Những Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Đắk Lắk


phong kiến Việt Nam đã rất chú trọng đến các dân tộc thiểu số, từng bước xây dựng chính sách dân tộc tương ứng với các điều kiện lịch sử và yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề dân tộc được đặt ra giải quyết ban đầu là ở khu vực lãnh thổ rồi đến phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bài học về giải quyết vấn đề dân tộc trong tổng thể các chính sách về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” của Trương Minh Dục [41] đã trình bày vấn đề dân tộc, đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cuốn sách: “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới” của Trương Minh Dục [42] đã tổng kết quá trình vận dụng chính sách dân tộc của Đảng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt, là vấn đề xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Luận án của Lương Hữu Nam với đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [73], đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên; đưa ra quan niệm về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên và đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên.

Luận án của Nguyễn Thanh Thủy “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” [143] đã tập trung giải quyết tư tưởng chủ đạo của Đảng


Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc. Nội dung chủ yếu về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nghiên cứu về công tác dân tộc ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, tác giả Hoàng Thu Thủy đã khái quát những đặc điểm một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với ý nghĩa tạo nên đặc tính vùng. Quan điểm, chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc và sự vận dụng thực hiện của Đảng bộ thuộc một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam được thể hiện trong luận án “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền Núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” [144].

Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn Tây Nguyên, luận văn “Các Đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1996 đến năm 2005” của Phạm Văn Hồ [61] đã trình bày quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ các tỉnh ở Tây Nguyên qua hai giai đoạn (1996-2000) và (2000-2005), làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo đến kết quả thực hiện chính sách dân tộc và kinh nghiệm lãnh đạo của các Đảng bộ ở Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luận văn “Mấy vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Tứ [133], đã tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu như: một số khái niệm; đặc điểm, vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số; thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số ở nước ta; xác định phương hướng cơ bản và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và phát triển tiềm năng của trí thức người dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay.

Đề cập đến công tác cử tuyển trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, Kỷ yếu Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển 1990- 2005” của Bộ Giáo dục và Đào tạo [19] đã nêu rõ những chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về chế độ cử tuyển; kết quả thực hiện chế độ cử tuyển học sinh dân tộc vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 4


nghiệp từ năm 1990 đến năm 2005; đồng thời nêu rõ những chủ trương, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cử tuyển.

Bàn về luận cứ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc và Doãn Hùng đã công bố công trình khoa học “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” [137]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu các vấn đề: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số - thực trạng và giải pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên một số lĩnh vực chuyên môn - thực trạng và giải pháp; đổi mới công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với cách nhìn toàn diện hơn, công trình “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” của Lê Hữu Nghĩa [75] đã phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; làm rõ tầm quan trọng của đội ngũ này đối với công cuộc đổi mới ở Tây Nguyên; rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng… đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Công trình “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” của Lô Quốc Toản [132] đi sâu nghiên cứu, làm rõ nguồn gốc của cán bộ dân tộc thiểu số là những người có xuất thân từ các dân tộc thiểu số, được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng; được rèn luyện, thử thách để bố trí, sắp xếp vào các cương vị công tác. Đây là những gợi ý quan trọng để triển khai nội dung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.

Luận án "Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Bộ đội biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006" của Đặng Văn Trọng [148] đã làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của


Đảng bộ Bộ đội Biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích, luận giải chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế; đồng thời rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thời kỳ mới. Đặc biệt, luận án đã làm sáng tỏ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số như: xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải dựa trên nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

Tiếp cận từ một khâu của công tác cán bộ dân tộc thiểu số, luận án "Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay" của Trương Thị Hải Yến [168] đã tiếp tục hoàn thiện khung lý luận về tạo nguồn cán bộ; khái quát những đặc điểm tình hình cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đề xuất phương hướng và những giải pháp có tính đặc thù, khả thi để thúc đẩy công tác tạo nguồn cán bộ xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Trong luận án “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” của Ma Phúc Dự [45] đã làm sáng tỏ về các phạm trù tư duy, tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận, thực chất của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Làm sáng tỏ biểu hiện đặc thù về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Nêu lên thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.

“Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở (1991-2005)” là luận văn của Phạm Hồng Kiên [65] đã nêu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ


Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam; làm sáng rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cấp cơ sở. Từ đó, nêu lên kết quả, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 và những kết quả, tồn tại cũng như những vấn đề tiếp tục đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh. Những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng được trình bày trong luận văn “Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010” của Nguyễn Viết Hà [55].

Từ góc nhìn về kinh tế, Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế “Sự phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam sau hội nhập” của Lê Ngọc Thắng [139] đã nêu ra những gợi mở cho các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu chiến lược, chính quyền địa phương các cấp trong việc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng, tạo điều kiện để vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục những hạn chế đáp ứng nhu cầu hội nhập Tổ chức thương mại thế giới và sự phát triển chung của quốc gia. Điểm đặc biệt, cuốn sách đã phân tích sâu sắc về tình hình các dân tộc ở Việt Nam.

Tiếp cận từ vấn đề quản lý xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cuốn sách “Quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong phát triển bền vững” của Đặng Thị Hoa [57]. đã chỉ ra những bất cập trong quản lý xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số. Đó là: Hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ vùng dân tộc thiểu số đang có nhiều vấn đề bất cập. Những mâu thuẫn, bất cập giữa phương thức quản lý truyền thống, nhất là ở cấp làng bản với phương thức quản lý hiện đại; sự vận hành của bộ máy quản lý cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tuy đã đồng bộ với các vùng miền khác trong cả nước nhưng vẫn mang những nét riêng, đặc thù. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy các giá trị truyền thống trong quản lý xã hội hiện nay.


Cuốn sách “Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực” [146] của Nguyễn Tuấn Triết đã vận dụng phương pháp liên ngành để xử lý những tài liệu thành văn theo các phương pháp văn bản học kết hợp với những tài liệu thực địa thu thập được theo phương pháp điền dã, dân tộc học và điều tra xã hội học. Để làm rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề dân cư và nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Cuốn sách “Tây Nguyên ngày nay tập 2” của Hoàng Văn Lễ và các cộng sự [70] đã nêu lên thực trạng các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên. Qua đó, tìm kiếm giải pháp, hiến kế và góp sức để phát triển bền vững Tây Nguyên.

Báo cáo Hội nghị “Sơ kết giữa kỳ Chương trình Tây Nguyên 3” của Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, KHCN-TN3/11-15 (2014) [37] đã xây dựng, đề xuất những giải pháp liên quan đến phát triển bền vững về văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh vùng Tây Nguyên. Đó là giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển về dân tộc và quan hệ tộc người; vấn đề đồng tộc xuyên biên giới trong mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề di dân, văn hóa, tôn giáo, đất đai. Rà soát, đánh giá, bổ sung đổi mới chính sách dân tộc, chính sách hợp tác xuyên biên giới phù hợp với điều kiện mới để quản lý và phát triển sâu rộng hơn nữa các mối quan hệ tộc người tốt đẹp và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Những bất cập trong hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc đã thay đổi, điều chỉnh.

Nhằm góp phần xây dựng phát triển bền vững Tây Nguyên, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên tổ chức Hội thảo “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” [167]. Các bài tham luận tại hội thảo đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của vùng Tây Nguyên, tham chiếu kinh nghiệm của các quốc gia, đề xuất các mô hình, định hướng và giải pháp


quản lý xã hội Tây Nguyên. Qua đó, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các thể chế, các chiến lược phát triển bền vững của vùng này.

Sách chuyên khảo “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên” của Trương Minh Dục [43] phản ánh điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tây Nguyên, sự tác động của các yếu tố dân tộc, tôn giáo, sự chống phá của các thế lực thù địch... cùng những giải pháp có tính đồng bộ về tận dụng lợi thế, tiềm năng; về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để tiếp tục xây dựng Tây Nguyên ngày càng ổn định và phát triển.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “70 năm ngày Bác Hồ gửi thư Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19/4/1946-19/4/2016)” do Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức [129] đã trình bày nội dung và ý nghĩa bức thư của Bác và nhìn lại việc thực hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Kỷ yếu khoa học “Thực trạng và các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng [59] đã tập trung phản ánh thực trạng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, trong đó có giải pháp về chính trị.

Những yêu cầu quan trọng trong quá trình đô thị hóa vùng Tây Nguyên, trong đó có yếu tố về phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được đề cập trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài TN3/X15 [149].

Như vậy, các công trình khoa học nghiên cứu chung về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc


thiểu số ở các tỉnh trên cả nước đã phân tích chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các Đảng bộ địa phương về công tác dân tộc và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đề cập đến thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đã đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

1.1.3. Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã biên soạn 3 tập Lịch sử Đảng bộ tỉnh qua các giai đoạn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1930-1954 [15], Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1954-1975 [16], Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1975-2005 [17]. Bộ sách đã tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử với nhiều biến động phong phú và đa dạng; ghi nhận công lao của những người con ưu tú của Đắk Lắk. Đặc biệt, bộ sách làm rõ những kinh nghiệm lịch sử góp phần gợi mở những nội dung nghiên cứu cho luận án.

Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân Đắk Lắk phối hợp biên soạn và xuất bản công trình “Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk” [163]. Cuốn sách tập trung làm sáng tỏ thực trạng các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk từ sau ngày giải phóng đến nay; phân tích sự phát triển của các dân tộc trong bước đi ban đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đề xuất những khâu công tác trọng tâm và cấp bách cần giải quyết nhằm xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Luận văn “Những yếu tố tác động đến mối quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk hiện nay” của Lương Hữu Nam [72] đã khái quát điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Đắk Lắk với tư cách là những thành tố ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc và là địa bàn cho sự nảy sinh, tồn tại của

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí