Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 5

Ngày 21.10.1994 sau 3 tuần đàm phán gay go, trưởng đoàn đàm phán của CHDCND Triều Tiên Kan Sok Ju và trưởng phái đoàn Mỹ Callucci đã ký Hiệp định không hạt nhân tại Giơnevơ. Nội dung của hiệp định chủ yếu là CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân, chấm dứt xuất khẩu vũ khí, kỹ thuật hạt nhân. Đổi lại, Mỹ sẽ xây dựng cho CHDCND Triều Tiên một nhà máy điện công suất 20 vạn KW hoặc hai lò phản ứng hạt nhân mức nhẹ 10 vạn KW. Trước khi hai lò hạt nhân xây dựng xong, mỗi năm Mỹ và các bên hữu quan cung cấp cho CHDCND Triều Tiên 500.000 tấn dầu diesel để bù vào nguồn năng lượng bị thiếu hụt của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên sau đó Mỹ tuyên bố không thực hiện theo cam kết vì Mỹ thay đổi tổng thống. Tổng thống George W.Bush lên thay Bill Clinton nên đã có cái nhìn khác và có thái độ cứng rắn, lên án CHDCND Triều Tiên tống tiền Mỹ trong vấn đề hạt nhân. Về phía CHDCND Triều Tiên, sau cái chết của chủ tịch Kim Il Sung, con trai ông là Kim Jong Il lên thay đã điều chỉnh lại chính sách. Với lý do cộng đồng quốc tế không viện trợ đầy đủ, CHDCND Triều Tiên đã phủ nhận hiệp định, sau đó Mỹ cũng có những hành động tương tự. Rò ràng, hiệp định này đã ra đời trong bối cảnh có mối quan hệ căng thẳng trong nhiều năm, cùng với những nghi kỵ lẫn nhau. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện không nghiêm chỉnh nội dung hiệp định. Ngày 14.11.2002, Mỹ tuyên bố không chấp hành theo Hiệp định khung năm 1994. Đó chỉ là một biểu hiện có ý nghĩa kết luận của nhiều diễn biến phức tạp kể từ sau hiệp định Giơnevơ. Kể từ sau hiệp định này Mỹ vẫn có những chính sách thù địch với CHDCND Triều Tiên, nhiều hoạt động công khai cũng như bí mật. Mỹ vẫn cho máy bay RC-135 do thám và đưa ra phương án tiến công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Kế hoạch này của Mỹ bất chấp cả những khả năng không đồng tình của Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc bất cứ nước nào khác. Nối tiếp những hoạt động đó là việc Mỹ lôi kéo đồng minh vào những hoạt động tập trận. Các cuộc tập trận này có 200 ngàn quân, trong đó có cả kế hoạch sẵn sàng huy động 5.000 quân Mỹ từ Mỹ và các căn cứ trên Thái Bình Dương đến bổ sung và phối hợp với 37.000 quân đang đóng tại Hàn Quốc. Còn có 2 sư đoàn máy bay thường xuyên bao quát bầu trời Hàn Quốc, lực lượng

không quân Mỹ, Nhật, Guam sẵn sàng tham chiến khi có chiến sự xảy ra[9, tr100]. Ngoài những kế hoạch và hoạt động trên, Mỹ còn thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, liên kết với đồng minh để kiềm chế CHDCND Triều Tiên. Kể từ sau đó đến tháng 10.2002 xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng hạt nhân lần này đòi hỏi phải được kết thúc bằng sự đàm phán hòa bình. Thông qua các vòng đàm phán này có thể thấy rò chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên.

Vòng đàm phán 6 bên( Mỹ, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga) lần 1 ( từ ngày 27.8 đến ngày 29.8.2003) tại Bắc Kinh. CHDCND Triều Tiên đưa ra yêu cầu Mỹ và CHDCND Triều Tiên cùng ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Mỹ đảm bảo bình thường hóa quan hệ và hợp tác kinh tế giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nhật Bản, hoàn thành lò phản ứng hạt nhân loại nhẹ và cung cấp dầu cho CHDCND Triều Tiên. Chỉ khi những đòi hỏi trên được đáp ứng thì CHDCND Triều Tiên mới từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Mỹ không chấp nhận yêu cầu đó và tổng thống George W.Bush ngăn không cho đoàn Mỹ đối thoại song phương với CHDCND Triều Tiên. Đến vòng đàm phán thứ 3 (từ ngày 23.6.2004), Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã tiếp xúc song phương chính thức và Mỹ đã chấp nhận nguyên tắc lời nói đúng như đã nói, hành động đúng với việc làm, cụ thể là nếu CHDCND Triều Tiên ngừng hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân thì các bên có liên quan sẽ áp dụng những hành động tương ứng kể cả việc viện trợ năng lượng cho CHDCND Triều Tiên. Đến nay, công việc đàm phán vẫn dậm chân tại chỗ và chưa thể đi đến hồi kết.

Ngày 1.12.2007, Tổng thống Mỹ, George W.Bush đã viết một bức thư tay gửi cho lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il nói về khả năng sẽ bình thường hoá quan hệ giữa hai nước nếu Bình Nhưỡng tiết lộ đầy đủ chương trình hạt nhân của mình vào cuối năm. Đây là một sự thay đổi thái độ hoàn toàn của Tổng thống George W.Bush - người đã gán cho chính quyền CHDCND Triều Tiên vào một trục ma quỷ. Trong một đoạn của bức thư có viết: "Tôi muốn nhấn

mạnh rằng việc công khai chương trình hạt nhân phải đầy đủ và chính xác nếu chúng ta muốn tiếp tục đạt được những bước tiến”[54]. Derek Mitchell, một chuyên gia về Châu Á thuộc Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ, nhận định bức thư của ông George W.Bush là một bằng chứng cho thấy chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên đã thay đổi ít nhất 150 độ. Mặc dù chính quyền George W.Bush đang tìm cách làm giảm nhẹ tầm quan trọng của bức thư tay do chính Tổng thống George W.Bush viết và được trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Christopher Hill chuyển đến nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên nhưng rò ràng bức thư này đã phản ánh một sự chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Bình Nhưỡng. Bức thư này có thể đã làm thoả mãn mong muốn được Mỹ thừa nhận là một nhân vật trên sân khấu thế giới Chủ tịch Kim Chong Il. Nhưng thư ký báo chí của Nhà Trắng, bà Dana Perino cho biết Tổng thống George W.Bush chỉ có ý định nhắc nhở CHDCND Triều Tiên công khai đầy đủ và chính xác toàn bộ chương trình hạt nhân của nước này. Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Mỹ thì phân tích là trong bức thư này Tổng thống George W.Bush đã ám chỉ rằng nếu CHDCND Triều Tiên thực hiện đầy đủ những gì mà họ đã cam kết và bán đảo Triều Tiên được phi hạt nhân hoá thì điều đó sẽ dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Tổng thống George W.Bush cũng gửi những bức thư tương tự trong ngày 1.12.2007 đến Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - những nước tham gia vòng đàm phán 6 bên - để nhắc lại mong muốn của ông trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Những thông tin về bức thư được đưa ra chỉ một ngày sau khi trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Christopher Hill và các bộ trưởng Hàn Quốc bày tỏ sự lo ngại rằng việc công bố chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có thể không được hoàn thành. Đây có thể coi là một sự kiện đáng mừng cho mối quan hệ Mỹ- Triều, bởi tổng thống G.Bush vốn có những chính sách cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên.

Đối với Hàn Quốc, Mỹ luôn duy trì mối quan hệ đồng minh chặt chẽ nhằm đảm bảo một cách có hiệu quả hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như trên toàn khu vực Đông Bắc Á. Hàn Quốc và Mỹ đã điều chỉnh hệ

thống chính trị, pháp luật và hệ thống điều hành để lực lượng an ninh của hai bên. Đồng thời Mỹ cũng duy trì quan hệ song phương chiến lược với Hàn Quốc nhằm đối phó với những thách thức từ CHDCND Triều Tiên. Trong Hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ- Hàn hai bên đã tuyên bố “cùng quyết tâm bảo vệ đất nước trước tấn công quân sự từ bên ngoài để không một thế lực nào có thể ảo tưởng rằng hai quốc gia này tồn tại riêng rẽ trong khu vực Thái Bình Dương”[5, tr22]. Hai bên cũng bày tỏ mong muốn “tăng cường hơn nữa nỗ lực vì một nền quốc phòng chung, nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh cho đến khi có thể phát triển được một hệ thống an ninh khu vực toàn diện và hiệu quả”[5, tr23]. Tuy nhiên, Mỹ luôn muốn Hàn Quốc nằm trong vòng ảnh hưởng của mình để phục vụ cho các lợi ích an ninh của mình. Điều này thể hiện qua việc Mỹ thúc ép Hàn Quốc đưa vào chương trình nghị sự vấn đề tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, gây sức ép buộc Hàn Quốc không được thảo luận việc tồn tại quân đội Mỹ trong các cuộc đàm phán.

Khối liên minh quân sự Mỹ và Hàn Quốc chính thức bắt đầu bằng văn bản từ năm 1954, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Theo hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ đồng ý trợ giúp Hàn Quốc bảo vệ đất nước, đặc biệt là chống lại các cuộc tấn công từ miền Bắc. Kể từ đó Mỹ cũng duy trì sự có mặt liên tục của binh sĩ nước này trên đất Hàn Quốc. Trên thực tế, mối quan hệ liên minh Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt trong quan điểm về Triều Tiên của hai bên, đã bắt đầu có sự lệch hướng từ đầu thập kỷ này. Nhưng sự nóng lạnh của tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Hàn Quốc. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống George W.Bush giữ quan điểm cứng rắn về tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc khi đó lại theo đuổi Chính sách ánh dương đẩy mạnh hoà giải với miền Bắc một cách gần như vô điều kiện. Sức ép đối với liên quân Mỹ-Hàn còn đến từ làn sóng phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Hàn Quốc, đặc biệt là kể từ sau vụ hai nữ sinh Hàn Quốc thiệt mạng năm 2002 trong một vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe quân sự Mỹ. Chính vì điều này mà những năm gần đây, Mỹ đã có những điều chỉnh về quân số và vị trí đồn trú ở

Hàn Quốc. Hiện số quân Mỹ tại đây đã giảm từ 37.000 xuống còn 28.500, nhưng kế hoạch di chuyển lực lượng lui xa hơn xuống phía Nam bán đảo Triều Tiên so với các căn cứ hiện nay đã bị hoãn lại.

Một sự trì hoãn khác liên quan đến liên quân Mỹ-Hàn là kế hoạch chuyển giao quyền chỉ huy binh sĩ cho Hàn Quốc trong thời chiến. Hàn Quốc trước đó tự nguyện đặt quyền chỉ huy quân đội nước mình trực thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu từ khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Từ năm 1994, quyền chỉ huy quân đội trong thời bình đã được chuyển giao lại cho Hàn Quốc, nhưng quyền chỉ huy quân nước này trong trường hợp có chiến tranh vẫn nằm trong tay các tư lệnh Mỹ. Vào tháng 6.2010, Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý trì hoãn việc chuyển giao quyền chỉ huy quân đội trong thời chiến của Hàn Quốc năm 2012 theo kế hoạch sang năm 2015, do căng thẳng kể từ vụ chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm vào tháng 3.2010. Tất cả những thay đổi và kế hoạch trì hoãn nói trên đã dẫn tới lo ngại cho cả Mỹ và Hàn, với lý do khả năng răn đe của liên minh quân sự Mỹ-Hàn đã bị yếu đi, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ chiến lược trong khu vực đang thay đổi liên tục và cách thức hành xử của CHDCND Triều Tiên ngày càng khó dự đoán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, trong một thời gian dài, có một khoảng cách lớn về quan điểm giữa Mỹ và Hàn Quốc. Chính phủ hai nước thường có mục đích trái ngược nhau trong các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của CHDCNDTriều Tiên. Các chính phủ ở Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách cùng tồn tại hòa bình với CHDCND Triều Tiên thông qua cam kết một chiều. Cũng trong thời gian đó, chính quyền George W.Bush đã tìm cách cô lập và gây áp lực buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân. Khi Mỹ quyết định chuyển các trụ sở quân đội Mỹ ra khỏi Seoul trong năm 2003, Hàn Quốc nghi ngờ rằng Mỹ chỉ muốn tránh tầm pháo của CHDCND Triều Tiên. Hàn Quốc lúc đó dường như quan tâm tới việc giữ vững vai trò là con lắc giữa các cường quốc lớn ở Đông Bắc Á. Trong khi đó, Mỹ bận tâm tới các vấn đề ở Trung Đông và một số quan chức Mỹ lúc đó đã tự hỏi liệu liên minh Mỹ-Hàn có thể tồn tại lâu nữa hay không khi một bên phớt lờ mối đe dọa của CHDCND

Triều Tiên trong khi bên kia coi đó là một mối đe dọa ngày càng tăng. Nhưng khi tổng thống Lee Myung Park lên nắm quyền (2007), ông đã tuyên bố về hợp tác an ninh, hiệp định thương mại song phương và chính sách đối với CHDCND Triều Tiên của Hàn Quốc hoàn toàn tương đồng với Mỹ. Tuy nhiên để có thể hợp tác thành công và thực hiện được những mục tiêu đề ra, Mỹ và Hàn Quốc cần phải vượt qua nhiều thử thách.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 5

Thứ nhất, về vấn đề hạt nhân, các cuộc đàm phán song phương với CHDCND Triều Tiên có thể thúc đẩy tiến bộ về ngoại giao. Cũng có cả những nguy cơ quan hệ Mỹ-Nhật ngày càng nguội dần và Nhật lo ngại về những sự phản bội của Mỹ trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên (vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc). CHDCND Triều Tiên đã không ngừng tìm cách sử dụng các cuộc đàm phán này để chia rẽ Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Thành công trong các cuộc đàm phán sáu bên đòi hỏi sự phối hợp về ngoại giao giữa Mỹ và các nước láng giềng của CHDCNDTriều Tiên - đặc biệt là với Hàn Quốc. Thứ hai, việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn (FTA) là một công việc quan trọng song vẫn còn dang dở. Dường như Tổng thống Lee Myung Park sẵn sàng nối lại việc nhập khẩu thịt bò của Mỹ (Hàn Quốc tạm ngừng nhập thịt bò Mỹ do lo ngại về bệnh bò điên) - hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quốc hội Mỹ thông qua FTA. Các quyền lợi chiến lược và thương mại của cả Mỹ lẫn Hàn Quốc đang bị đe dọa. Mỹ muốn tăng xuất khẩu nhiều hơn nữa thông qua FTA trong khi Hàn Quốc hy vọng mở cửa hơn nữa thị trường nội địa sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, cả hai bên sẽ được lợi rất nhiều khi FTA được thông qua. Không hoàn tất được FTA sẽ là một trở ngại lớn trong quan hệ hai nước. Thách thức thứ ba là nguy cơ bất đồng chính trị giữa chính phủ Hàn Quốc và chính quyền mới của Mỹ. Trong tám năm qua, Mỹ nằm dưới sự lãnh đạo của một trong những chính quyền bảo thủ nhất, trong khi Hàn Quốc được lãnh đạo bởi tổng thống tự do nhất. Có lẽ sai lầm là khó tránh khỏi song hai bên ít ra cũng đã ký kết được các thỏa thuận hợp tác về thương mại cũng như quân sự.

Gần đây nhất, ngày 13.10.2011, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington nhằm tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ. Vấn đề thương mại và an ninh là các chủ đề chính của chuyến thăm lần này. Trong cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn quốc tại thời điểm hiện nay khăng khít hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ ngày 13.10.2011 vừa thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Tổng thống Barack Obama ngày 5.1.2012 đã công bố chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, trong đó nhấn mạnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương bất chấp ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nhiều tỷ USD. Trong chiến lược mới, Bộ Quốc phòng Mỹ phác họa một số ưu tiên quốc phòng gồm: Tiếp tục có đường lối tích cực chống lại những đe dọa của các phần tử cực đoan và khủng bố; duy trì hiện diện tối thiểu về quân sự của Mỹ và đồng minh, và hỗ trợ cho những đối tác tại và xung quanh Trung Đông. Chiến lược nhấn mạnh phát triển đường lối hiện diện nhỏ, ít tốt kém và sáng tạo để thực hiện những mục tiêu an ninh; thực hiện những cuộc hành quân chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; và đặc biệt nhấn mạnh tái cân bằng lực lượng ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Barack Obama cho biết quân đội sẽ ít hơn nhưng ông nói thêm thế giới cần phải biết rò Mỹ vẫn giữ ưu thế về quân sự. Ông nói Mỹ đang tiến tới từ một vị thế vững mạnh, tiếp theo cuộc chiến tại Iraq và giữa việc chuyển tiếp không tham dự các trận chiến tại Afghanistan. Chiến lược quốc phòng mới là một kế hoạch chấm dứt chiến lược trước đây của Mỹ là duy trì một lực lượng quân sự có thể tham gia hai cuộc chiến tranh cùng lúc. Bộ Quốc phòng Mỹ đang phải đương đầu với biện pháp cắt ngân sách tới 450 tỉ USD, tương đương với 8% toàn bộ ngân sách trong thập niên tới. Tuy nhiên, những biện pháp cắt giảm phụ trội, tổng cộng vượt quá 500 tỉ USD, có thể diễn ra, giữa lúc Tổng Thống Barack Obama và Quốc hội Mỹ đang tìm các phương cách để giảm mức thâm hụt trong ngân sách quốc gia. Ngân sách Lầu Năm Góc trong năm 2011 vào khoảng 530 tỉ USD[55]. Do nguồn lực bị cắt giảm, Bộ quốc phòng

cho rằng sẽ không còn lớn mạnh đủ để thi hành những cuộc hành quân ổn định lớn và kéo dài tại những quốc gia gặp xáo trộn. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái xác định sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược của Mỹ trở lại vùng châu Á - Thái Bình Dương, với việc loan báo nhiều bước mở rộng hợp tác thương mại và quân sự với những quốc gia trong vùng, trong đó có nhiều nước cùng chia sẻ mối quan ngại của Mỹ về các đòi hỏi của Trung Quốc tại Biển Đông. Một điều đáng băn khoăn là chiến lược mới của Mỹ sẽ ra sao tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, và cụ thể là Biển Đông, vào lúc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Tuy nhiên chính sách này của Mỹ cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á nhất là Hàn Quốc.

2.1.1 Đối với CHDCND Triều Tiên

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, CHDCND Triều Tiên nhận được viện trợ về kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc. Và luôn phải chịu chính sách cấm vận từ Mỹ.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách kinh tế của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên luôn phụ thuộc vào tình hình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Chỉ khi CHDCND Triều Tiên cam kết từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân thì Mỹ mới có các chương trình viện trợ kinh tế và ngừng chính sách cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định khung 1994, CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân cùng với cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2002, khiến cho quan hệ hai nước càng trở nên căng thẳng. Do vậy mà Mỹ vẫn duy trì chính sách cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên.

Chính phủ Mỹ cũng trừng phạt kinh tế CHDCND Triều Tiên bằng cách cấm xuất khẩu những vật dụng như máy nghe nhạc iPod, tivi plasma và xe chạy điện Segway sang nước này, đó là nỗ lực hướng đòn trừng phạt thương mại vào những vật dụng mà họ cho rằng Chủ tịch Kim Jong Il và những người giàu có ở CHDCND Triều Tiên có thể ưa thích. Danh sách dự kiến còn bao gồm cả rượu Cognac, đồng hồ Rolex, thuốc lá, xe hơi, xe máy Harley Davidson, thậm chí cả cả motor lướt sóng Jet Ski. Lệnh cấm bao gồm cả các thiết bị thể thao và âm nhạc.

Ngày đăng: 11/06/2022