Kinh Nghiệm Trong Tạo Nguồn Cán Bộ, Công Chức Xã Người Dân


Hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn được đầu tư phát triển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức chính trị cho đồng bào các DTTS. Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên được giao nhiệm vụ sản xuất phát sóng 6 thứ tiếng DTTS Tây Nguyên (gồm: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, K’ho, Xê-đăng, M’nông). Đài Truyền hình Việt Nam tăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc trên sóng truyền hình trung ương và địa phương; Kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 phát sóng liên tục với 26 thứ tiếng, trong đó tiếng Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xê-đăng, K’ho, Chu-ru, Giẻ-triêng, M’nông.

Bốn là, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS là một trong những động lực thúc đẩy công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thuận lợi.

Tây Nguyên là nơi nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương. Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi xác định quan điểm phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển KT-XH gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc nhấn mạnh yêu cầu thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Cụ thể hoá nó, nhiều chương trình, đề án của Chính phủ (như chương trình 134, 135, 30a…) góp phần tạo ra sự chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho Tây Nguyên, thúc đẩy quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thêm nhanh chóng.

Năm là, tính tích cực, tự giác của nhiều đối tượng tạo nguồn người DTTS là động lực quan trọng bên trong thúc đẩy nhanh quá trình tạo nguồn và mang lại hiệu quả bền vững cho nó.

Đây chính là kết quả của sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của các cấp chủ thể, lực lượng tham gia tạo nguồn, nhất là cấp uỷ xã, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã, lực lượng nòng cốt, người có uy tín trong cộng đồng thôn buôn. Rất nhiều


địa phương, CB, CC xã người DTTS không ngồi chờ chỉ tiêu đào tạo, ngân sách hỗ trợ do cấp trên phân bổ về mà chủ động tìm kiếm cơ sở đào tạo, sắp xếp thời gian, tranh thủ việc gia đình để theo các lớp nâng chuẩn trình độ học vấn, chuyên môn. Nhiều nơi, từ xã lên tỉnh xa gần trăm cây số, giao thông khó khăn, phương tiện vận chuyển đắt đỏ, cán bộ nguồn người DTTS vẫn chấp nhận vất vả theo sát chương trình đào tạo đến cùng. Đồng thời, sự hỗ trợ của gia đình, sự chia sẻ của đồng chí, đồng đội cũng đã góp thêm sức lực cho nguồn phấn đấu. Những con người đó theo thời gian, trở thành CB, CC xã mẫn cán, là tấm gương cho thế hệ nguồn tiếp theo.

Nguyên nhân của hạn chế

Một là, ở một số nơi, nhận thức chung của chủ thể và đối tượng tạo nguồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS còn hạn chế.

Có 11,6% người được hỏi ý kiến (trong đó đa phần công tác trong các cơ quan, lĩnh vực liên quan đến việc tạo nguồn CB, CC) lại trả lời họ không hề biết, hoặc chỉ vừa mới biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên. Kết quả trả lời Phiếu hỏi ý kiến cũng cho thấy nhiều người thiếu quan tâm, đánh giá xa rời thực tế công tác này. Ví dụ: 2,8% ý kiến cho rằng Trung ương chưa có vai trò gì đối với việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, trong khi những chính sách hỗ trợ tạo nguồn từ Trung ương là rất lớn và quan trọng. Xác định các nội dung tạo nguồn, 28% ý kiến không đồng ý việc quy hoạch nguồn; 17,6% không đồng ý đào tạo, bồi dưỡng; 46,8% không đồng ý việc xây dựng phong trào quần chúng để phát hiện, rèn luyện nguồn [Phụ lục 15]. Chính việc nhận thức chưa đầy đủ về nhiều vấn đề liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS nên quá trình thực hiện nó ở mỗi nơi mỗi khác, xem nhẹ hay chỉ coi trọng một số nội dung nhất định.

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 14

Hai là, quá trình triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KT-XH Tây Nguyên, về xây dựng HTCT cơ sở, xây dựng đội ngũ CB, CC, trong đó có tạo nguồn CB, CC xã người DTTS chưa đều khắp, đồng bộ ở các địa phương, ngành, lĩnh vực.

Thực hiện Đề án 253 về xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên, sau 7 năm rút

ra một vấn đề đáng quan tâm: Nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ hằng năm


tương đối đúng, đủ, kịp thời; nhưng việc điều phối, phân bổ kinh phí, kiểm tra thực hiện kinh phí chưa được thống nhất và cụ thể, nên việc thực hiện một số chương trình của Đề án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và kế hoạch đề ra [103]. Kết quả khảo sát đánh giá vai trò của các cấp, từ Trung ương đến xã, đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS theo tiêu chí từ khá trở lên cũng cho thấy: Trung ương 74%, tỉnh 61,2%, huyện 54,8% và xã 47,6% [Phụ lục 14]. Như vậy, càng xuống cấp hành chính thấp hơn, dường như trách nhiệm của các chủ thể cũng thấp hơn.

Ba là, bộ máy, con người làm công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS tuy đông đảo, nhưng tính thống nhất, đồng bộ chưa cao, chất lượng nhiều mặt còn hạn chế.

Cơ cấu chủ thể tạo nguồn CB, CC nằm ở rất nhiều ngành, cơ quan, tổ chức trong và ngoài HTCT, tuy được xác định là đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, nhưng tính chất xâu chuỗi, đồng bộ, phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành chưa triệt để. Có nơi, cán bộ Ban Tổ chức Huyện uỷ không nắm được tình hình chất lượng đội ngũ CB, CC xã. Trong công tác đào tạo nguồn, “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cơ sở rất lớn nhưng năng lực thu nhận của các cơ sở đào tạo tại địa phương rất hạn chế; việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng giảng viên tại các địa phương ở các lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra” [103].

Bốn là, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tạo nguồn CB,

CC xã người DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đây là một thực tế, bởi khó có thể động viên hay đòi hỏi ý thức trách nhiệm đầy đủ đối với cán bộ nguồn. Một cán bộ nguồn hoạt động không chuyên trách ở xã, giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức, hay Trưởng ban Tuyên giáo đảng uỷ xã, chế độ phụ cấp chỉ bằng 1,0 mức lương cơ bản không thể đủ cho cuộc sống, bù đắp sự nhiệt tình, hay chia sẻ khó khăn cho gia đình...

Năm là, tính tích cực, tự giác của không ít đối tượng tạo nguồn là người DTTS chưa cao.

Khảo sát ở nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên, kể cả những vùng DTTS khác trên cả nước, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận đồng bào


DTTS mang tính phổ biến. Nguyên nhân của nó xuất phát từ đặc điểm “thụ động, khép kín” của đồng bào, nhưng cũng có một phần từ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với các DTTS trong nhiều năm qua. Ví dụ, thiếu đói thì được trợ cấp khó khăn; Nhà nước đầu tư trường dân tộc nội trú, chăm lo đời sống, sách vở cho học sinh nên gia đình không phải lo; học yếu không đậu đại học thì có hệ cử tuyển, hệ dự bị; quy hoạch nguồn lãnh đạo quản lý phải có thành phần DTTS nên khi thiếu người, dù hạn chế về năng lực, trình độ nhưng chắc chắn sẽ không bị nằm ngoài danh sách...

2.2.3.2. Kinh nghiệm trong tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Từ kết quả tạo nguồn, từ nguyên nhân mang lại kết quả đó, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS thời gian qua như sau:

Một là, nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên để có cơ sở tổ chức tạo nguồn sát hợp với tình hình thực tế, phát huy được vai trò của các lực lượng tham gia.

Nhận thức đúng bao giờ cũng là yếu tố đầu tiên quy định hành động đúng đắn của con người. Với công tác tạo nguồn, nhận thức đúng, đầy đủ sẽ giúp các cấp uỷ đề ra quan điểm, chủ trương, chính sách tạo nguồn đúng, thuyết phục được các lực lượng cùng tham gia có trách nhiệm và hiệu quả. Kinh nghiệm ở Đăk Nông cho thấy, nhờ có nhận thức đúng, quan điểm tạo nguồn CB, CC rõ ràng, sau khi chia tách tỉnh, Đăk Nông một mặt hỗ trợ khó khăn cho CB, CC luân chuyển đến, mặt khác tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án tạo nguồn cán bộ của tỉnh. Đến nay, bên cạnh bộ máy của HTCT các cấp tương đối ổn định, thì số nguồn trẻ, là người tại chỗ được quy hoạch đang từng bước được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá. Tuy nhiên ở không ít nơi, các cấp chủ thể chưa hình dung hết yêu cầu của việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS, nên công tác này còn chuyển biến rất chậm. Vì vậy, cần quán triệt sâu sắc trong HTCT vai trò của công tác tạo nguồn cán bộ, làm rõ trách nhiệm, phạm vi của các cấp chủ thể đối với công tác này. Động viên, khuyến khích, định hướng phát triển cho con em


đồng bào DTTS tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC xã. Xác định cụ thể yêu cầu của các nội dung tạo nguồn; dự báo những thuận lợi, khó khăn để chủ động xác định ngay từ ban đầu những yêu cầu về đối tượng, thời gian, kinh phí, công tác quản lý... cho tạo nguồn CB, CC xã người DTTS hiệu quả.

Hai là, các cấp uỷ đảng, chính quyền có sự quyết tâm cao độ trong việc xây dựng chủ trương, định hướng chỉ đạo, điều hành, quản lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các lực lượng tiến hành công tác tạo nguồn.

Sự quyết tâm là yếu tố tinh thần quan trọng cho mọi nỗ lực vượt qua cản trở, khó khăn để tiến tới. Trên thực tế, có nơi điều kiện không thiếu, nhưng tổ chức không quyết tâm, đội ngũ cán bộ có trách nhiệm không nỗ lực thì việc có dễ cũng không được triển khai. Khi Lâm Hà có nhu cầu chuẩn hoá CB, CC cơ sở, Tỉnh uỷ Lâm Đồng có 3 chủ trương, chỉ đạo các ban ngành phối hợp thực hiện: mở tại Lâm Hà 3 lớp trung cấp nông nghiệp, hành chính và lý luận chính trị cho cán bộ xã, cán bộ nguồn; tuyển công chức dự nguồn (30 người, bằng 10% tổng CB, CC) có trình độ cao đẳng, đại học (người DTTS có thể trung cấp) theo cơ chế công khai, hợp đồng lương theo trình độ được đào tạo, do ngân sách chi; giải quyết chế độ cho những người không đủ năng lực bằng hình thức nghỉ hưởng lương đến lúc nhận sổ hưu nhằm tạo “chỗ trống” cho nguồn mới vào. Chính nhờ sự quyết tâm từ tỉnh xuống cơ sở, huyện Lâm Hà đang có nguồn CB, CC xã đông đảo và trên đường đạt chuẩn.

Quyết tâm, nỗ lực tạo nguồn phải bắt đầu bằng sự thống nhất nhận thức trong toàn đảng bộ. Quyết tâm được thể hiện trong quan điểm, chủ trương rõ ràng, dứt khoát; được cụ thể hoá bằng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ để tạo điều kiện cho hoạt động thực tiễn diễn ra. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các đề án phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trên địa bàn để huy động mọi lực lượng cùng tham gia vào việc tạo nguồn CB, CC.

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

Đó là nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các lực lượng

kinh tế, phi kinh tế khác nằm trong các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội


nói chung, tạo nguồn CB, CC nói riêng. Phát huy, khai thác tiềm năng trong dân chúng, trong bản thân từng gia đình hộ DTTS, gia đình nguồn CB, CC người DTTS… để hạn chế khó khăn, tăng cường động lực cho công tác tạo nguồn nhanh hiệu quả. Từ năm 2004 đến 2010, trong tổng số 420.770 triệu đồng Bộ Tài chính chi cho Đề án 253 của Tây Nguyên, các địa phương đã bố trí 219.744 triệu đồng để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng khoảng 156.706 lượt cán bộ cơ sở. Hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách này thể hiện rất rõ trong đánh giá kết quả tạo nguồn CB, CC đã nêu ở phần trên.

Huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ tạo nguồn là điều kiện cần, nhưng sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực là yêu cầu bắt buộc. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị liên quan đến tạo nguồn. Công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí, các phương tiện vật chất khác trong tạo nguồn để tạo niềm tin cho các tổ chức, lực lượng đã hỗ trợ.

Bốn là, thường xuyên giám sát, kiểm tra đối với từng nội dung tạo nguồn cụ thể; nghiêm túc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo mục tiêu.

Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ địa phương, từ tỉnh đến xã, và lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cụ thể tham gia vào lực lượng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Mặt nào tích cực, mang lại hiệu quả bền vững thì nghiên cứu phát huy, phổ biến ra diện rộng trong toàn khu vực; mặt nào hạn chế thì nắm chắc nguyên nhân, tập trung xử lý, thúc đẩy chuyển đổi, góp phần giải quyết vấn đề tư tưởng trong đội ngũ CB, CC nguồn lẫn đương chức.

2.3.3.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay

Nghiên cứu, khảo sát toàn diện quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi, những việc làm được, nổi nên không ít vướng mắc, mâu thuẫn mà các địa phương còn lúng túng cần được tháo gỡ:

Một là, quy định tiêu chuẩn về trình độ các mặt của CB, CC cấp xã vùng miền núi không còn phù hợp với mặt bằng dân trí và yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở Tây Nguyên

Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ trưởng

Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CB, CC xã,


phường, thị trấn, tiêu chuẩn về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị đối với CB, CC xã ở các vùng miền núi được quy định thấp hơn vùng đồng bằng một cấp. Ví dụ: tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với cán bộ chủ chốt cấp xã là trung cấp, nhưng ở vùng miền núi chỉ cần tương đương sơ cấp; tiêu chuẩn trình độ học vấn của trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội là tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng vùng miền núi chỉ cần tốt nghiệp tiểu học; chuẩn chuyên môn của công chức là trung cấp đúng ngành, vùng miền núi chỉ cần “được tập huấn nghiệp vụ”. Chỉ những trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng lần đầu thì mới phải đạt trình độ trung cấp. Từ năm 2004 đến nay, các tiêu chí này vẫn không thay đổi. Vì vậy, khi xác định tiêu chuẩn nguồn CB, CC là bằng hoặc tiệm cận với tiêu chuẩn CB, CC, thì việc đào tạo nguồn, kể cả đối với người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền xã cũng chỉ cần đặt mục tiêu trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn và lý luận chính trị ở bậc trung cấp là đủ theo quy định.

Quy định trên cũng xác định chức trách, nhiệm vụ của các chức danh CB, CC. Ví dụ: Chủ tịch UBND xã là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã. Bí thư, Phó bí thư, Thường trực đảng uỷ xã có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã. Nói chung, có rất nhiều nhiệm vụ mà CB, CC xã cần phải thực hiện, liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo công tác quốc phòng của địa phương, giải quyết tranh chấp dân sự, các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng, dân số… Với các xã miền núi, đất rộng người thưa, địa bàn chia cắt, thành phần dân tộc phong phú, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phức tạp như Tây Nguyên, thì đây thực sự là áp lực cho CB, CC. Để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, CB, CC xã cần phải có kiến thức trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; có kỹ năng giao tiếp, vận động


quần chúng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp; có khả năng thu thập, xử lý thông tin để lãnh đạo, thuyết phục nhân dân v.v.. Yêu cầu của thực tế đang mâu thuẫn với quy định về tiêu chuẩn trình độ CB, CC xã vùng miền núi hiện hành.

Mặt khác, tuy dân trí Tây Nguyên được đánh giá là có mặt bằng thấp hơn so với các vùng trong cả nước, nhưng những năm gần đây, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, trình độ học vấn trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đã tiến bộ rất xa. Hệ thống các trường học hàng năm đào tạo ra hàng chục ngàn sinh viên, trong đó không ít người thuộc DTTS. Nếu nguồn nhân lực chất lượng cao này toả về các xã, tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, thì ngay trên địa bàn sẽ xuất hiện trạng thái mâu thuẫn: người có trình độ thấp hơn nhiều lại lãnh đạo, quản lý, định hướng phát triển cho người có trình độ cao.

Thực tế trên cho thấy: trình độ dân trí trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung đang ngày một nâng cao. Yêu cầu nhiệm vụ của CB, CC xã, nhất là vùng miền núi trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi trình độ, năng lực của mỗi người phải được nâng lên không ngừng. Quy định 04/2004 của Bộ Nội vụ xây dựng cách đây gần 10 năm, nay đã lạc hậu, thể hiện ở sự bất hợp lý giữa tiêu chuẩn CB, CC thấp - mặt bằng dân trí đang lên cao - nhiệm vụ chính trị ngày càng nặng nề, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi, bổ sung và phát triển. Hiện đang có những bất cập, hạn chế về năng lực, trình độ trong đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở những nơi máy móc áp dụng chuẩn CB, CC theo Quy định 04 của Bộ Nội vụ. Ngược lại, có những nơi thành công trong nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CB, CC xã người DTTS nhờ chủ trương cụ thể hoá tiêu chuẩn CB, CC xã theo hướng nâng chuẩn đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Để công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên, Bộ Nội vụ cần sớm sửa đổi, bổ sung yêu cầu tiêu chuẩn CB, CC cấp xã nói chung, CB, CC vùng miền núi nói riêng theo hướng nâng chuẩn trình độ một cấp so với quy định cũ. Trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung quy định chung, các địa phương chủ động cụ thể hoá tiêu chuẩn CB, CC cấp xã, xây dựng tiêu chuẩn riêng cho CB, CC là người DTTS nhưng không hạ cấp yêu cầu về trình độ so với CB, CC người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022