Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Phải Gắn Với Quá Trình Thực Hiện Nhiệm Vụ Chính Trị


Thứ tư, xây dựng và ban hành chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách dân tộc; trong đó có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, phải xây dựng và ban hành chính sách, chế độ mang tính đặc thù như: Ưu tiên đặc biệt cho những dân tộc có ít cán bộ hoặc chưa có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; đối với cán bộ nữ người dân tộc thiểu số, trong thời gian đào tạo có con nhỏ, ngoài hưởng sinh hoạt phí, phải được bố trí nơi ở thuận lợi và hỗ trợ tiền gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo công lập; đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác như: khen thưởng, tăng lương, bổ nhiệm... Những cán bộ người dân tộc thiểu số nòng cốt, có uy tín cao, có trình độ học vấn cao, có cống hiến lớn được tôn vinh các danh hiệu và nhận phần thưởng cao quý.

Ngày 13/12/2014 kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND ban hành về "Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk".

Nghị quyết nêu những điều kiện được hỗ trợ: Được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho vị trí đang đảm nhận hoặc đã quy hoạch; khi học đại học phải là đại học chính quy và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó và có tuổi đời không quá 40 tuổi.

Điều kiện điều động, luân chuyển: Trên cơ sở vì yêu cầu, nhiệm vụ của công việc được cấp có thẩm quyền theo quy định điều động (lần đầu) từ tỉnh về huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện), từ huyện về xã phường, thị trấn (gọi chung là xã), từ huyện này đến huyện khác, từ xã này đến xã khác và ngược lại từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở vì nhiệm vụ, yêu cầu công việc hoặc để rèn luyện, đào tạo, thử thách được cấp có thẩm


quyền theo quy định luân chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện về xã, từ huyện này đến huyện khác, từ xã này đến xã khác và ngược lại từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh. Như vậy, nếu chính sách trên được thực hiện sẽ mở ra một hướng mới để đội ngũ cán bộ trẻ được tiếp tục đào tạo, rèn luyện và trưởng thành trong thực tiễn; đồng thời, bổ sung được một đội ngũ cán bộ chất lượng cao vào hệ thống chính trị các cấp.

Đắk Lắk là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ đại học trở lên còn rất ít song trong chính sách nêu trên không hề đề cập tới việc thu hút, đãi ngộ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ có trình độ. Do đó, phải xây dựng bổ sung, chính sách thu hút, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, chính sách luân chuyển cán bộ người dân tộc thiểu số. Các cơ quan tổ chức - cán bộ, cơ quan tài chính, kế hoạch cần kết hợp với các ban tham mưu ban hành chính sách đãi ngộ vừa hấp dẫn, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, vừa tạo cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, vừa thể hiện được tính ưu việt của chế độ...

Bốn nội dung cơ bản trên trong quy trình và tiến trình của chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đều liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, vươn lên ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ được giao.

4.2.3. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Công tác cán bộ dân tộc thiểu số là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, do vậy, tất yếu phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị làm mục đích hoạt động của mình. Đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng đắn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, là điều kiện cơ bản để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, là cơ sở chính trị, tư tưởng của sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân.


Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 18

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đó là cái đích mà sứ mệnh của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk phải vươn tới. Chỉ có căn cứ vào nhiệm vụ chính trị mới đánh giá được đúng chất lượng đội ngũ cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không chỉ ở trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn, mà là ở năng lực tổng hợp của người cán bộ, bao gồm các mặt tư tưởng, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe và ở sự phát huy năng lực ấy vào thực tiễn cách mạng. Chính trị không phải là những khái niệm chung chung, chính trị là những nhiệm vụ cụ thể mà mỗi cán bộ dân tộc thiểu số phải làm một cách có ý thức với sự nỗ lực cao nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước và tỉnh Đắk Lắk.

Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi; phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, biên giới, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội. Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển toàn diện bền vững của Tây Nguyên nói riêng và của đất nước nói chung. Từ mục tiêu này, định hướng cho việc hoạch định hệ thống các chính sách xây dựng, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số gắn liền với việc thực hiện phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác định nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh là nền tảng; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là hai nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu cần được tiến hành đồng thời. Lấy hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng là thước đo để đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và của Đảng. Trong chủ trương và phương hướng lãnh đạo, Tỉnh ủy luôn quán triệt vấn đề đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố


và tăng cường an ninh, quốc phòng. Tại tỉnh Đắk Lắk, trong những điều kiện có tính đặc thù, các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng luôn luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen trực tiếp với nhau hàng ngày, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Trình độ phát triển cao thấp khác nhau là nguyên nhân tạo ra chênh lệch về mức sống giữa người kinh và người dân tộc thiểu số. Người kinh sống ở những nơi thuận lợi, đất đai phì nhiêu, trên các trục đường giao thông, có đời sống, mức sống cao hơn. Còn lại, đa số người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, nghèo đói, thiếu thốn. Quá trình này ngày càng tăng thêm khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa người kinh và người dân tộc thiểu số trên nhiều phương diện. Đó là căn nguyên của sự xa lánh, kỳ thị dân tộc; là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bọn phản động lợi dụng kích động, ly khai, chia rẽ dân tộc. Tỉnh Đắk Lắk đã tiềm ẩn sự mất ổn định an ninh chính trị và trên thực tế đã bùng phát thành những điểm nóng vào tháng 3/2001 và tháng 4/2004. Đó cũng là sự thách đố không hề đơn giản cho Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đề ra các chủ trường, chính sách cụ thể để đưa kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk là phân bố chưa đều giữa các ngành; tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trên số dân còn thấp, chất lượng chưa cao. Các cấp ủy Đảng cần thấy rõ được những tiềm năng vốn có của tỉnh chưa được khai thác, trong đó, có một nguyên nhân là chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu của lĩnh vực đó. Bên cạnh đặc điểm riêng của Đắk Lắk là một tỉnh miền núi có đông số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cần có một đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để chính họ là người hướng dẫn cho đồng bào của họ phát triển kinh tế - xã hội cho bản thân, gia đình mình và tỉnh Đắk Lắk.


Câu hỏi đặt ra là tại sao đồng bào dân tộc thiểu số lại vượt biên, tham gia các cuộc bạo động chính trị vào năm 2001 và năm 2004? Phải chăng vì nhận thức còn hạn chế khi họ vẫn rất ngây thơ nghĩ rằng không cần phải lao động vẫn được sung sướng, nếu đi theo các thế lực kêu gọi họ. Phải chăng vì cuộc sống còn khốn khó, nghèo nàn nên họ có một ước muốn là đi tìm một cuộc sống bớt khổ hơn ở một nơi xa lạ khác. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của địa phương, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk có những chủ trương phù hợp và chỉ đạo sát sao phân công xây dựng cán bộ dân tộc thiểu số về công tác tại các thôn, buôn để cùng với bà con sản xuất, phục vụ cuộc sống hiện tại của họ và cũng như cho sự phát triển của địa phương đó. Về lâu dài, phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ dân tộc thiểu số để bổ sung cho các thôn, buôn. Vì, đồng bào dân tộc thiểu số có một đặc điểm là ngại công tác xa nhà nên sau khi được đào tạo và trở về quê hương công tác là tâm tư và nguyện vọng của họ muốn gần nhà. Như vậy, khi bố trí, sử dụng phù hợp, vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo đảm được an ninh chính trị ở những vùng sâu, vùng xa.

Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi trong quá trình xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải hết sức chú ý vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, đề cao cảnh giác, nắm vững và quán triệt các quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc, tôn giáo, độc lập dân tộc với an ninh biên giới; phát triển kinh tế gắn liền với ổn định xã hội và giữ vững chính trị, an ninh, quốc phòng; có khả năng nhạy bén chính trị, khôn khéo và kiên quyết trong xử lý, giải quyết công việc khi có “điểm nóng chính trị” xảy ra. Hơn bao giờ hết, trong những hoàn cảnh có vấn đề, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vốn rất phức tạp do có sự chống phá của các thế lực thù địch.


4.2.4. Sớm chú trọng tạo nguồn và cả tạo nguồn từ xa là giải pháp vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk

Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giỏi, những nhân tài của đất nước. Cần có biện pháp để sớm phát hiện các nhân tài từ các trường phổ thông cơ sở, có kế hoạch đào tạo những học sinh xuất sắc nhanh chóng trở thành những cán bộ dân tộc thiểu số giỏi và trẻ tuổi. Chính vì vậy, tạo nguồn cán bộ cũng là một chiến lược chung cho tất cả các tổ chức, và tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có tầm quan trọng đặc biệt hơn và có cách tiếp cận đặc trưng hơn.

Do những nguyên nhân lịch sử và hoàn cảnh địa lý tự nhiên nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số còn thấp, giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số cũng chưa phát triển. Sự phát triển chậm trễ về giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng phải là một xã hội trong đó tất cả các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, đều không ngừng phát triển và phát huy bản sắc độc đáo của mình hòa vào sự phát triển chung của cả nước. Để khắc phục tình trạng này, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk bàn nhiều đến trong các nghị quyết lãnh đạo. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số thông qua hệ thống trường lớp. Học sinh dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học và cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và trường đào tạo nghề ngày càng tăng lên.

Thực hiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII và Kế hoạch số 78 của Tỉnh ủy về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Đắk Lắk đã quy hoạch mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Để tạo ra thế cân đối giữa các ngành học, tỉnh đã chú trọng


phát triển phát triển giáo dục phổ thông trên cơ sở bám sát thực tế từng vùng, từng địa bàn. Trường Dân tộc nội trú đã thực sự trở thành một giải pháp mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo cho tỉnh Đắk Lắk trong công tác tạo nguồn xa cán bộ dân tộc thiểu số.

Căn cứ yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh, huyện và xã, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nên được hình thành từ cụm xã đến huyện và tỉnh. Ở những xã phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa phổ cập giáo dục tiểu học thì trường phổ thông dân tộc nội trú được mở dưới hình thức bán trú ở các cụm xã cho học sinh lớp 4, lớp 5. Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chỉ mở ở bậc phổ thông trung học cơ sở. Nếu huyện không có trường bán trú ở các cụm xã thì trường phổ thông dân tộc nội trú huyện tạm thời được mở thêm lớp 4, lớp 5. Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh chỉ mở bậc phổ thông trung học. Phát triển khoa Dự bị dân tộc tại Trường Đại học Tây Nguyên, vì đó chính là Trường phổ thông dân tộc nội trú ở khu vực Tây Nguyên.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú là một trường chuyên biệt có nhiều nét đặc thù. Do đó, vấn đề hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh là một vấn đề đặc biệt quan tâm. Có 4 phương thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (qua các môn học, qua hoạt động lao động sản xuất, qua các hoạt động ngoại khóa, qua sinh hoạt hướng nghiệp) thì hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động lao động sản xuất là hiệu quả nhất. Thực tiễn đã chứng minh, con đường giáo dục hướng nghiệp qua lao động kết hợp với dạy nghề mà các trường ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu (Sơn La) và nhiều trường khác trong cả nước không chỉ là con đường hiệu quả nhất mà còn góp phần giải đáp những trăn trở về mục tiêu, phương hướng tổ chức hoạt động này ở các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số, phải hết sức coi trọng tạo nguồn từ con em các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa


bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, tuyển đúng đối tượng, đúng quy mô đối với từng loại trường dân tộc nội trú cấp tỉnh, huyện. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng địa bàn trong tỉnh phù hợp với quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số ở địa phương; đồng thời, các địa phương trong tỉnh cũng phải xây dựng quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số thật cụ thể để Trường phổ thông dân tộc nội trú có định hướng phân luồng cho phù hợp.

Trong quá trình đào tạo tại các Trường dân tộc nội trú, phải tiếp tục phân luồng: Đối với học sinh xuất sắc cần bồi dưỡng để có đủ năng lực thi thẳng vào các trường đại học hoặc chuyển sang dự bị đại học - tiếp tục bồi dưỡng kiến thức phổ thông đảm bảo mặt bằng trình độ chung, phục vụ cho yêu cầu thi đỗ vào các trường đại học. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số có năng lực và tư duy khá, định hướng cho các em thi vào các trường cao đẳng; đối với những em có năng lực và tư duy trung bình cần định hướng thi vào các trường chuyên nghiệp hoặc trường nghề.

Để đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, nếu chỉ dựa vào các trường dân tộc nội trú ở các cấp huyện, tỉnh, bộ dành cho con em vùng dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh thì chưa đủ. Cần tăng cường hệ thống giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, do địa bàn rộng, dân cư thưa, trường tiểu học và trung học cơ sở phải tách nhỏ theo cụm dân cư với phương châm “Trường bám cụm kinh tế, lớp học bám dân, thấy cô bám học trò”. Mở lớp bán trú ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, đối tượng học là con em dân tộc vùng xa xôi và miền núi. Đây là loại lớp bán trú, học sinh được miễn học phí và hưởng trợ cấp học tập sinh hoạt. Có như vậy mới có thể huy động người đồng bào dân tộc thiểu số mọi lứa tuổi đến lớp đến trường đạt kết quả cao.

Trường phổ thông dân tộc nội trú là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Phải tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường phổ thông dân tộc nội trú với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để xác định chỉ tiêu, kế hoạch, cơ chế xét chọn, cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023