Công Tác Tuyển Dụng, Bố Trí, Sử Dụng Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số


chức đã được hoàn thiện và ban hành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra. Số lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở mỗi năm một tăng thêm với sự tham gia của nhiều lượt học viên. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã cơ bản đáp ứng và bám sát được yêu cầu vị trí công việc của cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước được nâng cao. Hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ, trên cơ sở đăng ký nhu cầu bồi dưỡng của UBND các huyện, thành phố, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh, các Sở, ngành có liên quan đến từng chức danh cán bộ để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Với cách làm chủ động, tích cực, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS có những kết quả tích cực.

Về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, giai đoạn 2010-2016 chủ yếu đào tạo về lý luận chính trị, mở các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm và đào tạo sau đại học. Tổng số cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng là 81.607 lượt người, trong đó: Trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên 3.419 lượt người, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 1.152 người, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức cấp phòng là 159 người, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức 1.596 lượt người, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và kỹ năng nghiệp vụ 24.775 lượt người, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 14.133 lượt người, bồi dưỡng tập huấn khác 37.624 lượt người. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được đào tạo trình độ thạc sĩ, chuyên khoa I trong 5 năm là 157 người, đi đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II là 08 người, Tỉnh đã hỗ trợ quá trình học tập thực tế cho 165 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS [139, tr.5-6].

Về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Đã có những bước đổi mới theo hướng chủ động, tích cực trong xây dựng được kế hoạch, đề ra các mục tiêu, yêu cầu cụ thể, lựa chọn đối tượng và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định. Qua 5 năm, Tỉnh đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 207 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó người


DTTS là 60 người, chiếm tỷ lệ 29%. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tập trung vào đào tạo ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực, chính sách công và dịch vụ công. Đặc biệt, hai năm 2013-2014, Tỉnh phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Nam Luzon, Philippines tổ chức khóa đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho cán bộ, công chức của tỉnh (trong đó có 18/57 cán bộ, công chức là người DTTS, chiếm tỷ lệ 31,57%).

Đối với cán bộ, công chức cấp xã người DTTS, từ năm 2011 đến năm 2016, Tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng 4.826 lượt người từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đã tổ chức đào tạo trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng tập huấn khác cho 11.314 lượt người từ nguồn kinh phí UBND tỉnh giao [139, tr.1-6].

Là tỉnh miền núi, biên giới, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đội ngũ cán bộ có sự phát triển về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp, lựa chọn hình thức phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ người DTTS. Theo đó, tỉnh chủ trương để các trường: Chính trị tỉnh, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm tỉnh liên kết với một số trường đại học, mở các lớp đào tạo đại học chuyên ngành gắn với đào tạo trung cấp lý luận chính trị để đào tạo cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn theo địa chỉ sử dụng. Cán bộ DTTS là 1 trong 5 đối tượng được ưu tiên. Ðồng thời với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương chức, tỉnh luôn chú trọng chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ dự nguồn, bám sát quy hoạch, nhu cầu sử dụng cán bộ, chú trọng đào tạo cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tỉnh cũng chú ý các chương trình tập huấn nghiệp vụ công tác đảng, công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền và tăng cường củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cấp trong hệ thống chính trị, giữa cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, bám sát các văn bản của Nhà nước, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 29-12-2011

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


Về quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020. Ngoài ra, các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực được tỉnh chỉ đạo lồng ghép vào điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xác định là một trong 4 chương trình trọng điểm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII và là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 13

Nhấn mạnh ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ DTTS trong tình hình nhiều cán bộ DTTS có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Lai Châu đã có những hỗ trợ riêng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt với đối tượng cán bộ DTTS. Tổng số vốn được bố trí trong giai đoạn 2011- 2015 là 473.605 triệu đồng, trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực là 135.160 triệu đồng; kinh phí đầu tư các cơ sở đào tạo là 326.597 triệu đồng; kinh phí khác liên quan đến công tác nâng cao chất lượng nhân sự là 11.848 triệu đồng (gồm kinh phí phát triển chương trình dạy nghề, giáo trình dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, mua sắm thiết bị dạy nghề,...) [202, tr.9].

Nhờ sự phối hợp tích cực, hiệu quả với nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương và các địa phương lân cận, sự chủ động, tích cực của các đơn vị trong tỉnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Lai Châu có sự chuyến biến mạnh mẽ. Hiệu quả từ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh. Trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2015 đều tăng so với năm 2011.

Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, cụ thể hoá những chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Văn bản số 4269/UBND-NC ngày 04/11/2013 về việc tập trung thực hiện một số nội dung để đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 18/9/2014 về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn, giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;... Đồng


thời, chỉ đạo Sở Nội vụ với vai trò tham mưu phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thường xuyên rà soát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hằng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trình UBND tỉnh phê duyệt hằng năm, sau đó giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.

Cũng trong giai đoạn 2010-2016, tỉnh Lào Cai tập trung các nguồn lực đào tạo cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị nhằm đạt tiêu chí 18 về xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào nhu cầu, đề xuất của UBND các huyện, thành phố. Sở Nội vụ là đầu mối tổng hợp, thẩm định kế hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn (trình độ sơ cấp, trung cấp) và kinh phí thực hiện cho UBND các huyện, thành phố để tổ chức mở lớp ngay tại các địa phương. Tỉnh còn triển khai thực hiện các Chương trình, tài liệu bồi dưỡng do Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành, giao cho Sở Nội vụ tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo từng chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Những định hướng, quy định từ các đề án, văn bản trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai có tác động trực tiếp tới hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh Lào Cai còn được sự định hướng và tạo điều kiện từ những đề án riêng. Tiêu biểu là Đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015 với trọng tâm là Đề án thành phần Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2016 đạt được như sau: Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho 1.861/2.188 lượt người. Trong đó: đào tạo cán bộ, công chức DTTS cấp xã là 853 người (sơ cấp 202 người; trung cấp 391 người; cao đẳng 60 người; đại học 200 người); viên chức DTTS cấp huyện, tỉnh: 616 người (chủ yếu viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, Y tế). Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho


9.360 lượt người. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch cho 213 cán bộ, công chức DTTS. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý 173 người. Đào tạo về lý luận chính trị đạt tiêu chuẩn chức danh cho 920 người. Trong đó sơ cấp 470 người; trung cấp 340 người; cao cấp 110 người. Đào tạo tin học 916 người [172, tr.12].

Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ 2010-2015 cũng luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ gắn với quy hoạch cán bộ. Nhiều chính sách đã được Tỉnh ban hành, điển hình là Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2016. Trong đó có những điều chỉnh so với chính sách áp dụng từ năm 2008 (theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái Về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái). Theo đó, cán bộ là DTTS của tỉnh được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo chuyên môn về y tế hoặc các loại hình đào tạo khác được hỗ trợ thêm một lần bằng 5% mức hỗ trợ đào tạo tương ứng so với những mức hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức khác (từ nguồn kinh phí của địa phương). Cụ thể:

Trong lĩnh vực y tế: Tiến sĩ, chuyên khoa II: 140 triệu đồng/người. Thạc sĩ, chuyên khoa I: 85 triệu đồng/người. Chuyên khoa định hướng (sơ bộ); kỹ thuật y học chuyên sâu, chuyển giao gói kỹ thuật, đào tạo lại thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên được hỗ trợ 100% học phí (hoặc chi phí đào tạo) theo mức thu của cơ sở đào tạo và được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại bằng 1,5 triệu đồng/người/tháng học trong thời gian đào tạo thực tế theo quy định. Bác sỹ theo hợp đồng hệ chính quy liên kết theo địa chỉ sử dụng được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo theo hợp đồng với cơ sở đào tạo (không gồm học phí) trong thời gian đào tạo thực tế theo quy định.

Ngoài ra, nếu về công tác từ 05 năm trở lên tại các cơ quan y tế nhà nước thuộc huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải hoặc công tác trong các chuyên


khoa Lao, Phong, Tâm thần, Ung bướu, Pháp y, Truyền nhiễm tuyến tỉnh, tuyến huyện, các đối tượng sẽ được hỗ trợ thêm 70 triệu đồng/người.

Các lĩnh vực khác: Mức hỗ trợ một lần đối với tiến sĩ: 100 triệu đồng/người; thạc sĩ: 70 triệu đồng/người.

Sinh viên DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh đi học đại học tại các cơ sở đào tạo công lập trong và ngoài tỉnh, được hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng đối với học trong tỉnh; 500.000 đồng/người/tháng đối với học ngoài tỉnh. Thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Học sinh DTTS học THPT và bổ túc THPT tại huyện Trạm Tấu, Mù

Cang Chải được hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế theo quy định, nhưng không quá 09 tháng/năm học.

Dù điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng Yên Bái vẫn ưu tiên dành nguồn kinh phí tự chủ 2,074 tỷ đồng hỗ trợ cho 423 lượt người cán bộ DTTS cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (giai đoạn 2008-2013) [76]. Trong 3 năm 2014-2016, UBND tỉnh dành nguồn kinh phí 89, 921 tỷ đồng cho chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên DTTS của tỉnh [107, tr.3].

Tiếp đó, năm 2013, Tỉnh ủy đã xây dựng Đề án Đào tạo cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu đào tạo 500 cán bộ chủ chốt cấp xã, trong đó, có nhiều cán bộ DTTS. Trên cơ sở Đề án, Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát thống kê số lượng, chất lượng cán bộ công chức cấp xã; số lượng, chất lượng giảng viên ở các cơ sở đào tạo; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là DTTS ở cấp xã. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình mở các lớp, quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Với sự chủ động và vai trò tham gia tích cực của các cơ quan, sở ngành, chỉ riêng 2 năm (2014-2015), tỉnh Yên Bái mở 8 lớp, đào tạo 534 người, trong


đó có 292 người là DTTS (chiếm gần 55%); bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho 4.881 lượt người, trong đó có 1.464 người là cán bộ, công chức, viên chức người DTTS (chiếm gần 30%) [67, tr.42-43].

Trong hoạt động đào tạo cử tuyển, tỉnh Yên Bái từ năm 2010 đến 2015 đã xét cử tuyển được 627 chỉ tiêu đối tượng học sinh người DTTS tại các xã đặc biệt khó khăn vào học các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2010 đến 2015 Yên Bái có tổng số 209 đối tượng nguồn nhân lực là sinh viên DTTS cử tuyển đã tốt nghiệp, trong đó đại học 119, cao đẳng 59, trung học chuyên nghiệp 31. Trong đó tỉnh đã phân công công tác, bố trí việc làm được 130 đối tượng [190, tr.12, 23 ].

Việc bố trí ngân sách cho đào tạo cử tuyển luôn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu kinh phí theo quy định. Tổng kinh phí dành cho đào tạo cử tuyển là 13.815.533.000 đồng, tăng dần qua các năm: năm 2008 là 2.073.702.000 đồng, năm 2009 là 2.009.093.000 đồng, năm 2010 là 2.490.298.000 đồng,

năm 2011 là 3.064.000.000 đồng, năm 2012 là 4.178.533.000 đồng [175].

Như vậy, với cách làm chủ động, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra. Số lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở mỗi năm đều tăng thêm với sự tham gia của nhiều lượt học viên. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã cơ bản đáp ứng và bám sát được yêu cầu vị trí công việc. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước được nâng cao, học viên sau khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng đã vận dụng kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả, tham mưu, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao tốt hơn so với trước khi đào tạo, bồi dưỡng; năng lực, kỹ năng tác nghiệp của cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS của các Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc còn gặp một số tồn tại, khó khăn. Kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nhiều tỉnh mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thực tiễn. Việc phân bổ kinh phí chưa kịp thời làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai kế hoạch, tổ chức các lớp.


Mặc dù luôn chú trọng đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã lạc hậu với yêu cầu của thực tiễn, nhiều căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực nhưng các bộ tài liệu vẫn chưa được hiệu chỉnh, ban hành lại.

3.3.3. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số

Tại tỉnh Hoà Bình, ngày 04-6-2012, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Trong đó nhấn mạnh giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; đề xuất chính sách ưu đãi việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người DTTS ở các ngành, các địa phương; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ tại địa phương [193, tr.3].

Trên cơ sở định hướng chung của tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình qua từng năm đều ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức. Trong đó, đồng bào DTTS là một trong những đối tượng được ưu tiên, với mức điểm cộng là 10 điểm tại vòng thi thứ 2.

Tại Điện Biên, ngày 22-7-2012, HĐND tỉnh ban bành Nghị quyết số 295/2012/NQ-HĐND “Nghị quyết Ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Quyết định này mặc dù không đưa ra ưu tiên riêng với đội ngũ cán bộ DTTS, tuy nhiên những chế độ cũng có ý nghĩa khuyến khích đồng bào DTTS có thể trở về địa phương công tác. Cụ thể, với cam kết phục vụ công tác ít nhất 10 năm, thì được hưởng chế độ thu hút của tỉnh như sau: Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp I và tương đương: Mức thu hút bằng 40 lần mức lương tối thiểu/người. Bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II và tương đương: Mức thu hút bằng 50 lần mức lương tối thiểu/người. Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ nội trú trở lên: Mức thu hút bằng 60 lần mức lương tối thiểu/người [95, tr.2].

Tại tỉnh Lai Châu, ngày 28-8-2013, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu. Theo đó, việc tuyển dụng công chức cấp xã được thực hiện một năm một kỳ vào tháng 11 hằng năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023