Đa Dạng Nguồn Tài Nguyên Cây Thuốc Được Sử Dụng Trong Cộng Đồng Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Xã Vân Trình, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng

- Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.

- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương,…

3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp

Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [3], Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ nước Việt Nam, 2019) [10], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [31].

3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi.

- Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

- Bước 2: Tạo cao chiết

Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môi methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ, sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn.

- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn

Sử dụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a (Staphylococcus aureus) và 1 chủng gram âm là E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo

quản giống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24 giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

- Bước 4: Thử khả năng kháng khuẩn

Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nhiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên một chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại.

Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn.

Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 – 3 cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối chứng dương là kháng sinh Kanamycin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK = D - d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

4.1.1. Đa dạng về các bậc Taxon

4.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành

Nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Vân Trình đã ghi nhận 82 loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoloiophyta) được sử dụng làm thuốc thuộc 80 chi và 63 họ. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.1.

Stt

Magnoloiophyta

Số họ

Số chi

Số loài

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Lớp một lá mầm

(Liliopsida)

7

11,11

8

10

9

10,98

2

Lớp hai lá mầm

(Maguoliopsida)

56

88,89

72

90

73

89,02

Tổng

63

100

80

100

82

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 44 trang tài liệu này.

Bảng 4.1. Phân bố các ngành thực vật làm thuốc ở xã Vân Trình, huyện Thạch An

Kết quả cho thấy, lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) có số lượng loài, chi, họ được sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế hơn với 56 họ, chiếm 88,89% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 72, chiếm 90,00%; và số loài là 73 loài chiếm 89,02%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: loài Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino được sử dụng điều trị viên tai giữa.

Lớp Một lá mầm (Liliopsida) chỉ có 9 loài (Chiếm 10,98%), 8 chi (Chiếm 10,00%) và 7 họ (Chiếm 11,11%) so với tổng số loài, chi, họ điều tra được.

Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 8,00 nghĩa là trung bình cứ 8 họ thuộc lớp Hai lá mầm thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Một lá mầm; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 9,00 và 8,11 có nghĩa là trung bình cứ 9 chi và 8 loài thuộc lớp Hai lá mầm sẽ có 1 chi và 1 loài thuộc lớp Một lá mầm.

Tóm lại, các loài cây trong ngành Ngọc lan, nhất là các loài thuộc lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) chiếm một tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng trong các loài thực vật làm thuốc được cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa trị bệnh.

Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên 1

Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu:

Bảy lá một hoa Paris chinensis Franch Sa nhân Amomum villosum Lour Ké hoa đào Urena 2

Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch

Sa nhân Amomum villosum Lour Ké hoa đào Urena lobata L Khoan cân đằng Tinospora 3

Sa nhân - Amomum villosum Lour

Ké hoa đào - Urena lobata L.

Khoan cân đằng Tinospora sinensis Lour Merr Hình 4 1 Hình ảnh một số loài cây 4

Khoan cân đằng- Tinospora sinensis (Lour.) Merr

Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC

4.1.1.2. Số lượng phân bố các loài cây trong từng họ.

Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 63 họ và sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ được thể hiện qua Bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.2. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ

Ngành thực vật

1 loài

2

loài

3

loài

4

loài

5

loà i

6

loà i

7

loà i

8

loà i

9

loà i

>10

loài

Magnoloiophyta

47

13

3

0

0

0

0

0

0

0

Liliopsida

6

0

1

0

0

0

0

0

0

0

Maguoliopsida

41

13

2

0

0

0

0

0

0

0

Tổng số họ

47

13

3

0

0

0

0

0

0

0

Tỷ lệ số họ/

Tổng số họ (%)

74,60

20,63

4,76

0

0

0

0

0

0

0

Số loài

47

26

9

0

0

0

0

0

0

0

Tỷ lệ số loài/

Tổng số loài (%)

57,32

31,71

10,9

8

0

0

0

0

0

0

0

Nguồn số liệu được tổng hợp từ bảng phụ lục 3

Từ kết quả Bảng 4.2 trên số liệu cho thấy, có 3 họ có 3 loài trong đó có

2 họ thuộc lớp Hai lá mầm đó là 2 họ Rutaceae (họ Cam) và họ Menispermaceae (họ Tiết dê), một họ thuộc lớp Một lá mầm là họ Araceae (họ Ráy) chiếm 4,76% so với tổng số họ và 10,98% so với tổng số loài. Có 13 họ có 2 loài thuộc lớp Hai lá mầm chiếm 20,63% so với tổng số họ và 31,71% so với tổng số loài. Có 47 họ có 1 loài chiếm 74,60% trên tổng số họ và 57,32% so với tổng số loài.

4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất

Kết quả đánh giá có 3 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình của huyện Thạch An được ghi nhận tại Bảng 4.3:

Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: họ Cam (Rutaceae) có 2 chi và 3 loài, họ Tiết dê (Menispermaceae) có 3 chi và 3 loài, họ Ráy (Araceae) có 2 chi và 3 loài.

Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu

St t

Tên họ

Số loài

Số chi

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Số loài

Tỉ lệ %

Số chi

Tỉ lệ %

1

Họ cam

Rutaceae

3

3,66

2

2,5

2

Họ tiết dê

Menispermacea

e

3

3,66

3

3,75

3

Họ ráy

Araceae

3

3,66

2

2,5

3 họ đa dạng nhất (10,98%)

9

10,98

7

8,75

Tổng số được phát hiện:

82

80

Trong 3 họ giàu loài được xác định ở xã Vân Trình thì không có họ nào nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam. Điều này cho thấy tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu vẫn còn thấp, do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc.

Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc tại xã Vân Trình với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) được ghi nhận tại Bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4. So sánh các họ giầu loài ở KVNC (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)

Stt

Họ nhiều loài

KVNC

(1)

DLTV VN

(2)

Tỷ lệ % giữa (1)

và (2)

1

Rutaceae - Họ cam

3

128

2,34

3

Araceae - Họ Ráy

3

175

1,71

4

Menispermaceae - Họ tiết dê

3

52

5,77

Chú thích: (1) số loài cây thuốc của các họ trong KVNC. (2) theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006)

Từ Bảng kết quả cho thấy, có 3 họ giàu loài được cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Vân Trình sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh, trong đó cả 3 họ đều có 3 loài, chiếm tỷ lệ lần lượt là Rutaceae (2,34%), Araceae (1,71%) và Menispermaceae (5,77%).

Như vậy, số loài được sử dụng làm thuốc còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với số lượng loài trong cùng một họ đó có tại Việt Nam, nên khả năng phát hiện ra thêm nhiều loài có thể sử dụng làm thuốc là rất lớn.

4.1.2. Đa dạng về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc

Nghiên cứu kinh nghiện sử dụng cây thuốc ở xa Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi đã điều tra được 82 loài cây thuốc khác nhau được bà con nơi đây sử dụng làm thuốc với sự đa dạng về các dạng sống khác nhau. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở KVNC

Stt

Dạng sống

Số lượng

Tỉ lệ

1

Thân thảo

33

40,24

2

Dây leo

17

20,73

3

Gỗ nhỏ

12

14,63

4

Bụi

10

12,20

5

Gỗ trung bình

4

4,88

6

Gỗ lớn

6

7,32

Tổng cộng:

82

100,00

Tổng số loài được điều tra được

82

Từ bảng kết quả trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao tại KVNC tập trung vào 6 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, dây leo và gỗ nhỏ.

Thân thảo là dạng sống có số lượng loài nhiều nhất với 33/82 so với tổng số loài (chiếm 40,24% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Lan (Orchidaceae) được dùng để chữa các bệnh tim, bệnh máu trắng; họ Hoa hồng (Rosaceae) một số cây như Mâm xôi, Long nha

thảo...Được dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng uốn ván, và làm thuốc kháng khuẩn.

Đứng thứ hai dạng dây leo với 17/82 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 20,73%) một số loài cây thuốc thuộc nhóm này như sau: Bòng bong - Lygodium flexuosum Sw. được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để chữa xơ gan; Bình vôi - Stephania rotunda Lour được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ; Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr được cộng đồng người Nùng sử dụng điều trị viêm họng...

Đứng thứ ba là dạng sống gỗ nhỏ với số lượng 12/82 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 14,63%) dạng cây này tập trung chủ yếu ở các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Long não (Lauraceae)…Có thể kể đến một số loài như: Màng tang - Litsea cubeba (Lour.) Pers được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa và rắn căn; Vàng anh - Saraca dives Pierre được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị chấn thương, cầm máu và điều trị đau rát họng; Hòe - Styphnolobium japonicum (L.) Schott được cộng đồng dân tộc tày sử dụng để điều trị cao huyết áp…

Thấp nhất là dạng cây gỗ trung bình với 4/82 loài (chiếm 4,88% so với tổng số loài), trong đó có thể kể đến một số loài như: Sơn ta - Toxicodendron succedanea (L.) Mold được cộng đồng dân tộc Dao điều trị băng huyết; Núc nác - Oroxylum indicum (L.) Kurz được cả 3 cộng đồng dân tộc sử dụng trong đó cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh bại liệt và làm thuốc kháng sinh, còn cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để làm thuốc kháng sinh đường ruột bên cạnh đó cộng đồng dân tộc Dao lại sử dụng để điều trị các bệnh về tim, máu và gan;…

Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 3 dân tộc Nùng, Tày và Dao tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú.

4.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc

Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, Tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:

- Làng xóm, làm bản, vườn.

- Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên).

- Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ

- Ven sông.

Bảng 4.6. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC

Stt

Môi trường sống

Số loài

Tỷ lệ %

1

Làng xóm, làng bản, vườn (vu)

44

53,66

2

Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) ( R )

32

39,02

3

Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ ( Đ, NĐ )

22

26,83

4

Ven suối ( Vs)

2

2,44

Tổng cộng:

100

121,95

Tổng số được phát hiện

82

Chú thích: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau

Qua Bảng 4.6 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau:

Đối với môi trường ở các làng xóm, làng bản và vườn có số lượng cây thuốc nhiều nhất với 44/82 loài, chiếm 53,66% so với tổng số loài điều tra được, trong đó phải kể đến một số loài sống ở rừng được bà con sử dụng nhiều như: Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr (1. Khau bẻo) được bà con dân tộc Nùng sử dựng để chữa viêm họng; Chanh - Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle (2. Mác chanh) được dân tộc Tày sử dụng điều trị hen; loài Cà độc dược - Datura metel L. (1. Mác trẻ phạ) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị đau răng... Điều này cũng

được minh chứng qua nghiên cứu của tác giả Quàng Văn Kiêm (2019) khi điều tra về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [22] cũng cho thấy môi trường sống ở vườn chiếm số lượng nhiều nhất với 59 loài chiếm 57,84% so với tổng số loài.

Như vây, có thể thấy người dân ở KVNC đã từng bước có những biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cho tương lai.

Đứng thứ hai là các loài cây thuốc có ở môi trường rừng với 32/82 loài và chiếm tỷ lệ 39,02% so với tổng số loài điều tra được. Có thể kể đến một số loài như: Cây si - Ficus benjamina L. (1,2. Mạy rày) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh khớp và làm thuốc bổ, ngoài cộng đồng dân tộc Tày còn dùng để điều trị đau lưng và đau khớp; Lá vông - Erythrina variegata L. (1. Mạy toong) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị dạ dày và hạ huyết ap; Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte (1. Trầm hương) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị tiêu chảy…

Đứng thứ ba là những loài cây thuốc phân bố ở khu vực đồi trọc, trảng cỏ với 22/82 loài, chiếm 26,83% so với tổng số loài, trong đó một số loài được các cộng đồng sử dụng để làm thuốc như: Cây khế - Averrhoa bilimbi L. (1. Mác phường) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh dị ứng và ốm sốt; loài Rau ngót - Sauropus androgynus (L.) Merr (1. Phắc ràu) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh vô sinh ở nam giới và táo bón…

Thấp nhất là những cây thuốc phân bố ở những khu ven sông ven suối chỉ có 2 loài, chiếm 2,24% so với tổng số loài đó là 2 loài: Ráy túi - Alocasia cucullata (Lour.) Schott (2. Pục) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị bỏng; Nhân trần - Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze (1,2. Booc sinh) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để làm thuốc giải nhiệt bên cạnh đó cộng đồng dân tộc tày còn sử dụng làm thuốc điều trị ho gió.

Nhìn chung, đánh giá về nơi sống của từng loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày, Dao ở khu vực

nghiên cứu là một việc rất quan trọng, điều này có ý nghĩa trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.

4.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu.

Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019, tôi tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và kết quả được thể hiện Bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Vân

Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Tt

Tên phổ thông

Tên khoa học

Thuộc họ

Cấp quy định

SĐVN 2007

06/NĐ

-CP

DLĐCTVN 2006

1

Lan kim tuyến

Anoectochilus setaceus Blume

Orchidaceae - Họ lan

EN

IA

2

Bình vôi

Stephania rotunda

Lour

Menispermaceae- Họ tiết dê

IIA

3

Hoàng tinh hoa trắng

Disporopsis longifolia Craib

Convallariaceae - Họ mạch môn đông

IIA

4

Bảy lá một hoa

Paris chinensis Franch

Trilliaceae - Họ trọng lâu

IIA

EN

5

Hà thủ ô đỏ

Fallopia multiflora

(Thunb.) Haraldson

Polygonaceae - Họ rau răm

VU

EN

6

Giảo cổ lam

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

Cucurbitaceae - Họ bầu bí

EN

VU

7

Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria

Lour

Tiết dê - Menispermaceae

IIA

8

Cốt toái bổ

Drynaria fortunei

(Kuntze ex Mett.) J.Sm.

Dương xỉ - Polypodiaceae

EN

IIA

EN

Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ; DLĐCTVN: Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable; EN: Nguy cấp - Endangered; IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy có 8 loài cây thuốc đang thuộc diện cần bảo tồn, chiếm 9,76% so với tổng số loài điều tra được, thuộc 8 họ và 8 chi được cộng đồng dân Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sử dụng chữa bệnh. Cụ thể:

Số loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là 6 loài, trong đó có 1 loài ở mức IA - Nghiêm cấm khai thác sử dụng đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được cộng đồng dân tộc Nùng ở KVNC sử dụng để chữa bệnh tim và bệnh máu trắng. Ở mức IIA - Hạn chế khai thác sử dụng có 5 loài như: Bình vôi - Stephania rotunda Lour; Hoàng tinh hoa trắng

- Disporopsis longifolia Craib; Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch; Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour; Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm chiếm 75,00% tổng số loài thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC.

Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 4 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ đang nguy cấp (EN) chiếm 37,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume, Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makin và; Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm. Có 1 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU) chiếm 12,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là các loài: Hà thổ ô đỏ

- Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson.

Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) có 4 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ nguy cấp (EN) chiếm 37,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và có 1 loài thuộc mức đang nguy cấp (VU) đó là Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.

Ngoài ra, trong số 8 loài cây thuốc này có 1 loài là: Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm. được ghi nhận ở cả 3 nguồn tài liệu bảo tồn là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006). Vì vậy, cần có biện

pháp sử dụng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc này để phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực nghiên cứu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

4.3. Vốn tri thức trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình.

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC.

Stt

Bộ phận sử dụng

Nùng

Tày

Dao

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số Lượng

Tỷ lệ %

1

Cả cây

25

43,86

9

39,13

10

76,92

2

11

19,30

5

21,74

0

0,00

3

Rễ

11

19,30

2

8,70

2

15,38

4

Vỏ

7

12,28

2

8,70

1

7,69

5

Củ

6

10,53

3

13,04

0

0,00

6

Thân

2

3,51

0

0,00

0

0,00

7

Hoa

2

3,51

1

4,35

0

0,00

8

Quả

0

0,00

1

4,35

0,00

Tổng số

64

112,28

23

100,00

13

100,00

Tổng số phát hiện

theo mỗi dt

57

23

13

Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc

Kết quả thống kê ở Bảng 4.8 cho thấy việc sử dụng bộ phận loài cây làm thuốc của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao rất phong phú với 8 bộ phận được sử dụng. Trong đó bộ phận cả cây, lá, rễ được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:

- Bộ phận sử dụng cả cây: Đây là bộ phận được cả 3 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Nùng có số lượng nhiều nhất với 25/57 loài, chiếm 43,86% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, bên cạnh đó dân tộc Tày và Dao đều biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 9/23 (39,13%) và 10/13 loài (76,92%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao. Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: cây Si- Ficus benjamina L. (1,2. Mạy rày) được làm thuốc bổ chữa xương khớp, ngoài ra cộng đồng dân tộc Tày cũng dùng để điều trị bệnh xương khớp về đau lưng; Ngũ gia bì chân chim - Schefflera heptaphylla (L.) Frodin (1,2. Mác tọc tẹc) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc điều trị bệnh xương khớp, thần kinh tọa, bên cạnh đó thì cộng đồng dân tộc Tày cũng sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về chấn thương; Thôi ba - Alangium chinense (Lour.) Harms (1. Mạy đa) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị viêm họng…

- Đối với bộ phận lá: Dân tộc Nùng biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 11/57 loài, chiếm 19,30% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, còn dân tộc Tày có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 5/23 loài (chiếm 21,74%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày, còn cộng đồng dân tộc Dao chưa phát hiện sử dụng bộ phận lá làm thuốc. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: Cây khế - Averrhoa bilimbi L. (1. Mác phường) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị ốm sốt và dị ứng; Cánh kiến - Mallotus philippinesis (Lamk.) Muell.-Arg (1. Rùng hao) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị

rắn cắn; Ổi - Psidium guajava L. (2. Mác ội) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị bệnh kiết lị…

- Đối với bộ phận rễ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 11/57 loài (chiếm 19,30% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng), cộng đồng dân tộc Tày và Dao biết sử dụng lần lượt là 2/23 và 2/13 loài cây thuốc (chiếm 8,70% và 15,38% so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao) và có thể kể đến một số loài như: Nhãn - Dimocarpus longan Lour (1. Mác nhàn) cộng đồng dân tộc sử dụng loài này để điều trị ốm sốt; Sau sau - Liquidambar formosana Hance (1. Sau phia) cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị thần kinh tọa và ngoài ra còn sử dụng để điều trị thận; Cỏ xước - Achyranthes aspera L (2. Cỏ xước) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng ngâm rượu làm thuốc bổ…

Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Nùng và Dao ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

4.3.2. Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình

Thông qua quá trình điều tra thu thập những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh, tôi nhận thấy rằng cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao đều có những kiến thức sử dụng cây thuốc rất đa dạng và phong phú và mang tính gia truyền trong điều trị các nhóm bệnh khác nhau. Kết quả đó được thể hiện ở Bảng 4.9 và Hình 4.2 dưới đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022