luôn chống lại mấy xu hướng tâm lý sau: tâm lý bối rối, lo sợ, e ngại; tâm lý nổi khùng do bị kích thích; tâm lý nôn nóng muốn sự việc giải quyết nhanh chóng; tâm lý buông thả dễ dãi bị dẫn dắt theo ý đồ của đối phương. Hai, dựa vào mục đích chủ động đặt các vấn đề thoả thuận. Để thực hiện được nội dung này, nhà đàm phán phải biết chia mục đích thành các mục tiêu nhỏ, tìm giải pháp để tranh thủ đối tác thực hiện từng mục tiêu đó. Để làm được điêu đó cân có nghệ thuật gây sức ép bằng cách đưa đối tác đi từ bất ngở này đến bất ngở khác buộc thần kinh họ căng thẳng, kéo dài thời gian chở đến “điểm chết” buộc đối phương phải có quyết định.
Để luôn giữ được thế chủ động trong đàm phán, người đàm phán phải có đầy đủ các yếu tố: phải có đầy đủ thông tin về mình và đối tác, phải bộc lộ mình có lượng thông tin đủ lớn để có thể trao đôi và thảo luận vấn đề. Đặc biệt, người đàm phán không được bộc lộ bất ngở, bối rối khi đối tác đưa ra các thông tin mới. Phải có đủ bản lĩnh để tạo ra bầu không khí tâm lý thân thiện, vui vẻ, đồng cảm và thông cảm với nhau, chủ động dẫn dắt câu chuyện hoặc nội dụng đàm phán theo mục đích của mình. Phải khống chế trạng thái bản ngã của mình. Trạng thái bản ngã của Con người có liên quan đến đức hạnh, tính cách, trình độ học thức, kinh nghiệm sống, môi trường và đối tượng đàm phán cụ thể. Trong đàm phán nhà đàm phán phải biết sử dụng trạng thái bản ngã chỉ đạo và duy trì nó trong suốt quá trình đàm phán. Có như vậy nhà đàm phán mới chủ động, bình tĩnh phân tích sự kiện, sự việc để có quyết định đúng đắn. Phải biết kiềm chế lòng tự ái. Lòng tự ái sẽ dẫn đến sự giận dữ. Đây là thói xấu của vô thức cần được loại bỏ trong giao tiếp xã hội, đặc biệt trong đàm phán. Khi lòng tự ái bị xúc phạm, chúng ta tự kiềm chế và không được phép bộc lộ ra dù chỉ một cử chỉ nhỏ hoặc trên nét mặt của mình. Nếu bộc lộ ra dễ bị đối phương lợi dụng.
7.4.2 Nói ít nghe nhiều
Trong giao tiếp thế mạnh lớn nhất thuộc về người nói ít, nói rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, chính xác và đủ ý. Do vậy trong đàm phán, chúng ta không nên hùng biện, nói nhiều, nói dài, vì trong khi nói nhiều, nói dài thưởng chứa dựng những thông tin thừa, thống tin không chính xác dễ bị đối phương lợi dụng để tấn công lại. Do vậy nhà đàm phán cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây về nói: nói đúng quy tắc ngữ pháp, tức nói câu cú đầy đủ thành phần rõ ràng rành mạch, không nói lắp, nói lửng, nói tắt, nói không hết ý; nói với nhịp độ vừa phải, chuẩn xác dễ nghe; âm lượng của phát âm không cao, nhiệt tình và sôi động; không được cướp lởi người khác nói, không được nói liên tục lấn át mọi người; lởi nói phải văn minh, lịch sự, bộc lộ sự tôn trọng người khác.
Nghe là cơ sở để thu nhận thông tin một cách chính xác. Nhà đàm phán phải biết nghe và quan sát người nói để đánh giá chính xác thông tin mà họ truyền đạt. Sau khi tiếp nhận các thông tin đó, cần phân loại ra ba dạng: những thông tin chứa đựng nội dung của đàm phán mà hai bên cần trao đổi; những thông tin kích thích mà đối phương phát ra với
những mục đích nhất định; những thông tin ẩn, ngầm, có hàm ý ẩn dụ cho người tiếp nhận hiểu một điều gì đó; những thông tin ẩn, ngầm này thưởng được kết hợp giữa lởi nói, nhịp điệu, âm lượng và cử chỉ của đầu hoặc tay hoặc mắt. Người tiếp nhận phải nhanh trí hiểu được ngụ ý của thông tin đó.
7.4.3 Kiềm chế tình cảm, không làm đối tác tự ái mất thể diện
Trong đàm phán, nhà đàm phán cần biết kiềm chế, không nên bộc lộ tình cảm để đối tác có thể đoán biết động cơ, quyền hạn của mình. Trong đàm phán, khi cần thiết nhà đàm phán có thể không nói hết sự thật mà chỉ cần nói những gì cho là hợp lý để đi đến mục đích đã định. Khi bị bối rối hoặc bất ngở không được phép bộc lộ nó ra ngoài mà tìm mọi cách trì hoãn hợp lý để tìm giải pháp đối phó. Trong các trường hợp này nhà đàm phán thưởng dùng câu: “Thưa ngài tôi còn phải xin ý kiến", “thưa ngài chúng tói cần phải trao đổi thêm” “Thưa ngài việc này vượt quá thẩm quyền của tôi”... Việc không cho đối tác biết quyền hạn thực của minh sẽ tạo ra khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu động cơ, quan sát diễn biến tâm lý đối tác trước khi đi đến quyết định.
Coi trọng nhau là nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp. Vì vậy, trong bất kỳ điều kiện nào cũng không được phép chạm vào lòng tự ái của đối phương hoặc bộc lộ sự coi thưởng, khinh rẻ đối phương hoặc bóc mẽ đối phương khi họ mắc sai lầm nào đó, để họ mất thể diện. Trong đàm phán nếu bên này hoặc bên kia không kiềm chế được gây tự ái cho nhau thì cuối cùng kết quả sẽ thất bại đó là điều tất yếu. Vì vậy nhà doanh nghiệp lịch lãm, biết coi trọng người khác, thông minh là người biết tạo cơ hội để đối tác nhượng bộ từng bước mà không tự ái, không cảm thấy mình bị mất thể diện.
7.4.4 Nêu mục tiêu cao thoả thuận có nguyên tắc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Thức Ảnh Hưởng Lẫn Nhau Trong Giao Tiếp Nhân Sự
- Các Nguyên Tắc Của Đàm Phán Nhân Sự
- Luôn Gìữ Tư Thế Chủ Động Trong Đàm Phán
- Quan Hệ Giữa Tính Liên Kết Và Năng Suất Lao Động
- Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 24
- Mẫu Khuynh Hướng Bản Năng Cơ Bản Của Con Người Trong Nhóm
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Trong đàm phán bao giở cũng nêu cao mục tiêu hơn thực tế, để từ đó rút xuống đến mức thoả hiệp. Trước khi thoả thuận điều gì cần dành thời gian suy nghĩ kỹ để xét xem những điều thỏa thuận có vi phạm các nguyên tắc đề ra trước khi bước vào đàm phán không và ta có bị ràng buộc bởi điều kiện nào của đối tác không. Việc thỏa thuận vội vàng không tránh khỏi hối hận về sau. Vì vậy, phải luôn luôn có ý thức kéo dài thời gian trước khi đi đến quyết định thoả thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp đối tác chưa có sự chuẩn bị thì việc nhượng bộ một vài nguyên tắc để đi đến thoả thuận nhanh chóng có thể mang lại thành công, ở đây yếu tố kinh nghiệm của nhà doanh nghiệp có vai trò rất lớn.
7.4.5 Nghệ thuật trong đàm phán nhân sự
Trong đàm phán kinh doanh, người đàm phán luôn sử dụng cả khoa học trong giao tiếp và nghệ thuật đàm phán. Họ luôn phải tự chủ và biết kiềm chế mình để đi đến thành công. Do vậy người đàm phán cần phải biết được một số nghệ thuật giao tiếp sau đây:
Thứ nhất, nghệ thuật trả lởi: Khi trả lởi đối phương, người đàm phán cần chú ý một
số nguyên tắc sau: trả lởi những gì đối phương hỏi, không trả lởi lòng vòng, không trả lởi những cái không có liên quan; trả lởi ngắn gọn, rõ ràng, chắc chắn; nói trong âm lượng vừa nghe, âm dứt khoát, rõ ràng, không ngập ngừng, ấp úng. Trong những trường hợp mục tiêu đặt ra gặp phải cản trở lớn hoặc gặp sự lúng túng trong đàm phán thì cần phải sử dụng các thủ thuật sau đây để thoát khỏi trạng thái bế tắc. Một, kéo dài thời gian để suy nghĩ tìm bằng được lối thoát. Nghệ thuật kéo dài thời gian chủ yếu bằng lái câu chuyện sang hướng khác hoặc vòng vo cho hết thời gian dự định. Nếu tìm được lối thoát thì tiếp tục. Nếu không tìm được lối thoát thì tìm kế thoát thân bằng cách tạm ngừng lại. Hai, chuyển câu trả lởi sang hướng khác hoặc trả lởi mập mở không rõ ràng, hiểu theo kiểu gì cũng được hoặc trả lởi chung chung đến mức “vô thưởng vô phạt”. Ba, đặt lại câu hỏi đối với chính họ. Trong những trường hợp quá khó khăn thì nên đặt lại chính câu hỏi của họ cho họ, song trong tình huống khác hoặc đặt lại câu hỏi cho họ để xin ý kiến chỉ dẫn. Bốn, trả lởi một phần trong câu hỏi nhưng là phần không quan trọng, phần thứ yếu hoặc là trả lởi có tính chất xã giao. Năm, trả lởi bằng ngụ ý qua một tình huống khác để báo cho họ biết ý đồ cần nói của mình.
Thứ hai, nghệ thuật nghe: Nghe là một nghệ thuật rất lớn trong đàm phán. Vì vậy nhà đàm phán phải nắm được thù thuật nghe cho rõ ràng, cụ thể để có quyết định chính xác. Khi đàm phán để thấy rõ mọi thông tin cần thiết, người đàm phán phải thể hiện rõ cách nghe. Lắng nghe một cách chăm chú và nhìn thẳng vàò người nói một cách tế nhị. Nghe hết những gì đổi phương nói, không căt ngang, không đệm phù hoạ, không nói a dua theo. Khi nghe nên giữ quan điểm thái độ của mình kín đáo, không bộc lộ trực diện cảm xúc thật cho người nói biết. Khi cần có thể hỏi lại nhưng chú ý là hỏi theo ý mình chứ không hỏi theo ý họ. Vừa nghe vừa quan sát thái độ, tình cảm người nói để hiểu rõ những ẩn dụ của người nói.
Thứ ba, nghệ thuật khắc phục bế tắc trong đàm phán: Trong đàm phán khi gặp bế tắc các bên sẽ phải tìm giải pháp để tháo gỡ nhằm đi đến mục tiêu chung. Gặp trường hợp bế tắc, các bên tỉnh táo nhìn lại mình và cùng xem xét một số vấn đề. Một, đặt lại mục tiêu của các bên và xem xét tính chất hợp lý của các mục tiêu đó. Hai, xem xét lại định hướng của đàm phán đã theo sát với mục tiêu đặt ra hay không. Nếu không thì phải định hướng lại để bám vào mục tiêu đã định. Ba, xem xét các quan điểm của các bêp trong đàm phán có cùng nằm trên một quan điểm, lập trường hay không, nếu không thì cần phải thống nhất quan điểm, lập trường trước khi tiếp tục đàm phán.
Bốn, đánh giá lại tình cảm, tình huống, các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến đàm phán để có cách giải quyết thoả đáng. Trong những trường hợp giải quyết tất cả các vấn đề trên, mà bế tắc vẫn chưa được giải quyết thì các bên có thể sử dụng một trong các giải pháp. Thông nhất các vấn đề đôi bên đã đạt được, các vấn đề còn bất đồng có thể gác lại hoặc gạt bỏ. Chọn giải pháp đưởng vòng bằng cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến bế tắc trước sau khi giải quyết xong mới quay lại vấn đề bế tắc để xem xét lại. Tạm thởi
đình chỉ đàm phán để các bên cùng có thời gian suy nghĩ để thể hiện thiện chí của mình trong các lần đàm phán tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 7
- Bản chất của đàm phán nhân sự
- Yếu tố quyết định đàm phán nhân sự
- Các bước đàm phán nhân sự
- Sách lược và nghệ thuật trong đàm phán nhân sự
CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 7 Câu 1: Ngôi trong giao tiếp nhân sự gồm?
A. Cha mẹ
B. Người lớn
C. Trẻ em
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố của giao tiếp nhân sự?
A. Mục đích giao tiếp.
B. Nội dung giao tiếp:
C. Phương tiện giao tiếp:
D. Hoàn cảnh giao tiếp
E. Kênh giao tiếp
F. Quan hệ giao tiếp
G. Kết quả giao tiếp
Câu 3: Một trong những nguyên tắc của giao tiếp nhân sự là: ‘Hãy tôn trọng đối phương, mọi người như tôn trọng, yêu mến chính bàn thân mình’.
A. Đúng B. Sai.
Bài tập tình huống 1: Chia nhóm và thực hành đàm phán một tình huống giả định tuân theo đúng các bước đàm phán nhân sự.
CHƯƠNG 8: CƠ SỞ TÂM LÝ QUẢN TRỊ NHÓM
Giới thiệu chương 8
Chương này giúp người học hiểu được ý nghĩa về việc tổ chức nhóm, các yếu tố ảnh hưởng đến nhóm và vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. Cách thức để xây dựng, tổ chức hoạt động theo nhóm.
Mục tiêu
Trình bày được đặc tính tâm lý nhóm, liên nhân cách nhóm, vị trí con người trong nhóm.
Tổ chức hoạt động theo nhóm.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 8
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 8 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 8 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 8
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 8
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
NỘI DUNG CHƯƠNG 8
NHÓM VÀ ĐẶC TÍNH TÂM LÝ NHÓM.
8.1.1 Khái niệm và phân loại nhóm
Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định, hay nói một cách khác, nhóm xã hội là một tập người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. Gurvitch (nhà xã hội học Pháp, 1 894 -1965) cho rằng: Nhóm là một đơn vị tập thể có sự thống nhất về tinh thần, tình cảm, mục đích và phương thức hoạt động. Thực chất, nhóm xã hội là sự liên kết các thành viên có mục đích chung, lợi ích chung và thống nhất hành động trong không gian và thời gian nhất định. Do vậy mục đích, lợi ích càng rõ ràng thì sức mạnh liên kết của nhóm càng mạnh mẽ và ngược lại. Nhóm là một trong những đơn vị sơ đẳng tạo thành xã hội, nhóm không chỉ có tính sinh học tự nhiên: kiếm ăn, tự vệ. tình dục..., mà còn mang tính xă hội. Xã hội tác động tới các cá nhân thông qua nhóm. Hay nói cách khác, nhóm giữ vai trò trung gian để liên kết cá nhân và xã hội.
Nhóm xã hội đã chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày. Nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên. Trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân luôn thực hiện các giao tiếp xã hội, nhóm là nơi đầu tiên thực hiện các giao tiếp đó. Các cá nhân đầu tiên giao tiếp trong nhóm gia đình, sau đến là nhóm bạn bè và cao hơn là các nhóm lao động... Nhóm còn là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau nhằm tạo dựng niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Các cá nhân đến với nhau nhằm tạo cho nhau các cảm xúc tốt đẹp, tạo niềm tin lẫn nhau trong cuộc sống, hỗ trợ cho nhau cả vật chất và tinh thần. Nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức khoa học và năng lực lao động để các cá nhân nâng cao bản lĩnh sống cho mình. Nhóm xã hội còn tạo ra sự đồng cảm cho các cá nhân, tạo dựng tình thương yêu, đoàn kết với nhau trong cuộc sống, và tạo ra cảm giác sức mạnh của các cá nhân tăng lên nhiều.
Cá nhân tham gia các nhóm hy vọng các nhóm khác nhau cung cấp những lợi ích khác nhau cho thành viên của mình, do đó một người có thể tham gia một số nhóm nhất định. Những lý do phổ biến nhất khiến mọi người tham gia một nhóm nào đó. Thứ nhất là
tìm kiếm cảm giác an toàn trong cuộc sống. Bằng cách tham gia một nhóm nào đó, các cá nhân có thể giảm được tình trạng mất an toàn của tình trạng đơn lẻ. Mọi người cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn khi họ thuộc vào một nhóm nào đó. Thứ hai là tham gia hội nhập vào xã hội. Các nhóm có thể đáp ứng các nhu cầu xã hội. Mọi người có thể phát triển mối quan hệ khi là thành viên nhóm. Đối với nhiều người, những mối quan hệ trong công việc này thỏa mãn nhu cầu hội nhập của họ. Thứ ba là tìm kiếm sức mạnh trong cuộc sống. Điều gì một cá nhân riêng lẻ không thể đạt được lại thưởng có thể đạt được thông qua hành động của nhóm. Trong nhiều hưởng hợp nhóm thưởng có lợi thế hơn cá nhân vì nó hội tụ được tài năng, kiến thức để hoàn thành công việc.
Các nhóm có thể là nhóm chính thức hoặc nhóm không chính thức (cũng có khi người ta gọi là nhóm kết cấu và phi kết cấu). Nhóm chính thức là nhóm thực hiện những công việc cụ thể theo cơ cấu tổ chức. Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định hướng các hoạt động cá nhân. Nhóm chính thức có thể phân loại nhỏ hơn thành nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ. Nhóm chỉ huy được xác định theo sơ đồ tổ chức. Nó bao gồm một nhà quản lý và một số nhân viên dưới quyền. Ví dụ, nhóm gồm hiệu trường trường tiểu học và mưởi hai giáo viên hay nhóm kiểm toán bưu chính bao gồm một tổ trường và năm nhân viên. Nhóm nhiệm vụ bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn thành một công việc nào đó theo sự phân công của tổ chức. Nhóm này không quá chú trọng đến thứ bậc trong các mối quan hệ. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu, nhóm dự án... Cần lưu ý rằng tất cả các nhóm chỉ huy đều là các nhóm nhiệm vụ. Tuy nhiên, các nhóm nhiệm vụ chưa chắc đã phải là các nhóm chỉ huy. Nhóm không chính thức là các liên minh giữa các cá nhân được hình thành không phụ thuộc vào cơ cấu cũng như mục tiêu của tổ chức. Trong môi trường làm việc, các nhóm này được hình thành do nhu cầu về giao tiếp xã hội. Nhóm không chính thức lại có thể phân thành nhóm lợi ích và nhóm bạn bè. Nhóm lợi ích là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm. Chẳng hạn, các nhân viên có thể họp lại với nhau, nêu ra yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo trong việc tăng lương, giải quyết chế độ, thực hiện các cam kết về đào tạo và phát triển nhân lực... Nhóm bạn bè được hình thành khi các cá nhân có những đặc điểm chung, bất kể họ có làm việc cùng nhau hay không. Những đặc điểm chung có thể là tuổi tác, sở thích (cùng thích thể thao, âm nhạc, du lịch), quan điểm... Các nhóm không chính thức thực hiện một chức năng quan trọng là thoả mãn nhu cầu xã hội của các thành viên như: Họ có thể cùng nhau choi thể thao, cùng nhau ăn trưa, cùng nhau nghĩ ngơi, cùng nhau đi làm hoặc về cùng nhau. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm, mặc dù mang tính không chính thức, song có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và kết quả làm việc.
Nhóm có ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân: nhóm xã hội là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội; nhóm xã hội là cầu nối giữa cá nhân với xã hội và là nơi các cá nhân thể hiện giá trị xã hội của chính mình; nhóm xã hội trong chừng
mực nhất định đã tạo ra đối trọng xã hội nham bảo vệ các thành viên trong các cuộc đụng độ xã hội.
8.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm
Nhóm không phải là một đám đông vô tổ chức. Nhóm được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định và có ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên.
a. Vai trò của cá nhân trong nhóm
Vai trò là tập hợp các chuẩn mực hành vi mà một người nắm giữ một vị trí nhất định trong một nhóm phải tuân thủ. Vai trò ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân. Mỗi người đều có một số vai trò nhất định, và hành vi của người đó thay đổi theo vai trò của họ trong nhóm. Để hiểu được hành vi của một cả nhân trong những tình huống cụ thể chúng ta cần biết được vai trò mà cá nhân đó đang thực hiện. Căn cứ vào những nghiên cứu về vai trò của cá nhân trong nhóm, người ta đã đưa ra những kết luận sau đây: Mỗi người thưởng có nhiều vai trò; hành vi của người thay đổi theo vai trò của họ trong nhóm; mỗi người thưởng có khả năng chuyển đổi vai trò một cách nhanh chóng khi họ nhận thấy rằng tình huống và các nhu cầu đòi hỏi phải có những thay đổi; mỗi người thưởng trải qua sự xung đột về vai trò khi việc tuân thủ một yêu cầu về vai trò này lại xung đột vói một yêu cầu của vai trò khác. Nghiên cứu về vai trò của cá nhân trong nhóm có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản lý. Khi biết đối tượng của mình thuộc nhóm nào và vai trò của họ ra sao, người quản lý sẽ dự đoán chính xác hơn về hành vi của nhân viên và tìm được cách tốt nhất đe xử lý tình huống đó.
b. Chuẩn mực nhóm
Chuẩn mực nhóm là các tiêu chuẩn hành vi trong khuôn khổ một nhóm mà các thành viên phải tuân thủ. Chuẩn mực nhóm thưởng có hai loại là chuẩn mực ngoại lai và chuẩn mực nội tại. Chuẩn mực ngoại lai là những quy định trong công việc và các tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Mỗi nhóm sẽ thiết lập một tập hợp các chuẩn mực riêng của nhóm gọi là chuẩn mực nội tại. Chẳng hạn, các chuẩn mực nhóm có thể là: ăn mặc như thế nào cho phù hợp, đến muộn ở mức độ nào thì có thể chấp nhận được, công việc phải hoàn thành ra sao, thông tin phải giữ kín ở mức độ nào, quan hệ trong và ngoài công việc như thế nào. Tuy nhiên, chuẩn mực mà các nhà quản lý quan tâm nhất là các chuẩn mực liên quan đến công việc. Những chuẩn mực này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của cá nhân. Khi được nhóm nhất trí và chấp nhận, các chuẩn mực có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các thành viên trong nhóm. Chẳng hạn trên thực tế, có thể thấy có những trường hợp, trong đó một nhân viên rất có năng lực và động lực làm việc cao nhưng kết quả đạt được rất thấp do ảnh hưởng quá lớn của các chuẩn mực nhóm. Các chuẩn mực này ngăn cản các thành viên thực hiện công việc ở mức độ cao. Có thể thấy rằng các nhóm thưởng gây áp lực đối với các thành viên để đưa hành vi của họ vào khuôn khổ những chuẩn mực