Phân Biệt Tội Lừa Đảo Với Một Số Tội Phạm Khác

b. Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại khoản 5 Điều 139 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung "phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm" [20, Điều 139].

Trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc phạm tội.

Tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, là việc tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án. Tuy nhiên, khi tịch thu tài sản vẫn phải để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

2.5.2. Các biện pháp tư pháp

"Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt" [7, tr. 679].

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội không nằm ngoài mục đích cải tạo, giáo dục, đồng thời ngăn ngừa khả năng sẽ gây hại đến các lợi ích được luật hình sự bảo vệ. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản các biện pháp tư pháp được áp dụng như sau:

Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: nhằm loại bỏ những điều kiện vật chất của tội phạm, góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Tiền và vật bị tịch thu phải trực tiếp liên quan tới tội phạm, là công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm mà có, hoặc do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có, hoặc là vật Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán.

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu ban đầu trước khi tội phạm xảy ra. Đây là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp làm cho tài sản bị chiếm đoạt giảm giá trị thì bên cạnh việc trả lại tài sản còn phải bồi thường giá trị tài sản bị thiệt hại. Nếu vì lý do nào đó mà tài sản bị chiếm đoạt đã thất lạc hoặc không còn nữa thì người phạm tội phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác vào hành vi phạm tội mà làm hỏng hoặc mất tài sản thì cũng buộc sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

2.6. Phân biệt Tội lừa đảo với một số tội phạm khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

2.6.1. Phân biệt Tội lừa đảo đoạt tài sản với Tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự "là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp: 1) Tài sản trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; 2) Tài sản trộm cắp có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: 2.1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2.2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; 2.3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt có tính chất lén lút (bí mật) đối với một tài sản đang có chủ (bí mật lấy tài sản mà chủ tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới biết bị mất tài sản). So với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản có những điểm giống và khác nhau sau đây:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9

a) Sự giống nhau

Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là yếu tố bắt

buộc trong cấu thành tội phạm, cùng có định lượng giá trị của tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm; cùng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là chiếm đoạt tài sản; mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

b) Sự khác nhau

Thứ nhất, Tội trộm cắp tài sản được thực hiện bằng hành vi lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như chen lấn, xô đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà người quản lý tài sản không biết. Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình (không có ý thức công khai chiếm đoạt) và hành vi lén lút này là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Tính chất lén lút của hành vi có thể thể hiện thông qua việc che dấu thân phận thật của mình với mọi người xung quanh và người quản lý tài sản.

Thứ hai, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng thủ đoạn gian đối nhưng công khai, người phạm tội không có ý thức giấu diếm hành vi phạm tội của mình mà công khai cho chủ tài sản biết, không có ý định che dấu, bí mật đối với chủ tài sản. Việc chủ tài sản tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội là kết quả của thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu nhầm tưởng bởi được cung cấp những thông tin sai sự thật.

2.6.2. Phân biệt Tội lừa đảo đoạt tài sản với cướp tài sản

Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự, cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản 13, tr. 30.

a) Sự giống nhau

Cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích của người

phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản, nghĩa là mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh; hành vi phạm tội của cả hai tội đều có tính công khai, trắng trợn đối với người có trách nhiệm về tài sản.

b) Sự khác nhau

- Về mặt cấu thành: Tội cướp tài sản có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản (người phạm tội có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi). Còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, nghĩa là nếu chỉ hành vi phạm tội thì chưa phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà còn phải có hậu quả nảy sinh và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, hậu quả phải là yếu tố bắt buộc để định tội.

- Về mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi:

+ Tội cướp tài sản có đặc trưng là hành vi dùng vũ lực (hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân), hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay); hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (hành vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được).

+ Trong khi đó, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà sử dụng thủ đoạn gian dối cung cấp các thông tin sai sự thật làm cho chủ tài sản nhầm tưởng, tự nguyên trao tài sản cho người phạm tội.

- Về khách thể: Tội cướp tài sản xâm hại cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ nhân thân, thông qua xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được (quan hệ nhân thân quan trọng hơn quan hệ tài sản). Mục đích cuối cùng của việc xâm phạm quan hệ nhân thân là nhằm chiếm đoạt được tài sản còn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chỉ là phương tiện để đạt mục đích; trong khi đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu, không xâm hại đến khách thể là quan hệ nhân thân. Thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết những trường hợp khi tấn công, người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản mà vì động cơ, mục đích khác như để trả thù, nhưng sau khi đã thực hiện hành vi tấn công, người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản, người có hành vi tấn công lấy tài sản đó, đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội cướp tài sản trong trường hợp này rõ ràng là không chính xác.

Nghiên cứu về lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản cho thấy trong một số trường hợp nhất định có sự chuyển hóa tội phạm từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản. Chẳng hạn: Một người khi thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản, nhưng vừa chiếm được tài sản thì bị đuổi bắt hoặc bị giằng lại, đã không bỏ chạy mà lại quay lại dùng vũ lực tấn công người đuổi bắt để cố giữ bằng được hoặc cố gắng bằng được tài sản này thì đã

có sự chuyển hóa sang tội cướp tài sản. Hoặc đang trong quá trình thực hiện hành vi gian dối nhưng bị phát hiện, chủ sở hữu có hành vi giữ tài san hoặc chống cự lại thì người phạm tội đã dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản thì sẽ chuyển sang tội cướp.

2.6.3. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô tài sản Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội tham ô tài sản (Điều 278): “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu

đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng” 24, Điều 278.

Với qui định này, Tội tham ô tài sản được thực hiện bằng mọi thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn gian dối của người có chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Như vậy điểm khác biệt căn bản nhất của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô ở chủ thể tội phạm. Tội tham ô tài sản có chủ thể đặc biệt, phải là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm quản lý tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản còn Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có dấu hiệu này.

2.6.4. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có yếu tố khách thể, mặt chủ quan, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm là cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở mặt chủ quan. Do vậy chỉ cần phân biệt tội lam dụng tín nhiêmh chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở mặt khách quan mà chủ yếu là thông qua hình thức hợp đồng mà có sự gian dối.

Trước hết, ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Ban đầu người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt tài sản, việc ký lkết hợp đồng chỉ nhằm mục đích vay, mượn, thuê... được tài sản. Người phạm tội

nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng ký kết trước và trong khi nhận tài sản không có ý thức chiếm đoạt tài sản. Do đó việc ký kết hợp đồng hay nhận tài sản từ hợp đồng đã ký không bị coi là hành vi phạm tội. Chỉ sau đó, khi đến thời hạn nhất định hoặc thời hạn phải trả tài sản mới có ý định không trả lại hoặc sửu dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp khác dẫn đến mất khả năng chi trả hoặc bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, mục đích chiếm đoạt nảy sinh sau khi đã nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng.

Để thực hiện ý định chiếm đoạt, người pham tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể hành vi gian dối như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản... nhưng hành vi gian dối này chỉ để che giấu hành vi chiếm đoạt. Hành vi gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể dùng những thủ đoạn khác như bỏ trốn hay cố ý chay ỳ, không trả lại tài sản...

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện ký kết hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng thực chất là phương thức để chiếm đoạt tài sản. Hợp đồng này là hoàn toàn giả tạo nhằm tạo lòng tin để người bị hại giao tài sản. Khi người phạm tội nhận được tài sản từ hợp đồng cũng là thời điểm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành. Hành vi ký kết gỉa tạo là hành vi lừa dối và hành vi nhận tài sản là hành vi chiếm đoạt được.

Hành vi gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cơ sở quyết định việc chiếm đoạt được tài sản của người phạm tôi nên hành vi gian dối là dấu hiện bắt buộc trong cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, việc xem xét người đó phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xem xét đến những căn cứ chứng minh

người phạm tội ban đầu trước khi ký cam kết là hoàn toàn ngay thẳng hay gian dối. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản dựa vào lòng tin sẵn có của người có tài sản. Còn người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chiếm đoạt tài sản dựa vào hành vi gian dối tạo ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023