Phương Hướng, Mục Tiêu, Quan Điểm Định Hướng Đẩy Mạnh Công Tác Tạo Nguồn Cán Bộ, Công Chức Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Tây Nguyên Đến Năm


vùng xa [18]. Làm thế nào để tạo nguồn CB, CC người DTTS từ những vùng quá nghèo như thế? Tạo nguồn nhân lực DTTS, trong đó có nguồn CB, CC có chất lượng ra sao để tạo động lực thúc đẩy vùng có đông đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững? Đó là câu hỏi mà các cấp uỷ đảng, chính quyền cần có lời giải ngay trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện tạo nguồn CB, CC thời gian tới.

- Hoạt động của các tôn giáo ở Tây Nguyên diễn ra phức tạp, có những biểu hiện vi phạm pháp luật, đi chệch đường hướng hoạt động đã đăng ký với chính quyền, cũng như những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch vẫn đang tiếp diễn khiến nhiều nơi nảy sinh điểm nóng chính trị. Người Mỹ tăng cường những tác động, thúc đẩy hoạt động của Công giáo và Tin Lành Tây Nguyên phát triển. Một số đối tượng Tin Lành cực đoan có thái độ chống đối, tung tin bịa đặt, vu cáo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hội đoàn Công giáo không thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật. “Phật giáo Việt Nam thống nhất” vẫn ngấm ngầm hoạt động nhằm hướng đến công khai hoá về mặt tổ chức. Mâu thuẫn trong chức sắc Phật giáo gia tăng, điển hình là ở Lâm Đồng. Tình trạng tranh chấp, kiến nghị chính quyền, xin, đòi lại cơ sở thờ tự cũ nổi lên gay gắt ở một số địa phương. Một số “đạo lạ” xuất hiện (các địa phương xếp vào loại tà đạo) như Canh Tân Đặc Sủng ở Đăk Nông, Đăk Lăk , Hà Mòn ở Kon Tum. Quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều chưa đủ mạnh để đấu tranh thành công với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo... Trong sự phức tạp ấy, hiện tượng một số tổ chức, cá nhân chức sắc tôn giáo thiếu ủng hộ, thậm chí có biểu hiện ngăn cấm, cản trở giáo dân người DTTS tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương là điều mà các cấp, các ngành ở Tây Nguyên đang phải đối diện.

- Sự chống phá các thế lực thù địch khiến cho tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh hưởng của tàn dư FULRO ở Tây Nguyên, sự hậu thuẫn FULRO lưu vong tại Mỹ của các thế lực thù địch chưa chấm dứt. Núp dưới chiêu bài tôn giáo “Tin Lành Đêga”, bọn phản động FULRO ngấm ngầm xây dựng mạng lưới cơ sở. Chúng


âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, tiếp tục lôi kéo, kích động một bộ phận đồng bào DTTS ở Tây Nguyên biểu tình, bạo loạn. Vì mục tiêu giữ gìn ổn định trật tự, an ninh quốc gia, nhiều địa phương phải tập trung nhân lực và thời gian để đối phó, ảnh hưởng đến không ít các mặt hoạt động khác, trong đó có công tác cán bộ cơ sở.

Nhận thức rõ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đang và có thể tiếp tục tác động (tích cực cũng như tiêu cực) đến công tác tạo nguồn CB, CC người DTTT là vấn đề cần thiết. Nó sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để các cấp uỷ đảng, chính quyền Tây Nguyên định hướng mục tiêu, tận dụng lợi thế, phát huy các nguồn lực cho công tác tạo nguồn CB, CC người DTTS đúng đắn và hiệu quả.

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm định hướng đẩy mạnh công tác tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đến năm 2020

3.1.2.1. Phương hướng

Tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng; các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, củng cố HTCT cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KT-XH Tây Nguyên, nhất là vùng đồng bào DTTS nhằm tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nắm vững những lợi thế có thể tận dụng, những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết, những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra cho đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, quyết tâm đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS để tạo ra lượng nguồn dồi dào, cơ cấu phù hợp với cơ cấu dân tộc, có sự chuyển tiếp ba thế hệ, thường xuyên được sàng lọc và bổ sung, bảo đảm chất lượng nguồn đạt chuẩn chất lượng CB, CC xã theo quy định của Đảng, Nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực tế ở mỗi địa phương.

Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể, các ban ngành, các lực lượng xã hội đối với công tác tạo

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 16


nguồn CB, CC xã người DTTS. Nghiên cứu, ban hành chính sách thúc đẩy công tác tạo nguồn phù hợp với đặc điểm DTTS và HTCT cơ sở ở Tây Nguyên. Linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn tạo nguồn. Thường xuyên đổi mới phương thức tạo nguồn sát hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nắm bắt được nhu cầu, tạo được nhiều cơ hội cho các đối tượng được tham gia vào quy trình tạo nguồn, gắn được trách nhiệm cụ thể của mỗi một cấp chủ thể đối với chất lượng công tác này. Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động tạo nguồn CB, CC đi đúng đường lối, quan điểm, chính sách cán bộ của Đảng và yêu cầu thực tiễn vùng dân tộc, miền núi Tây Nguyên. Huy động mọi nguồn lực từ nhà nước và xã hội để tập trung cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đảm bảo tính hiệu quả lâu dài.

3.1.2.2. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Qua quá trình tạo nguồn, chất lượng nguồn CB, CC xã là người DTTS được nâng lên. Số lượng nguồn phong phú, cơ cấu đa dạng (độ tuổi, thành phần dân tộc, giới tính, lĩnh vực chuyên môn, sở trường...); chất lượng nguồn đảm bảo (năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống...) đáp ứng yêu cầu công tác. Đặc biệt, nguồn CB, CC xã người DTTS có tính ổn định, đảm bảo cho cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể luôn chủ động trong chỉ đạo bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng CB, CC khi cần thiết.

- Mục tiêu cụ thể: trên cơ sở các chương trình, đề án xây dựng HTCT cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 2015-2020, có thể xác định một số mục tiêu tạo nguồn cụ thể như sau:

+ Về số lượng: với tổng số 598 xã, mỗi xã trung bình 23 CB, CC, mỗi chức danh CB, CC cần được quy hoạch 2 đến 3 người, tỷ lệ người DTTS trong cơ cấu dân cư là 37,84%, thì số lượng nguồn CB, CC xã người DTTS nằm trong quy hoạch tối thiểu phải khoảng 14.000 người. Để có 14.000 nguồn CB, CC xã người DTTS trên, số lượng đối tượng tham gia vào quá trình tạo nguồn phải gấp rất nhiều lần hơn.


+ Về chất lượng: sản phẩm của quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS là một đội ngũ những người được đưa vào quy hoạch, hội đủ những tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của CB, CC xã theo từng chức danh cụ thể, tuy có tính đến quy định riêng đối với vùng miền núi, dân tộc, nhưng phải đặt trong xu hướng vận động đi lên của xã hội. Cụ thể là:

. Về chính trị, đạo đức, lối sống: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có ý thức kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, cơ hội chủ nghĩa; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

. Về trình độ, năng lực: Hiểu biết về lý luận chính trị, quản lý nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn đủ để đảm nhiệm công việc được giao. Có khả năng tổ chức, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở địa phương.

. Những điều kiện khác: Tuổi đời: đảm bảo dưới tuổi quy hoạch lần đầu cho những chức danh cụ thể (ví dụ: nguồn bí thư Đoàn thanh niên dưới 30 tuổi, chủ tịch UBND xã dưới 45 tuổi, chủ tịch Hội Cựu chiến binh dưới 65 tuổi, công chức dưới 35 tuổi..). Có sức khoẻ tốt, đủ để quán xuyến, chủ trì công việc. Trình độ các mặt: Học vấn: trung học phổ thông. Lý luận chính trị: trung cấp. Chuyên môn: trung cấp trở lên. Được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, quản lý nhà nước, tin học văn phòng.

1.1.2.3. Quan điểm định hướng đẩy mạnh công tác tạo nguồn cán bộ, công chức xã người DTTS

Một là, CB, CC xã người DTTS là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững nền KT-XH ở nông thôn Tây Nguyên, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ CB, CC, trong đó có CB, CC


người DTTS. Đổi mới công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS gắn với đổi

mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên địa bàn Tây Nguyên.

Hai là, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS phải xuất phát từ chiến lược phát triển KT-XH của cả vùng Tây Nguyên và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững địa bàn chiến lược, vùng phên dậu phía Tây miền Trung, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa Tây Nguyên phát triển ngang tầm với vị thế và tiềm năng của nó, cùng cả nước vững bước đi lên CNXH.

Ba là, tạo nguồn CB, CC phải trên cơ sở đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá ở Tây Nguyên, đặc điểm các DTTS và quan hệ của các DTTS tại chỗ trong cộng đồng 47 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, truyền thống yêu nước, gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại nguồn gần và xa, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn tại chỗ hay nguồn nơi khác đến.

Bốn là, gắn việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS với xây dựng HTCT các xã trong sạch, vững mạnh. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với đối tượng tạo nguồn; đầu tư con người, phương tiện vật chất cho các tổ chức, lực lượng trực tiếp tiến hành các hoạt động tạo nguồn nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo nguồn nhanh chóng và hiệu quả. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bố trí sử dụng, ưu đãi đối với nguồn CB, CC người DTTS.

Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân vùng DTTS, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nguồn CB, CC. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát nguồn và quá trình tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

Sáu là, các cấp uỷ, tổ chức đảng thống nhất lãnh đạo công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS và quản lý đội ngũ nguồn theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT các cấp.


3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng tham gia tạo nguồn và đối tượng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số

Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng HTCT cơ sở ở Tây Nguyên. Tạo nguồn chỉ có thể thực hiện tốt, khi nhận thức của các cấp chủ thể, lực lượng và đối tượng tạo nguồn đối với công tác này đầy đủ, sâu sắc. Nhận thức chỉ đạo hành động. Khi các cấp chủ thể và lực lượng tham gia tạo nguồn nắm chắc vị trí, vai trò, mục tiêu của công tác tạo nguồn, xác định đúng nội dung, phương thức tạo nguồn, minh định được phạm vi trách nhiệm... thì mới có cơ sở để xây dựng chương trình hành động, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn. Khi đối tượng tạo nguồn ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, thì mới dốc sức, hết lòng phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt các bước trong quy trình tạo nguồn để sớm trở thành nguồn CB, CC.

Trong thời gian qua, công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có nhiều ưu điểm và cũng không ít hạn chế, nguyên nhân có phần do nhận thức. Nơi nào cấp ủy, chính quyền, các lực lượng tham gia tạo nguồn nhận thức rõ, thống nhất tư tưởng cao, phát huy được trách nhiệm của tổ chức và mỗi cá nhân trong tổ chức mình, thì nơi đó hiệu quả tạo nguồn khá rõ rệt, đội ngũ CB, CC người DTTS ngày càng có chất lượng. Ngược lại, nơi nào nhận thức hạn chế, thì trách nhiệm của các cấp chủ thể, lực lượng, đối tượng tạo nguồn không được xác định rõ ràng, mối quan hệ phối kết hợp giữa các cấp lỏng lẻo, diễn ra tình trạng chắp vá, thiếu chủ động, thiếu bền vững trong quá trình thực hiện nội dung tạo nguồn CB, CC xã người DTTS..., kết quả là chất lượng nguồn không đảm bảo, số lượng nguồn thiếu.

Tuy nhiên cũng phải thấy được “nguyên nhân của nguyên nhân” hạn chế

nhận thức nói trên gắn liền với những yếu tố khách quan. Công tác cán bộ nói


chung, tạo nguồn cán bộ nói riêng đã được nghiên cứu và xã hội hóa khá rộng rãi, tuy nhiên không phải ai, lực lượng nào cũng có điều kiện tiếp cận được đầy đủ, có hệ thống. Khảo sát 750 người về nội dung “có biết về chủ trương tạo nguồn...”, 46% người được hỏi (đều là cán bộ cấp tỉnh, huyện, các ngành có liên quan đến công tác tạo nguồn hoặc đang là nguồn CB, CC xã) trả lời không biết hoặc mới biết vài năm nay [Phụ lục 13] cho thấy rõ điều đó. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay càng là vấn đề chưa được ai nghiên cứu, tống kết một cách có hệ thống, nên nhận thức của một số cấp, ngành, lực lượng, cá nhân cụ thể có sự đơn giản, sơ sài, thậm chí không hợp lý cũng là khách quan. Bởi vậy, để có thể nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng và đối tượng tạo nguồn nhằm đẩy mạnh việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên có hiệu quả, trước hết cần phải bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống lý luận về tạo nguồn cán bộ nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên nói riêng. Muốn vậy, phải nghiêm túc, khẩn trương tiến hành các hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về vấn đề này. Nghiên cứu lý luận, tìm kiếm trong kho tàng kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng, bài nói, bài viết của các thế hệ lãnh tụ cách mạng Việt Nam những quan điểm tạo nguồn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Tây Nguyên để làm luận cứ khoa học cho việc đánh giá lại toàn bộ quá trình, các mặt lãnh đạo, chỉ đạo công tác tạo nguồn CB, CC ở Tây Nguyên hiện nay. Tổng kết thực tiễn tạo nguồn cán bộ người DTTS trong cả nước và trên địa bàn Tây Nguyên, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử cũng như giai đoạn hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho những quyết sách tạo nguồn phù hợp nhất.

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn tạo nguồn CB, CC ở Tây Nguyên, nhất là với cấp xã và đội ngũ người DTTS, để đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng tham gia tạo nguồn và đối tượng tạo nguồn đối với vấn đề này. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, có sự tham mưu, đề xuất và trực tiếp hướng dẫn, tiến hành các hoạt động tuyên


truyền, giáo dục của các ban đảng, trực tiếp và thường xuyên là ban tuyên giáo cấp uỷ. Đồng thời phát huy vai trò của các lực lượng hoạt động trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá của HTCT và toàn xã hội. Đặc biệt chú trọng lãnh đạo, định hướng hoạt động đối với một số cơ quan, ngành, lĩnh vực quan trọng sau:

Một là, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí, văn hoá - thông tin - truyền thông trong việc tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CB, CC xã người DTTS và nhiệm vụ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS của Đảng và các cơ quan, tổ chức trong HTCT cùng sự phối hợp, giúp đỡ, ủng hộ của toàn xã hội. Động viên, khích lệ các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC ở địa phương nơi mình cư trú và hoạt động.

Hai là, đưa mục tiêu tạo nguồn CB, CC người DTTS vào hệ thống trường học phổ thông, cao đẳng, đại học, dạy nghề... trên địa bàn Tây Nguyên. Xác định trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp về mục tiêu tạo nguồn này. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền để họ chủ động tham gia vào quy trình tạo nguồn CB, CC. Đầu tư tổ chức một số chương trình hoạt động bề nổi để tuyên truyền, khích lệ, định hướng cho học sinh, sinh viên về ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cá nhân đối với địa phương, đối với dân tộc của mình.

Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc trực tiếp xây dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, ngoài mục tiêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn phải gắn với tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng, Nhà nước.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò các lực lượng làm công tác dân vận ở thôn buôn, nhất là nơi có đông đồng bào DTTS. Sử dụng người có uy tín trong cộng đồng như già làng, đảng viên lâu năm, những CB, CC người DTTS cho việc tuyên truyền, vận động con em các dân tộc tham gia vào quá trình tạo nguồn CB, CC của địa phương. Hướng dẫn lực lượng này nghiệp vụ “dân vận khéo”:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí