Nội, 2000); sách: “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” của Hoàng Chí Bảo (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); sách “Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” của Bộ Nội vụ - Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (Nxb CTQG, Hà Nội, 2004); đề tài khoa học cấp Bộ 2007 “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)” của ThS Nguyễn Thế Vịnh; luận văn thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới” (2003) của Lê Thị Lý v.v.. kết quả nghiên cứu của các công trình trên có thể giúp cho Luận án định hướng rõ yêu cầu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn gắn với trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp, vai trò chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện chủ trương của cấp ủy của các cơ quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCT.
Cán bộ người DTTS là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng của công tác cán bộ vùng miền núi, dân tộc. Nghiên cứu của Đàm Thị Uyên trong sách “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - XIX)” (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998) cho thấy đã có nhiều chính sách, biện pháp cai trị đặc biệt của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử đối với các DTTS vùng miền núi. Từ thời Lý (thế kỷ XI), chính sách “nhu viễn” (mềm dẻo với phương xa) được ban hành, sau này vẫn là quốc sách hàng đầu, phổ biến và lâu dài của các vương triều phong kiến. “Nhu viễn” xây dựng mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước trung ương (phong kiến tập quyền) với cộng đồng các tù trưởng (người có uy tín, thế lực, đang điều hành, quản lý các tộc người bằng tự trị, theo luật tục) thông qua việc ban phẩm tước cho tù trưởng; phân phong một số hoàng thân, quan lại lên trấn giữ vùng biên; đặc biệt là câu thúc, lôi kéo bằng quan hệ thân tộc (qua hôn nhân) giữa các tù trưởng với công chúa, cung phi của triều đình. Song song với “nhu viễn”, các nhà nước còn kiên quyết dùng chính sách “cương bạo lực” lúc cần thiết để trừng trị những kẻ gây mất đoàn kết các dân tộc, chống lại triều đình và cắt đất cho ngoại bang. Chính sách nhu, cương hợp lý có ý nghĩa tích cực trong củng cố quốc gia thống nhất, đẩy lùi các thế lực cát cứ, xâm lấn và giữ gìn được an ninh biên giới. Đó là kinh nghiệm lịch sử để luận án, trong quá
trình đề xuất giải pháp tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên chú ý đến những chính sách đối với người DTTS: phải trên cơ sở tình thân (không kỳ thị dân tộc); phải hướng đến đối tượng tạo nguồn là những người có uy tín trong cộng đồng; phải tăng cường sức mạnh cho đội ngũ này bằng việc điều động, luân chuyển cán bộ nơi khác về; đồng thời cương quyết sàng lọc nguồn trong quá trình tạo nguồn trên cơ sở tiêu chuẩn CB, CC do pháp luật quy định.
Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” (2005) của TS Lê Thị Phương Thảo, PGS, TS Nguyễn Cúc, TS Doãn Hùng đồng chủ biên (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội) là tập hợp kết quả nghiên cứu của 34 nhà khoa học, tập trung vào những vấn đề: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cùng một số các yếu tố tác động về tâm lý, văn hóa tộc người liên quan đến vấn đề dân tộc, cán bộ DTTS, công tác cán bộ DTTS; thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và trên một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Nhiều giải pháp đổi mới công tác cán bộ DTTS được đề xuất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, thể hiện trong các chuyên đề: Quy hoạch cán bộ DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (của TS Ngô Kim Ngân); Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng (của TS Nguyễn Hữu Ngà); Phát huy vai trò của HTCT trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS (của TS Nguyễn Văn Sáu); Đổi mới chính sách ưu tiên đại học, cao đẳng đối với con em đồng bào DTTS (của PGS, TS Ngô Kim Khôi); Đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng tạo cơ hội phát huy năng lực nội sinh của đồng bào các DTTS (của TS Hoàng Văn Hiện). Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những luận giải trong chương 1 và chương 3 của Luận án.
Sách “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của Lô Quốc Toản (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) đưa ra định nghĩa khái niệm Nguồn cán bộ DTTS “là những người có nguồn gốc xuất thân từ các DTTS, được tuyển chọn, được đào tạo, bồi dưỡng, được rèn luyện, thử thách để bố trí, sắp xếp vào các cương vị công tác trong bộ
máy của hệ thống chính trị”. Tác giả phân biệt tiêu chuẩn nguồn cán bộ nói chung so với nguồn cán bộ DTTS chỉ khác ở chỗ thành phần dân tộc xuất thân (DTTS không phải là dân tộc Kinh), còn các tiêu chuẩn khác thì giống nhau. Điều này theo chúng tôi là chưa phù hợp, bởi trong thực tế điều kiện phát triển của đồng bào DTTS vùng miền núi chưa cho phép. Khi quan niệm Phát triển nguồn cán bộ DTTS là “phát triển những con người ở các DTTS, tạo điều kiện thuận lợi để họ trở thành cán bộ” và “phát triển về năng lực và trình độ công tác của đội ngũ cán bộ DTTS”, là tác giả đã phân biệt 2 nhóm nguồn khác nhau: người DTTS chưa là cán bộ và cán bộ người DTTS. Điều này đồng nhất với nhiều tác giả trong quan niệm về nguồn cán bộ, và cho thấy phát triển nguồn nằm trong nội hàm khái niệm tạo nguồn, nhưng chỉ là một khâu của tạo nguồn. Ở mục đánh giá về công tác phát triển nguồn, tác giả đề cập đến 3 việc cụ thể: khôi phục và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; thực hiện chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; đào tạo cán bộ nguồn quy hoạch lãnh đạo, quản lý càng thể hiện rõ quan niệm phát triển nguồn theo tác giả thực chất chỉ là nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn. Tuy vậy, xét trên khía cạnh này, thì đây là những gợi ý quan trọng để Luận án tiếp tục triển khai nội dung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến Tây Nguyên, các dân tộc thiểu
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 1
- Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 2
- Vấn Đề Nhân Lực, Chất Lượng Nhân Lực Và Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Xã Và Nguồn Cán Bộ, Công Chức Xã Người Dân Tộc
- Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 6
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
số ở Tây Nguyên và tạo nguồn cán bộ ở Tây Nguyên
Tây Nguyên và các DTTS ở Tây Nguyên từ trước đến nay luôn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nghiên cứu, khám phá những giá trị về văn hóa, những đặc trưng về xã hội, những biến động về kinh tế, chính trị... Nhất là từ sau những biến động chính trị do các thế lực thù địch kích động đồng bào DTTS tại chỗ chống phá chính quyền, phá hoại khối đoàn kết các dân tộc năm 2001 và 2004, hàng loạt công trình khoa học được triển khai: sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” (2005) và sách “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên” (2008) của PGS, TS Trương Minh Dục (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); sách “Văn
hóa xã hội và con người Tây Nguyên” (2005) của GS Nguyễn Tấn Đắc (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội); sách “Kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển” (2007) của PGS,TS Phạm Hảo chủ biên (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội); sách “Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” (2010) của Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) v.v.. Điểm chung của các công trình là phản ánh được điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tây Nguyên, sự tác động của các yếu tố dân tộc, tôn giáo, sự chống phá của các thế lực thù địch... cùng những giải pháp có tính đồng bộ về tận dụng lợi thế, tiềm năng, về xây dựng HTCT cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để tiếp tục xây dựng Tây Nguyên ngày càng ổn định và phát triển.
Cùng với các công trình trên, tác giả Bùi Minh Đạo (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) trong sách “Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” (2010) đề cập đến nhiều đặc trưng văn hóa, xã hội, con người Tây Nguyên hình thành từ những tác động của điều kiện tự nhiên - xã hội. Trong đó, có một yếu tố quan trọng được nhiều tác giả lưu ý, đó là hình thái tổ chức xã hội cổ truyền “làng” (plei, plơi, buôn, bon) - đơn vị tự quản, cư trú độc lập và duy nhất, có chung quy tắc ứng xử lệ tục. Mỗi làng là một thể chế kinh tế, văn hóa, xã hội và một không gian sinh tồn tự nhiên khép kín. Đồng bào DTTS sống trong làng, chịu sự quy định của lệ tục làng, và nhân cách con người cũng từ đó mà được hình thành. Tuy nhiên hiện nay, làng của các DTTS Tây Nguyên không còn là thực thể đơn nhất, mà bao trùm lên nó là hệ thống thể chế chính trị của Nhà nước. Vì vậy buôn làng trở thành “cánh tay nối dài” của chính quyền xã đến các hộ gia đình. Đặc trưng xã hội này là điểm cần chú ý để Luận án xác định những yếu tố tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đối với mỗi con người thuộc cộng đồng các DTTS Tây Nguyên.
Tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Nguyên vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay" (2000) của Nguyễn Mậu Dựng đề cập đến vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, trong đó có cán bộ DTTS ở Tây Nguyên là việc làm thường xuyên và cấp bách, quyết định sự ổn định và phát triển của HTCT nơi đây. Bài viết “Đặc điểm tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay” của TS Nguyễn Hồng Sơn (trong Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp” (2005) của TS Lê Thị Phương Thảo, PGS,TS Nguyễn Cúc, TS Doãn Hùng đồng chủ biên) cho rằng đặc điểm tâm lý - văn hóa của người DTTS Tây Nguyên là sự đan xen giữa yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, tiến bộ lẫn lạc hậu: giữa thụ động và phóng khoáng; giữa tư duy trực quan và ý tưởng thẩm mỹ bay bổng; chịu thương chịu khó nhưng ít thích làm giàu; tôn vinh trưởng thôn, già làng hơn thích làm quan; thích tự quản hơn lãnh đạo; thích cái cộng đồng hơn cái tôi tự do; thích nghệ thuật hơn làm kinh tế. Bên cạnh cái bao dung, thật thà, dũng cảm, cần mẫn, biết sống chấp nhận quá khứ, trọng người già, phụ nữ, trọng đức, giản dị... thì trong quá trình biến đổi tâm lý - văn hóa, trong một bộ phận cán bộ và nhân dân đã xuất hiện tính tự ti dân tộc, tính “tự trị”, “bài Kinh”, nhẹ dạ cả tin, dễ bị lôi kéo, kích động thù hằn... Đây là những tổng kết mang tính thực tế, thực tiễn sâu sắc, cần thiết cho Luận án khi bàn về đặc điểm nguồn CB, CC người DTTS và những vấn đề đặt ra trong quá trình lựa chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giáo dục nguồn CB, CC người DTTS ở Tây Nguyên.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn cán bộ cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên được nhiều tác giả bài báo khoa học, nhiều tham luận tại các Hội thảo của khu vực quan tâm.
Đối với cán bộ cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên nói chung có các công trình tiêu biểu:
Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên” do Đại học Đà Nẵng tổ chức năm 2009 tập hợp được khá nhiều thông tin về thực trạng nguồn nhân lực DTTS, những tìm tòi, nỗ lực trong công tác giáo
dục nâng cao trình độ, năng lực cho người lao động DTTS, cùng những đề xuất trên nhiều khía cạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS ở Tây Nguyên. Tiêu biểu có các tham luận: “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” của Nguyễn Bạn; "Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho người dân tộc thiểu số" của Blong Tiến; “Cách thức đào tạo đại học cho người dân tộc thông qua hình thức hệ cử tuyển" của TS Đoàn Gia Dũng; “Cần đổi mới phương pháp giảng dạy đối với sinh viên các dân tộc thiểu số” của Thái Thị Bích Vân.
Trong bài viết “Thực trạng và giải pháp để xây dựng cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ cấp xã ở các tỉnh Tây Nguyên” (Tạp chí Dân tộc, số 3-2009), TS Nguyễn Thị Tâm đề xuất giải pháp chủ động tạo nguồn cán bộ để phục vụ cả trước mắt và lâu dài, trong đó nhấn mạnh: Quy hoạch cán bộ cần chú ý cơ cấu nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn và “mở” để có thể thay đổi theo tình hình cụ thể. Chú trọng chất lượng phát triển đảng viên, giáo dục và thử thách quần chúng qua phong trào thực tiễn, qua quan hệ với dân; chú ý phát hiện và loại bỏ phần tử cơ hội. Trong đào tạo, nghiên cứu mô hình trường nội trú dân tộc cấp I cụm xã; đánh giá lại hiệu quả của chế độ cử tuyển đại học. Thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số trong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện khu vực. Giải quyết những bất cập giữa đào tạo và sử dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ.
Bài viết: “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” của Nguyễn Văn Quý, Bộ Nội Vụ (Webside của Sở Nội vụ Đắk Lắk, 7-3-2011) cho thấy từ khi có Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 5-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002-2010, HTCT cơ sở ở Tây Nguyên được củng cố, tăng cường về nhiều mặt; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng lên. Bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa ổn định; tỷ lệ hộ đói nghèo trong đồng bào DTTS còn cao; trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung của cả nước; an ninh chính trị vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn; trình độ của đội ngũ CB, CC cơ sở được
nâng lên nhưng năng lực quản lý, điều hành, thuyết phục, tập hợp quần chúng còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy, trong 8 giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vững mạnh, tác giả đề cập đến giải pháp quy hoạch tạo nguồn cán bộ và bảo đảm tỷ lệ cơ cấu cán bộ người DTTS trong đội ngũ CB, CC cấp xã tương đương với tỷ lệ DTTS trong dân cư. Để làm được điều đó phải: Tăng cường kinh phí hàng năm để đào tạo CB, CC là người dân tộc, đồng thời bổ sung, hỗ trợ thêm trong việc cử tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Tăng cường chỉ tiêu cử tuyển trên cơ sở đề nghị có địa chỉ theo nhu cầu của địa phương. Ưu tiên bố trí và sử dụng hết số học sinh, sinh viên người dân tộc sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về công tác lâu dài ở địa phương. Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, có chính sách thu hút CB, CC có trình độ, có năng lực hoạt động thực tiễn giảng dạy cho đội ngũ CB, CC người dân tộc. Củng cố nâng cấp các trường dân tộc nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Sách “Nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp” của GS,TS Nguyễn Đình Tấn và TS Trần Thị Bích Hằng (Nxb Chính trị quốc gia, 2010) đưa ra nhiều số liệu điều tra xã hội học đối với 4 vùng có đông đồng bào DTTS ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam. Trong đó, tỷ lệ đồng bào DTTS ở Tây Nguyên có nhận thức, thái độ và hành vi đối với chính sách dân tộc là thấp nhất, chưa tích cực nhất so với 3 vùng còn lại. Các kiến nghị của tập thể tác giả như nâng cao tính tích cực trong nhận thức, thái độ, hành vi của đồng bào DTTS; phát huy vai trò của cộng đồng, người có uy tín; phối hợp trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể v.v.. là gợi mở tích cực cho công tác tạo nguồn CB, CC người DTTS.
Công tác tạo nguồn cán bộ xã trên từng địa bàn Tây Nguyên có các công trình sau:
Về Gia Lai, có bài viết “Gia Lai coi trọng đào tạo cán bộ nguồn là người
dân tộc thiểu số cho cơ sở” của Trần Ngọc Chi (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử,
9-9-2007) phản ánh chủ trương đào tạo cán bộ nguồn cho cơ sở của Tỉnh ủy qua việc tuyển chọn và mở 4 khóa dự nguồn hệ trung cấp lý luận chính trị cho học viên là người DTTS. Kinh nghiệm tác giả rút ra là phải gắn đào tạo với quy hoạch; gắn đào tạo chính trị song song với chuyên môn; đảm bảo trình độ học vấn của học viên thông qua phát huy trách nhiệm của cấp huyện trong động viên, khuyến khích con em các dân tộc hoàn thành phổ thông trung học... Bài viết “Gia Lai: Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về cơ sở công tác - Kết quả và kinh nghiệm” của Trần Thiết (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 19-9-2011) phản ánh tình hình sau 2 năm thực hiện Đề án 03 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về "tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác", bước đầu cho thấy mục tiêu của công tác này (tăng cường người có trình độ về vùng khó khăn; rèn luyện, thử thách cán bộ để đưa vào quy hoạch tạo nguồn) đang đúng hướng, nhưng để đạt mục tiêu thì phải rút kinh nghiệm để bổ sung, điều chỉnh một số khâu, như: trước khi bố trí sinh viên về xã cần bổ sung cho sinh viên kiến thức về chuyên môn, quản lý nhà nước theo từng nhóm chức danh; xây dựng các văn bản pháp quy về chế độ ưu tiên trong xét tuyển, chuẩn hóa chuyên môn theo chức danh được tuyển dụng hằng năm; phân công cán bộ, đảng viên theo sát, giúp đỡ các sinh viên tiếp cận với thực tiễn, nhanh chóng hòa nhập vào môi trường công tác mới.
Về Lâm Đồng, có bài “Tạo nguồn cán bộ xã ở Lâm Hà” của Viết Trọng (Lâm Đồng online, 26-12-2010) khái quát lộ trình thực hiện chính sách đào tạo cán bộ công chức cấp xã của huyện, hướng tới hoàn thiện qui trình đào tạo từ đầu vào cho đến đầu ra, từ việc xác định nhu cầu đào tạo, tạo môi trường làm việc, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, đánh giá CB, CC một cách khách quan khoa học. Bài “7 năm thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg: Cán bộ cấp xã đang từng bước “trẻ hóa” và “chuẩn hóa” của Đức Hưng (Lâm Đồng online, 11- 4-2012). Nói chung các bài viết đều đứng trên góc độ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để phản ánh kết quả tạo nguồn.
Về Đắk Nông, có bài “Kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của Trần Thanh Long (bdt.daknong.gov.vn ngày