Phùng Thị Phong Lan (2015), Hoàn Thiện Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Phổ Thông Vùng Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi Phía Bắc, Tạp Chí Quản

Để có thể đạt được hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thường xuyên cả 6 nhóm giải pháp này, trên phạm vi toàn vùng. Trên cơ sở đó, từng tỉnh có thể có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có cũng như phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy, giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS Miền núi phía Bắc cho thấy sự thống nhất cao, phối hợp tốt giữa các tỉnh trong Vùng phải được song hành với sự chủ động, tích cực, quyết tâm của từng địa phương.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một bộ phận được đặc biệt coi trọng trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của vùng, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã công bố có giá trị tham khảo, kế thừa liên quan đến giáo dục vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc dưới góc độ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được công bố đề cập một cách toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Luận án “Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của giáo dục phổ thông vùng DTTS, đặt giáo dục phổ thông vùng DTTS trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc dân. Luận án không chỉ nhấn mạnh điểm đặc biệt trong vai trò của giáo dục phổ thông vùng DTTS, vai trò của Nhà nước với tư cách người quản lý và người cung ứng giáo dục cho vùng DTTS mà còn phân tích rõ những điểm đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông vùng DTTS trên các mặt chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số quốc gia trên thế giới đối với giáo dục cho người dân tộc thiểu số, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói chung, vùng DTTS phía Bắc Việt Nam nói riêng, đặc biệt là việc tăng cường sự tham gia của người dân tộc thiểu số vào hoạt động quản lý nhà nước và ban hành chính sách cho chính họ.

Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc, Luận án đã phân tích, đánh giá trên 8 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Qua khảo sát, phân tích, thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc cho thấy:

Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trên các mặt từ chiến lược phát triển ngành đến hệ thống các chính sách ngày càng

đồng bộ và hoàn thiện, tổ chức bộ máy dần được ổn định, sự quản lý trên các mặt đặc thù như nội dung giáo dục, chương trình sách giáo khoa, dạy tiếng dân tộc, quản lý hệ thống trường chuyên biệt,.. dần đi vào nề nếp, đem lại những chuyển biến tích cực cho chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa được coi trọng dẫn tới hiệu quả thấp, chưa tạo được sự kích thích, thúc đẩy chất lượng giáo dục của vùng cho xứng với tiềm năng sẵn có và yêu cầu trên thực tế của Vùng. Các địa phương đôi khi còn chưa chủ động, tích cực, còn mang tính hình thức; Đôi chỗ còn khoảng cách giữa quy định và thực tế thực hiện….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Sự hạn chế này trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trên các mặt của quản lý nhà nước là: thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước, nguồn lực đầu tư cho giáo dục, thanh tra, kiểm tra... đồng thời cũng bắt nguồn tử những đặc thù về mặt tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng.

Trên cơ sở những mặt đạt được và hạn chế của thực trạng hoạt động QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc, Luận án cũng đã đưa ra một số vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay để có thể áp dụng đối với các vùng DTTS khác cũng như hoạt động quản lý giáo dục dân tộc nói chung trong cả nước. Trong đó, nhấn mạnh đến quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc thiểu số cần căn cứ trên tình hình kinh tế- xã hội, những đặc thù của từng vùng miền và điều kiện học tập, trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - 23

Từ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc cũng như trên cơ sở quan điểm của Đảng, phương hướng phát triển giáo dục dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2020, định hướng phát triển giáo dục đào tạo của vùng, Luận án đã tập trung đưa ra 6 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng

DTTS miền núi phía Bắc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, (2) Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc thiểu số; (3) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giáo dục vùng dân tộc thiểu số, (4) Nhóm giải pháp thu hút và quản lý các nguồn lực cho phát triển giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, (5) Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, (6) Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về hoạt động giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số. Luận án cũng có những đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, UBND các tỉnh trong vùng và các cơ quan hữu quan.

Để có thể đạt được hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thường xuyên cả 6 nhóm giải pháp này, song cần tập trung vào giải pháp (1), (2),

(3) với chủ trương sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ cũng như huy động cao nhất nguồn lực của địa phương. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS, tăng cường chất lượng giáo dục của vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và tiềm năng của vùng, qua đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, góp phần vào sự phát triển KT-XH của vùng và cả nước.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Phùng Thị Phong Lan (2011), Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dân tôc ít người ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính, Số 9/2011, tr. 40 – 42.

2. Phùng Thị Phong Lan (2015), Thực hiện chính sách giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, Tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính quốc gia. Số 2/2015, tr. 84 – 88.

3. Phùng Thị Phong Lan (2015), Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính quốc gia. Số 6/2015, tr. 84 – 87.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Thị Bình (Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội) (2010), Một số chính sách cần quan tâm đối với vùng dân tộc, miền núi khi tham gia quyết định chính sách kinh tế- xã hội (Hội thảo Vai trò của nữ đại biểu quốc hội trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Phú Thọ, 2010.)

2. Bộ Công thương (2010), Phát triển vùng dân tộc thiểu số Việt Nam sau hội nhập, NXB Công Thương.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Ngành giáo dục- đào tạo thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo( 2006), Báo cáo “Một số chính sách về giáo dục trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi” (Nhóm Nghiên cứu chế độ chính sách)

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo số 2595/BGDĐT-VP: Báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn của các ĐBQH và các kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI ngày 28/3/2007).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2008), Báo cáo về tình hình giáo dục dân tộc hiện nay và phương hướng phát triển đến năm 2020 (Hội nghị Giáo dục dân tộc toàn quốc).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2008), Dự án Dạy và học tích cực (Dự án Việt Bỉ”Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở http://atl.edu.net.vn/

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2008), Báo cáo về tình hình giáo dục dân tộc hiện nay và phương hướng phát triển đến năm 2020 (Hội nghị Giáo dục dân tộc toàn quốc).

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2008), Báo cáo tham luận (Hội nghị Giáo dục dân tộc toàn quốc).

uyề

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quyết định số: 2439/QĐ-BGDĐT ngày 16/06/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ, q n

hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011),“Bài học tổng quan kinh nghiệm của quốc tế và đề xuất kiến nghị về chính sách học bổng cho sinh viên và học sinh dân tộc thiểu sổ” (Báo cáo Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và DHA Co.LTD, Hà Nội)

12. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác Thi đua 15 Sở GD&ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc (Khối thi đua vùng I).

13. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học 2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Văn bản số: 5715/BGDĐT-GDDT, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với giáo dục dân tộc.

15. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu Hội thảo về công tác xóa mù chữ cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, 21/9/2014).

16. Bộ GD-ĐT và UNICEF (2014), “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”.

17. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với giáo dục dân tộc.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP (2006), Tác động của tự do hóa các dịch vụ công cơ bản về người nghèo và người thuộc tầng lớp bình dân: Trường hợp của các dịch vụ y tế, giáo dục và điện lực tại Việt Nam.

19. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010) Tài liệu Hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng núi phía Bắc giai đoạn 2011-2020.

20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2013) Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013- Các kết quả chủ yếu.

21. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001- 2010 (2002), NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Chính phủ (2001), Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách về nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

23. Chính phủ (2004), Nghị định số: 53/NĐ-CP ngày 18.2.2004 của Chính phủ về Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND các cấp.

24. Chính phủ (2008), Nghị định số: 32/2008/NĐ-CP ngày 19.3.2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25. Chính phủ (2010), Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24.12.2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

26. Chính phủ (2011), Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc.

27. Hoàng Văn Chức (2013), Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, NXB ĐHQG, Hà Nội.

28. Đường Hồng Dật (2004), Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng dân tộc và miền núi (Viện Dân tộc).

29. TS Nguyễn Anh Dũng, TS Nguyễn Thị Phương Thảo, TS Lê Đông Phương và các thành viên (2011), “Báo cáo kết quả khảo sát Tình hình sinh viên sư phạm người dân tộc thiểu số và học sinh trường PTDTNT cấp THPT và tác động của chính sách, chế độ học bổng đối với hai đối tượng trên trong các trường đại học, dự bị đại học và PTDTNT” (Dự án phát triển giáo viên THPT và THCN- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam- Bộ Giáo dục và đào tạo).

30. Đinh Minh Dũng (2014) Quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

tỉn

31. Nguyễn Duy Dương (2011) “Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông h Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

32. Đài Truyền hình Việt Nam (2014), Tây Nguyên Hơn 200 trường học dạy và học song ngữ (http://vtv.vn).

33. Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình Thời sự VTV1 ngày 13/4/2009.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí