Các Giá Trị Của Thành Cổ Diên Khánh Đối Với Việc Thu Hút Khách Du Lịch

nhân dân Diên Khánh nổi dậy giải phóng quê hương. Thành Diên Khánh đón nhận cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện trở về.

Ghi nhận những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích thành cổ Diên Khánh, ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa ban hành quyết định số 1288/VH-QĐ xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.

2.1.1.3. Các giá trị của Thành cổ Diên Khánh đối với việc thu hút khách du lịch

Giá trị phát triển nghiên cứu về lịch sử

Trước hết, Thành cổ Diên Khánh là “vật chứng lịch sử” ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình lịch sử của đất nước, trong hành trình mở đất về phương Nam dân tộc, trong quá trình hình thành vùng đất Phú Khánh xưa (nay là Khánh Hòa và Phú Yên). Mảnh đất này xưa kia là nơi giao tranh ác liệt giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh; là trung tâm đầu não của phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa; là địa điểm đóng quân của bộ chỉ huy Mặt trận Nha Trang ngay trong thành Diên Khánh; nơi đón tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thị sát năm bắt tình hình và chỉ đạo mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa, sau 30/04/1975 đến nay thành là địa điểm trung tâm hành chính của huyện Diên Khánh

Không những thế, nơi đây còn ghi dấu nhiều hoạt động của nhiều nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa nổi tiếng như: Trịnh Phong, Trần Quý Cáp, bác sĩ Yersin, Võ Nguyên Giáp...

Giá trị về nghệ thuật, kiến trúc và khảo cổ

Thành xây theo kiến trúc Vauban, đặc biệt nhất là cổng thành hầu như còn nguyên vẹn. So với những thành quách xây dựng cùng thời, trừ thành Huế, thành Diên Khánh vẫn giữ được hình dáng từ gần 200 năm nay.

Cổng thành là một công trình kiến trúc khối vuông vững chãi, xây bằng gạch nung cỡ 4,5cm x 1,38cm gồm 2 tầng: tầng dưới gắn liền với tường thành, mặt ngoài rộng 16,8m, cao 4,5m, xây thẳng đứng, mặt trong xây tường gạch cao khoảng 2m, cách mặt ngoài 2,5m để lèn đất vào giữa.

Cổng vào ra rộng 3,2m, xây gạch kiểu vòm cuốn hình quả chuông, đỉnh cao nhất khoảng 3,5m, cánh cổng bằng gỗ lim dày. Mặt tường trong xây cấp bậc bằng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

gạch, rộng hơn 2m làm lối đi lên tầng trên. Tầng trên cao ngang mặt thành, hình tứ giác mỗi chiều 1,5m, cao gần 2m, xây cổ lầu mái uốn cong, lợp ngói âm dương.

Hai bên xây ban công cao gần 1m. Đây có thể là nơi canh gác, quan sát trong, ngoài thành. Toàn bộ cổng thành không trang trí, tên cổng ghi bằng chữ Hán. Nhìn tổng thể, cổng thành mang dáng vẽ kiến trúc Á Đông thời ấy. Hiện nay, chỉ hai cổng Đông và Tây còn trọn vẹn.

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 6

Có ý kiến cho rằng, bên dưới thành có thể là còn có một khối kiến trúc Champa cổ nữa. Điều đó không tạo ra sự ngạc nhiên bởi vùng đất này xưa kia là đất của người Chàm có tên là Kauthara, hiện nay cũng còn khá nhiều di chỉ khảo cổ để lại. Tuy nhiên, vấn đề này cũng nên được lưu tâm xem xét thận trọng dưới góc độ khảo cổ góp phần làm tăng thêm các giá trị về lịch sử, kiến trúc và sinh hoạt văn hóa

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của thời gian, Thành Diên Khánh không còn nguyên vẹn như trước. Nhưng những giá trị lịch sử, văn hóa kiến trúc mà thành Diên Khánh lưu giữ cùng với sự đầu tư đúng đắn của tỉnh Khánh Hòa, di tích thành cổ Diên Khánh không những có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa mà còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, du lịch của Diên Khánh nói riêng và Khánh Hòa nói chung.

Thành cổ Diên Khánh là một không gian văn hóa tiêu biểu vùng đất Khánh Hòa

Văn hóa có tính lịch sử (yếu tố thời gian), cho nên không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ; không gian văn hóa của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.

Ở khu vực Thành cổ Diên Khánh, bởi nơi đây là một thời gian dài là trung tâm hành chính từ thời phong kiến cho đến hiện đại nên việc cư dân tập trung về đây sinh hoạt cùng với người Chàm bản địa có gốc gác từ xưa đã tạo nên một sự hỗn dung, tiếp biến văn hóa một cách sinh động. Nó biểu hiện qua các sinh hoạt thường nhật về ẩm thực, nghi lễ...bên cạnh đó là các thiết chế văn hóa có kiến trúc đặc biệt được các đời vua chúa Nguyễn xây dựng mặc dù cho đến nay chỉ còn lại

một số di tích là kiểu mẫu cho lối nhà cổ được nhân dân trong vùng nghiên cứu, học tập và làm theo hay còn hiện diện rải rác ở các huyện, thị cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề đó không ảnh hưởng đến sự lan tỏa văn hóa mạnh mẽ của vùng Thành cổ Diên Khánh đến các nơi khác trong vùng đất Khánh Hòa. Có thể nhận ra những nét sinh hoạt tương đồng mà có gốc gác từ những cư dân Thành cổ qua cách canh tác, xây nhà, chế biến ẩm thực, nghi lễ giao tế...nên không phải ngẫu nhiên mà riêng trong tầm ảnh hưởng của khu vực Thành cổ này trong vòng bán kính 3 km có rất nhiều di tích như: Miếu thờ Trịnh Phong, Văn miếu Diên Khánh, đền thờ Trần Quý Cáp cùng với một loạt các lễ hội văn hóa truyền thống như: lễ hội Chùa Am, Lễ Thánh Húy, Thánh Đản Văn miếu, lễ cúng Xuân, cúng Thu hàng năm ở các đình, miếu...có lối kiến trúc, bài trí không gian và các sinh hoạt khá tương đồng

Thành cổ Diên Khánh là một di sản đô thị

Cũng phải nói thêm, thì theo các tư liệu cũ, bên trong vòng thành có nhiều công trình kiến trúc độc đáo: Qua khỏi cửa Tiền (cửa chính ở hướng Nam) dành riêng cho nhà vua, hoàng tộc và các đại thần là một cột cờ lớn. Sau cột cờ là hoàng cung - công trình có quy mô lớn nhất so với các công trình khác.

Hoàng cung xây theo kiểu Điện Thái Hòa ở Huế, gồm ba gian rộng chừng 40m, xung quanh có hành lang rộng rãi, thoáng mát. Cột kèo được chạm trổ tinh tế, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Phần trên có cổ lầu, các mái và guột mái uốn cong thanh thoát. Trên nóc gắn hai con rồng chầu một quả cầu lớn.

Trước hoàng cung là một sân gạch lớn - gọi là sân chầu - nơi các quan văn võ trong tỉnh đứng chầu khi có lễ lớn. Vị trí đứng được ghi vào cái bảng gỗ, đặt thành hai hàng hai bên, theo thứ tự từ cửu phẩm lên nhất phẩm. Giữa hoàng cung đặt một bệ gỗ lớn 3 tầng, mỗi tầng cao hơn 0,20m. Trên cùng đặt một ngai vàng.

Bên trái hoàng cung là dinh Tuần vũ, sau đó là dinh Án sát, và sau nữa là dinh Lãnh binh, phía dưới là dinh quan Tham tri.

Ngoài các dinh thự của các quan cai trị, trong thành còn có một dãy nhà kho đồ sộ chiếm hàng ngàn mét vuông và một nhà lao xây tường đá cao kiên cố. Tất cả các mái nhà đều lợp ngói âm dương.

Các công trình kể trên, nếu được phục dựng lại cùng với không gian văn hóa có sẵn thì có thể đưa Thành cổ Diên Khánh có thể là một ứng cử viên tiềm tàng để trở thành một di sản đô thị, đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm và nên xem xét bởi theo Hiến Chương bảo tồn các thành phố cổ, do ICOMOS thông qua cách đây 32 năm vào tháng 10/1987, chính thức hóa việc công nhận trên khắp thế giới một phần (hoặc tổng thể) các thành phố “biểu đạt các giá trị đặc hữu của văn minh đô thị truyền thống”. Chúng ta thường nhắc tới các quần thể đô thị hơn là các thành phố với tư cách là di sản đô thị. Tuy nhiên, dù được xét là di sản có qui mô thế nào, quần thể đó phải có tính biểu trưng cao về lịch sử và văn hóa mà quần thể là chứng nhân.

2.1.2. Văn miếu Diên Khánh

2.1.2.1. Vị trí Văn miếu Diên Khánh

Văn miếu Diên Khánh tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng, với tổng diện tích 1.500m2, thuộc Tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Khi khởi dựng, Văn miếu có các công trình kiến trúc: miếu Chính và miếu Khải Thánh, lúc đầu được lợp bằng cỏ tranh.

2.1.2.2. Lịch sử hình thành

Trong “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định, ở phần trạm Hòa Mỹ (phần chữ Hán) có đoạn nêu: “Nhị thập tầm chí Toàn Thạnh cự dịch, lưỡng bàn khô, thổ hữu cư dân trù mật, tây biên bát thập tầm tiền triều ký lục dinh dinh tại thử, nhất bách cửu thập tầm chí cựu Văn Thánh miếu, Kim miếu di kiến tại Diên Khánh thành phụng tự”. Tác giả tạm dịch là: “Khoảng 20 tầm (một đơn vị đo chiều dài của người xưa) đến dịch trạm Toàn Thạnh, hai bên đất khô ráo, vùng đất bên phải dân cư đông đúc, vùng rìa phía Tây khoảng 80 tầm là dinh ký lục của tiền triều, cách 190 tầm là Văn Thánh miếu cũ, miếu hiện tại được dời đến ở thành Diên Khánh để thờ”

Như vậy, trước khi vua Gia Long lên ngôi (năm 1802), ở dinh Thái Khang đã có Văn miếu hàng tỉnh đặt tại xã Phước An, gần lỵ sở dinh Thái Khang, sau này là Văn chỉ Ninh Hòa, thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa.

Năm 1793, Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) đã cho xây Thành Diên Khánh thuộc địa phận hai xã Phú Mỹ và Trường Thạnh, huyện Phước Điền, phủ

Diên Khánh, dinh Bình Khang, giao cho Nguyễn Văn Thành trấn thủ. Sau đó, ông cho dời lỵ sở của dinh cũ từ xã Phước Đa, huyện Quảng Phước, phủ Bình Khang về Thành Diên Khánh và đây trở thành trung tâm chính trị, quân sự của dinh Bình Khang. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Văn Miếu: ở xã Phú Lộc, phía Tây tỉnh thành, dựng năm Gia Long thứ 2 (1803), trùng tu năm Tự Đức thứ 2 (1849)”. Như vậy, Văn miếu Diên Khánh được dựng năm 1803. Văn miếu Diên Khánh còn có các tên gọi khác: Văn miếu trấn Bình Hòa; Văn miếu Khánh Hòa; Văn thánh miếu Khánh Hòa.

Năm 1948, thực dân Pháp chiếm đóng Văn miếu làm thành đồn binh. Không để cho địch lợi dụng, các hào lão đã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Việc tế tự tạm ngưng một thời gian.

Năm 1958, Văn chỉ Diên Khánh ở Gò Sòng, Phước Tuy, xã Diên Phước bị hư hỏng, xuống cấp, không người trông nom hương khói, nên các cụ trong Văn hội xin phép chính quyền cho chuyển phần cơ sở vật chất còn lại của Văn chỉ Diên Khánh tại Phước Tuy về dựng lại trên đất Văn miếu Diên Khánh xưa để tu bổ, phục dựng và đặt tên là Văn miếu Diên Khánh. Từ đây, Văn miếu Diên Khánh được các cụ trong Văn hội duy trì nghi lễ cúng tế, hương khói hàng năm.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, ta thấy Văn miếu Diên Khánh hiện nay được xây dựng trên nền đất của Văn miếu Trấn Bình Hòa xưa (tên cũ của tỉnh Khánh Hòa), giàn cây gỗ kết cấu các gian thờ là của Văn chỉ Diên Khánh ở làng Phước Tuy chuyển về.

Văn miếu tỉnh ở làng Phú Lộc vì tiêu thổ kháng chiến mà mất, Văn chỉ huyện tại làng Phước Tuy theo thời gian mà suy tàn. Vì thế chuyển cái cốt (cây gỗ, cột kèo của công trình cũ) từ nơi suy tàn về lại nơi đã từng là nền móng, gốc rễ Nho học của địa phương để kết nối và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vào cuộc sống hôm nay.

2.1.2.3. Các giá trị của Văn miếu Diên Khánh đối với việc thu hút khách du lịch

Bảo tồn tư liệu quý hiếm

Kể từ khi vua Gia Long khởi tạo Văn miếu năm 1803 thì đến nay đã ngót trên 200 năm, trải bao thăng trầm biến cố bởi chiến tranh, thiên tai, nhưng với niềm tự hào của người dân địa phương về sự ghi nhận của vùng đất văn vật đã cố gắng bảo tồn nhiều di sản có giá trị, đó là những tư liệu văn bản cổ. Đó như là minh chứng rõ ràng nhất về di sản tư liệu quý giá để con cháu các đời sau có căn cứ, thẩm định, đánh giá các giá trị truyền thống, lịch sử vùng đất cha ông. Văn miếu Diên Khánh hiện còn đang lưu giữ rất nhiều các tư liệu cổ có giá trị như các sắc phong, hoành phi, câu đối, ngự bút vua ban...Vì vậy, ngày 14/11/2019, tại Di tích lịch sử Văn hóa Văn Miếu Diên Khánh, Chi cục Văn thư lưu trữ thuộc Sở Nội vụ đã trao quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt danh mục tài liệu quý, hiếm năm 2019 cho di tích lịch sử Văn hóa Văn Miếu Diên Khánh và kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu quý, hiếm cho Ban quản lý di tích

Cụ thể: trong đợt này Văn Miếu Diên Khánh có 16 Sắc phong của các đời vua Minh Mạng năm thứ 3 (1822); Thiệu Trị năm thứ 2, 3( 1842-1843); năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm được viết trên giấy dó được lưu giữ nguyên vẹn. Ví dụ như các sắc phong đều phong cho bản cảnh Thành Hoàng,Quảng hậu thành hoàng, thần Thành Hoàng tỉnh Khánh Hòa, Hoằng ân quảng trạch Hà bá Trung đẳng thần, Ôn đức quảng hựu gia trợ linh thông Trung đẳng thần vẫn cho thờ miếu Hội đồng tỉnh Khánh Hòa…và tổng số sắc phong được công nhận là tài liệu quý hiếm đang được lưu giữ tại Văn Miếu Diên khánh là 34 sắc phong.

Nghệ thuật thực hành nghi lễ tế tự

Nghi lễ thời xưa

Mỗi năm, Văn miếu Diên Khánh có hai ngày tế lễ lớn: Ngày “ĐÁN” tức là ngày sanh của Đức Khổng Tử (27/8 âm lịch) và ngày “ HÖY” tức ngày mất (18/4 âm lịch).

Nhưng ở vào thời kỳ trước nữa, theo ký ức các cụ bô lão, Việt Nam ta qui định theo “tế xuân” và “tế thu”. Ngày tế dựa theo “Can, Chi” mà làm lễ. Can phải là Can “Đinh”, phải đúng ngày “Trung Đinh” tức trong khoảng từ mùng 10 đến 20 âm lịch thuộc hai tháng: tháng Hai và tháng Tám. Theo thuyết “Ngũ Hành”, “Đinh”

thuộc hành hỏa là lửa. Lửa sáng như văn chương sáng sủa, văn vẻ, vì thế lựa ngày ấy để tế vị vua của văn chương.

Theo tài liệu cũ để lại, thì ngày xưa tế lễ Văn miếu liệt vào lệ “Quốc tế” tức là của nhà nước lo, do ngân sách của tỉnh đài thọ. Dưới thời phong kiến, Nho giáo là cái đạo chính thống của Nhà nước, vì thế Quốc tế ở Văn miếu được tổ chức rất trọng thể. Nếu so về tính cách tôn nghiêm, trang trọng và bài bản trong việc thực hành các nghi thức của lễ “Thái Lao” ở Văn miếu và nhất là về số lượng quan lại, thân hào, nhân sĩ, trí thức cùng học sinh các lớp lớn nhỏ tham dự, thì không có lễ hội nào ở địa phương sánh được.

Lễ được quan và dân sắp đặt nghiêm cẩn từ nhiều ngày trước. Vào thời mà nông thôn còn nghèo, người dân tiết kiệm chất thắp sáng bằng cách đi ngủ từ đầu hôm, chỉ đôi nhà khá giả mới thắp đèn dầu phụng, vấn đề ánh sáng trong cuộc lễ là rất quan trọng. Đã thành lệ, một trong các vật liệu được chuẩn bị kỹ càng là cặp “đình liệu” (cặp đuốc). Hai cây đuốc này làm bằng cây “chà ran”, một loại cây rừng thân nhỏ, suông, dài, thịt săn, lửa đượm, cháy sáng và không khói. Cây được rọc chẻ, bó sát nhau, thân đuốc tròn cỡ một thân người, dài đến 20m từ đầu sân đến cuối sân. Người ta đặt nó nằm nghiêng theo bìa sân, đầu đuốc gối lên một giá đuốc cao vừa tầm mặt người ở sát thềm nhà tiền bái. Cặp đuốc này không chỉ dùng để tạo nguồn ánh sáng trong phạm vi rộng của khu vực hành lễ nhằm tăng phần long trọng mà còn có ý nghĩa là nguồn sáng, khai sáng cho trí tuệ, cho sự học.

Buổi trưa, trước lễ một ngày, bên này sông, các quan viên, thân hào, nhân sĩ, học sinh tựu về Văn miếu chờ chiêm bái, phụ giúp cùng Ban Tổ chức, người nào việc nấy. Con đường làng từ cửa Văn miếu đến bến sông Phú Lộc được quét dọn sạch sẽ. Cờ ngũ hành cắm theo khoảng cách. Bên kia sông, quan thủ hiến (tuần vũ) dẫn đầu các quan án sát, lãnh binh, đốc học, áo mão đại triều phục, có các quan phủ, huyện, giáo, huấn cùng ty thuộc tháp tùng với đầy đủ nghi vệ, tiến vào hành cung làm lễ bái mạng trước long án. Sau đó hai tay nâng kiếm lệnh, quan thủ hiến cùng các quan lên kiệu và đoàn người tiến ra ngã cửa Đông thành Diên Khánh. Dẫn đầu lổ bộ là hai bảng “túc tỉnh” (yên kính) và “hồi tỵ” (tránh một phía), kế đến hai hàng gươm, giáo, phủ, việt và cờ xí chiêng trống theo sau. Kiệu quan tuần bốn lọng, các

quan án sát và lãnh binh che hai lọng, các nhạc công y phục áo đỏ, nón dấu, tấu những khúc nhịp nhàng. Trống và phách điểm nhịp hài hòa trang trọng. Hai bên lề dân chúng chắp tay cung kính. Trên bến đò, những chiếc ghe rước quan qua sông cắm cờ ngũ sắc, chấm phá những nét màu xanh đỏ, vàng, trắng trên bóng nước lung linh. Bến sông bên kia, các chức việc làng, lễ phục áo xanh, đen cùng vô số dân chúng đang đứng sau hương án trầm hương nghi ngút chờ bái vọng lệnh vua. Các quan xuống kiệu tại cổng Văn miếu, bước trên lối đi trải chiếu hoa đến tận nhà nghỉ (quan cư). Viên tự thừa đệ trình bản chúc văn để vị chủ tế tự mình điền tên vào rồi đem tôn trí tại chúc án. Trời chưa tối hẳn, bên trong Văn miếu hàng trăm ngọn nến đã lung linh. Ánh sáng nhảy múa trên những hoành phi câu đối, cột kèo sơn son thếp vàng cùng lễ vật bày biện theo nghi thức lễ Thái Lao. Tận trong xa, trên án chính, là một bài vị lớn chạm trổ công phu, khắc dòng chữ duệ hiệu đức Khổng Tử. Trước bài vị, một cái đài khuôn đỡ chiếc khay cẩn xa cừ trên bày ba chén rượu bằng bạc do Bộ Lễ ở kinh đô khâm tống. Phía ngoài, ba cái mâm vuông lớn như ba bộ phản sắp hàng ngang, trên mâm phủ phục một con bò, một con dê, một con heo. Đầu mỗi con vật cắm hoa trang trí, hai bên má, hai tô đại tượng đựng lòng, huyết. Từ chân trước đến chân sau con vật, mỗi bên là những cái bánh tráng nướng vàng óng sắp thành những chồng cao kế nhau. Trước các dãy án phối hưởng tứ phối, thất thập nhị hiền, tiên nho, hậu nho đều sắp một con heo quì phục theo cùng thể thức.

Càng về khuya, khung cảnh càng sinh động, càng tôn nghiêm. Những lễ sinh chỉnh tề y quan, những viên chức tế tự cùng những miếu phu qua lại, bưng bày, chỉnh đốn lễ vật. Bước chân họ nhanh, cử động chính xác nhưng tiếng trao đổi chỉ nhỏ giọng thì thào ngắn gọn. Sau cùng, hai ngọn đình liệu bật lên đầu lửa cháy sáng rực. Trong chốc lát, lửa bốc phần phật soi rõ cả từng chiếc lá trên vòm cây run run theo hơi nóng dâng cao. Vòng quanh sân ngoài, xếp hàng từng lớp trước sau, đông đảo quần chúng nhân dân chen cùng học sinh lớn nhỏ, hiếu kỳ mà cung kính, chờ xem diễn tiến đại lễ.

Quan án sát đang phụng mạng sang tế miếu khải thánh. Nghi lễ ở đây chỉ có tam hiến, ba lần dâng rượu không có lễ sinh đi điện. Chấm dứt cuộc tế, quan án về lại nhà quan cư phục mạng, đã thấy quan thủ hiến cầm hốt đứng chờ. Tất cả đi theo

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí