Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp


Chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc. nhân viên luôn chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc sẽ tìm ra cách để hoàn thành công việc của mình tốt nhất, vượt qua yêu cầu của cấp trên. Họ cũng sẽ là người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp khi cần.

Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng, nhà quản lý có thể đánh giá thái độ tôn trọng và khách hàng của nhân viên qua các hoạt động, hành vi và lời nói hàng ngày như: Thái độ lịch sự, chân thành, cởi mở trong giao tiếp, các mối quan hệ; tôn trọng các ý kiến của đồng nghiệp, khách hàng; lắng nghe, cảm thông; không có thái độ xúc phạm với đồng nghiệp, khách hàng; tác phong làm việc chuyên nghiệp

+ Năng lực làm việc của nhân viên: Năng lực nhân viên là yếu tố chính để đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp. Năng lực được đánh giá bằng mức độ làm việc, kết quả công việc và sự phát triển của nhân viên.

+ Mức độ làm việc: Các công việc của nhân viên được đánh giá bằng công việc và thời gian thực hiện công việc đó. Nói cách khác là KPI của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần xem xét các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công việc của mỗi cá nhân tại mỗi thời điểm khác nhau.

+ Phát triển trong công việc: Với các mức KPI đã đề ra, người quản lý có thể đánh giá nhân viên qua các tiêu chí như:Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời hạn của công việc; những khó khăn trong quá trình làm việc và cách giải quyết của nhân viên; những bài học mà nhân viên có được qua công việc đã thực hiện; Sự phát triển của nhân viên theo KPI tăng dần.

+ Mức độ hoàn thành công việc. Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới.

Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp kết hợp với việc đánh giá nhân viên qua đào tạo và các kỹ năng được trau dồi qua thời gian làm việc với những phần mềm đào tạo để có được kết quả chính xác nhất.

- Phương pháp đánh giá:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Phương pháp bảng điểm: thiết kế đánh giá được dựa trên khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ và thực hiện nội quy. Mỗi yếu tố được đánh giá theo mức xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu. Tổng hợp theo năm yếu tố trên, nhưng có thêm một số quy định như: nếu điểm trung bình là khá nhưng có một lĩnh vực yếu thì bị đánh giá yếu.

+ Phương pháp định lượng: việc sử dụng phương pháp định lượng giúp chủ thể đánh giá xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc, từng bước phân loại từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Mỗi mức đánh giá này cần có quy định rõ ràng. VD: Đối với yêu cầu chăm sóc tốt khách hàng thì mức độ khá nghĩa là không có khiếu nại, xuất sắc nghĩa là không có khiếu nại và được khách hàng cảm ơn. Từ đó đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Anh - 6

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp

1.4.1. Yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

Trong bất cứ tổ chức nào cũng vậy vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng là vẫn đề cốt lõi. Do vậy, các nhà quản lý luôn phải tìm ra những chính sách, những cách thức khác nhau để tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình. Để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn nhà quản lý cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Để đánh giá các yếu tố tác động đến động lực thì có nhiều cách phân chia khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận vấn đề của từng người vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Theo như học thuyết nhu cầu của Maslow các yếu tố tác động đến động lực lao động gồm ba nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất là các yếu tố đem đến sự thoả mãn về vật chất như: tăng lương, tăng thưởng, tăng các quyền lợi…. Nhóm thứ hai là các yếu tố đem đến sự thoả mãn về tinh thần như: Công việc ổn đinh, tự chủ, tự quyết trong công việc, tự do tham gia các quan hệ xã hội… Nhóm thứ ba là các yếu tố có


thể thoả mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần như: Những hứa hẹn về một tương lai, những cam kết về chương trình đào tạo và phát triển….

Theo học thuyết công bằng của Stacy Adams thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc là sự công bằng giữa quyền lợi đạt được và những đóng góp của mọi người trong tổ chức.

1.4.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Thu nhập và phúc lợi thể hiện ở nhu cầu sinh lý và an toàn trong thuyết nhu cầu của Maslow (1943), là yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên.

Trong bất kỳ một tổ chức nào thì tiền lương, tiền công cũng được coi là yếu tố quan trọng nhất kích thích người lao động làm việc. Mức tiền lương, tiền công hợp lý và công bằng sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức lao động, học tập, nâng cao trình độ nhằm đóng góp một cách tối đa cho tổ chức.

Khả năng tài chính của tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động. Việc tổ chức hoạt động ổn định, có nguồn tài chính mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chương trình tạo động lực làm việc thông qua công cụ tài chính như: Tiền lương; tiền thưởng; phụ cấp; các chế độ phúc lợi… ngoài ra nhưng biện pháp tạo động lực làm việc khác cũng được áp dụng dễ dàng như: hoạt động dã ngoại; du lịch; team building; hoạt động thể dục thể thao; …

1.4.1.2. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty

Những người trong cùng doanh nghiệp tổ chức, đặc biệt là những người cùng phòng ban, lĩnh vực có tác động không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Người đồng nghiệp giỏi, biết quan tâm đến đồng nghiệp khác, thường xuyên quan tâm, săn sóc chia sẻ, động viên đồng nghiệp chu đáo chắc chắn sẽ tạo động lực làm việc mạnh mẽ đối với người lao động. Ngược lại một người đồng nghiệp tồi sẽ gây phản cảm trong lòng các đồng nghiệp khác, họ không muốn làm việc trong môi trường như vậy và rất có thể ngày ra đi của họ sẽ không xa.

Mỗi cá nhân luôn sống và làm việc trong một tập thể chính vì vậy họ luôn cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân


thiện khi làm việc với đồng nghiệp. Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy

1.4.1.3. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực tâm lý học lao động các nhà khoa học đã nghiên cứu và có kết luận về sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực, cũng như hiệu quả làm việc của người lao động. Cách bài trí máy móc, thiết bị, màu sắc, ánh sáng, vệ sinh nơi làm việc… có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của người lao động. Văn hóa doang nghiệp phù hợp, thoải mái chắc chắn sẽ tạo điều kiện lớn để người lao động tăng cường động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, làm tăng sự an toàn khi làm việc. văn hóa doanh nghiệp đôi khi thể hiện qua những áp lực công việc, bầu không khí làm việc…. Một không khí làm việc thân thiện, vui vẻ, hoà động chắc chắn sẽ làm tăng sự tự tin đối với mỗi người lao động, kích thích tinh thần sáng tạo, tăng sự gắn bó của người lao động với tổ chức.

Mỗi con người sinh ra đều khác nhau, khi sinh ra mỗi người đều có cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau cho nên động lực sống khác nhau. Có người tự biết tạo cho mình động lực cao hơn người khác. Họ biết cách tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho tốt nhất, họ biết tự đặt mục tiêu thách thức đối với mình. Họ luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu đặt ra, biết tự điều chỉnh cảm xúc vui buồn, những khi gặp khó khăn hay vấp ngã họ có thể tự tìm con đường mới, gượng dậy và tiếp tục bước tiếp mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

1.4.1.4. Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức là yếu tố thuộc về tổ chức có ảnh hưởng lớn trong công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên. Việc mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức được xác định rõ ràng sẽ giúp cho người lao


động biết mình cần phải làm gì, phương hướng và mục tiêu của mình khi làm việc tại công ty. Các chính sách quản trị nhân lực; các chính sách tạo động lực làm việc đều sẽ hướng theo mục tiêu và định hướng phát triền của tổ chức.

1.4.1.5. Quan điểm của người lãnh đạo

Quan điểm của BLĐ là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động cho tổ chức. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo,là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Phong cách, phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhăc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Quan điểm, thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể lao động, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tâp thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới động lực, hiệu quả làm việc.

1.4.2. Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự


phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, các chính sách pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người, đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội, cũng như quyền và lợi ích của mỗi con người.

Mỗi quá trình phát triển của đất nước đều gắn với những mục tiêu cụ thể, mà để đạt những mục tiêu đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải xác định và tìm ra được động lực cụ thể. Những mục tiêu và động lực đó chính là khẩu hiệu hành động cho mỗi giai đoạn - thời kỳ, đồng thời phải là cơ sở để Đảng, Nhà nước xây dựng và đề ra các chủ trương, chính sách. Quên đi điều đó thì dễ đi chệch hoặc làm chậm sự phát triển của xã hội. Mong muốn một xã hội phát triển nhưng các chính sách, pháp luật của Nhà nước lại không công bằng, chỉ bảo vệ một nhóm lợi ích thì mong muốn đấy sẽ không đạt được bởi chỉ khi xây dựng và áp dụng được các chính sách, pháp luật một cách công bằng văn minh thì con người mới không bất mãn với những thực tại của cuộc sống, thúc đẩy những nhu cầu mong muốn của họ từ đấy phát triển một xã hội công bằng văn minh.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung và doanh nghiệp nói riêng thì chính sách, pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, phát triể cũng như quá trình quản lý của họ. Các quy định về an toàn lao động, quy định về thang lương bảng lương, nội quy lao động, thỏa ước lao động, bảo hiểm bắt buộc,... và một số chính sách khác được quy định trong Bộ Luật Lao động đều ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp quản lý lao động nào cho phù hợp trong từng doanh nghiệp. Luật pháp sẽ kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp, và chính sách


tạo động lực lao động cũng cần đảm bảo nằm trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, chính sách của Chính phủ

1..4.2.2. Đặc điểm văn hóa xã hội

Trong nhưng năm trước đây, có một số nước chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế với quan điểm rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế áp dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Nhưng sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, họ có thể đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển. Từ đấy để thấy văn hóa xã hội có vai trò rất quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế mà cả trong mọi mặt đời sống của con người.

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội. Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và XH, làm cho con người và XH ngày càng phát triển, tiến bộ.

Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.


Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.

Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.

Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

1.4.2.3. Chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp khác

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề và lĩnh vực khác nhau sẽ có những vị thế và đặc điểm khác nhau, do đó cũng sẽ tác động tới chính sách, chế độ, sự đáp ứng mong đợi của người lao động khác nhau. Trong cùng một ngành nghề, khu vực hoặc lĩnh vực người lao động luôn có xu hướng tìm tòi và so sánh các chế độ phúc lợi giữa doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác. Nếu kết quả của sự so

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí