơn vị tính: Triệu đồng



STT


Chỉ tiêu

Số lượng

Trước thuế

Sau thuế


%

I

Tổng mức đầu tư


15,882

17,470

100.0

1

Giá mua xe

30

14,055

15,461

88.5

2

Chi phí khác hình thành nên xe


1,827

2,009

11.5


- Bộ đàm

30

175

192

1.1


- Đồng hồ tính tiền

30

175

192

1.1


- Đề can, trang trí...

30

48

52

0.3


- Phí trước bạ

30

1,397

1,537

8.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á - chi nhánh Huế - 4



- Đào tạo lái xe

20

32

36

0.2

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế) Theo đánh giá của cán bộ thẩm định, do đây là DAĐT mở rộng 30 xe để mở rộng hoạt động kinh doanh nên công ty không phát sinh thêm các chi phí về xây

dựng văn phòng, quản lí nhân viên…

Tiến độ thực hiện dự án như sau:

Dự kiến khi có phê duyệt của SeABank, khách hàng sẽ gửi thông báo cho

vay đến nhà cung cấp.

Chuyển 30% giá trị xe (tương đương vốn tự có) để lấy xe ra lắp đặt và làm các thủ tục sang tên cho công ty TNHH Mai Linh.

Khi có giấy tờ xe, SeABank tiến hành các thủ tục ký hợp đồng thế chấp, giải ngân chuyển khoản 70% còn lại cho bên bán.

Thời gian dự kiến hoàn tất để đưa xe vào sử dụng khoảng 1 tháng.

Như vậy nếu ngân hàng chấp nhận cho vay thì dự án sẽ được đáp ứng đủ về

nguồn vốn cần thiết trong các giai đoạn.


Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:

- Cơ sở tính toán dựa vào Bảng thông số hoạt động và các hạng mục chi phí (Phụ lục 3) với một số yếu tố chính như sau:

Tổng số xe: 30 xe

Thời gian hoạt động của dự án: 5 năm

Mức tăng giá hàng năm: 5%/năm (theo dự báo chỉ số CPI)

Thời gian khấu hao xe: 8 năm

- Cơ cấu vốn của dự án:


Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của dự án


STT

Lãi suất vay

Giá trị

%

Lãi suất (%)

Ghi chú


1


Vốn tự có

5,240


triệu đồng


30


19.2

Theo lãi suất kỳ vọng của chủ đầu tư và







mức trả cổ tức hiện

nay


2

Vốn vay

Trung hạn

bằng VNĐ tại SeABank


12,230


triệu đồng


70


8.0 năm đầu,

11 các năm

tiếp theo


Tham khảo lãi suất thị trường tại thời điểm thẩm định

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)


Lãi suất trung bình:


WACC =

5,240 x 30% x 19.2% + 12,230 x 70% x (8% x 0.2 + 11% x 0.8)

17,470


= 13%/năm


Lãi suất vốn lưu động: 7.5%/năm (Tham khảo lãi suất thị trường tại thời điểm thẩm định).

- Hiệu quả hoạt động của dự án:

Doanh thu từ dự án: Doanh thu từ dự án được xác định dựa trên công suất hoạt động dự kiến và mức độ tăng giá bán hàng năm. Doanh thu mỗi năm của dự án được thể hiện rõ ở phụ lục 4. Trong đó:

- Công suất hoạt động dự kiến trong 2 năm đầu tiên là 98% và trong 3 năm

tiếp theo là 95%.

- Mức độ tăng giá bán trong 3 năm đầu là 5% và trong 2 năm tiếp theo là 6%.

- Tổng doanh thu từ taxi được xác định theo công thức:


Số xe x Số Km bình quân ngày có khách x Giá cước bình quân 1

Doanh thu

= Km x Số ngày xe hoạt động trong năm x Công suất hoạt động

từ taxi

dự kiến x Mức độ tăng giá bán hàng năm.

Trong đó thuế VAT phải nộp là 10% doanh thu từ taxi và doanh thu khoán cho lái xe là 45% doanh thu từ taxi. Như vậy, trừ hai khoản chi phí đó ra thì ta được tổng doanh thu còn lại.

Chi phí hoạt động của dự án: Chi phí của dự án được xác định hàng năm và bao gồm chi phí phụ tùng, vật tư; chi phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự và vật chất xe; chi phí quản lí công ty; chi phí bán hàng và các chi phí khác. Các chi phí được tính dựa trên cơ sở các hạng mục chi phí trong Bảng thông số hoạt động và các hạng mục chi phí. Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đượcth ể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Bảng chi phí hoạt động hàng năm của dự án


Đơn vị tính: Triệu đồng



STT


CHỈ TIÊU

Năm hoạt động của dự án

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

Chi phí phụ tùng vật tư

3

4

5

6

6


-

Chi phí bảo hiểm trách nhiệm

dân sự và vật chất xe


318


291


263


230


193

-

Chi phí quản lý

1,339

1,406

1,431

1,503

1,578

2

Chi phí bán hàng

956

1,004

1,022

1,073

1,127

4

Chi phí khác

382

401

409

429

451

7

Tổng chi phí

2,998

3,106

3,130

3,241

3,355

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)

Nhu cầu vốn lưu động: Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế - kĩ thuật dự tính, bao gồm dự trữ tiền mặt, dự trữ hàng hóa và chênh lệch khoản phải thu và phải trả. Xác định nhu cầu vốn lưu động nhằm xác định chi phí lãi vay để tính toán hiệu quả kinh doanh mỗi năm của dự án. Nhu cầu vốn lưu động của dự án được tính theo công thức sau:

Nhu cầu

=

vốn lưu động

Tồn quỹ

tiền mặt

+

Khoản

phải thu

+

Hàng

tồn kho

Khoản

-

phải trả

Trong đó: Tồn quỹ tiền mặt = 2% Chi phí

Khoản phải thu = 1% Doanh thu Khoản phải trả = 2% Chi phí Hàng tồn kho = 2% Doanh thu

Nhu cầu vốn lưu động mỗi năm của dự án được thể hiện rõ qua bảng sau:


Bảng 2.7: Nhu cầu vốn lưu động của dự án


Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


CHỈ TIÊU

Năm hoạt động của dự án

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

Tồn quỹ tiền mặt

60

62

63

65

67

2

Chênh lệch Cuối kì – Đầu kì

60

2

1

2

2

3

Khoản phải thu

82

86

82

86

90

4

Chênh lệch Đầu kì – Cuối kì

(82)

(4)

5

(4)

(4)

5

Khoản phải trả

60

62

63

65

67

6

Chênh lệch Đầu kì – Cuối kì

(60)

(2)

(1)

(2)

(2)

7

Dự trữ NVL, công cụ, tồn kho

165

173

163

171

180

8

Nhu cầu vốn lưu động

247

259

245

257

270

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)

Lịch khấu hao xe: Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính và các phụ lục đi kèm, xe ô tô mới có thời gian khấu hao tối thiểu là 6 năm và tối đã là 10 năm. Vì vậy, cán bộ thẩm định của SeABank đã tính thời gian khấu hao của tài sản này là 8 năm. Trong dự án này, tài sản được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Tổng giá trị tài sản là 15,879 triệu đồng



Mức trích khấu khao mỗi năm là:

15,879

8


= 1,985 triệu đồng

Lịch khấu khao xe mỗi năm cụ thể được thể hiện tại Phụ lục 5.


Kết quả kinh doanh của dự án: Dựa trên doanh thu và chi phí dự tính mỗi

năm, ta tính được lợi nhuận thu được từ dự án theo công thức sau:


Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu – (Chi phí hoạt động + Khấu hao + Chi phí lãi vay

+ Thuế TNDN)

Kết quả kinh doanh của dự án được thể hiện rõ qua bảng sau:


Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh của dự án


Đơn vị tính: Triệu đồng



STT


CHỈ TIÊU

Năm hoạt động của dự án

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

Doanh thu

8,225

8,636

8,177

8,586

9,015

2

- Chi phí hoạt động

2,998

3,106

3,130

3,241

3,354

3

Lãi gộp

5,227

5,530

5,047

5,345

5,661

4

Khấu hao

1,985

1,985

1,985

1,985

1,985

5

Lợi nhuận trước lãi vay

3,242

3,545

3,062

3,360

3,676

6

Lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá

0

0

0

0

0

7

Chi phí lãi vay

997

1,096

826

557

289

-

Lãi vay vốn cố định

978

1,076

807

538

269

-

Lãi vay vốn lưu động

19

20

19

19

20

8

Lợi nhuận trước thuế

2,245

2,449

2,236

2,803

3,387

9

Lũy kế

2,245

4,694

6,930

9,733

13,120

10

Thuế

561

563

514

645

779

11

Lợi nhuận sau thuế

1,684

1,886

1,722

2,158

2,608

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)

Dòng tiền của dự án: Đứng trên quan điểm tổng đầu tư, ta có thể xác định dòng tiền hàng năm của dự án trên cơ sở doanh thu và các khoản chi phí hoạt động, cụ thể được thể hiện ở phụ lục 6.

- Cân đối khả năng trả nợ của dự án

Lịch vay trả:

Bảng 2.9: Lịch vay và trả nợ của dự án


Đơn vị tính: Triệu đồng



Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Dư nợ đầu kỳ

12,230

12,230

9,784

7,338

4,892

2,446

Trả nợ trong kỳ


3,424

3,522

3,253

2,984

2,715

- Trả gốc đều


2,446

2,446

2,446

2,446

2,446

-Lãi phải trả


978,

1,076

807

538

269

Dư nợ cuối kỳ

12,230

9,784

7,338

4,892

2,446

0



Nghĩa vụ trả nợ:

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)


Bảng 2.10: Bảng kế hoạch trả nợ của dự án


Đơn vị tính: Triệu đồng



Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Trả nợ gốc

2,446

2,446

2,446

2,446

2,446

Trả nợ lãi

978

1,076

807

538

269

Gốc trả/tháng

204

204

204

204

204

Lãi trả/tháng

81

90

67

45

22

Tổng gốc và lãi trả/tháng

285

294

271

249

226

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế)

Cân đối nghĩa vụ trả nợ:

Bảng 2.11: Cân đối nghĩa vụ trả nợ


Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Nguồn trả nợ (I)

3,669

3,871

3,707

4,143

4,593

- Khấu hao tài sản mới đầu tư

1,985

1,985

1,985

1,985

1,985

- Lợi nhuận

1,684

1,886

1,722

2,158

2,608

Nợ phải trả (II)

2,446

2,446

2,446

2,446

2,446

Chênh lệch (I-II)

1,223

1,425

1,261

1,697

2,147

Khả năng trả nợ dài hạn của dự án

(DSCR)


1.1


1.2


1.2


1.3


3.2

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - SeABank Huế) Nhận xét:Với mức vay là 12.23 tỷ đồng và thời gian vay là 5 năm thì dự án của Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Huế đủ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng

SeABank trong vòng 5 năm mà không bị thâm hụt nguồn tiền ở bất cứ năm nào.

Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): 942,232,000 đồng

- Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 15.2%

- Nhóm các chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

Nguồn trả nợ hàng năm của dự án là từ khấu hao tài sản mới đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Vì 2 nguồn này đủ để trả nợ nên nguồn trả nợ của công ty không cần phải có nguồn bổ sung khác.

Khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR) mỗi năm đều lớn hơn 1 và chỉ số này tăng dần theo thời gian cho thấy khả năng trả nợ dài hạn của dự án rất tốt. Chỉ tiêu này được tính dựa theo bảng cân đối nghĩa vụ trên.

- Phân tích độ nhạy của dự án:

Chỉ tiêu ảnh hưởng: suất đầu tư, chi phí đầu vào, giá bán, công suất hoạt động.

Chỉ tiêu hiệu quả tài chính: NPV

Phân tích độ nhạy dự án dựa trên bảng tính Excel và cụ thể được thể hiện ở

phụ lục 7.

Qua kết quả phân tích độ nhạy dự án, ta thấy được NPV dự án đặc biệt nhạy cảm với công suất hoạt động và chi phí. Do đó, đây là 02 vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai dự án.

Kết luận:

- Dự án có tính khả thi.

- Hiệu quả tài chính tương đối cao.

- Dự án nhạy cảm với công suất và chi phí hoạt động nên cần chú ý vào 2 yếu tố này khi đầu tư dự án.

Đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội

- Tạo công ăn việc làm cho hơn 66 lao động, làm tăng doanh thu hằng năm của Công ty, ngoài ra giúp DN gia tăng năng lực sản xuất của DN và sức cạnh tranh với các DN trong ngành.

- Góp phần làm tăng văn minh giao thông và làm đẹp bộ mặt đô thị thành phố Huế.


2.3. Đánh giá về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeABank Huế


2.3.1. Những kết quả đạt được


SeABank Huế mới thành lập và đi vào hoạt động gần 2 năm, còn bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh nên Chi nhánh đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và đoàn kết cao của mình, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong thẩm định tín dụng, cụ thể như sau:

- Quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng là đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về trình tự và nội dung. Quy trình thẩm định cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng chủ thể tham gia nên tránh được hiện tượng trùng lặp hoặc thiếu sót về công việc, vừa tiết kiệm về thời gian và chi phí, vừa nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.

- Chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành công tác thẩm định trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng thẩm định, không có dự án nào thẩm định vượt quá thời gian cho phép.

- Chi phí thẩm định tín dụng luôn được tiết kiệm đến mức tối đa.

Để có những thành tích trên thì phải kể đến sự đóng góp của công tác thẩm định trong hoạt động cho vay mà trong đó thẩm định tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng.

Sở dĩ đạt được những kết quả như vậy là vì:

- Quy trình thẩm định dự án được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy chế tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN và quyết định số 863/2009/QĐ-TGĐ của ngân hàng TMCP Đông Nam Á cùng với tài liệu, văn bản hướng dẫn về quy trình thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của ngân hàng SeABank Huế.

- Khi thẩm định dự án, ngân hàng đã chú trọng vào việc thẩm định tài chính của khách hàng, với khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho dự án được thực hiện có hiệu quả.

- Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định đến thành công của công việc. Phòng Khách hàng doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ trẻ, đầy năng động kết hợp với một số cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Họ luôn nhiệt tình, tận tụy với công việc và xác định được tầm quan trọng của thẩm định dự án, họ không ngừng trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Trong công tác thẩm định dự án, ngoài những thông tin, số liệu, báo cáo do chủ đâu từ cung cấp, cán bộ tín dụng đã đi thực tế doanh nghiệp, địa bàn nơi dự án được đầu tư nhằm nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn.

- Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó lẫn nhau trong tập thể ngân hàng, trong cơ quan luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, học hỏi, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau từ đó tạo ra sự tin tưởng giữa nhân viên và ban lãnh đạo.

2.3.2. Những hạn chế


Hạn chế về nội dung thẩm định

Trong công tác thẩm định tài chính dự án, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án chỉ chú trọng vào việc phân tích dòng tiền, xây dựng phương án trả nợ.

Hạn chế về phương pháp thẩm định

Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kĩ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng nhưng các phương pháp này hầu hết là phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án và các kết quả có thể xảy ra nếu có nhiều rủi ro xảy ra cùng một lúc. Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích kịch bản, phương pháp phân tích xác suất… Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lượng, chi phí, lãi suất… mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm.

Hạn chế về đội ngũ cán bộ thẩm định

Do mới thành lập chưa lâu và đội ngũ cán bộ tại chi nhánh nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng đều trẻ nên đa số chưa có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt khả năng ngoại ngữ và tin học chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp thẩm định mới cũng như trong việc thẩm định các dự án có yếu tố nước ngoài.

Hạn chế về thông tin và thu thập thông tin

Hầu hết thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định đều là các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Đa số khách hàng mang hồ sơ đến xin vay vốn đều muốn cho báo cáo tài chính doanh nghiệp mình thật khả thi, khả năng trả nợ cao… nên khó có thể tránh khỏi tình trạng các số liệu trong hồ sơ sẽ bị sửa đổi, sai lệch so với thực tế. Nếu những sửa đổi này không quá lớn thì ảnh hưởng của nó đến tính hiệu quả của vốn sẽ không lớn, nhưng nếu khách hàng sửa đổi nhiều thì có thể biến một dự án không khả thi thành khả thi.

Các thông tin khác về dự án, khách hàng chủ yếu được cán bộ thẩm định tìm trên internet, báo chí… Các thông tin này phải được xử lí, chọn lọc nếu muốn sử dụng, nhưng nhiều khi nó được sử dụng ngay không qua chọn lọc. Điều này rất dễ dẫn đến quyết định cho vay sai gây hậu quả nghiêm trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2022