Nguyên Nhân, Kinh Nghiệm Và Những Vấn Đề Đặt Ra


thêm 150.000đ đối với nữ, 100.000đ đối với nam/tháng. Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ được hỗ trợ thêm 10.000.000đ, tiến sĩ 20.000.000đ. Chính sách trợ cấp thu hút đối với bác sĩ, dược sĩ về công tác ở khu vực III là 20.000.000đ, vùng II là 15.000.000đ, vùng I là 10.000.000đ. Đây cũng là chính sách phổ biến ở tất cả các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên và cả khu vực miền Trung. Nhiều nơi còn hỗ trợ sinh viên là người dân tộc thiểu số trong tỉnh đi học tại các trường đại học trong nước, như Kon Tum hỗ trợ 3.000.000đ/sinh viên/năm.

Với hiệu quả thực tế, đã có 35,2% người được hỏi ý kiến đánh giá việc

thực hiện nội dung này là khá và tốt [Phụ lục 17].


2.2.2. Hạn chế

Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cho thấy: có 35,2% ý kiến cho là chỉ ở mức trung bình, 12% cho là yếu và 1,6% cho là rất yếu [Phụ lục 17]. Điều đó thể hiện trong từng phương thức tạo nguồn cụ thể:

Một là, đa phần các địa phương chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn chức danh nguồn CB, CC xã người DTTS cụ thể, mà chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn CB, CC cấp xã nói chung để định hướng tạo nguồn.

Rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan cấp tỉnh và huyện ở Tây Nguyên, các yếu tố xác định tiêu chuẩn nguồn CB, CC xã người DTTS nhìn chung còn rất đơn giản, như: về cơ cấu, tỷ lệ: tương ứng với cơ cấu dân tộc và tỷ lệ % dân số của mỗi dân tộc; về thành phần: ưu tiên DTTS tại chỗ; về năng lực, sở trường: nhiệt tình, có khả năng phát triển; về trình độ học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (có nơi chỉ trung học cơ sở, thậm chí đang học trung học cơ sở). Tiêu chuẩn nguồn tuyển dụng công chức và quy hoạch cấp uỷ, cán bộ chủ chốt nhiều nơi chủ trương hạ thấp. Những con số thống kê ở Chư Pah (Gia Lai) hay Tuy Đức (Đắk Nông) về chất lượng CB, CC trong cấp uỷ và quy hoạch cấp uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 ở trên cho thấy đối tượng chưa được đào tạo chuyên môn hay lý luận chính trị vẫn được vận dụng cho “nợ chuẩn” và đưa vào quy hoạch nguồn. Tiêu chuẩn trình độ học vấn của nguồn kết nạp đảng viên nhiều nơi dừng ở


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

trung học cơ sở, không ít nơi vận dụng ở trình độ tiểu học, cá biệt ở một số thôn bản vùng sâu, vùng xa, biên giới đang “trắng” đảng viên, tổ chức đảng, tiêu chuẩn nguồn có thể chỉ là biết đọc, biết viết… Đó là lý do để 20,5% người được khảo sát qua Phiếu hỏi ý kiến đánh giá việc thực hiện nội dung này ở Tây Nguyên chỉ ở mức trung bình, 10,4% cho là yếu và 17,6% cho là rất yếu [Phụ lục 17].

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng nguồn CB, CC xã người DTTS chưa đáp ứng

Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay - 13

nhu cầu chuẩn hoá nguồn trong quy hoạch.

Có một tỷ lệ khá cao CB, CC cơ sở ở Tây Nguyên chưa đạt chuẩn. Đến đầu năm 2012, tỷ lệ cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo chuyên môn chiếm 62,1%, số chưa được đào tạo các chương trình lý luận chính trị tỷ lệ còn 26,0% nên kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Vẫn còn 16,3% công chức chưa được đào tạo chuyên môn, 62,0% chưa được đào tạo các chương trình lý luận chính trị [103]. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý thuyết. Kỹ năng tác nghiệp, phương pháp xử lý tình huống trên từng lĩnh vực cụ thể đối với vùng DTTS, vùng có đạo, biên giới còn hạn chế, vì vậy không ít nguồn CB, CC đã qua đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ nhưng năng lực làm việc vẫn hạn chế. Nhiều lớp đào tạo nghề mở tại địa phương, có chế độ ưu tiên đối với thanh niên DTTS nhưng không phù hợp với điều kiện tại chỗ, người lao động qua đào tạo không sử dụng được kiến thức đã học, phải tìm ra thành phố làm việc, hiệu quả tạo nguồn CB, CC cho xã không có.

Thông qua Phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ làm việc trên nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác tạo nguồn, 50,4% ý kiến cũng cho rằng nội dung này được thực hiện ở Tây Nguyên chỉ ở mức trung bình trở xuống [Phụ lục 17].

Ba là, ở nhiều nơi, việc xây dựng môi trường để rèn luyện, phát hiện nguồn, việc phát triển đảng viên mới người DTTS nhằm mục tiêu tạo nguồn CB, CC xã thiếu chủ động.

Không ít người DTTS tự mình phấn đấu vươn lên (chứ không phải được

cấp uỷ, tổ chức quần chúng động viên, xây dựng từ đầu), sau đó các tổ chức


quần chúng ở thôn bản mới phát hiện, lấy đó làm gương, làm nòng cốt. Thực tế này cũng thống nhất với đánh giá của các đối tượng khảo sát, khi 26,8% cho rằng nội dung xây dựng phong trào để tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên chỉ ở mức trung bình, 16,8% cho rằng hạn chế và 26,8% thì khẳng định nó chưa được thực hiện [Phụ lục 17].

Công tác phát triển đảng viên mới người DTTS với chủ đích là tạo nguồn CB, CC xã chưa rõ. Tuy số lượng đảng viên tại các thôn buôn tăng liên tục, nhưng qua khảo sát, 20,4% ý kiến xác định nội dung tạo nguồn này chỉ ở mức trung bình, 10,4% cho là hạn chế và 19,6% là chưa có [Phụ lục 17]. Đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho thấy: có những tổ chức đảng không tiến hành khảo sát, phân tích chất lượng quần chúng để xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên. Công tác tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo các tổ chức quần chúng giáo dục, lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ chưa thực hiện tích cực. Chưa giao nhiệm vụ cho quần chúng để thử thách, thậm chí không phân công đảng viên chính thức giúp đỡ quần chúng. Hàng tháng không định kỳ xem xét, lựa chọn quần chúng ưu tú vào cảm tình Đảng; không cương quyết đưa đối tượng cảm tình Đảng không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách; không xét, đề nghị cho cảm tình Đảng có triển vọng đi bồi dưỡng nhận thức về Đảng và xét, quyết định cho cảm tình Đảng được làm thủ tục, đề nghị kết nạp [9].

Đồng thời, việc hạ tiêu chuẩn trình độ học vấn của đối tượng cảm tình đảng người DTTS trong kết nạp đảng viên còn diễn ra một số nơi (năm 2011 có 94 đảng viên mới kết nạp có học vấn tiểu học), tuy trước mắt giải quyết nhu cầu xây dựng tổ chức đảng, xoá thôn làng trắng đảng viên, nhưng nó không góp phần thúc đẩy việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS diễn ra thuận lợi. Cá biệt, có những chi bộ trực thuộc cấp uỷ xã 11 năm liền không kết nạp được đảng viên mới (như ở xã Chư Prao, huyện M’Drắk, Đắk Lắk).

Bốn là, việc thu hút, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, bố trí nguồn nhân

lực chất lượng cao người DTTS vào các cơ quan, tổ chức trong HTCT xã nhằm


mục tiêu tạo nguồn CB, CC còn rất hạn chế về số lượng, chưa rõ về mục tiêu, phương thức.

Có 27,6% ý kiến khảo sát đánh giá việc thu hút, tiếp nhận nguồn nhân lực chất lượng cao, bố trí vào các chức danh trong HTCT chỉ ở mức trung bình, 23,6% đánh giá hạn chế, thậm chí 22,0% ý kiến còn cho là chưa có [Phụ lục 17]. Báo cáo Tổng kết 7 năm thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2002-2010 cũng khẳng định: “Tuyển dụng, bố trí và sử dụng còn nhiều bất cập, nhiều nơi chưa tìm được giải pháp khả thi để làm tốt khâu này” [103].

Chỉ số khảo sát về việc điều động, luân chuyển cán bộ người DTTS về xã để tạo nguồn CB, CC xã cũng cho thấy: 28,0% ý kiến khẳng định việc thực hiện nội dung tạo nguồn này là trung bình, 18,0% cho là hạn chế, thậm chí 25,2% đánh giá là chưa thực hiện [Phụ lục 17]. Từ năm 2001 đến nay, việc điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về cơ sở được các cấp uỷ đảng thực hiện với mục tiêu tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý xã hội cho cơ sở, chứ không phải để tạo nguồn CB, CC xã. Gần đây, với chủ trương luân chuyển để đào tạo cán bộ, nhiều cán bộ cấp phòng được điều về xã, nhưng đa phần họ là đối tượng tạo nguồn CB, CC cấp huyện chứ không phải xã.

Năm là, quy hoạch nguồn xa chưa được quan tâm đúng mức.

Có 66,8% người được khảo sát xác định việc thực hiện nội dung quy hoạch nguồn ở Tây Nguyên chỉ ở mức trung bình trở xuống, thậm chí 22,8% còn cho là chưa được thực hiện [Phụ lục 17]. Thực tế việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được chỉ đạo mạnh mẽ từ Trung ương đến cơ sở, nhưng quy hoạch công chức, quy hoạch nguồn xa thiếu tính thống nhất; chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên cũng không quyết liệt. Những thông tin cụ thể về nguồn xa (số lượng, cơ cấu, danh sách...) không có trong các hồ sơ lưu trữ, chứng tỏ nó chưa được quan tâm đúng mức.


Sáu là, chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC người DTTS tuy đã được

triển khai, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc đổi mới, bổ sung điều chỉnh đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ còn chậm, không theo kịp với sự biến động của nền KT-XH. Có rất nhiều CB, CC xã người DTTS thuộc diện không chuyên trách, được quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhưng với chế độ phụ cấp bằng 1,0 lương cơ bản và không được đóng bảo hiểm xã hội, thì việc họ có toàn tâm, toàn ý mà phấn đấu, họ có ý định bỏ việc ở địa phương mà đi hay không, cấp uỷ hoàn toàn không kiểm soát được. Chính sách ưu đãi vật chất chưa đủ bù đắp kinh phí đào tạo quá khứ và hao tổn trí lực trong quá trình công tác vùng miền núi của nguồn nhân lực chất lượng cao diện thu hút. Việc động viên, tạo điều kiện môi trường công tác đối với nguồn thu hút cũng chưa tốt. Do vậy, 64,8% người được khảo sát cho rằng nội dung này chỉ đạt từ trung bình trở xuống [Phụ lục 17].

2.2.3. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

2.2.3.1. Nguyên nhân Nguyên nhân của ưu điểm

Công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Thành công đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, nhận thức của nhiều cấp chủ thể và đối tượng tạo nguồn có sự

chuyển biến tích cực.

Nhìn chung, các cấp chủ thể và đông đảo đối tượng tạo nguồn đánh giá đúng tầm quan trọng của cấp xã; của chất lượng đội ngũ CB, CC xã; và của công tác tạo nguồn CB, CC nói chung, tạo nguồn CB, CC xã người DTTT trên địa bàn có đông đồng bào DTTS như Tây Nguyên. Trên các văn bản của Đảng, Nhà nước và ở các địa phương, ban ngành, quan điểm tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở Tây Nguyên là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều loại hình chủ thể được thể hiện rất rõ, nhất là từ khi Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc ra đời, xác định: “Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm


vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị” [37]. Kết quả khảo sát về nhận thức liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cũng cho thấy: 96,8% người được khảo sát trả lời họ đã biết về chủ trương này, và qua nhiều kênh thông tin [Phụ lục 13].

Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm.

Trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ cơ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho Tây Nguyên triển khai có hiệu quả công tác này. Ví dụ, sau khi Quyết định 253/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” ra đời, các bộ, ngành Trung ương (như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ) đã chủ động xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch, chương trình, dự án để triển khai thực hiện; xây dựng 33 văn bản tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và phối hợp ban hành, 24 văn bản ban hành theo thẩm quyền. Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, tỉnh uỷ và UBND 5 tỉnh Tây Nguyên đã ban hành 46 nghị quyết và văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Đề án 253 đồng bộ và nghiêm túc, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ CB, CC người DTTS của HTCT cơ sở Tây Nguyên.

Song song với đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07-01-2004 Phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, phường, thị trấn đến năm 2010, và Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08-02-2006 Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, phường, thị trấn người DTTS giai đoạn 2006 - 2010. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2011-2015 cũng được ban hành (Quyết định số 1374/QĐ-TTg) với mục tiêu đến năm 2015 có 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến


thức, kỹ năng theo vị trí công việc; 90% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. 100% đại biểu HĐND được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động. Đối với Tây Nguyên, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 đến năm 2015, 100% số huyện đông đồng bào DTTS có trường phổ thông dân tộc nội trú; 7% - 9% học sinh DTTS được học nội trú; 96% - 98% trẻ em 5 tuổi người DTTS được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trường dạy nghề dân tộc nội trú và khoa dân tộc nội trú trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Mở rộng quy mô đào tạo của khoa Dự bị trường Đại học Tây Nguyên và trường Dự bị Đại học dân tộc Nha Trang nhằm tạo nguồn cán bộ có trình độ đại học cho các dân tộc trong vùng. Ưu tiên đào tạo giáo viên dạy tiếng Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, M’nông và một số tiếng của các dân tộc khác. Thành lập thêm 2 trường đại học và 4 trường cao đẳng; đảm bảo tỷ lệ sinh viên DTTS đạt từ 18% - 20% trở lên trong tổng số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong vùng [102]. Đây là cơ sở để Tây Nguyên tăng cường công tác chuẩn hoá trình độ các mặt cho CB, CC và nguồn CB, CC cấp xã người DTTS.

Trong từng tỉnh ở Tây Nguyên, tuỳ theo điều kiện địa phương và thực trạng đội ngũ CB, CC xã mà các cấp uỷ, chính quyền xây dựng chủ trương, kế hoạch, chính sách tạo nguồn cán bộ. Đề án Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã (giai đoạn 2008-2015) của Tỉnh uỷ Gia Lai xác định mục tiêu đối với cán bộ nguồn là: đào tạo nguồn cán bộ trẻ tại chỗ đạt tiêu chuẩn trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị theo chức danh quy hoạch để chủ động bổ sung, thay thế, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch địa chỉ sử dụng trước khi đào tạo; đào tạo xong phải bố trí sử dụng theo quy hoạch. Tuyển chọn, quy hoạch, sử dụng cán bộ nguồn phải gắn với kế hoạch thay thế CB, CC năng lực, sức khỏe yếu kém. Tỉnh uỷ Đăk Nông ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24-7-2006 về công tác cán bộ DTTS giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1201- QĐ/TU ngày 17-3-2010 về việc Ban hành Quy chế tạo nguồn cán bộ tỉnh, trong đó quy định rõ về việc tạo nguồn CB, CC cơ sở là người DTTS. Từ tháng 12-


2012, lớp đào tạo cán bộ nguồn đầu tiên của Đắk Nông được tổ chức, hứa hẹn một tương lai mới cho chất lượng CB, CC của HTCT nơi đây.

Ba là, bộ máy và con người trực tiếp thực hiện các nội dung tạo nguồn CB, CC xã người DTTS đông đảo, đa dạng, được đầu tư chuẩn hoá, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình.

Ban Tổ chức cấp uỷ và bộ, sở, phòng Nội vụ các cấp là hai bộ phận tham mưu chủ yếu và đắc lực nhất trong công tác tạo nguồn CB, CC. Những nghị quyết, đề án, chính sách… của các cấp lãnh đạo vừa qua liên quan đến tạo nguồn CB, CC xã người DTTS nói trên chính là kết quả của quá trình đội ngũ cán bộ trong hai bộ phận này chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, bám sát tình hình địa phương, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ để tham mưu, đề xuất và trực tiếp giúp cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác tạo nguồn chặt chẽ và có hiệu quả.

Các tổ chức chính trị - xã hội thuộc HTCT các cấp, nhất là ở cơ sở đóng góp nhiều trong xây dựng lực lượng nòng cốt, người có uy tín ở địa phương đông đảo về số lượng, có ưu thế trong quan hệ xã hội, uy tín cộng đồng, kinh nghiệm thực tiễn… phục vụ cho công tác quy hoạch tạo nguồn của cấp uỷ.

Các cơ quan, ngành, đơn vị giáo dục trong khu vực thuộc các bộ Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quân đội, Văn hoá - Thông tin và Truyền thông, trường Chính trị tỉnh, trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện v.v.. được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thu hút và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy từ nhiều nguồn ngân sách, là điều kiện quan trọng cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn CB, CC. Đơn cử như: Để đào tạo nguồn nhân lực DTTS chất lượng cao cho Tây Nguyên, bên cạnh trường Đại học dự bị Trung ương Nha Trang, trường Đại học Tây Nguyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thành lập Khoa Dự bị và tạo nguồn, chỉ tiêu đào tạo từ 130 - 180 học sinh DTTS/1 năm. Sự ra đời của hệ dự bị và cử tuyển đã giúp học sinh DTTS có thêm cơ hội vào đại học. Trong phạm vi giáo dục phổ thông, việc xây dựng hệ thống trường Dân tộc nội trú từ nhiều năm qua, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chuẩn về trình độ, nhiều trong số họ cũng là người DTTS giúp cho con em đồng bào DTTS được đến trường, được phổ cập và nâng cao trình độ ở nhiều cấp học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022