Ý Kiến Đánh Giá Của Người Lao Động Về Thực Trạng Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An


phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi và lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở lên thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.

11. Đảm bảo làm việc thêm giờ tự nguyện, có sự thỏa thuận của người lao động bằng văn bản.

2.4.3 Chính sách đào tạo và thăng tiến


Công ty chú trọng đào tạo đối với những lao động chưa có tay nghề cao, những lao động mới, chú trọng đào tạo chuyên môn đối với từng bộ phận, bổ sung những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo giúp tăng hiệu quả làm việc hoặc giảm thời gian lao động. Tổ chức các chương trình đào tạo chuyền trưởng, tổ trưởng, nhân viên quản lý để có thể nâng cao công tác điều hành, quản lý tốt công việc.

Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực. Trong quá trình làm việc nếu có những lao động có những tố chất tốt công ty liền xem xét điều chuyển để tạo môi trường làm việc phù hợp với những lao động có năng lực và luôn đảm bảo công bằng trong quá trình thăng tiến.

2.4.4 Quan hệ đồng nghiệp


Các đồng nghiệp trong công ty luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẽ công việc. Đặc biệt đối với những thành viên mới vào (do tiếp xúc với công việc mới, kinh nghiêm chưa nhiều,…) đồng nghiệp là yếu tố quan trọng, những lao động đi trước sẽ hướng dẫn công việc cụ thể để họ có thể làm quen dần với môi trường nơi đây.

“Đồng nghiệp hoà đồng, thân thiện” đây là khẩu hiệu tại các phân xưởng sản xuất của Phú Hoà An, công ty luôn xây dựng cho mình một môi trường văn hoá doanh nghiệp ở đó các lao động luôn hoà đồng, thân thiện. Để làm được điều này công ty luôn khuyến khích người lao động trao đổi nhiều trong công việc, các cấp quản lý phải tương tác nhiều với lao động của mình để từ đó tạo môi trường làm việc tích cực, hoà đồng, thân thiết góp phần vào hiệu quả cũng như gia tăng năng suất lao động.

2.4.5 Phong cách lãnh đạo


Phong cách lãnh đạo cũng được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến thái độ, tâm lý làm việc của người lao động trong công ty.

Chính sách phản hồi


Nhằm tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng nhân cách và quan hệ bình đẳng của người lao động, công ty có đặt tại các nhà máy trực thuộc một số thùng thư góp ý và luôn khuyến khích người lao động trực tiếp gặp Ban lãnh đạo để tham gia góp ý các mặt công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo những quấy rối, ngược đãi hoặc các trường hợp lạm dụng thể xác, tinh thần ... Nếu có góp ý những vấn đề nêu trên sẽ được thực hiện như sau:

1. Gặp trực tiếp Tổ trưởng, Trưởng/phó phòng Hành chính Nhân Sự, Tổng Giám đốc hoặc Ban chấp hành Công đoàn các cấp để báo cáo hoặc đề nghị giải quyết những vấn đề cần thiết vào chiều thứ bảy hàng tuần tại phòng làm việc hoặc bất cứ lúc nào khi thấy có điều kiện gặp được.

2. Viết thư (đơn) bỏ vào các thùng thư góp ý đặt tại đơn vị bất kỳ lúc nào và không hạn chế số lượng đơn thư cũng như số lần góp ý, kiến nghị của người lao động.

3. Các ý kiến góp ý, báo cáo, kiến nghị được bảo mật tuyệt đối an toàn đối với người tham gia góp ý, kiến nghị. Công ty cam kết không trả đũa đối với những cá nhân đã cung cấp những khiếu nại và thông tin góp ý, đồng thời trả lời đầy đủ các thư phản ảnh của công nhân viên.

4. Thùng thư góp ý được niêm phong và khóa cẩn thận. Mỗi tuần được mở kiểm tra một lần vào chiều thứ bảy hàng tuần. Chỉ có đại diện Ban chấp hành Công đoàn và Trưởng đơn vị mới được mở thùng thư góp ý.

5. Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị, khiếu nại, đại diện các bên sẽ tổng hợp xem

xét và đề nghị xử lý các ý kiến góp ý theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.


6. Công ty hướng dẫn cho người lao động thực hiện quy trình sau đây để trao đổi với các cấp quản lý của Công ty (có danh sách và số điện thoại đính kèm).



Người lao động



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 8

01 Ngày


Không hài lòng

Hài lòng

01 Ngày

Không hài lòng

Trưởng Bộ Phận, Trưởng đơn vị

Trưởng / Phó phòng HCNS

Tổng Giám đốc

01

Ngày


Tổ trưởng

hoặc cấp trên trực tiếp


Không hài lòng


Hài lòng

Đã giải quyết


Đã giải quyết

Hài lòng




Đã giải quyết



Sơ đồ 2.2: Quy trình hướng dẫn phản hồi

7. Ngoài ra người lao động có thể phản hồi qua đường dây nóng của WRAP theo số điện thoại 090.138.2039/ Email: WVH.Vietnam@wrapcompliance.org đã được phổ biến đến toàn bộ CBCNV khi vấn đề không được quản lý các cấp, Ban lãnh đạo giải quyết.

2.5 Ý kiến đánh giá của người lao động về thực trạng động lực làm việc tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

2.5.1 Đặc điểm mẫu khảo sát


Tổng số phiếu điều tra phát ra là 130 phiếu, thu về được 130 phiếu. Trong đó, tất cả các phiếu hợp lệ sẽ được tiến hành hiệu chỉnh trước khi đưa vào xử lý và phân tích dữ liệu. Sau khi thu thập mẫu nghiên cứu, tổng số mẫu tác giả thu thập được là 130 mẫu và thống kê mẫu như sau:


Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu khảo sát


Tiêu chí

Tần số

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

34

26,2

Nữ

96

73,8


Học vấn

Lao động phổ thông

89

68,5

Trung cấp, cao đẳng

27

20,8

Đại học, sau đại học

14

10,8


Tuổi

18-25 tuổi

32

24,6

Từ 25 - 35 tuổi

58

44,6

Từ 35 - 45 tuổi

33

25,4

> 45 tuổi

7

5,4


Thu nhập

Dưới 5 triệu

57

43,8

Từ 5 triệu - 7 triệu

60

46,2

Từ 7 triệu đến 10 triệu

12

9,2

Trên 10 triệu

1

0,8

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm

36

27,7

Từ 1 - 3 năm

54

41,5

Từ 3 – 5 năm

30

23,1

Trên 5 năm

10

7,7

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)

Theo giới tính


Trong 130 mẫu quan sát có đến 34 người là nam, 96 người là nữ. Tỷ lệ nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất với 73,8 % trên tổng 130 người tham gia khảo sát, nam giới chiếm 26,2 %. Qua đó nhận thấy lượng lao động nữ giới lớn hơn lao động nam giới và tương đồng với tổng thể lao động của công ty, sự chênh lệch này về cơ cấu của công ty cũng nói lên về tính chất, đặc điểm công việc.

Theo trình độ học vấn


Số lao động phổ thông là 89 người (chiếm 68,5%). Có 27 người có trình độ học


vấn Trung cấp/ Cao đẳng chiếm (20,8%). Số người có trình độ học vấn Đại học và sau đại học chiếm (10,8%) chiếm tỷ lệ thấp nhất trong lượng lao động của công ty. Nhìn chung công ty trình độ học vấn được phân theo tương đồng đều. Vì đặc điểm và tính chất công việc đòi hỏi không cần phải trình độ quá cao nên số lao động sơ cấp và phổ thông cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số lượng lao động của công ty.

Theo độ tuổi


Về đặc điểm độ tuổi, kết quả phân tích cho thấy độ tuổi của công ty được phân bổ khá đồng đều phù hợp với từng hạn mục của công việc để đạt hiệu quả cho doanh nghiệp. Với đặc thù đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may nên đội ngũ lao động thường trẻ trung và năng động nhằm đạt được hiệu quả công việc tốt nhất và lực lượng quản lý phải có nhiều năm kinh nghiệm để duy trì và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Cụ thể như sau độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi chiếm 24,6%, độ tuổi từ 25 đến dưới 35 chiếm 44,6% lượng lao động công ty, độ tuổi từ 35 đến dưới 45 chiếm 25,4 % tương đương với 33 lao động còn lại là lao động trên 45 tuổi.

Theo thu nhập


Mức thu nhập của 130 cán bộ nhân viên được khảo sát thì tập trung tại mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu, chiếm tỷ lệ 46,2%, tiếp đến là dưới 5 triệu có tỷ lệ là 43,8%.

Mức lương bình quân hiện nay tại Công ty là 6,5 triệu đồng thì tỷ lệ này phản ánh khá sát với tình hình thực tế. Còn lại là mức thu nhập 7 triệu đến 10 triệu và từ trên 10 triệu có tỷ lệ lần lượt là 9,2 % và 0,8% vì mức lương này đòi hỏi người lao động có thâm niên công tác lâu dài. Nhận xét chung ta thấy mức lương của công ty được trả đúng với trình độ, vị trí công việc đảm nhiệm của từng người lao trong công ty.

Theo thâm niên công tác


Thâm niên công tác tại công ty của 130 người này cũng không có sự chênh lệch hay tập trung gì nhiều. Trong đó có 36 người có thâm niên công tác dưới 1 năm chiếm 27,7%, từ 1 đến 3 năm là 54 người chiếm 41,5%, Từ 3 đến 5 năm là 30 người chiếm 23,1%. Cuối cùng là trên 5 năm có 10 người, điều này cho thấy công ty đã có nhiều chính sách đãi ngộ khá tốt khiến người lao động gắn bó lâu dài đối với công ty. Do


hiện nay tình hình công ty đang trong giai động phát triển, tình hình kinh doanh ổn định nên tình trạng nhân sự khá ổn định. Từ những điều đó, đội ngũ công ty phần lớn có kinh nghiệm cao, tuy nhiên công ty cần phải hoàn thiện các chính sách tạo động lực cho người để giữ chân những nhân tài.

2.5.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), mục đích của hệ số Cronbach’s Alpha là tìm hiểu xem các biến quan sát có đo lường cho cùng một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó cho phép loại bỏ các biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 thì thang đo lường được cho là không đủ độ tin cậy, nếu nằm trong khoản 0,6 đến 0,8 thang đo có thể chấp nhận được và nếu thang đo từ 0,8 đến 1 được xem là thang đo tốt. Do vậy, Những nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 thì được xem là có độ tin cậy và được giữ lại. Cùng với đó là, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 mới được giữ lại.

2.5.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập


Kiểm định độ tin cậy thang đo là kiểm định tập hợp các biến quan sát trong cùng một nhân tố để xem các biến nào phù hợp và phản ảnh được tính chất của nhân tố. Để kiểm định được xem biến nào phù hợp, phản ảnh được tính chất của thang đo thì phải đạt được các điều kiện sau:

+ Chỉ số Cronbach Alpha ≥ 0.6, thang đo nhân tố đạt được độ tin cậy


+ Chỉ số Cronbach Alpha nếu loại biến < Chỉ số Cronbach Alpha, đạt yêu cầu.


+ Chỉ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.


Bảng 2.5: Giá trị Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố độc lập



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến


Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu biến này bị loại

Thang đo Bản chất công việc; Cronbach’s Alpha = 0,861

BCCV1

11,65

3,114

0,680

0,836

BCCV2

12,02

3,209

0,782

0,794

BCCV3

12,34

3,233

0,632

0,856

BCCV4

12,02

3,310

0,759

0,805

Thang đo Điều kiện làm việc; Cronbach’s Alpha = 0,844

ĐKLV1

12,18

3,128

0,540

0,861

ĐKLV2

12,25

2,827

0,679

0,802

ĐKLV3

12,18

2,782

0,756

0,768

ĐKLV4

12,26

2,877

0,756

0,770

Thang đo Chính sách lương, thưởng, phúc lợi; Cronbach’s Alpha = 0,819

LTPL1

12,02

3,891

0,691

0,749

LTPL2

12,00

4,031

0,673

0,759

LTPL3

11,92

4,289

0,595

0,793

LTPL4

11,90

3,889

0,612

0,789

Thang đo Đào tạo và thăng tiến; Cronbach’s Alpha = 0,809

ĐTTT1

8,02

2,178

0,604

0,793

ĐTTT2

8,03

2,077

0,670

0,728

ĐTTT3

8,18

1,806

0,708

0,687


Thang đo Phong cách lãnh đạo; Cronbach’s Alpha = 0,827

PCLD1

11,92

4,258

0,711

0,754

PCLD2

12,07

4,406

0,619

0,798

PCLD3

12,22

4,620

0,660

0,779

PCLD4

11,95

4,587

0,623

0,794

Thang đo Quan hệ đồng nghiệp; Cronbach’s Alpha = 0,798

QHDN1

11,80

3,495

0,574

0,764

QHDN2

12,26

3,373

0,621

0,742

QHDN3

12,45

3,412

0,520

0,795

QHDN4

12,12

3,188

0,739

0,684

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)


Các kết quả kiểm định trên đều đạt được các yêu cầu sau đây:


+ Chỉ số Cronbach Alpha ≥ 0.6, thang đo nhân tố đạt được độ tin cậy.


+ Chỉ số Cronbach Alpha nếu loại biến < Chỉ số Cronbach Alpha, đạt yêu cầu.


+ Chỉ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.


Nhìn chung kết quả kiểm định trên đều đạt yêu cầu và tác giả tiến hành bước Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Ngày đăng: 05/07/2022