Điều Chỉnh Lại Cơ Cấu Lực Lượng Lao Động, Giải Quyết Vấn Đề Việc Làm, Tăng Thu Nhập Và Nâng Cao Trình Độ Cho Người Lao Động


nói riêng, những thành tựu to lớn mà khu vực đầu tư nước ngoài đã đạt được nói chung, khu vực dịch vụ đã vượt khu vực nông – lâm – thuỷ sản vươn lên đứng đầu về tỷ trọng đóng góp và từ năm 1993 trở đi thì khu vực công nghiệp – xây dựng cũng vượt khu vực nông – lâm – thuỷ sản, đẩy khu vực này xuống vị trí cuối cùng trong cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam. Từ đây cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và giảm dần tỷ trọng của khu vực nông – lâm – thuỷ sản. Như vậy, có thể nói, một cơ cấu ngành kinh tế mới với tỷ trọng chủ yếu thuộc về khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ đã hình thành và đang từng bước được củng cố vững chắc, thay thế cho cơ cấu kinh tế cũ với tỷ trọng của khu vực nông – lâm – thuỷ sản chiếm phần lớn. Sự chuyển biến đó của cơ cấu ngành kinh tế là phù hợp với chủ trương tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Vì vậy, cơ cấu đó có thể cho phép nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai.

Về cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương lên một bước, qua đó từng bước làm thay đổi diện mạo kinh tế và xã hội của các địa phương. Điển hình nhất có thể kể tới sự hình thành, phát triển mạnh mẽ của 3 vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, đáng chú ý, hai trung tâm kinh tế của vùng và của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao và có trình độ phát triển ngang


bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với nhiều thành phố của các quốc gia trong khu vực.

3.1.3. Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý

Như đã biết, trong vòng 2 thập kỷ qua, Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia kém phát triển, hoặc trong vài năm trở lại đây là trong danh sách các quốc gia đang phát triển nhưng ở trình độ thấp. Sự kém phát triển của nền kinh tế và cùng với nó là vốn tích luỹ của nền kinh tế thấp là một trong những nguyên nhân căn bản làm hạn chế khả năng đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ mặc dù Việt Nam có một nguồn chất xám khá phong phú. Kết quả là, phần lớn kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam áp dụng trong nền kinh tế là các kỹ thuật, công nghệ khá lạc hậu, không tạo ra được sức cạnh tranh cho các ngành kinh tế. Do đó chúng ta buộc phải tiến hành nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài vào để trang bị cho các ngành kinh tế.

Trong bối cảnh đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ cho nền kinh tế Việt Nam. Dòng FDI vào các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng, như đã biết, không chỉ đơn thuần là nguồn vốn mà còn là kỹ thuật và công nghệ đi kèm. Đặc biệt kỹ thuật và công nghệ đi kèm đó thường sẽ là những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới nếu là các nhà cung cấp FDI đến từ các nước phát triển, các nước NIEs hoặc các tập đoàn xuyên quốc gia.

Thực tế cho thấy trong quá trình 20 năm thu hút FDI, Việt Nam đã tiếp nhận thêm được nhiều kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới và có trình độ chuyển giao công nghệ ngang bằng với các nước trong khu vực, đặc biệt trong đó có


cả những công nghệ thuộc loại tiên tiến trên thế giới. Điển hình có thể kể tới sự du nhập của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, hoá chất, khai thác dầu khí và đặc biệt là cả công nghệ lọc dầu, công nghệ hạt nhân,… Những công nghệ mới này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, việc tiếp nhận các kỹ thuật và công nghệ của thế giới thông qua con đường FDI không chỉ giúp Việt Nam giảm bớt được chi phí, thời gian thay vì tự tiến hành nghiên cứu và sáng tạo, mà còn giúp Việt Na m tiến gần hơn, nhanh hơn đến các trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh ở Việt Nam còn đưa vào Việt Nam những mô hình quản lý mới, tiên tiến, những phương thức kinh doanh hiện đại, có hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong bối cảnh các phương thức quản lý kinh doanh của Việt Nam đang dần lạc hậu, không thích ứng kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì đây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và áp dụng vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, thay thế dần những cách thức quản lý cũ, kém hiệu quả hơn, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.4. Điều chỉnh lại cơ cấu lực lượng lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho người lao động

Khác với đầu tư gián tiếp21, bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước


21 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment - FII) là sự di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng vốn và không chịu trách nhiệm


sở tại. Mà các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính trực tiếp, như đã biết, bao giờ cũng gắn với một yếu tố đặc biệt quan trọng là nguồn nhân lực. Vì thế, có thể nói, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ và thường xuyên tác động đến vấn đề lao động, việc làm của nước chủ nhà.

Về cơ bản, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa lại những tác động tích cực đối với vấn đề lao động – việc làm của Việt Nam.

So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, có thể nói, Việt Nam là một cường quốc về dân số với dân số đông và trẻ. Chỉ tính từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước đến nay dân số Việt Nam không ngừng tăng lên và ở mức cao. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 1986 dân số Việt Nam là 61109300 người thì đến năm 1990 đã tăng lên đến 66233000 người. Năm 1995, năm 2000, năm 2005 và năm 2008 con số này lần lượt là 73156700 người, 77635400 người, 82392100 người và 85118700 người. Tính đến năm 2010, dân số Việt Nam đã lên tới 86932500 triệu người. Dân số đông đã tạo cho Việt Nam có được một lực lượng lao động đông đảo, dồi dào và thường xuyên được bổ sung qua các năm. Thống kê trên cũng cho biết, tương ứng với sự gia tăng của dân số, lực lượng lao động của Việt Nam cũng liên tục tăng qua các năm từ 27968200 người (1986) lên 30286000 người (1990), 33760800 người

(1996), 36701800 người (2000), 44904500 người (2005), 48209600 người (2008)

và 50392900 người (2010). Như vậy là tính chung mỗi năm lực lượng lao động của Việt Nam được bổ sung thêm khoảng trên 1 triệu người. Nhu cầu việc làm của người lao động vì thế ngày càng tăng. Tuy nhiên, các khu vực kinh tế trong nước do tiềm lực còn hạn chế nên chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu việc làm của


trực tiếp về kết quả đầu tư. Người sở hữu vốn chỉ được hưởng lãi suất theo tỉ lệ đã được công bố trước hoặc công bố trước trên số vốn mà họ đầu tư.


người lao động. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vì thế là hiện tượng phổ biến, thậm chí có nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức độ khá cao.

Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài



Năm


Tổng số


Kinh tế Nhà nước


Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài

Số lượng (nghìn

người)

Tỷ

trọng (%)

Số lượng (nghìn

người)

Tỷ

trọng (%)

Số lượng (nghìn

người)

Tỷ

trọng (%)

2000

37075,3

4358,2

11,7

358,5

87,3

358,5

1,0

2001

38180,1

4474,4

11,7

349,1

87,4

349,1

0,9

2002

39275,9

4633,5

11,8

425,9

87,1

425,9

1,1

2003

40403,9

4919,1

12,1

753,3

86,0

753,3

1,9

2004

41578,8

5031,0

12,1

914,8

85,7

914,8

2,2

2005

42774,9

4967,4

11,6

1112,8

85,8

1112,8

2,6

2006

43980,3

4916,0

11,2

1322,0

85,8

1322,0

3,0

2007

45280,0

4988,4

11,0

1562,2

85,5

1562,2

3,5

2008

46460,8

5059,3

10,9

1694,4

85,5

1694,4

3,6

2009

47743,6

5040,6

10,6

1524,6

86,2

1524,6

3,2

2010

49048,5

5107,4

10,4

1726,5

86,1

1726,5

3,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 17

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Trong bối cảnh đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự là một trong những biện pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm cho người lao động Việt Nam. Thực tế cho thấy, thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.

Xem xét tác động trực tiếp của khu vực này, có thể thấy, số lao động trực tiếp mà khu vực này tạo ra liên tục tăng qua các năm. Năm 1996 số lao động trực tiếp trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới vào khoảng 220000 người thì đến năm 2000 đã đạt 358500 người, gấp 1,6 lần năm 1996 và chiếm 1% lực lượng lao động trong tất cả các thành phần kinh tế. Năm năm sau, tức năm 2005, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã là 11128000 người, chiếm 2,6% lực lượng lao động cả nước. Đến năm 2008 số lao động làm việc trong khu vực FDI đã là 1694400 triệu người, tăng thêm 1% so với năm 2005, chiếm 3,6% lực lượng lao động toàn xã hội. Trong cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành phần kinh tế, mặc dù tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khiêm tốn hơn rất nhiều so với lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (chưa đến 5% so với hơn 95%), nhưng có thể nói đây cũng là một thành tích rất đáng ghi nhận. Bởi vì, việc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp mỗi năm đã góp phần giảm gánh nặng cho Nhà nước trong giải quyết bài toán tạo ra công ăn việc làm cho bằng ấy số lao động mỗi năm.

Mặt khác, xét về tác động gián tiếp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra một lực lượng khá lớn lao động gián tiếp. Những điều tra của Liên Hợp Quốc đã cho thấy, thông thường số công ăn việc làm gián tiếp mà khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra thường lớn gấp 2 đến 3 lần số công ăn việc làm trực


tiếp, hoặc tối thiểu cũng bằng số công ăn việc làm được trực tiếp tạo ra [41, tr. 135]. Ở Việt Nam, dù chưa có một thống kê đầy đủ nhưng có thể đoán định thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng đã có hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu việc làm gián tiếp trong các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các ngành dịch vụ (như: cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng,…) được tạo ra.

Không chỉ tạo việc làm, giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho nguời lao động, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho người lao động. Đặt trong sự so sánh với thu nhập của lao động ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể thấy thu nhập bình quân của lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khá là cao so với hai khu vực còn lại là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (hay cũng có thể gọi là doanh nghiệp dân doanh). Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bình quân thu nhập của lao động trong khu vực có vốn FDI năm 2000 khoảng 1767000 đồng/tháng, dẫn đầu về thu nhập bình quân của lao động trong các khu vực kinh tế (lương bình quân của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 1072000 đồng/tháng, của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 737000 đồng/tháng). Vị trí dẫn đầu về thu nhập bình quân của khu vực có vốn FDI còn được liên tục duy trì cho tới năm 2004 và từ năm 2005 trở đi vị trí này được nhường lại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, thấp nhất vẫn là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2005 là thu nhập bình quân của lao động khu vực FDI là 1945000 đồng/tháng và đến năm 2008 là 2750000 đồng/tháng, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh lần lượt là 2140000 đồng/tháng (2005), 3150000 đồng/tháng (2008) và 1303000 đồng/tháng


(2005), 1990000 đồng/tháng (2008). Thêm vào đó, trong môi trường làm việc của các doanh nghiệp có vốn FDI, người lao động Việt Nam được rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động nghiêm túc và nhất là nhiều lao động còn được đào tạo mới và đào tạo lại về chuyên môn, ngoại ngữ, qua đó nâng cao trình độ của người lao động Việt Nam lên một bước.

Nhìn chung, có thể nói sự xuất hiện và hoạt động của vốn FDI đã góp phần tạo nên tính đa dạng về cấu thành cho cơ cấu lực lượng lao động đồng thời tạo ra sự biến đổi về cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế. Sự biến đổi cơ cấu lao động mà vốn FDI tạo ra tuy chậm nhưng lại là sự biến đổi tương đối sâu sắc, là sự biến đổi cả về lượng và chất, tức là biến đổi cả về số lượng lao động và về trình độ, thậm chí là cả chất lượng cuộc sống, của lao động.

3.1.5. Bổ sung nguồn thu ngân sách nhà nước

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định cho Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, mặc dù các doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, trong đó có cả những ưu đãi về thuế suất như được miễn hoặc giảm thuế trong vòng một số năm nhất định, được giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư,… nhưng nhìn chung thời gian qua các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước với giá trị đóng góp có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê của Kỷ yếu đầu tư nước ngoài, trong 3 năm đầu thu hút FDI, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước 52 triệu USD thì ngay năm sau, tức năm 1991, mức đóng góp đã tăng hơn 2 lần, đạt 112 triệu USD. Đến năm 1996 con số này đã lên tới 263 triệu USD, gấp 2,3 lần năm 1991. Tiếp đó, thống kê của Tổng cục Thống kê

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí