Cơ Chế Quốc Tế Bảo Đảm Quyền Con Người

nghĩa là các cá nhân trong trường hợp có quy định có thể viện dẫn nội dung của công ước để bảo vệ quyền lợi của mình. Có những quan điểm cho rằng tại những nước luật quốc tế được thực hiện bằng cách nội luật hoá thì các cá nhân cũng có quyền viện dẫn các công ước mà quốc gia là thành viên bảo vệ mình trước toà. Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật lại được tiến hành bằng cách áp dụng những văn bản pháp luật đã được nội luật hoá. Do vậy trường hợp này cũng chưa thống nhất.

Trong lĩnh vực quyền con người, các quốc gia tham gia các công ước phải có nghĩa vụ báo cáo việc thực hiện các công ước theo yêu cầu của từng công ước cụ thể. Chính vì vậy việc chuyển hoá nội dung các công ước vào luật quốc gia phải bảo đảm đúng tinh thần nội dung của công ước. Chỉ như vậy việc thực hiện công ước mới được đảm bảo, không những nội dung các công ước mà các nguyên tắc của luật quốc tế cũng cần phải được thực hiện. Các đạo luật được ban hành phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế.

Rõ ràng trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người luật quốc tế giữ vị trí hết sức quan trọng, luật quốc tế đã chuẩn hoá các yếu tố về quyền con người. Luật quốc tế bảo vệ về quyền con người một cách rộng rãi và toàn diện. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, trong khi vấn đề nhân quyền vẫn còn xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới thì năm 1948 tuyên ngôn nhân quyền thế giới đã ra đời khẳng định và bảo vệ những giá trị của con người. Sau đó nhiều công ước quốc tế đã được ban hành, các công ước đã gắn trách nhiệm đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ quyền con người.

Pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người chịu ảnh hưởng của luật quốc tế. Các quốc gia khi xây dựng các văn bản luật phải dựa trên cơ sở nội dung của các công ước quốc tế. Ngoài ra pháp luật quốc gia còn được sống dựng dựa trên thực tế đời sống kinh tế xã hội của quốc gia mình. Vì vậy luật pháp sẽ phản ảnh rõ ràng, cụ thể và điều chỉnh những vấn đề để quyền con người được bảo đảm. So với luật quốc tế, luật quốc gia sát thực với đời sống hơn.

Trong trường hợp luật quốc tế có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia thành viên thì luật quốc tế và luật quốc gia cũng trực tiếp tham gia vào việc

bảo vệ quyền con người. Luật quốc gia sẽ được áp dụng trước để bảo vệ quyền con người.

Luật quốc tế và luật quốc gia bảo vệ quyền theo cách thức riêng. Pháp luật quốc gia chịu ảnh hưởng của luật quốc tế. Cả hai hệ thống này có sự bổ sung cho nhau trong việc bảo vệ quyền con người.

5.1. Khái niệm về cơ chế

Cơ chế là một khái niệm về trình tự, thủ tục, cách thức, theo đó một quá trình được thực hiện. Cơ chế là cách thức của một quá trình do vậy cơ chế được hiểu là sự vận hành của nhiều yếu tố theo những hướng nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể. Có thể lấy cơ chế thị trường là một ví dụ.Cơ chế thị trường là toàn bộ cách thức và phương pháp điều tiết nền kinh tế, chủ yếu bằng tác động của quy luật sản xuất lưu thông hàng hoá và quan hệ thị trường như quy luật giá trị, lưu thông tiền tệ, quan hệ cung cầu. Như vậy để vận hành cơ chế thị trường ta có thể thấy có nhiều yếu tố tham gia. sự hoạt động của các quan hệ và quy luật này được gắn chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ cụ thể.

Cơ chế có hai hình thức chủ yếu là cơ chế tự nhiên và cơ chế xã hội. Cơ chế tự nhiên như cơ chế quang hợp còn cơ chế về xã hội có thể thấy như cơ chế tổ chức , cơ chế quản lý dân chủ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

5.2 Cơ chế quốc tế.

Cơ chế quốc tế là những nguyên tắc thủ tục được thiết lập theo những trình tự nhất định nhằm thực hiện những vấn đề mang tính quốc tế. Trong hiến chương Liên Hợp Quốc chúng ta có thể thấy những vấn đề được xác định là những nhiệm vụ của liên hợp quốc như duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, khuýen khích phát triển sự tôn trọng các quyền con người… Cơ chế là những trình tự thủ tục nhằm thực hiện những nhiệm vụ chức năng . Cơ chế quốc tế là những trình tự thủ tục quốc tế . Để thực cơ chế có những cơ quan chuyên môn Hội đồng bảo an có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế khi làm những nhiệm vụ do trách nhiệm ấy đặt ra , hội đồng bảo hành động với tư cách thay mặt

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 5

cho các thành viên liên hợp quốc . Rõ ràng cơ chế quốc tế được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp lý quốc tế .

5.3.Cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người

Cơ chế bảo đảm quyền con người được thành lập trên cơ sở những văn bản pháp lý quốc tế nói chung và những văn bản pháp quốc tế về lĩnh vực quyền con người . Hiến chương Liên hựop quốc là văn bản có nội dung quy định về các vấn đề liên quan đến quyền con người . Việc bảo vệ quyền con người là một vấn đề quốc tế và đồng thời cũng là vấn đề của từng quốc

gia. Theo khía cạnh quốc tế việc bảo vệ quyền con người được quy định

trong hiến chương liên hợp quốc , quyền con người còn được bảo vệ bằng hệ thống văn bản về quyền con người. Các cơ quan chuyên môn của liên hợp quóc cũng giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực quyền con người. Xét trên phương diện cơ chế thì những trình tự thủ tục bảo vệ quyền con người phải có quan hệ chặt chẽ với nhau.


CHƯƠNG II


HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ QUỐC TẾ BẢO ĐẢM QUYỀN‌

CON NGƯỜI


2. Các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền con người

2.1 Hiến chương liên hợp quốc

Hiến chương liên hợp quốc là văn bản pháp lý có ảnh hưởng và chi phối đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Lời mở đầu của hiến chương đã nêu ra mục đích của hiến chương trong lĩnh vực quyền con người. Lời nói đầu của hiến chương chi phối đến toàn bộ nội dung của hiến chương. Mục đích và nguyên tắc được ghi nhận tại điều 1 khoản 3 Hiến chương có viết” Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.” Điều 8 hiến chương có quy định:” Liên hợp quốc không định ra một sự hạn chế nào đối với nam giới hoặc phụ nữ trong những điều kiện ngang nhau đảm nhiệm mọi chức vụ trong các cơ quan và các cơ quan giúp việc của liên hợp quốc. Hiến chương là một văn bản nhằm gắn kết các dân tộc nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội. Tại điều 55 hiến chương nhấn mạnh:” Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do căn bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo” nhằm nhấn mạnh mục tiêu của liên hợp quốc điều 56 hiến chương nhấn mạnh” Tất cả các thành viên liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên”

Quyền con người là một trong những lĩnh vực cơ bản mà hiến chương liên hợp quốc hướng tới. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là mục tiêu được hiến chương xác định. Nội dung này thể hiện trong phần mở đầu của hiến chương và trong tất cả các chương của hiến chương. Tuỳ theo những quy định cụ thể của hiến

chương mà vấn đề bảo vệ quyền con người được đề cập đến một cách thích hợp. Các cơ quan của liên hợp quốc đều có chức năng và nhiệm vụ trong việc bảo vệ quyền con người. Những quy định cụ thể được thể hiện trong các điều khoản về chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan của liên hợp quốc .

2.2 Đại hội đồng .

Đại hội là đại diện chính của liên hợp quốc . Đại hội đồng gồm tất cả các nước thành viên liên hợp quốc , mỗi thành viên là 5 đại biểu ở Đại hội đồng là cơ quan có chức năng và nhiệm vụ toàn diện nhất so với các cơ quan khác được thành lập trong phạm vi hiến chương . Chức năng và nhiệm vụ của đại hội đồng được thể hiện qua đại hội đồng có thể thực hiện tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi hiến chương. Tuy nhiên riêng đối với các trường hợp liên quan đến hoà bình và an ninh, khi hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó thì đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ phi được hội đồng Bảo An yêu cầu. Như vậy chỉ riêng trường hợp quy định tại điều 12 hiến chương, hội đồng Bảo An chỉ được tham gia khi có yêu cầu còn đối với các vấn đề khác đại hội đồng đều có chức năng và quyền hạn của mình. Đối với lĩnh vực quyền con người, do chức năng và quyền hạn của mình đại hội đồng giữ vị trí thiết yếu trong hoạt động nhằm đảm bảo quyền con người của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc một trong những chức năng và quyền hạn chính của Đại hội đồng là thực hiện việc hợp tác trong lĩnh vực quyền con người và tiến hành những hoạt động nhằm bảo vệ quyền con người. Tại điều 13 khoản 1 mục B về quy định chức năng quyền hạn của Đại hội đồng như sau: “Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo. Đại hội đồng có quyền tiếp nhận những báo cáo của hội đồng kinh tế xã hội liên quan đến lĩnh vực quyền con người và quyết định những biện pháp cụ thể đối với những vấn đề này”. Những vấn đề liên quan đến quyền con người cũng được các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc trình tới Đại hội đồng để xin những kết luận. Ngoài những cơ quan chính Đại hội đồng

còn xem xét những đề nghị của các quốc gia thành viên với tổng thư ký Liên Hợp Quốc về những vấn đề liên quan đến quyền con người.

Một trong những chức năng quan trọng của Đại hội đồng với những vấn đề về quyền con người là việc ban hành hàng loạt những văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người. Từ sau việc thông qua và tuyên bố tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới. Đại hội đồng đã thông qua hàng loạt công ước về quyền con người. Việc thông qua các văn bản về quyền con người là chức năng của Đại hội đồng. Việc bảo vệ quyền con người bằng luật quốc tế được tiến hành theo trình tự nhất định trong đó việc ban hành các văn bản luật quốc tế là bước đầu tiên. Nội dung và phạm vi bảo vệ được xác định ở bước soạn thảo và thông qua các công ước quốc tế. Dưới góc độ khoa học pháp lý nói chung xây dựng và ban hành luật là một việc làm quan trọng nó quyết định đến hiệu quả của pháp luật. Nếu như việc xây dựng pháp luật được nghiên cứu một cách kỹ lượng, sát với đời sống xã hội thì pháp luật dễ đi vào cuộc sống thì và điều chỉnh được những quan hệ xã hội. Ngược lại việc xây dựng văn bản không sát với thực tế thì quá trình thực thi luật pháp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy có thể xem việc xây dựng và ban hành pháp luật là khâu quyết định đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Đại hội đồng có chức năng, quyền hạn thông qua các công ước quốc tế. Do đó nội dung và số lượng các công ước về quyền con người là do Đại hội đồng quyết định.

Đại hội đồng có sẵn uỷ ban trong đó uỷ ban thứ ba có chức năng giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội và nhân đạo. vấn đề về quyền con người thuộc về chức năng của uỷ ban thứ ba của đại hội đồng. Ngoài uỷ ban thứ ba giữ trách nhiệm chính về lĩnh vực này, Đại hội đồng còn có những cơ quan khác giúp đỡ những vấn đề có liên quan đến quyền con người.

Uỷ ban đặc biệt về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện tuyên bố về trao trả độc lập cho những đất nước và dân tộc thuộc địa.

Uỷ ban đặc biệt chống lại chủ nghĩa Apartheid.

Uỷ ban đặc biệt điều tra về những hành động của Israeli ảnh hưởng tới quyền con người tại những vùng đất bị chiếm đóng.

Uỷ ban thực hiện những quyền không thể chuyển nhượng của nhân dân Palestin.

Uỷ ban pháp luật quốc tế

Như vậy trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người Đại hội đồng có chức năng và quyền hạn một cách rộng rãi. Đại hội đồng ban hành những công ước về quyền con người và có uỷ ban chuyên trách cùng một số uỷ ban thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên phạm vi toàn thế giới.

2.3. Hội đồng Bảo An.

Hội đồng Bảo An có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chức năng và quyền hạn của hội đồng Bảo An được quy định tại điều 24 của Hiến chương.

Hội đồng Bảo An có hai nhiệm vụ chính là:

Giải quyết hoà bình các xung đột và có hành động đối với các mối đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình và hành động xâm lược. Hội đồng Bảo An có chức năng rộng rãi trong việc sử dụng vũ lực vì hoạt mục đích duy trì và an ninh quốc tế. Là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, hội đồng Bảo An được thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo An là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc các hành động xâm lược và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những chức năng và quyền hạn của Hội đồng Bảo An được nhằm vào ba mục tiêu là giữ gìn hoà bình, hoà bình và luôn tạo hoà bình.

Các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người. Trước tiên, nhân quyền về dân sự chính trị trong đó quyền sống bị đe doạ nghiêm trọng. Loài người đã phải chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh qua đó những cảnh chết chóc thương tâm và bao đau khổ khác đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I và lần thứ II là những cuộc chiến còn in sâu trong tâm trí nhiều người. Từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra. Các cuộc chiến đã ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống của những con người trong phạm vi khu vực cuộc sống xảy ra, đồng thời tạo ra những nguy cơ xung đột

trên phạm vi rộng. Các cuộc chiến không chỉ đe doạ đến tính mạng của tất cả mọi người mà nó còn ảnh hưởng đến quyền sở hữu, uy tín danh dự, thân thể,… của các dân cư trong khu vực xung đột. Tuyên bố Tehean có viết: “Hoà bình là điều kiện vững chắc cho sự tuân thủ đầy đủ quyền con người và chiến tranh là sự phủ định của quyền con người”.

Việc duy trì Hoà bình và an ninh của Hội đồng bảo An có ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo vệ quyền của con người. trong khi những biện pháp bảo vệ quyền con người vẫn chưa đảm bảo cho con người được sống theo đúng giá trị vốn có của mình thì chiến tranh có thể tước đoạt hết quyền của con người kể cả quyền sống một quyền quan trọng của mỗi người. Duy trì, khôi phục, luôn tạo hoà bình là cơ sở để quyền con người được tuân thủ. Hoạt động trên cơ sở Hiến Chương từ khi ra đời đến nay Hội đồng Bảo An đã tiến hành những hoạt động gìn giữ hoà bình như:

Tổ chức giám sát đình chiến ở Trung Đông. Nhóm quan sát viên quân sự ở Ấn Độ và Pakixtan.

Lực lượng quan sát rút quân Liên Hợp Quốc ở cao nguyên Golan Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại Sip

Lực lượng lâm thời Liên Hợp Quốc tại Libăng

Phái đoàn quan sát Liên Hợp Quốc tại Irac – Co oet Phái đoàn kiểm chứng Liên Hợp Quốc ở Anggola II Phái đoàn quan sát viên Liên Hợp Quốc ở En Xan va do

Phái đoàn trưng cầu dân ý Liên Hợp Quốc tại Tây Xahara Lực lượng bảo vệ của Liên Hợp Quốc tại Nam Tư cũ Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Somali

Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Mô dăm bích Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Libaria

Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Haiti Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Ruanda Hoạt động Liên Hợp Quốc tại Ruadia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023