Cán Bộ , Công Chức Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Và Nguồn Cán Bộ,


tế, sự ổn định an ninh chính trị - tiền đề cho sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên, được quyết định bởi một phần nỗ lực của cộng đồng các DTTS.

Xây dựng, phát huy được vai trò của cộng đồng người DTTS ở Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh là nhân tố mang lại sự ổn định, phát triển vững bền của vùng đất phên dậu của Tổ quốc. Bởi vậy, tạo nguồn CB, CC người DTTS không chỉ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt của các xã, mà nó còn là vấn đề có tính chiến lược dài lâu cho vùng đất đa dân tộc này.

1.1.2. Cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số và nguồn cán bộ,

công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

1.1.2.1. Cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

* Khái niệm

- Cán bộ, công chức xã

Theo Luật Cán bộ, công chức (2008):

Cán bộ xã là người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị

- xã hội. Họ bao gồm những người giữ các chức vụ: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã; Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xã; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam xã; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam xã.

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 7

Công chức xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm 7 chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý, và họ bao gồm cả CB, CC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã [91].

- Dân tộc thiểu số và cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Có hai quan niệm về DTTS: một là, những dân tộc có số dân dưới 10.000 người; hai là, tất cả các dân tộc, trừ dân tộc Việt (Kinh). Hiện trên văn bản của


Đảng và Nhà nước, khái niệm DTTS được hiểu theo nghĩa thứ hai. Như vậy trong 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam, trừ người Kinh ra, 53 dân tộc còn lại đều là DTTS. Quá trình kết hôn, hòa huyết giữa các dân tộc hiện nay khá phổ biến, nên luật pháp Việt Nam quy định việc xác định thành phần dân tộc của một người gắn liền với nguồn gốc xuất thân của bố hoặc mẹ, và do họ tự quyết định. Tuy nhiều DTTS mang truyền thống mẫu hệ, nhưng nhiều con lai giữa mẹ là người Kinh và bố là người DTTS vẫn có thể mang thành phần dân tộc là DTTS. Như vậy, thành phần DTTS của một công dân Việt Nam không nhất thiết phải thuần chủng.

Từ các khái niệm CB, CC xã và DTTS, có thể xác định:

Cán bộ xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là những người dân tộc thiểu số được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị các xã ở Tây Nguyên, bao gồm: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là những người dân tộc thiểu số được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân các xã ở Tây Nguyên, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.

* Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở

các tỉnh Tây Nguyên

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ, số CB, CC cấp xã loại 1 bố trí không quá 25 người, loại 2 không quá 23 người và loại 3 không quá 21 người. Đội ngũ CB, CC xã hiện nay được sắp xếp đủ về số lượng, đảm bảo 11 chức danh cán bộ và 7 chức danh công chức, nhưng tính ổn


định thấp và chất lượng không đồng đều. Cán bộ chịu sự quy định của nhiệm kỳ, của độ tuổi làm việc, của chủ trương luân chuyển, điều động... nên luôn có sự biến động, phải thường xuyên sắp xếp, bố trí lại đội ngũ. Tính chất công việc của công chức ổn định hơn, nhưng những người nằm trong quy hoạch nguồn cán bộ vẫn có sự thay đổi vị trí khi thực hiện luân chuyển hoặc bổ nhiệm giữa nhiệm kỳ. Yêu cầu về chuẩn trình độ đối với các chức danh CB, CC khác nhau nên chất lượng công tác của mỗi người cũng khác nhau...

Ngoài ra, đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên còn có đặc điểm riêng:

- Đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có số lượng tương đối lớn, nhiều nơi có cơ cấu tương ứng với thành phần và số lượng dân cư các DTTS trên địa bàn.

Trong tổng số CB, CC cơ sở 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, CB, CC người DTTS chiếm 26,8%. Giữa hai loại chức danh, tỷ lệ giữa cán bộ và công chức người DTTS tương ứng khoảng 6/4 (cán bộ DTTS chiếm 33,87% tổng số cán bộ và công chức DTTS chiếm 21,3% tổng số công chức) [103]. Ở các xã, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS, tỷ lệ CB, CC người DTTS cao hơn rất nhiều, có nơi chiếm trên 90%. Có nơi chỉ chủ tịch UBND hoặc bí thư đảng ủy xã là người Kinh được huyện bố trí tăng cường, luân chuyển về, số CB, CC còn lại đều là người DTTS. Tỷ lệ CB, CC xã người DTTS nói chung tỷ lệ thuận với thành phần và tỷ lệ số dân DTTS trên địa bàn. Nơi nào tỷ lệ DTTS tại chỗ cao thì tỷ lệ CB, CC người DTTS tại chỗ cao, và ngược lại. Nhiều xã có đông đồng bào DTTS vào phía Bắc di cư vào, nhất là đã định cư trên 10 năm, thì tỷ lệ CB, CC người DTTS phía Bắc khá cao. Tuy nhiên, một số DTTS với số dân ít hiện chưa có người nằm trong đội ngũ CB, CC xã. Đặc điểm này là lưu ý quan trọng, để các cấp chủ thể trong xây dựng cơ cấu nguồn chú ý đến quy hoạch nguồn gắn với tình hình cụ thể của các DTTS từng địa bàn khác nhau.

- Trình độ, năng lực CB, CC xã người DTTS đang từng bước nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn CB,CC xã vùng miền núi theo quy định, nhưng đang thể hiện sự bất cập đối với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị mới.


Nếu tính theo Quy định tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Nội vụ đối với CB, CC xã vùng miền núi thì tỷ lệ CB, CC xã người DTTS đạt chuẩn rất cao, nhiều địa phương đạt trên 80-90%. Nhiều chức danh cán bộ chủ chốt (bí thư, chủ tịch xã) và công chức người DTTS vượt chuẩn, đạt trình độ đại học chuyên môn, cao cấp lý luận chính trị. Chỉ một số ít chức danh cán bộ khối đoàn thể học vấn thấp, không có bằng cấp chuyên môn, nhưng cũng thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị ngày càng phức tạp, trình độ “chuẩn” của CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên không bắt kịp được yêu cầu, nên chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở không cao. Hàng năm, các cấp ủy huyện chỉ đạo đánh giá chất lượng CB, CC cơ sở, số đạt loại trung bình rơi nhiều vào nhóm người DTTS. Vì vậy, việc cụ thể hóa tiêu chuẩn CB, CC và nguồn CB, CC xã người DTTS sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, làm cơ sở để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ này đang được đặt ra.

- CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên mang đậm nét tâm lý, văn hóa truyền thống, gắn bó và có uy tín với cộng đồng, nhưng vẫn còn bị tác động bởi những tập quán lạc hậu, tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

CB, CC xã người DTTS tuy được Đảng, Nhà nước đầu tư tạo nguồn từ rất sớm, có điều kiện học tập, mở rộng giao lưu với các dân tộc, vùng miền khác nhau, nhưng do tác động của phong tục, tập quán lâu đời của các cộng đồng DTTS, lại sống và tiếp tục công tác trên địa bàn dân tộc mình cư trú, nên họ vẫn mang trong mình đặc điểm tâm lý, văn hóa của cộng đồng. Đặc biệt, với thói quen sống dựa vào cộng đồng, vào môi trường tự nhiên, người DTTS khi trở thành CB, CC vẫn không thoát khỏi tâm lý trông chờ, ỷ lại vào tổ chức, vào chính sách của Đảng, Nhà nước đối với mình. Đây là lực cản cần được khắc phục trong quá trình tạo nguồn CB, CC.

CB, CC xã người DTTS có lối sống giản dị, trung thực, nói luôn đi đôi với làm, gần gũi và uy tín đối với quần chúng người DTTS. Họ có khả năng chịu đựng áp lực công việc lớn, điều kiện sống và làm việc không thuận lợi, ít đòi hỏi quyền lợi, ít tranh đua chức vụ. Họ trọng tình hơn trọng lý, quan tâm đến mọi người. Tuy nhiên, lề lối, phong cách làm việc của họ thường thiếu tính kỷ luật, xuề xòa, đại khái. Họ dễ


dàng rời vị trí công tác giữa chừng vì một mối quan tâm khác: gia đình có sự kiện, bạn bè nơi khác đến thăm, thậm chí không làm cán bộ nữa vì gia đình bắt về lấy chồng, hay vợ không cho đi làm... Điều đó đòi hỏi trong quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, cần chú ý động viên khắc phục khó khăn, tăng cường khâu rèn luyện tính tổ chức kỷ luật của nguồn để đảm bảo chất lượng cho đội ngũ CB, CC về sau.

- CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên công tác trên địa bàn phức tạp,

chịu nhiều sức ép từ nhiều phía, nên nguy cơ sai lầm cao.

Với vị trí mang tầm chiến lược về an ninh, quốc phòng, CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên chịu nhiều tác động chống phá, đe dọa, lôi kéo của các thế lực thù địch, nếu không giữ được bản lĩnh chính trị sẽ giảm sút ý chí chiến đấu, dẫn đến che giấu đối tượng, che giấu âm mưu thủ đoạn của các cá nhân, tổ chức phản động trên địa bàn, thậm chí tiếp tay cho bọn phản động tổ chức đồng bào DTTS đi biểu tình chống phá chính quyền. Với lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế của Tây Nguyên, nhiều vấn đề mâu thuẫn xã hội liên quan đến đất đai, khoáng sản, rừng, mặt nước nảy sinh giữa đồng bào DTTS với đồng bào Kinh, với chính quyền, với doanh nghiệp, nông, lâm trường... CB, CC xã người DTTS có lợi ích gắn bó với lợi ích gia đình, dòng tộc, nếu thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức sẽ lúng túng, xử lý tình huống mang tính cảm tính, sai nguyên tắc; thậm chí nếu thiếu đạo đức cách mạng, thoái hóa biến chất sẽ lợi dụng chính sách của Đảng, Chính phủ mà tư lợi, tham nhũng.

Xác định rõ tính đặc thù của đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, sẽ là cơ sở để các cấp ủy đảng dự báo, định hướng cơ cấu, tiêu chuẩn nguồn, kế hoạch tạo nguồn CB, CC, cũng như chuẩn bị điều kiện, phương tiện hỗ trợ đội ngũ này thực hiện nhiệm vụ trong tương lai.

* Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các

tỉnh Tây Nguyên

Vai trò của CB, CC xã người DTTS gắn liền với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ của mỗi người trong HTCT xã, trong cộng đồng DTTS, trên địa bàn dân cư họ sinh sống.


CB, CC xã người DTTS là người góp phần xây dựng và trực tiếp tổ chức cho nhân dân, nhất là đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở xã. Sinh ra, lớn lên từ cộng đồng các DTTS, hơn ai hết, CB, CC xã người DTTS thấu hiểu đặc điểm tình hình vùng miền, phong tục, tập quán, tâm tư, nguyện vọng, thế mạnh và cả điểm yếu của đồng bào DTTS. Vì vậy, họ có thể đóng góp nhiều ý kiến vào cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên trong xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; là người đi đầu trong tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào DTTS đoàn kết, đồng lòng thực hiện chủ trương, chính sách đó. Đồng thời, họ dễ dàng mang tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của đồng bào đóng góp cho Đảng, Nhà nước để điều chỉnh quá trình xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách ngày một tốt hơn.

CB, CC xã người DTTS là người có ảnh hưởng quan trọng, tích cực đối với cộng đồng DTTS. Trong công tác, CB, CC xã người DTTS là người lãnh đạo, quản lý, khi về với cuộc sống gia đình, với khu dân cư, họ là những người có uy tín trong gia đình và cộng đồng. Tiếng nói của họ có sức thuyết phục, hành động của họ có thể lôi cuốn. Bởi vậy, trong các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới... sự đi đầu gương mẫu của họ là tấm gương cho cả cộng đồng noi theo. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp sản xuất kinh doanh mới, lối sống tuân thủ pháp luật, ý thức cầu thị, tự vươn lên... được lan tỏa trong đời sống cộng đồng DTTS chính nhờ một phần lớn từ đội ngũ CB, CC này.

Ở không ít thôn, buôn người DTTS chiếm gần như 100% dân số, CB, CC xã người DTTS là lực lượng phá vỡ lối sống khép kín của đồng bào. Với kinh nghiệm công tác, với tầm nhận thức cao hơn, nhất là có uy tín trong cộng đồng, CB, CC người DTTS rất có ưu thế khi tiếp cận, giải thích và vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục, xóa bỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền, tình trạng dễ bị kích động bởi những yếu tố cực đoan xuất hiện nhất thời, bị kẻ xấu kích động dẫn đến chống phá, gây rối, vi phạm pháp luật.


CB, CC người DTTS tạo nên sự cân bằng, hài hòa về chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở. Khi so sánh với CB, CC người Kinh, có lúc người DTTS còn hạn chế về một số mặt như năng lực lãnh đạo toàn diện, khả năng quản lý kinh tế, nhưng họ lại có thế mạnh của công tác văn hóa - xã hội, công tác tuyên giáo, dân vận... Nơi nào bố trí CB, CC người DTTS với những chức danh phù hợp với thế mạnh của họ, nơi ấy hoạt động của HTCT thuận lợi và có hiệu quả.

Nhận thức được vai trò, sự đóng góp rất hiệu quả của đội ngũ CB, CC người DTTS để cố gắng chuẩn bị nguồn cho việc đảm bảo một tỷ lệ CB, CC người DTTS tương ứng với tỷ lệ dân số và thành phần các DTTS trên địa bàn.

1.1.2.2. Nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh

Tây Nguyên

* Khái niệm

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Nguồn: dt. Nơi phát sinh, tạo ra hoặc

cung cấp cái gì” [154, tr.1215]

Trong công tác cán bộ, khi bố trí, bổ nhiệm một người vào chức danh lãnh đạo, quản lý, cơ quan quản lý cán bộ phải tìm kiếm, phát hiện, lựa chọn từ một nhóm người nhất định có những điểm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Nhóm người đó thường được gọi với các tên khác nhau, như “cán bộ dự bị” [29, tr.414], [30, tr.132], hay “nguồn cán bộ” [31, tr.735], [32, tr.43], [37].

Tác giả Lô Quốc Toản xác định khái niệm “nguồn‹ trong nguồn cán bộ DTTS là “nơi có thể cung cấp nhân lực, cung cấp con người thuộc các dân tộc thiểu số, có đủ những khả năng, điều kiện và năng lực để đào tạo trở thành cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạnng‹[107, tr.13-14].

Vì CB, CC được bầu cử và tuyển dụng vào các chức danh theo quy định (của Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định cụ thể của từng cấp, từng loại tổ chức trong HTCT), nên nguồn CB, CC là một đội ngũ những người đáp ứng những yêu cầu cho việc sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ CB, CC của HTCT các cấp. Khi quan niệm nguồn CB, CC là một đội ngũ, thì đó là một lực lượng có tổ chức, được xây dựng có chủ đích, phải nằm trong dự kiến, định hướng quy hoạch


hoặc trong quy hoạch của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức quần chúng trong HTCT, theo những yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện nhất định, nói chung phải có trình độ, năng lực, phẩm chất tiệm cận với những tiêu chuẩn của mỗi chức danh CB, CC mà nguồn được dự kiến, quy hoạch.

Với cách tiếp cận đó, có thể quan niệm:

Nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên là đội ngũ những người dân tộc thiểu số được phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, bảo đảm sẵn sàng cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh cán bộ, công chức xã trên địa bàn Tây Nguyên.

* Phân loại nguồn cán bộ, công chức xã

Có nhiều cách phân loại nguồn CB, CC khác nhau, mang tính tương đối, tùy theo góc độ tiếp cận và mục tiêu cụ thể của chủ thể phân loại. Chẳng hạn, trong Quân đội nhân dân Việt Nam, nguồn để đưa vào đào tạo cán bộ quân đội gồm hai loại: nguồn cơ bản và nguồn kế tiếp.

Nguồn cơ bản bao gồm những quân nhân chưa là cán bộ (quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, chiến sỹ); sinh viên, học sinh trung học phổ thông được lựa chọn để đào tạo thành cán bộ. Nguồn kế tiếp là những người đã là cán bộ được phong quân hàm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp được lựa chọn để đào tạo, bổ nhiệm và các chức vụ cao hơn [153, tr.344].

Trong Văn kiện Đại hội lần thứ V của Đảng, có hai loại nguồn cán bộ được nhấn mạnh. Nguồn chính để đào tạo ngay thành cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ đã qua thực tiễn công tác và có triển vọng; nguồn xa hơn được dùng với cụm từ nguồn dự trữ rộng rãi, là những người được lựa chọn từ ngay trong trường học:

Đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nguồn đào tạo chính là từ cán bộ đã qua thực tiễn công tác, sản xuất, chiến đấu từ cơ sở lên, từ trong phong trào và công tác thực tế của từng ngành mà lựa chọn những người có triển vọng để đưa đi bồi dưỡng, đào tạo. Nhìn một cách xa hơn, phải tạo ra một nguồn dự trữ rộng rãi ngay từ khi tuyển sinh vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022