Quá Trình Tạo Ra Sản Phẩm Đầu Ra Của Cơ Sở Nơi Thực Tập


rau xuất nhập kho rau và kiểm tra mẫu mã khi nông dân nhập rau vào kho. Nhận phản hồi từ khác hàng.

- Doanh nghiệp: Phân phối và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

- Nông dân: Là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm mình tạo ra và cung cấp đủ số lượng đã đăng ký mỗi ngày và mỗi vụ trồng cho HTX.

Ưu điểm: Từ việc có sự tham gia của HTX và doanh nghiệp giúp nông dân yên tâm sản xuất. Nông dân kiểm soát được số lượng và loại rau mà mình sản xuất ra.

Bài học kinh nghiệm: Như vậy ta có thể thấy rò sự cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, HTX, doanh nghiệp và nông dân.

2.5 Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập


Hình 2 6 Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT Yoshio Takamizawa Thuyết minh quy 1

Hình 2.6 Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT Yoshio Takamizawa


Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Phân tích đất

Tại JA (Hiệp hội nông nghiệp), các thành phần như: N, P, K, CA, Mg, PH, EC trong đất sẽ được phân tích miễn phí.

Bước 2: Cải tạo đất

Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng.

Bước 3: Tạo luống trải bạt nilong

Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilong với màu đen, bạc, trắng, kẻ sọc tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt nilong sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn. Tiến hành tạo luống trải bạt nilong băng máy tạo luống trải bạt Maruchi. Mỗi luống đất có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, bạt nilon được phủ lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130cm.

Bước 4: Gieo hạt

- Gieo hạt: Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng pottoru với khay ở đấy có những lố nhỏ để cho hạt giống vào việc gieo và chăm sóc cây giống được thực hiện trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới và thông gió. Mỗi khay giống gồm 288 lỗ (12X24 lỗ) được cho đất chuyên dụng (là hỗn hợp chuyên dụng để gieo hạt giống do hợp tác xã cấp) vào khay giống => tạo lỗ nhỏ => gieo hạt => phủ đất => tưới ẩm.

Bước 5: Đục lỗ và Trồng cây

- Tại mỗi thửa ruộng đã đục lỗ bằng nhiệt, tiến hành chia ruộng thành từng ô trồng và trồng cây. Với rau xà lách thì trồng khoảng cách


25x25cm và cải thảo là 50x50 mỗi ngày trồng điều ghi ngày tháng trồng để tiện theo dòi.

Bước 6: Chăm sóc

Tưới tiêu nước trong thời gian hanh khô, lượng mưa ít. Diệt cỏ xung quanh các luống rau. Thường xuyên quan sát để giảm tối đa thiệt hại do sâu bệnh

Các loại thuốc trừ sau được kiểm soát chặt chẽ. Trước khi thu hoạch 3 ngày phải nộp lại bản ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã nông nghiệp.

Bước 7: Thu hoạch

Tùy thuộc kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của lá bên ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng của các loại rau. Chất lượng khác nhau sẽ được để riêng biệt. Rau sẽ được xếp vào hộp cẩn thận theo số lượng đã được quy định.

Trên mỗi thùng carton được ghi mã số nông hộ và có dán nhãn để phân biệt các loại hàng loại LL, loại L, loại S, loại B. Tại trang trại Yoshio Takamizawa mã số là 068.

Bước 8: Đưa đi tiêu thụ

Rau khi được đóng hộp sẽ được vận chuyển luôn tới nhà kho tập trung để bảo quản lạnh vào sáng sớm. Sẽ được tiêu thụ tại các siêu thị và nhà hàng trên khắp Nhật Bản.

Bài học kinh nghiệm

- Biết được quy trình, các bước tiến hành, cách xử lý từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ.

- Biết cách nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên công nghệ kỹ thuật tiến tiến hiện đại.

2.5.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại

Kênh tiêu thụ sản phẩm của TT Yoshio Takamizawa tất cả điều vào HTX nông nghiệp của làng Kawakami từ đó nhờ công ty vẩn tải phân phối tới các siêu thị và người tiêu dùng.


Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và nhà bán lẻ thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

Siêu thị

Kênh tiêu thụ của trang trại:


TT Yoshio Takamiza wa

HTX

nông nghiệp

Doanh nghiệp vận tải


Người tiêu dùng

2.5.4 Những thuận lợi điều kiện thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: TT Yoshio Takamizawa cũng như bao trang trại khác có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển cây rau, với độ cao 1350-1500 m so với mực nước biển,khí hậu mát mẻ quanh năm với mực nước biển. Nhiệt độ giao động từ -20 - 30 , chỉ có 2 tháng là tháng 7 và 8 là mùa hè còn lại khí hậu mát mẻ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển tốt của rau. Đất chủ yếu là đất cát với đất đá tạo sự thông thoáng cho rẽ cây sinh trưởng và phát triển.

- Điều kiện kinh tế xã hội: Là làng có truyền thống sản xuất rau lâu đời từ khoảng năm 1960. Được sự quan tâm của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rau. Với việc thành lập HTX nông nghiệp giúp việc tiêu thụ rau dễ dàng nông dân có thể sản xuất rau với số lượng lớn mà không phải lo về thị trường đầu ra. Với tính cần cù, chịu khó, kị luật vốn có của người Nhật giúp việc tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau của họ giúp việc sản xuất tạo được tính lâu dài và bền vững ngày càng phát triển. Ngoài ra hệ thống tưới tiêu, giao thông cũng được đầu tư bài bản tạo điều kiện tốt nhất để người dân yên tâm sản xuất mà không gặp trở ngại gì.


2.5.5 Những khó khăn gặp phải

- Điều kiện tự nhiên: Chính sự chênh lệch về biên độ nhiệt trong năm cũng như trong ngày tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Dù chỉ có 2 tháng mùa hè nhưng mưa nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, gây thối rau, ngập úng làm rau còi cọc chậm phát triển, sâu bệnh nhiều, rửa trôi đất dữ bạt, sói mòn hệ thống giao thông trong ruộng gây trở ngại cho việc đi lại ….

Cách khắc phục: Với việc mưa nhiều trong thiết kế luống thành băng dải, dùng thêm gym bạt, kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh có biện pháp kịp thời, tạo rãnh thoát nước tốt trong ruộng tránh ngập úng, với việc đi lại trong ruộng ngày mưa mua thêm các tấm màng bằng sắt dải lên đường để chống trơn trượt giúp xe đi lại tốt hơn.

- Điều kiện kinh tế xã hội: Vào thời điểm thu hoạch cao điểm do số lượng rau trên lớn nên giá rau thường giảm xuống sâu có những thời điểm xuống sâu quá mức không thu hồi lại vốn được.

Giải pháp: Khi giá rau biến động và giảm xuống sâu quá mức thì, hiệp hội nông nghiệp sẽ thông báo cho người nông dân để xử lý rau, giúp cân bằng cung cầu trên thị trường bằng cách mỗi nông hộ sẽ cắt vứt đi một phần nhỏ rau trên ruộng đến khi cầu tăng cao thì lại thu hoạch bình thường.

- Bài học kinh nghiệm: Học được cách chống chọi với thiên nhiên, tính cần cù, chịu khó và kỷ luật của người Nhật, đặc biệt là về hệ thống tổ chức từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. kỹ thuật trồng và chăm sóc rau.



- Tính cấp thiết

PHẦN 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Nhật Bản tuy là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai khô cằn, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy việc học hỏi những kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao từ Nhật Bản là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay công nghệ nông nghiệp hiện đại Nhật Bản được ứng dụng nhiều tại nước ta . việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trang Sản xuất nông nghiệp đem lại nhiều ưu điểm như: Giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự tác động của thời tiết và khí hậu; Năng suất cao, chất lượng tốt; Giảm giá thành sản phẩm, cạnh tranh tốt trên thị trường.

Hiện tại ở địa phương chưa có mô hình ứng dụng sản xuất Theo quy chuẩn nhật bản.

Địa điểm: xã Đông Hà , huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Là một trong những xã nông nghiệp trọng điểm của huyện Quản Bạ, với địa hình bằng phẳng, hệ thống tưới tiêu đầy đầy đủ, giao thông đi lại thuận lợi, là khu vực có truyền thống sản xuất rau màu từ lâu đời.

Tên ý tưởng khởi nghiệp: Mô hình sản xuất cải thảo theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Bảng 3.1 sản xuất theo quy chuẩn Nhật Bản.

STT

Giai đoạn

Ngày tuổi

Thuốc diệt khuẩn

Thuốc diệt trùng


1


Giai đoạn đầu

5

Basic copper chloride


10

Tolfenepyrad

15

cyazofamid

Cartap

20

fluopicolide

tolfenepyrad


2


Giai đoạn giữa

25

Dupont Kocide

Metalaxyl, TPN

Pyridalyl,

thiamethoxam

29

Dupont Kocide

iprodione

indoxacarb

3


Giai đoạn cuối

35

Dimethomorph

Polyoxins

Spinetoram

floniamid

4

43

mandipropamid


50

azoxystrobin


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.


Bảng 3.2 một số loại thuốc diệt trùng và diệt khuẩn sử dụng trong mô hình.


Hóa chất

Công dụng

Basic copper chloride

làm phân bón vi lượng có tác dụng “vỗ béo” và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cây.

Cyazofamid

Là thuốc dung để diệt nấm bệnh gay hại cho cây trồng

Fluopicolide

Fluopicolide là một loại thuốc diệt nấm toàn thân được áp

dụng như một phương pháp điều trị trên lá

Dupont kocide

Công dụng là diệt nấm gây hại cho cây

Azoxystronbin

Là hoạt chất diệt nấm toàn thân, Azoxystrobin có phổ tác động rộng, nó phòng, diệt, trừ nhiều bệnh về nấm, nhất là các bệnh phấn trắng, rỉ sắt, đạo ôn, sương mai, nấm mốc

trên

Thiamethoxam

thuốc trừ sâu có hiệu quả kiểm soát việc hút và nhai côn

trùng như rệp, ruồi trắng, bọ chét, rầy, rệp, bọ chét, bọ trắng, bọ cánh cứng,


1. Giá trị cốt lòi của ý tưởng/dự án

Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

2. Khách hàng


Khách hàng mục

tiêu

Khách hàng hướng tới của sản phầm là những người nội trợ, người yêu thích sản phẩm nông nghiệp sạch.

Đưa sản phẩm vào chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.


Kênh phân phối

Có nhiều kênh phân phối sản phẩm mà trang trại có thể lựa chọn như:

- Kênh gián tiếp: Qua thương lái, chợ và các siêu thị.

- Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm tại trang trại.

- Thời gian đầu sẽ bán ở chợ và cho thương mưa để lan tỏa sản phẩm, sau đó tiến hành thâm nhập dần vào các siêu thị bán sản phẩm nông

nghiệp sạch

Quan hệ khách hàng Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển do đó:

- Bước đầu : bán ở các chợ phiên và thương lái để giới thiệu sản phẩm

- Đồng thời thông qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, … để giới thiệu về mô hình và sản phẩm tới người tiêu dùng. Tạo thương hiệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm

- Về chăm sóc khách hàng: Thường xuyên hỏi han thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp.


- Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng: Khách hàng mục tiêu là những người nội trợ có khả năng chi trả ở mức bình thường, thói quên của khách hàng thường thích mua các loại rau ở chợ giá vừa phải và sẵn sàng trả khi được giá ngoài ra còn các thương lái chuyên đi thu mua rau. Khách hàng tiềm năng là các siêu thị rau sạch và đặc biệt là các công ty Nhật Bản.


3. Hoạt động chính

Liệt kê nguồn lực

Về đất đai: Thuê đất từ đất sản xuất nông nghiệp của người - Về kinh phí:

• Vốn tự có của gia đình

• Vay vốn từ ngân hàng

- Về lao động: chủ yếu là lao động gia đình

- Về máy móc phương tiện: tận dụng mấy móc hiện có của gia đình và mua thêm để phục vụ quá trình sản xuất

- Về chính sách: Chương trình cho vay khuyến khích phát triền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo nghị định 30/NQ-CP ngày 07/03/2017

Hoạt động chính

- Khảo sát, tìm kiếm địa điểm xây cơ sở, sử dụng nguồn lực tài chính tiến hành thuê đất, đầu tư mua trang thiết bị phục vụ sản xuất.

- Từ nguồn lực đất đai, tiến hành cải tạo đất đai, chuẩn bị cho vụ trồng.

- Tìm kiếm đầu vào: Giống, phân bón, tiến hành gieo trồng, chăm sóc.

- Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Mục tiêu chính của thị trường đầu ra là chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.

Đối tác


Về tài chính: Hợp tác với ngân hàng, vay vốn sản xuất. Hiện nay có rất nhiều chính sách vay vốn sản xuất nông nghiệp với lãi suất thấp.

-Về đối tác kinh doanh: Quan sát trực tiếp, thăm dò thị trường, điều tra khảo sát sản phẩm cải thảo tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, các thương lái. Để từ đó biết thực trạng nguồn cung cấp, giá cả để có phương án liên kết đầu ra ổn định cho sản phẩm của trang trại.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí