DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT | NGUYÊN NGHĨA | |
1 | VDB | Ngân hàng phát triển Việt Nam |
2 | DA | |
3 | DAĐT | Dự án đầu tư |
4 | DN | Doanh nghiệp |
5 | NH | Ngân hàng |
6 | NHTM | Ngân hàng thương mại |
7 | NHNN | Ngân hàng nhà nước |
8 | NSNN | Ngân sách nhà nước |
9 | PGD | Phòng giao dịch |
10 | TSCĐ | Tài sản cố định |
11 | TMCP | Thương mại cổ phần |
12 | NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
13 | DT | Dự toán |
14 | ĐM | Định mức |
15 | CBTĐ | Cán bộ thẩm định |
16 | GTGT | Giá trị gia tăng |
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 1
- Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
- Quy Trình Và Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng giống như các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động trong thị trường tài chính, hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng hàng nhất của Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam. Tuy nhiên khác với xu hướng của các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu tập trung vào cho vay vốn lưu động (VLĐ), hoạt động quan trọng nhất của NHPT Việt Nam là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (TDĐT) của nhà nước. Ngoài ra, NHPT Việt Nam còn thực hiện một số nghiệp vụ tín dụng dài hạn (TDDH) khác ngoài tín dụng đầu tư đó là cho vay vốn ODA và bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn tại các NHTM.
Hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng bảo đảm sử dụng vốn An toàn; Hiệu quả; Hội nhập quốc tế; Phát triển bền vững và góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. Trong những năm tới, hệ thống Ngân hàng Phát triển từng bước xây dựng và phát triển trở thành tổ chức ngân hang của Chính phủ có uy tín trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu này, một trong những khâu quan trọng cần được quan tâm là thẩm định tài chính dự án. Thẩm định tài chính dự án có chất lượng tốt sẽ góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Chi nhánh NHPT Tuyên Quang là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đã thực hiện thẩm định cho vay các dự án trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên thẩm định tài chính DAĐT hiện nay của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang còn bộc lộ nhiều hạn chế khiến quyết định vay vốn tín dụng dài hạn chưa được chính xác hoặc chưa kịp thời. Một số dự án không trả được nợ vay hoặc mức vốn vay không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư, việc thẩm định kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn thực hiện dự án… mà nguyên nhân không nhỏ do các kết quả thẩm định tài chính DAĐT chưa được chính xác, thời gian thẩm định kéo dài... Vì vậy thẩm định tài chính DA ĐT luôn chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh Ngân hang phát triển Tuyên Quang.
Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế và chủ yếu là lĩnh vực phát triển công nghiệp, nhu cầu cho vay theo dự án là rất lớn, nếu không thẩm định tài chính dự án thì nguy cơ tổn thất của Ngân hàng sẽ không nhỏ. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi bức súc của thực tiễn, tôi chọn đề tài “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói rằng, thẩm định dự án nói chung và TĐTC dự án đầu tư nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong hoạt động cho vay, do đó đã có nhiều luận văn đi sâu nghiên cứu. Điển hình trong số đó đã có một số công trình khoa học được công bố như sau:
- Đề tài “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Nam Chiến Thắng (2008), Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá được chất lượng thẩm định tài chính dự án tại đơn vị, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lượng thẩm định.
- Đề tài “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang” của tác giả Vương Quang Tuấn (2014),
Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về thẩm định tài chính DAĐT vay vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam; Phân tích và đánh giá thực trạng thẩm định tài chính DAĐT vay vốn của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang và đưa ra các giải pháp nhằm thẩm định tài chính DAĐT đề nghị vay vốn của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang. Đề xuất kiến nghị về các chính sách, các hướng dẫn, cơ sở hạ tầng,… để hoàn thiện thẩm định tài chính của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Đề tài “Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT Việt Nam” của tác giả Hoàng Liên Sơn (2017), Đại học Bách khoa Tuyên Quang. Đề tài tập trung nghiên cứu thẩm định tài chính dự án đầu tư ở phương diện thẩm định rủi ro, chưa nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu của TĐTC của dự án đầu tư.
Qua nghiên cứu các đề tài trên, tác giả nhận thấy đề tài “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang” vẫn mang tính thời sự và cấp thiết trong công tác TĐTC dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang, đây là đề tài không trùng lặp, là công trình khoa học độc lập của tác giả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của ngân hàng thương mại.
Về mặt không gian: khảo sát thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang.
Về mặt thời gian: các số liệu và tình hình về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của ngân hàng, được khảo sát trong giai đoạn 2017 – 2019
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp để thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đến năm 2025.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về thẩm định tài chính DAĐT vay vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thẩm định tài chính DAĐT vay vốn của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.
- Đưa ra các giải pháp nhằm thẩm định tài chính DAĐT đề nghị vay vốn của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang. Đề xuất kiến nghị về các chính sách, các hướng dẫn, cơ sở hạ tầng,… để hoàn thiện thẩm định tài chính của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu khoa học về kinh tế như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp với các phương pháp nghiên cứu tình huống.
Về thu thập dữ liệu: luận văn tốt nghiệp sử dụng hai nguồn dữ liệu đó là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp: là những thông tin mà ta tìm hiểu được dựa trên bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm được tiến hành như sau:
Bước 1: Thiết lập bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm cho đối tượng là các cán bộ thẩm định của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang và hội
sở, các câu hỏi điều tra có liên quan đến vấn đề thẩm định tài chính dự án đầu tư của khách hàng tại chi nhánh và quy trình thẩm định tín dụng đối với dự án đầu tư tại ngân hàng (Phiếu điều tra trắc nghiệm ở phần phụ lục).
Bước 2: Tiến hành phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho 20 cán bộ thẩm định vay vốn tại ngân hàng để thu thập thông tin.
Bước 3: Thu lại phiếu điều tra đã được cán bộ thẩm định trả lời. Tổng số phiếu pháp đi là 20 phiếu, tổng số phiếu thu về là 20 phiếu. Xét tính hợp lệ và không hợp lệ của số phiếu thu về. Sau đó tiến hành tổng hợp sử dụng các phương pháp để xử lý dữ liệu bằng cách tính tỷ trọng các phương án mà khách hàng chọn. Dựa vào các phương án có tỷ trọng cao nhất hay được nhiều cán bộ tín dụng lựa chọn nhất để đưa ra kết luận.
Dữ liệu thứ cấp: được tìm kiếm từ hai nguồn
Dữ liệu bên trong: dữ liệu thu thập được lấy từ nguồn nội bộ ngân hàng như: các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng, các hồ sơ thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang tại phòng kế toán doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang.
Dữ liệu bên ngoài tham khảo các tài liệu cũng như website bên ngoài liên quan đến đề tài như: báo điện tử, báo đầu tư...
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang.
Chương 3. Giải pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang.
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.
Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được hiểu: “DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thơì gian nhất định”.
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế, tài chính…
Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…
Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần chính sau:
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.
+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.
+ Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định.
DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
a. Theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư hình thành doanh nghiệp: Bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành lập doanh nghiệp.
- Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc.