Tăng Thu Ngân Sách, Tạo Việc Làm Và Tạo Ra Cơ Chế Thúc Đẩy Việc Nâng Cao Năng Lực Cho Người Lao Động Việt Nam

và dịch vụ (chiếm 43% vốn thực hiện trong liên doanh). Các doanh nghiệp liên doanh có xu thế hướng vào sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Ngoài ra, hiện nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, tỷ trọng liên doanh với nước ngoài trong khu vực này đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Liên doanh trong ngành dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) đã tạo ra giá trị gia tăng cao. Như vậy hình thức doanh nghiệp liên doanh là một nhân tố quan trọng tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng khu công nghiệp và dịch vụ góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

1.2. Tăng thu ngân sách, tạo việc làm và tạo ra cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam

Theo thống kê, những năm gần đây, mức tăng trưởng ở khu vực liên doanh nước ngoài hàng năm là vào khoảng 23% 13. Hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đã tạo ra nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Tính từ năm 1988 đến năm 2006 thì trung bình mỗi năm khu vực liên doanh với nước ngoài nộp vào ngân sách khoảng 180 - 200 triệu USD 14.

Một vấn đề quan trọng nữa là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến cuối năm 2006, khu vực liên doanh với nước ngoài đã thu hút khoảng hơn 0,6 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng các dịch vụ phụ trợ có liên quan,15

Thu nhập của những người lao động trong khu vực liên doanh với nước ngoài đã tương đối ổn định và được cải thiện. Nhìn chung mức thu nhập bình quân của lao động làm trong khu vực liên doanh cao gấp rưỡi mức thu nhập bình quân của lao động làm trong các doanh nghiệp trong nước. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động.


13Ngun:http://baoquangnam.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1812&Itemid=

14 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

15 Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giai cấp công nghân Việt Nam - Thực trạng, quan niệm và định hướng chính sách, Tạp chí Cộng sản số 118.

Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đòi hỏi cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêm khắc,đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại. Trong một số lĩnh vực còn có yêu cầu đối với lực lượng lao động phải có trình độ cao về tay nghề, học vấn, ngoại ngữ,Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh loại này. Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động cho thấy đến nay, ngoại trừ một số ít lao động bỏ việc do mâu thuẫn với giới chủ, một số khác bị thải loại do không đáp ứng được yêu cầu (chủ yếu do tay nghề yếu) số công nhân hiện còn làm vệc tại các doanh nghiệp liên doanh đều được bồi dướng trưởng thành và tạo nên một đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu đối với người lao động trong nền sản xuất tiên tiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khu vực liên doanh và các doanh nghiệp khu vực ngoài liên doanh trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực và có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động Việt Nam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại có kỷ luật.

Về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh: Trước khi bước vào cơ chế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án liên doanh bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả, đây chính là điều kiện tốt một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu nước ngoài cũng buộc phải đào tạo các bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 9

có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả những bí quyết kỹ thuật.

1.3. Góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới vào Việt Nam đồng thời phục hồi và phát triển các doanh nghiệp trong nước.

Một trong những mục tiêu của đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh là thực hiện đổi mới công nghệ và tiếp nhận kỹ thuật - công nghệ ở trình độ tiên tiến. Điều này góp phần thiết thực vào việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của nước ta trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập là phương tiện để chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được thuận tiện. Nhiều công nghệ trước đây chưa hề có ở Việt Nam như công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử dân dụng, công nghệ sản xuất xi măng, công nghệ luyện kim,đã được chuyển giao vào Việt Nam. Nhiều loại sản phẩm với những nhãn hiệu khác nhau xuất hiện trên thị trường như VMC, Mekongcar, Hải Hà Kôcôbuki, Haliđa,Các loại công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp liên doanh là những yếu tố thiết thực tạo nên tiềm lực công nghệ cho đất nước trong dài hạn.

Các công nghệ hiện đang sử dụng ở các dự án liên doanh theo đánh giá của nhiều chuyên gia là đều thuộc công nghệ hiện đại hơn các công nghệ vốn có tại nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tự động hóa tương đối hiện đại. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch,được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được trang bị các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên bược ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta.

Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn lên làm mục tiêu hàng đầu. Những thiết bị, công nghệ mà họ đưa và sử dụng tại các dự án đầu tư liên doanh ở nước ta tuy có thể đã đến lúc cần thay thế ở nước họ. Nhưng vì đi cùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một số lượng nhất định tiền vốn phải bỏ ra, xuất phát từ sự gắn liền với lợi ích của mình như vậy nên

khi chuyển thiết bị, công nghệ vào nước ta, bên nước ngoài cũng phải cần cân nhắc, tính toán kỹ. Tin rằng, họ chỉ chuyển vào những thiết bị công nghệ mà họ thấy còn phù hợp với trình độ và phát huy được hiệu quả ở Việt Nam, để chí ít họ cũng còn khả năng thu hồi được đồng vốn và lãi (tất nhiên ta không loại trừ những trường hợp cá biệt, ngoại lệ). Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án liên doanh tại Việt Nam lâu nay có thể chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới nhưng phần lớn là hiện đại hơn những thiết bị trước đây tại Việt Nam.

Ngoài việc chuyển giao phần cứng thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh còn có chuyển giao phần “mềm” của công nghệ, điều dễ nhận thấy nhất là kỹ năng công nghệ và kỹ thuật công nghệ của người lao cộng Việt Nam được nâng cao, việc tổ chức điều hành sản xuất được hoàn thiện và hợp lý hóa, kênh thông tin công nghệ được tăng lên,Đó là những yếu tố quan trọng góp phần sử dụng có hiệu quả các yếu tố phần “cứng”, nâng cao trình độ và làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh.

Ngoài ra, hình thức doanh nghiệp liên doanh đã góp phần thực hiện việc khai thác và nâng cao được năng lực sản xuất sẵn có của nhiều cơ sở từ lâu không được sử dụng hoặc được sử dụng không đầy đủ, tạo điều kiện phục hồi và phát triển các doanh nghiệp lâu nay làm ăn thua lỗ do công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng không đảm bảo, giá cả cao và bị cạnh tranh của hàng ngoại hay những doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp đang tồn tại nhưng có khó khăn về vốn. Nhờ liên doanh, doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, tạo nên sức cạnh tranh cao hơn để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, thực hiện đầu tư theo chiều sâu, sản xuất được nhiều loại hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Nhìn chung nhờ có quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp liên doanh đã có sức sống mới và vận động năng động hơn trong cơ chế thị trường.

1.4. Tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng của một nền kinh tế hiện đại

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất kinh doanh thụ động theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm

hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, sản xuất ra không bị cạnh tranh,thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp liên doanh đã thực sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường.

Nhiều sản phẩm được sản xuất ra từ doanh nghiệp liên doanh đã có chất lượng cao hơn, rẻ hơn, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hơn hẳn các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong nước. Không những thế, các doanh nghiệp liên doanh cũng dành sự chú ý đáng kể cho công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi,Như vậy, sự xuất hiện của các doanh nghiệp liên doanh đã đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh tranh về mọi mặt để xác định khả năng tồn tại và phát triển hay phá sản. Để có thể tồn tại được, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn con đường là phải thay đổi một cách căn bản từ công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh, kĩ năng quản lý, trình độ của người lao động, Theo phn ứng dây chuyền như trên, một mặt tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và bắt nhịp được vào quỹ đạo của sự phát triển; mặt khác, người tiêu dùng lại có lợi hơn. Từ khi đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động với hình thức liên doanh là chủ yếu trong thời kỳ đầu đã phát huy hiệu quả không những tạo ra môi trường thuận lợi cùng các yếu tố hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, mà còn cho du nhập vào Việt Nam các phương thức kinh doanh mới trong việc tiếp thị mua bán hàng hóa, dịch vụ, du lịch, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường cũng như hình thành nên một số loại thị trường mới như thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường dịch vụ, thị trường nguyên nhiên vật liệu,

Các dự án liên doanh nước ngoài một mặt, đã tạo ra một loạt các doanh nghiệp có nhiều tiềm lực và khả năng hoạt động thị trường trên đất Việt Nam, đây là một môi trường bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành; mặt khác, chúng còn là lực lượng có khả năng cung ứng cho thị trường nội địa nước ta nhiều hàng hóa, dịch vụ góp phần làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống nhân dân cũng như đáp ứng cho thị trường nước ta những hàng hóa trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa kịp đáp ứng đủ nhu cầu.


2. Các mặt hạn chế và nguyên nhân

Qua 20 năm thực hiện đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, tỷ trọng hình thức doanh nghiệp liên doanh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày giảm xuống do trong quá trình thành lập và hoạt động các liên doanh với nước ngoài ở Việt nam đã gặp phải những tồn tại nhất định.

2.1.Những tồn tại trong việc thực hiện triển khai các dự án liên doanh

Hiện nay vốn thực hiện các dự án dự án liên doanh được triển khai rất chậm, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký rất thấp. Vấn đề đặt ra là cần phải tập trung cho việc giải ngân vốn liên doanh bằng cách nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vốn thực hiện các dự án liên doanh còn chậm, cụ thể như sau:

- Khả năng tiếp nhận nền kinh tế còn có mức độ, khả năng cung ứng về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông cứng còn kém mặc dù đã được đầu tư rất nhiều trong thời gian qua và đã bước đầu đang phát huy tác dụng, đã tốt hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và so với thực tiễn về đầu tư vẫn chưa đáp ứng được.

- Hệ thống dịch vụ, cung ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt ở các giai đoạn xây dựng và triển khai cũng chưa đáp ứng được đầy đủ. Các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đất đai, vận tải, kho hàng, các ngành công nghiệp phụ trợ, cung ứng các nguyên vật liệu mà đầu vào chủ yếu là phải nhập khẩu.

- Việc giải phóng đền bù đất đai để giao mặt bằng cho nhà đầu tư tại các khu đô thị và các thành phố lớn còn chậm, kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan cần giải quyết như mặt bằng, đền bù,Năng lực thực hiện các khâu giải phóng đền bù, thu hồi mặt bằng còn yếu kém.

- Nguồn lực lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn về các ngành công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp liên doanh khi đưa dự án vào hoạt động sản xuất cần ngay một lực lượng lao động lớn có tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu của công việc nhưng chúng ta chưa thể đáp ứng được. Chính vì vậy mà tiến

độ của các dự án liên doanh bị chậm lại do phải triển khai từng bước đặc biệt là phải mất thời gian đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư.

- Các thủ tục hành chính tại các địa phương chưa hẳn đã được công khai minh bạch, nhiều khi còn gây mất thời gian đối với các nhà tư.

2.2. Những tồn tại trong việc lựa chọn đối tác liên doanh

Thực tế thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cho thấy bên Việt Nam thường chọn đối tác nước ngoài không đủ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và tiềm lực công nghệ cho nên khó có thể duy trì sự hoạt động lâu dài của liên doanh. Thường thì nếu các đối tác là những chi nhánh của các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới có đầy đủ tiềm lực về mọi mặt thì liên doanh được thành lập và hoạt động tốt, nếu các đối tác nước ngoài là những công ty nhỏ, khả năng hoạt động hạn chế thì khó có thể hoạt động có hiệu quả trên thị trường Việt Nam trong dài hạn. Trong số các dự án liên doanh bị rút giấy phép có gần một nửa là do chọn đối tác không có năng lực tài chính.

Tồn tại này có thể liên quan đến cả các bên tham gia liên doanh:

- Bên Việt Nam có thể không đủ khả năng để thẩm định chính xác năng lực tài chính và tiềm lực công nghệ của bên nước ngoài. Mặt khác, có những quan hệ kinh doanh vượt quá tầm suy xét của bên Việt Nam đặc biệt là những đối tác bước vào Việt Nam không phải để kinh doanh thực sự mà để “buôn bán” dự án hoặc tiến hành những hoạt động kinh doanh trái pháp luật. Hệ thống cơ quan kêu gọi vốn đầu tư vào Việt Nam còn rất mỏng, đặc biệt là hệ thống báo chí, tài liệu giới thiệu đầu tư về Việt Nam, danh mục dự án kêu gọi đầu tư qua các đại sứ quán. Các cuộc triển lãm thương mại còn quá yếu. Chi phí dành cho hoạt động này trong thời gian qua không đáng kể. Qua hơn 20 năm triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa đạt được sự chuẩn xác rõ ràng cần thiết trong việc xây dựng tiêu chuẩn phục vụ cho công tác lựa chọn đối tác liên doanh trong đầu tư nước ngoài. Định hướng yêu cầu cần đạt tới đối với việc lựa chọn đối tác liên doanh chưa rõ, còn dừng ở những quan niệm rất chung hoặc ở những mong muốn chưa phù hợp với thực tế. Công tác thu thập và xử lý thông tin còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ, đôi khi phiến diện, nguồn thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy hoặc đã lạc hậu. Về

phương thức và tổ chức thực hiện quy trình lựa chọn còn rườm rà, hình thức, thiếu sáng tạo. Kỹ năng tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình còn hạn chế, chưa phù hợp với đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế, gây nên tình trạng thiếu hiểu biết lẫn nhau, tốn nhiều thời gian và công sức để đi đến quyết định cần thiết trong hoạt động đầu tư. Thiếu sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương trong việc cung cấp thông tin, thẩm tra năng lực của đối tác liên doanh trong đầu tư nước ngoài làm mất thời gian và công sức.

- Bên nước ngoài có thể thiếu thiện chí kinh doanh hoặc không có ý kinh doanh lâu dài ở Việt Nam. Chẳng hạn như công ty liên doanh Việt Mỹ được thành lập với mục đích của liên doanh là sản xuất 100 % các test xét nghiệm tại Việt Nam, nhằm giảm giá bán sản phẩm đã bị đối tác trong liên doanh - trực tiếp là Công ty The Sun “bẻ cong”. Đối tác Công ty cổ phần dược, vật tư y tế Bình Phước (Dopharco) bên Việt Nam đã nhận ra điều này và xin rút vốn khỏi liên doanh, bởi lẽ họ không thể chấp nhận là tấm “bình phong” cho việc nhập hàng ngoại để bán dưới mác nội đang diễn ra ở Công ty Việt Mỹ 16. Hoặc có những dự án tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) thấp trong khi lãi suất đi vay cao do đó các bên tham gia rất lung túng khi xử lý có kết quả vấn đề vay vốn cho liên doanh.

Cả bên Việt Nam và bên nước ngoài còn thiếu nhiều hệ thống các công ty tư vấn, mối giới hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tìm đối tác thành lập các doanh nghiệp liên doanh.

2.3. Những tồn tại trong quá trình góp vốn của liên doanh

Về phương thức và thực trạng thực hiện góp vốn như ta đã đề cập là việc góp vốn của bên Việt Nam thường được thực hiện một lần ngay khi dự án bắt đầu triển khai xây dựng cơ bản, trong khi đó việc góp vốn của bên nước ngoài thường thực hiện rải ra trong một thời gian dài. Như vậy, có những thời kỳ tỷ lệ góp vốn thực tế của bên Việt Nam cao hơn hẳn bên nước ngoài, nhưng theo quy định thì lợi ích mà hai bên được hưởng cũng như vị thế trong điều hành hoạt động của liên doanh lại theo tỷ lệ thuận với phần vốn pháp định đã được ghi trong giấy phép đầu tư. Điều này một mặt, gây thua thiệt cho bên Việt Nam kể cả về kinh tế lẫn quyền điều hành


16 Nguồn: http://vasc.com.vn/xahoi/phapluat/2005/10/497571/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022