Chương 1
TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. XÃ VÀ NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
1.1.1. Xã và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên
1.1.1.1. Khái quát về Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Nằm ở vùng cao phía tây nam Trung bộ, địa hình Tây Nguyên có độ cao trung bình 500 - 1.000m so với mặt nước biển. Trừ Lâm Đồng, 4 tỉnh còn lại của Tây Nguyên thuộc phạm vi Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có đường biên giới giáp hai nước bạn dài 590 km ở phía tây (biên giới với Lào dài 135 km, biên giới với Campuchia dài 455 km). Trong nội địa, phía bắc Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 2
- Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tây Nguyên, Các Dân Tộc Thiểu
- Vấn Đề Nhân Lực, Chất Lượng Nhân Lực Và Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 6
- Cán Bộ , Công Chức Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Và Nguồn Cán Bộ,
- Tạo Nguồn Cán Bộ, Công Chức Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Tỉnh Tây Nguyên - Khái Niệm, Nội Dung, Phương Thức Và Vai Trò
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Tây Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên rộng lớn (54.639 km2), mật độ dân số không cao (93 người/km2), khí hậu tương đối mát mẻ, mưa nhiều, đất đai màu mỡ (với 1.800.000 ha đất đỏ bazan, 91.000 ha đất phù sa, 52.000 ha đồng cỏ tự nhiên) là điều kiện lý tưởng cho phát triển nhiều loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cao su, cà phê, tiêu, điều, chè, dâu tằm... vốn là cây trồng truyền thống mang lại nguồn thu nhập chính cho đồng bào. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật “điện, đường, trường, trạm” qua nhiều năm được Nhà nước đầu tư xây dựng đã phát triển rộng khắp đến tận xã, thôn. Đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đan xen dày đặc mang lại sự thông thương ngày càng thuận lợi trong vùng, đồng thời nối liền với các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, tạo cho toàn Tây Nguyên có
một vị thế địa kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, xây dựng vùng kinh tế mở.
Tây Nguyên cũng là nơi giàu có về tiềm năng du lịch, không chỉ bởi những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng mà còn bởi kho tàng văn hóa các dân tộc phong phú, nhiều màu sắc, nhất là “Không gian văn hóa cồng chiêng” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ở thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Tây Nguyên là 5.107.437 người (tăng 3,17 lần so với năm 1976), trong đó dân sống ở nông thôn chiếm 72,2%. Hệ thống đơn vị hành chính ở 5 tỉnh Tây Nguyên gồm 61 đơn vị cấp huyện và 702 đơn vị cấp xã. Đến năm đầu năm 2012, Tây Nguyên có số dân 5.208.258 người, trong đó đồng bào DTTS có 1.970.877 người [103], chiếm tỷ lệ 37,84%, gồm 47 dân tộc anh em đang sinh sống. Sau quá trình chia tách, Tây Nguyên hiện có 722 đơn vị cấp xã (trong đó số xã là 598, chiếm 82,83% đơn vị cấp xã), 7.616 thôn, buôn, làng, tổ dân phố (trong đó có 2.464 buôn, làng đồng bào DTTS sinh sống, chiếm 32,35%).
Tuy đất rộng, người thưa, nhưng vấn đề dân cư, dân sinh Tây Nguyên khá phức tạp. Trên địa bàn các xã ở Tây Nguyên, tỷ trọng số người/1 hộ trung bình cao nhất nước (nông thôn cả nước: 3,9 người/hộ; Tây Nguyên: 4,3 người/hộ). Quy mô hộ có 5-6 người của cả nước là 24,6% thì Tây Nguyên là 29,8%. Quy mô hộ có trên 7 người của cả nước là 5,1%, Tây Nguyên là 10,1%. Đặc điểm này liên quan đến tập quán sống theo gia đình nhiều thế hệ của đồng bào DTTS, nhưng thời gian gần đây chủ yếu do tỷ suất sinh cao, độ tuổi kết hôn thấp và số con trong một gia đình nhiều. Trong khi cả nước tỷ lệ tăng dân số trong 10 năm (từ 1999-2009) ở mức 1,2% thì Tây Nguyên là 2,3% (nông thôn 2,2%, thành thị 2,5%), chỉ đứng sau Đông Nam bộ (3,2%). Tỷ lệ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Tây Nguyên chiếm 30,6% (riêng Kon Tum 39,5%). Tỷ lệ kết hôn lần đầu trong lứa tuổi vị thành niên (15 - 19 tuổi) ở Tây Nguyên là 18,4 tuổi (nữ) và 18,9 tuổi (nam), thậm chí kết hôn lúc mới 15 tuổi ở nam chiếm 0,5%, nữ 2,2% [10]. Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian học tập nâng cao trình độ và tham gia hoạt động
xã hội của lực lượng lao động ở Tây Nguyên, nhất là thanh niên các xã và trong
đồng bào DTTS.
Năm 2009, toàn vùng có 74,6% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó 221 xã phải hỗ trợ bằng Chương trình 135 của Chính phủ. Hiện nay, tuy đã được Nhà nước đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng HTCT cơ sở, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo..., nhưng toàn Tây Nguyên vẫn còn 199 xã được xác định là trọng điểm về an ninh chính trị và 276 xã, trong đó có 32 xã biên giới, thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng. Trước năm 1954, Tây Nguyên từng được người Pháp xem là “nóc nhà Đông Dương”, ai chiếm được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ cả miền nam Đông Dương. Người Mỹ cũng sẵn sàng bỏ ra vô số tiền của để mưu nắm giữ, chi phối vùng đất và cộng đồng người bản xứ nơi đây. Trước và sau năm 1975, các tổ chức chính trị, quân sự do một số người DTTS lập nên nhằm đòi “quyền tự trị” cho đồng bào DTTS tại chỗ, như FULRO, liên tục được Mỹ tiếp sức, xây dựng lực lượng, tổ chức quấy rối, bạo động nhằm chống Đảng, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, gây mất ổn định an ninh và kìm hãm sự phát triển KT- XH. Khi cả nước đã bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện để thoát ra khỏi khủng hoảng KT-XH sau 10 năm thống nhất đất nước, thì Tây Nguyên vẫn đang phải đối phó với sự chống phá điên cuồng của FULRO, mãi đến 1992 mới cơ bản giải quyết xong. Hậu quả của FULRO chưa thể bị xóa bỏ triệt khi các thế lực thù địch quốc tế tiếp tục lợi dụng cái gọi là “Nhà nước Tin Lành Đề-ga” để xúi giục một bộ phận đồng bào DTTS Tây Nguyên gây ra các cuộc bạo động chính trị năm 2001 và 2004, sau này còn tiếp tục xây dựng cơ sở ngầm, tung tin kích động, biểu tình gây rối, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định chính trị ở nhiều địa phương.
Vượt qua những trở ngại, thách thức, những âm mưu và thủ đoạn chống phá quyết liệt của các thế lực phản động, Tây Nguyên giờ đây, bằng sức sáng tạo của cộng đồng các dân tộc, dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, các cấp, các ngành, bộ mặt KT-XH nhiều địa phương đang trên đà
khởi sắc nhanh chóng, đời sống nhân dân dần được ổn định, nâng cao. Bên cạnh có nơi còn không ít hộ nghèo, nhiều vùng khó khăn, thì Tây Nguyên cũng xuất hiện ngày càng nhiều hộ khá và giàu từ thành công của lao động cần cù, biết tận dụng lợi thế, tiềm năng đất đai, con người, trong đó có không ít hộ đồng bào DTTS. Dẫu vậy, cơ hội và thách thức đan xen, những đòi hỏi của một vùng đất nhiều lợi thế nhưng tiềm ẩn bất ổn đang là áp lực đối với đảng bộ và chính quyền các cấp. Con đường để đưa các xã ở Tây Nguyên tiến kịp cùng sự phát triển của đất nước vẫn còn dài và không ít trở ngại, khó khăn. Người đồng hành cùng nhân dân Tây Nguyên trên con đường đó không ai khác chính là đội ngũ CB, CC cơ sở, đặc biệt là CB, CC người DTTS đang ngày đêm bám dân, bám địa bàn. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ CB, CC người DTTS ở Tây Nguyên từ lâu đã được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm, mà tạo nguồn là khâu đột phá, có tính chiến lược lâu dài.
1.1.1.2. Hệ thống chính trị các xã ở Tây Nguyên
HTCT các xã ở Tây Nguyên gồm các tổ chức được pháp luật công nhận: Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Đảng bộ xã là tổ chức cơ sở đảng - cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở của Đảng. Đảng bộ xã trực thuộc cấp ủy cấp huyện, có cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ 5 năm là đảng ủy xã, được bầu cử tại đại hội đại biểu đảng bộ, trong đó bí thư và phó bí thư đảng ủy là hai chức danh cán bộ theo Luật Cán bộ, công chức. Đảng bộ xã có hai chức năng: hạt nhân lãnh đạo chính trị và xây dựng nội bộ đảng trên địa bàn xã. Nhiệm vụ của đảng bộ xã là chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; xây dựng đảng bộ, các chi bộ trực thuộc đảng ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên cả ba lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã trong sạch, vững mạnh; chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở xã.
Chính quyền xã thuộc cấp chính quyền cơ sở, gồm hai cơ quan là HĐND và UBND xã, được bầu cử dân chủ theo nhiệm kỳ 5 năm. Trong bộ máy chính quyền xã, có 4 chức danh cán bộ (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND) và 7 chức danh công chức (thuộc UBND) được Luật Cán bộ, công chức quy định. HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân ở xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của xã đối với cấp trên; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang và của công dân trên địa bàn. UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, UBND xã góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã là cơ sở chính trị - xã hội của đảng bộ, chính quyền xã; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, trách nhiệm và sức mạnh của toàn dân và của mỗi giới (mà đoàn thể đại diện) trong việc góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn xã. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và trưởng các đoàn thể ở xã là cán bộ xã theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, được hình thành qua con đường bầu cử theo Luật Mặt trận và điều lệ của các đoàn thể. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị
và tinh thần trong nhân dân trên địa bàn xã; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của xã; giám sát hoạt động của HĐND, UBND, của CB, CC xã; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền xã; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Các đoàn thể chính trị - xã hội đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên; tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, hội viên nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của xã; phối hợp với chính quyền, các lực lượng khác để xây dựng Đảng vững mạnh.
HTCT các xã ở Tây Nguyên được hình thành từ sau ngày giải phóng miền Nam, đến nay đã cơ bản ổn định về cơ cấu tổ chức. Tất cả 598 xã đều xây dựng được HTCT với đầy đủ các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Bộ máy, chức danh CB,CC cụ thể trong từng cơ quan, tổ chức của HTCT cơ bản thực hiện theo quy định chung, song có những vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nơi. Thông thường, mỗi xã có 6 chức danh cán bộ chủ chốt được bố trí theo cơ cấu: 2 cán bộ ở cơ quan đảng (1 bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND; 1 phó bí thư đảng ủy trực kiêm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy); 3 cán bộ ở UBND (1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch); 1 cán bộ ở HĐND (phó chủ tịch HĐND). Những xã vùng có đông đồng bào DTTS, vùng đạo, vùng đặc biệt khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị thì có thêm 1 cán bộ là phó bí thư đảng uỷ phụ trách dân tộc-tôn giáoủyhoặc xây dựng cơ sở. Có nơi, chức danh chủ tịch HĐND do phó bí thư đảng ủy kiêm nhiệm, hoặc bí thư đảng uỷ đồng thờ ủy là chủ tịch UBND xã. Các chức danh: văn phòng - thống kê, địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán, tư pháp-hộ tịch, văn hoá - hóahội được bố trí 2 công chức trên mỗi chức danh.
Chất lượng hoạt động của HTCT các xã phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ CB,CC, đồng thời chịu tác động của độ phức tạp ở mỗi địa bàn. Bên cạnh sự vững mạnh, đồng bộ trong hoạt động của HTCT ở nhiều xã, thì vẫn còn không ít nơi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh
sống, vùng luôn chịu sự quấy phá của các lực lượng thù địch, phản động..., hoạt động của HTCT xã còn những bất cập, hạn chế. Có nơi tổ chức đảng bao biện làm thay chính quyền, đoàn thể hoặc buông lỏng lãnh đạo, yếu kém, thậm chí có lúc tê liệt; chính quyền quản lý xã hội không nghiêm, bị luật tục chi phối; Mặt trận và các đoàn thể hoạt động cầm chừng.
Hoạt động của các tổ chức trong HTCT ở cấp thôn, buôn có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của các xã. Tuy nhiên trong một thời gian dài, bộ máy thôn, buôn còn có những điểm “trắng” về đảng viên, chi bộ, chi hội các đoàn thể. Đó là những thôn, buôn ở quá sâu, xa trung tâm, hoặc mới được thành lập do đồng bào di cư tự do mới đến... Hiện Tây Nguyên vẫn còn 604 thôn, buôn, tổ dân phố chưa thành lập chi bộ, chiếm tỷ lệ 7,93% và 51 thôn, buôn chưa có đảng viên, chiếm tỷ lệ 0,67% [103]. Số thôn, buôn có địa bàn rộng nhưng chưa có các chi hội đoàn thể độc lập, phải sinh hoạt ghép chiếm tỷ lệ còn cao hơn.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các cơ quan trong HTCT xã, nhất là ở vùng sâu, vùng biên giới chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước đây, tính chất tạm bợ, thiếu thốn, sơ sài của trụ sở làm việc, trang thiết bị, phòng làm việc thiếu đồng bộ, lạc hậu... ảnh hưởng nhất định đến tác phong công tác, lề lối làm việc, đến việc đáp ứng yêu cầu về tin học hóa, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”. Chế độ, chính sách đối với CB, CC cơ sở vùng Tây Nguyên thực hiện theo quy định chung của Nhà nước, tuy có đổi mới gắn với điều kiện đặc thù của địa bàn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đời sống và công tác, làm cho nhiều CB, CC xã thiếu an tâm, người mới không muốn về, người cũ có trình độ tìm cách chuyển lên trên, dẫn đến tình trạng thiếu ổn định trong đội ngũ CB, CC xã.
Những khó khăn trên mang tính phổ biến ở nhiều nơi, nhưng ở Tây Nguyên lại “đậm nét” hơn, đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng HTCT xã cấp thiết hơn. Giải quyết nó không thể không chú trọng đến đổi mới, củng cố HTCT, trong đó mấu chốt là đội ngũ CB, CC, đặc biệt là CB, CC người DTTS - những người đang góp phần quyết định sự thành công của cuộc cách mạng xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
1.1.1.3. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
* Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên liên quan đến việc tạo
nguồn cán bộ, công chức xã
- Các DTTS ở Tây Nguyên có lịch sử biến thiên phức tạp nên ngày càng đa dạng về nguồn gốc, phong phú về thành phần, đông đảo về số lượng, có sự khác biệt nhất định về địa bàn cư trú và tập quán sống.
Trước và trong thời kỳ Pháp thuộc, nhìn chung vùng Tây Nguyên chỉ có các DTTS tại chỗ sinh sống. Người Pháp nghiên cứu và tiến hành khai thác Tây Nguyên rất sớm, từ những năm đầu thế kỷ XX, song đặt chính sách hạn chế người Kinh lên Tây Nguyên, giao quyền tự trị cho các DTTS nhưng thực chất là thâu tóm quyền cai quản và chia để trị. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chủ trương đưa khoảng một nửa dân di cư từ miền Bắc vào lên Tây Nguyên (khoảng hơn 54.000 người), tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Đặc biệt, từ sau năm 1975, chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước tạo nên một luồng di dân lớn vào Tây Nguyên theo kế hoạch (đối với những hộ gia đình nghèo, vùng đồng bằng, đô thị đất chật người đông không có đất sản xuất). Hơn hai thập niên trở lại đây, Tây Nguyên còn đối mặt với tình trạng nhập cư tự do, tự phát, không kiểm soát được (chủ yếu là đồng bào miền Trung và miền núi phía Bắc vào), kéo theo đó là phá rừng, tranh chấp đất đai, tăng dân số sinh học và cơ học, đặt ra cho cấp ủy và chính quyền các địa phương ở Tây Nguyên bài toán nan giải - an ninh, trật tự xã hội, việc làm cho người lao động, học hành cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... Có thể nói, từ quá trình di dân của cộng đồng nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, nhiều thành phần xã hội khác nhau đến với Tây Nguyên trong thế kỷ XX, cơ cấu dân số, dân tộc, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, phương thức làm ăn, lối sống... đã có nhiều biến đổi sâu sắc, tác động không nhỏ đến cộng đồng các DTTS tại chỗ.
Gần đây, tỷ xuất nhập /xuất cư ở Tây Nguyên có sự chuyển biến đáng kể, theo hướng ít chênh lệch (+8 người/1000dân). Điều đáng quan ngại là, một bộ phận lớn trong số xuất cư là con em cán bộ và gia đình khá giả, kể cả con em đồng bào DTTS được Nhà nước ưu đãi chế độ cử tuyển cho đi đào tạo tại các