Quy Trình Và Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn


1.3.4. Quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn

a. Xác định tổng vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Nó là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Dưới giác độ của một dự án, vốn đầu tư cho một dự án được chia thành 3 phần là vốn đầu tư vào TSDH, vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết và vốn đầu tư dự phòng.

- Vốn đầu tư vào TSDH bao gồm toàn bộ chi phí có liên quan đến việc hình thành tài sản dài hạn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án, cụ thể:

+ Chí phí chuẩn bị (chi phí trước vận hành): Là những chi phí dùng để soạn thảo nghiên cứu lập hồ sơ dự án đầu tư.

+ Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng cũng như các kết cấu hạ tầng.

+ Chi phí mua máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải.

+ Chi phí chuyển giao công nghệ (trong trường hợp trả gọn 1 lần).

+ Chi phí đào tạo cán bộ.

+ Các chi phí khác

- Vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án. Bao gồm:

-Vốn đầu tư dự phòng: Trong nền kinh tế thị trường, nhân tố giá cả nguyên vật liệu xây dựng, giá thuê nhân công, máy thi công thường xuyên có sự biến động. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công công trình có thể gặp phải những rủi ro về kỹ thuật hoặc nảy sinh các chi phí bất thường...Chính vì vậy, cần phải dự trù một khoản dự phòng vốn đầu tư để sẵn sàng ứng phó với những bất trắc có thể xảy ra. Khoản dự phòng này thường được tính theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn lưu động ban đầu, phần lớn trường hợp được quy định khoảng 5 – 10 % trên tổng hai thành phần vốn trên.

Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng


đối với tính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao tiền vay nợ nhiều, giảm khả năng sinh lời của dự án. Do đó, cán bộ thẩm định cần phải xem xét đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý với thực tế hay chưa. Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kì một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Sau đó đưa ra một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án đầu tư làm cơ sở để xác định mức tài trợ của Ngân hàng.

b. Xác định nguồn vốn

Cơ cấu vốn

Nguồn vốn tài trợ cho một dự án có thể được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu, hoặc có thể hình thành thông qua cách kết hợp cả hai nguồn trên.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà về cả thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Tiếp đó, phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ thông qua lập bảng cân đối vốn đầu tư. Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu vốn sử dụng thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu vốn sử dụng thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.

Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại


từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Cán bộ thẩm định phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.

Mức cho vay của

ngân hàng

=

Tổng vốn đầu

tư của dự án

-

Nguồn vốn chủ sở

hữu của chủ đầu tư

-

Các nguồn

vốn khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 4


c. Xác định chi phí sản xuất và giá thành

Sau khi đã xác định được nguồn vốn cho dự án, ngân hàng tiếp tục xác định tổng chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm dự kiến. Tổng doanh thu bao gồm cho phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm các loại chi phí vật chất, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí sử dụng vốn và khấu hao TSCĐ. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các loại như chi phí quảng cáo, chi phí dự phòng lưu thông sản phẩm và các chi phí khác… Ngân hàng cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không, so sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường và từ đó rút ra những kết luận cụ thể. Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý. Khi đó trong quá trình thẩm định cần chú ý tới toàn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm, các loại khấu hao (hữu hình và vô hình), kiểm tra chi phí nhân công, phân bổ các chi phí lãi vay ngân hành, tính toán lại các mức thuế phải nộp, tránh thừa thiếu hay áp dụng sai mức thuế.

d. Thẩm định doanh thu và lợi nhuận của dự án

Thẩm định doanh thu


Doanh thu của dự án = Thu từ sản phẩm chính

+ Thu từ sản phẩm phụ

+ Thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Xác định doanh thu từ tất cả các nguồn:

- Doanh thu từ sản phẩm chính = Sản lượng x Đơn giá

- Doanh thu từ sản phẩm phụ.

- Doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài (nếu có)

Thẩm định lợi nhuận

Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm, lợi nhuận hàng năm của dự án được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận trước

thuế trong kỳ

=

Doanh thu

trong kỳ

-

Chi phí

trong kỳ

+

Lợi nhuận trước

thuế khác trong kỳ

Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

e. Xác định dòng tiền dự kiến

Do tiền có giá trị về thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh. Việc xác định thời điểm dòng tiền xuất hiện là rất quan trọng. Theo lý thuyết thì dòng tiền hàng ngày là chính xác nhất. Tuy nhiên, ước tính như vậy tốn kém chi phí mà kết quả cũng không chính xác hơn dòng tiền hàng năm. Do vậy, dòng tiền thường được giả định là xuất hiện vào cuối mỗi năm.

Khái niệm dòng tiền của dự án

Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án.

Dòng tiền ròng (Net cash flow – NCF) hàng năm của dự án được xác định là chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi hàng năm của dự án.

Nguyên tắc xác định dòng tiền

- Dòng tiền phù hợp


Dòng tiền phù hợp (hay dòng tiền chênh lệch) là một sự thay đổi trong tổng dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp mà được coi là hệ quả trực tiếp của việc thực hiện dự án. Các dòng tiền mà sự tồn tại của nó không liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện dự án thì không thể coi là dòng tiền chênh lệch.

- Loại bỏ chi phí chìm (sunk cost) ra khỏi phân tích

Chi phí chìm là chi phí đã xuất hiện từ trước mà không thể bù đắp dù dự án có được chấp thuận hay không. Chi phí chìm như thế không phải là chi phí tăng lên nên không được bao hàm trong sự phân tích.

- Chi phí cơ hội được đưa vào phân tích

Trong rất nhiều trường hợp DN đã sở hữu sẵn một số tài sản hữu dụng cho việc thực hiện dự án. Điều đó có nghĩa rằng DN không phải bỏ tiền ra mua những tài sản này nữa. Chẳng hạn một doanh nghiệp sở hữu một lô đất thích hợp cho việc xây dựng một tòa cao ốc làm văn phòng cho thuê. Chúng ta cần phải hiểu rằng việc sử dụng khu đất như là một phần của chi phí tăng lên. Bởi vì, bằng việc sử dụng khu đất cho việc xây dựng tòa cao ốc, DN đã phải từ bỏ một dòng tiền mà lẽ ra nó đã có thể có bằng việc bán khu đất đó hoặc cho thuê. Nói chung, giá trị thị trường của khu đất phải được đưa vào trong chi phí đầu tư. Đó là số tiền mà bạn phải từ bỏ do việc sử dụng mảnh đất vào mục đích xây dựng, nó phản ánh chi phí cơ hội chứ không phải chi phí xuất quỹ như trường hợp mua tài sản cố định.

- Xem xét tác động phụ

Dòng tiền chênh lệch của một dự án bao gồm tất cả các thay đổi dòng tiền của DN được gây ra bởi việc thực hiện dự án. Trong nhiều trường hợp, việc chấp nhận dự án có thể gây ra những tác động phụ, kể cả tốt và xấu đối với dòng tiền của DN. Tác động phụ nổi bật nhất đó là sự xói mòn. Xói mòn là hiện tượng dòng tiền được tạo ra bởi dự án mới bắt nguồn từ những dự án hiện tại của DN.


- Phân bổ chi phí quản trị chung

Chi phí quản trị chung là những chi phí hoạt động không liên quan trực tiếp tới bất cứ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào của DN. Những chi phí này bao gồm chi phí quản lý, các chi phí hành chính, tiền thuê văn phòng, tiền điện, nước…Chúng được phân bổ cho các bộ phận hay sản phẩm theo một tiêu thức nào đó như doanh thu, hay giờ máy chạy chẳng hạn. Trên phương diện quản trị tài chính, những chi phí này chỉ phân bổ và hạch toán vào một dự án nếu chúng phát sinh là do hệ quả trực tiếp của dự án đó. Cách tốt nhất để xác định có nên tính một khoản chi phí quản trị chung cho một dự án hay không là hãy đánh giá những chi phí quản trị tăng thêm, hay sự chênh lệch của những chi phí này trước và sau thời điểm có dự án mới.

Một dự án có thể được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, nợ hoặc thông qua thuê tài sản, hay bất kỳ cách kết hợp nào giữa các hình thức trên. Đối với mỗi hình thức tài trợ, việc xác định dòng tiền cần có những điều chỉnh nhất định.

+ Đối với dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì dòng tiền ròng hàng năm được xác định như sau:

NCF = LNST + Khấu hao

+ Đối với dự án được tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu thì dòng tiền ròng được xác định:

Trường hợp thanh toán theo dòng tiền hằng năm

NCF = LNST + Khấu hao - Trả vốn vay

Trường hợp thanh toán dưới hình thức trả lãi hàng năm và gốc trả vào năm cuối dự án

NCF = LNST + Khấu hao

+ Nếu dự án được tài trợ toàn bộ bằng vốn vay thì dòng tiền ròng được xác định như sau:

NCF = LNST + Khấu hao - Trả gốc hàng năm


+ Nếu tài sản cố định của dự án được hình thành thông qua thuê thì dòng tiền ròng của dự án được xác định như sau:


NCF = LNST

Lưu ý: Vốn lưu động ban đầu sẽ được thu hồi khi dự án kết thúc. Vì vậy, dòng tiền ròng năm cuối cùng sẽ được cộng thêm vốn lưu động ban đầu.

Tài sản cố định khi thanh lý sẽ được tính là thu nhập từ hoạt động bất thường và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên được tính trong LNST của năm tiến hành thanh lý.

Do đó, dòng tiền ròng hoạt động năm cuối của dự án phải được bổ sung hai bộ phận nếu có là tiền ròng thu được từ thanh lý tài sản cố định và giá trị tài sản lưu động ròng thu hồi được.

f. Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án

Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án.

Lái suất chiết khấu được hiểu là tỷ lệ mà nhờ đó các dòng tiền của dự án được quy về hiện tại để xác định NPV. Về bản chất, lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí vốn của dự án đó. Bởi, nếu thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ bỏ qua lợi tức kỳ vọng của các dự án khác hay các tài sản tài chính khác có cùng mức rủi ro. Chính vì bỏ qua các hình thức đầu tư khác để tập trung theo đuổi một dự án, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức lãi suất chiết khấu – tỷ lệ sinh lời cần thiết đối với dự án đó.Vì lãi suất chiết khấu và NPV có quan hệ tỷ lệ nghịch nên chủ đầu tư thường xác định lãi suất chiết khấu nhỏ dẫn đến NPV lớn để làm tăng hiệu quả tài chính của dự án.

- Trong trường hợp dự án được tài trợ bằng nợ thì lãi suất chiết khấu được xác định như sau:

LSCK = Chi phí nợ sau thuế = (1-T)Kd Trong đó: Kd: Chi phí sử dụng vốn trước thuế

T: Thuế suất thuế TNDN

- Trong trường hợp dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, vận


dụng mô hình CAPM lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu được xác định như sau:

LSCK = Chi phí trung bình của vốn = Trong đó: RF: Lãi suất phi rủi ro

R RFRMRF

RMRF: Phần bù rủi ro thị trường

: Hệ số beta của cổ phiếu

- Trong trường hợp dự án được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và nợ, lãi suất chiết khấu của dự án là chi phí trung bình của vốn - WACC

LSCK = WACC = K d x (1 – T) x W d + K s x Ws

Trong đó: Ks : Chi phí vốn chủ sở hữu

Kd : Chi phí nợ

W s : Tỷ trọng giá trị của vốn chủ sở hữu

W d : Tỷ trọng giá trị của nợ T: Thuế suất thuế TNDN

g. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

Có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư. Song, các chỉ tiêu phổ biến và cơ bản gồm có:

Giá trị hiện tài ròng (Net present value - NPV)

NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc

0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

Công thức tính NPV được xác định như sau:

n

NPV =

CFt

- CF

t1 (1k)t 0

Trong đó:CF0: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí