Những Yếu Tố Tác Động Đến Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Người Dân Tộc Thiểu Số Của Các Đảng Bộ Tỉnh Khu Vực Tây Bắc


Hai là, chủ trương, sự chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc từ năm 2006 đến năm 2016.

Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chương trình của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc, luận án khái quát chủ trương của các Đảng bộ này về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến năm 2016, đồng thời, làm rõ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở 4 nội dung chính: (i) Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS; (ii) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; (iii) Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ DTTS; (iv) Thực hiện các chính sách đối với cán bộ DTTS.

Ba là, ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở 2 chương lịch sử (chương 3 và chương 4), luận án khái quát những ưu điểm, hạn chế trong nhận thức, hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực hiện của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc và kết quả thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc trong những năm 2006-2016. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của những hạn chế.

Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ năm 2006 đến năm 2016

Đây là một nội dung trọng tâm, cơ bản tạo nên giá trị của luận án với tư cách là đề tài khoa học lịch sử, đồng thời, đây là vấn đề đòi hỏi nghiên cứu sinh phải tập trung nghiên cứu và giải quyết để đem lại đóng góp có giá trị về khoa học chuyên ngành của luận án. Những kinh nghiệm đúc kết trong luận án phản ánh tính toàn diện về nhận thức, hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực hiện. Những kinh nghiệm này dựa trên cả những thành công và những vấn đề chưa thành công trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc từ năm 2006 đến năm 2016.


Tiểu kết chương 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước với những chuyên ngành khác nhau, các góc độ tiếp cận khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu được thể hiện phong phú, dưới nhiều dạng thức công bố kết quả khác nhau. Những công trình khoa học trên đã tập trung phân tích làm rõ nhiều vấn đề lý luận chung về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Ở phạm vi trong nước, dưới góc độ nghiên cứu lịch sử Đảng, một số công trình nghiên cứu còn làm rõ hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ DTTS. Thông qua khảo sát thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ trên phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng, miền và những địa phương cụ thể, các công trình khoa học đã nêu rõ thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Đồng thời, nêu lên những bất cập trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTT, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, các tác giả bước đầu đề xuất những giải pháp hoặc tổng kết một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong thời kỳ mới.

Là vấn đề nghiên cứu hấp dẫn, tuy nhiên xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS cũng là nội dung nghiên cứu phong phú, đa dạng, nhạy cảm, thậm chí rất khó với nhiều nội hàm khác nhau. Kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã cung cấp tư liệu và định hướng về nội dung và phương pháp nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện luận án. Đồng thời, những điểm còn chưa được đề cập, hoặc đề cập chưa có tính hệ thống, đầy đủ ở những nghiên cứu này sẽ là mục tiêu khoả lấp của luận án. Theo đó, nghiên cứu sinh xác định luận án tập trung vào nghiên cứu 4 vấn đề chủ yếu trong giai đoạn 2006-2016: (i) những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc; (ii) Chủ trương, sự chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc; (iii) Ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc; (iv) Những kinh nghiệm từ quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 5


Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ (2006-2010)


2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC

2.1.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

2.1.2.1. Một số khái niệm chung

* Khái niệm “cán bộ”

Ở Việt Nam, quan niệm “cán bộ” được du nhập và xuất hiện lần đầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với ý nghĩa ban đầu dùng để chỉ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội, về sau mở rộng dần phạm vi sử dụng với ý nghĩa chỉ những người thoát ly khỏi nông thôn, thuộc biên chế nhà nước. Trong một thời gian dài, ở Việt Nam từ “cán bộ” được dùng phổ biến, thay thế cho từ “công chức”. Bước sang thời kỳ đổi mới, đội ngũ “cán bộ” được hiểu đồng nhất với đội ngũ “công chức”. Điều 1, Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành năm 1988 cũng như Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (ban hành năm 2003) đều gộp “cán bộ” và “công chức” vào chung một khái niệm mà chưa có sự tách bạch cụ thể. Theo đó, cán bộ, công chức gồm những người trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, ngoài ra, còn có lực lượng cán bộ, công chức ở các đơn vị sự nghiệp, bên cạnh lương được hưởng từ ngân sách nhà nước còn có thêm các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên quan điểm đổi mới, khoa học tổ chức ngày càng phân biệt rõ hơn giữa cán bộ chính trị với công chức hành chính, giữa công chức hành chính nhà nước với viên chức ở các đơn vị sự nghiệp. Với tư duy này, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13-11-2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010) đã tách riêng và quy định rõ cán bộ và công chức tại khoản 1; khoản 2, Điều


4, Chương I. Theo đó, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

* Khái niệm “dân tộc”, “dân tộc thiểu số”, “cán bộ dân tộc thiểu số”:

Theo cách hiểu chính thống ở Việt Nam thời kỳ hiện đại, thuật ngữ dân tộc được bắt nguồn từ tiếng Latinh, bao gồm hai hàm nghĩa: thứ nhất, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc (nation); thứ hai, dân tộc được hiểu là cộng đồng mang tính tộc người (ethnie) (như dân tộc Tày, dân tộc Ba Na,...).

Khái niệm “dân tộc thiểu số” (ethnic minorities) được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Việt Nam, “dân tộc thiểu số” là “dân tộc có số dân ít (có thể từ hàng trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đông nhất” [108, tr.820]. Đây là một khái niệm được dùng phổ biến trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ở Việt Nam.

Khái niệm “cán bộ dân tộc thiểu số” là một khái niệm kép, tập hợp của hai khái niệm “cán bộ” và “dân tộc thiểu số”. Ở Việt Nam, khái niệm này dùng để chỉ những người đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị có thành phần dân tộc xuất thân là các DTTS trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Như vậy, tiêu chí để phân biệt “cán bộ dân tộc thiểu số” trong “đội ngũ cán bộ” nói chung là có thành phần dân tộc xuất thân từ các “dân tộc thiểu số”. Trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước, cụm từ “cán bộ dân tộc thiểu số” được thay thế bằng cụm từ “cán bộ là người dân tộc thiểu số”. Đây là hai khái niệm chung nội hàm, có thể thay thế cho nhau.

Từ sự phân tích trên, nghiên cứu sinh đi tới một quan niệm chung về “cán bộ dân tộc thiểu số”: là những người công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các DTTS; có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được tổ chức giao phó; có năng lực và trình độ công tác đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ tuyệt đối trung thành đối với


Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích tối cao của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân.

2.1.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Việc nghiên cứu làm rõ vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện các chính sách với cán bộ DTTS, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác, chỉ có trên cơ sở nhận thức đầy đủ vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS mới phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ này trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS được thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cán bộ DTTS là một bộ phận quan trọng trong chỉnh thể đội ngũ cán bộ nói chung. Đội ngũ này mang đầy đủ những đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động.

Thứ hai, cán bộ DTTS giữ vai trò quan trọng đối với việc tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở các địa phương. Thực tiễn cho thấy địa bàn miền núi, nơi đội ngũ cán bộ DTTS hoạt động có rất nhiều đồng bào các DTTS sinh sống; đồng thời, ở đó cũng là nơi diễn ra các vấn đề liên quan đến DTTS và là nơi tổ chức, quán triệt và triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS nước ta là một trong những nhiệm vụ thể hiện vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS.

Thứ ba, cán bộ DTTS giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Đặc điểm tâm lý chung của đồng bào các DTTS là rất dễ tin và cũng rất dễ mất lòng tin. Khi người cán bộ đã tạo được niềm tin đối với đồng bào thì sẽ được đồng bào tin, nghe theo và thực hiện nghiêm các nội dung công tác được cán bộ triển khai. Ngược lại, có thể chỉ vì một vài hành vi nhỏ vi phạm bản sắc văn hóa dân tộc, hoặc chỉ vì không hiểu phong tục, tập quán của đồng bào thì sẽ làm cho đồng


bào mất niềm tin, từ chỗ là lực lượng ủng hộ nhiệt tình, có thể trở thành lực lượng đối lập với người cán bộ. Trong điều kiện đó, cán bộ DTTS có nhiều ưu điểm trong việc vận động quần chúng các dân tộc, trong việc phát triển mọi mặt công tác ở vùng DTTS vì họ sinh ra và lớn lên ở miền núi, thích nghi và am hiểu tình hình địa phương, am hiểu dân tộc mình hơn ai hết, dễ dàng liên hệ với quần chúng các dân tộc và có sự hiểu biết nhất định về lịch sử, xã hội, tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu ở miền núi, ở vùng dân tộc họ sinh sống.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ DTTS có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng, an ninh ở địa phương, nhất là ở cơ sở, địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS trong việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng, an ninh địa phương, nhất là ở cơ sở, địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa thể hiện ở chỗ đội ngũ này có bản lĩnh cách mạng, có sức khỏe, nắm bắt sâu sắc đặc điểm địa phương. Từ đó luôn xông pha, nhiệt huyết trong nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng, an ninh của địa phương.

Thứ năm, cán bộ DTTS góp phần quan trọng nhằm bảo đảm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc thù địa bàn công tác của cán bộ DTTS hết sức nhạy cảm, nơi chủ yếu là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi phên dậu của Tổ quốc, nơi có nhiều cộng đồng DTTS sinh sống, nơi điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông, khí hậu,... còn nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Trong sự khắc nghiệt, khó khăn đó, yêu cầu quan trọng đầu tiên là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết. Nhiệm vụ này gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS, củng cố, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS - những con người bản địa, sinh sống gắn bó lâu đời tại đây.

Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS - một trong những trọng tâm công tác lãnh đạo của Đảng tại khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Nhận thức rõ điều này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt đề cao. Điều này đòi hỏi các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này để đề ra phương hướng,


mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong những năm 2006-2010.

2.1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân tộc, dân cư các tỉnh khu vực Tây Bắc

2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Tây Bắc là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làm hệ quy chiếu. Hiện nay, không gian địa lý của Tây Bắc chưa thực sự thống nhất do nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tiếp cận theo góc độ địa - văn hoá thì khu vực Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh là Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Tiếp cận dưới góc độ địa - chính trị, khu vực Tây Bắc thuộc phạm vi quản lý của Ban Chỉ đạo Tây Bắc (thành lập năm 2004) bao gồm 12 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình và các huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Như vậy, có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm vùng miền núi Tây Bắc, từ đó đưa tới cũng như quy định không giống nhau về không gian địa lý vùng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh giới hạn khu vực miền núi Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Cách lựa chọn này vừa dựa trên cách tiếp cận địa - văn hoá, vừa theo cách tiếp cận địa - hành chính địa - kinh tế - xã hội1. Với giới hạn không gian địa lý này, tính đến 31-12-2015, Tây Bắc có 6 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã, 51 huyện, 54 phường, 51 thị trấn và 891 xã [179, tr.35]. Tổng diện tích tự nhiên là 50.145km2. Dân số toàn vùng là 4.446.800 người [179, tr.85].

Về mặt vị trí địa lý, Tây Bắc nằm ở tọa độ 1505 đến 2205 vĩ Bắc, từ 10202 đến 10407 kinh Đông. Phía Tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc và Tây Bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phía Đông giáp vùng Đông Bắc, phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá. Vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, mở rộng giao lưu



1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế - xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả ngạn sông Hồng, nghĩa là cũng thuộc phạm vi Tây Bắc.


hàng hoá, phát triển kinh tế quốc tế với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tuy nhiên, vị trí địa lý có tính chất phên dậu của đất nước cũng đặt ra cho các địa phương ở Tây Bắc những thách thức liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biên giới, giữ gìn an ninh quốc gia.

Điều kiện tự nhiên ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đan xen cả yếu tố thuận lợi và khó khăn. Đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc, yếu tố điều kiện tự nhiên có những tác động trực tiếp và gián tiếp, cả thuận lợi và khó khăn. Nhưng khó khăn vẫn là chủ yếu như: khí hậu khá khắc nghiệt, địa hình chia cắt, nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông hạn chế, điều kiện sản xuất không thuận lợi,... Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn, ảnh hưởng trong tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức của đội ngũ cán bộ DTTS. Với nhiều địa bàn cơ sở ở Tây Bắc, việc tổ chức các lớp học ở ngay tại trung tâm huyện cũng không thuận lợi do yếu tố địa hình, giao thông. Ngoài ra, địa hình không thuận lợi có những tác động khó khăn tới đời sống kinh tế - xã hội của người dân, trong đó có đội ngũ cán bộ DTTS, từ đó ảnh hưởng tới ý thức tự vươn lên trong thực tiễn công tác và trau dồi kiến thức của đội ngũ này. Thực tiễn đó đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ của các cấp uỷ, chính quyền cũng như tinh thần tự giác, tự nỗ lực của cá nhân mỗi người dân, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ DTTS trong quá trình vươn lên tự hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đặt ra yêu cầu trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS phải chú trọng tạo những điều kiện hỗ trợ, thuận lợi về chương trình đào tạo, bồi dưỡng, kịp thời có những chính sách ưu tiên, khuyến khích đội ngũ cán bộ DTTS để họ vượt qua khó khăn, thiếu thốn vươn lên trong thực tiễn công tác của bản thân.

2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Tây Bắc luôn là địa bàn được Đảng, Chính phủ quan tâm với nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01-7-2004 của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Chính phủ đã dành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào đầu tư,

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí