Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Đạt Được Của Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học

Học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi về chất trong tâm lý, các em có xu hướng vươn lên làm người lớn, xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ của các em. Nhiều em yêu sớm, thậm chí để lại hậu quả đáng tiếc. Theo một số nghiên cứu gần đây, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam ngày càng cao và có chiều hướng trẻ hóa. Nhiều học sinh THCS không làm chủ được cảm xúc của mình, đua đòi, sống ảo, mắc nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, nghiện hút, mại dâm. Đỉnh điểm, ở một số nơi học sinh THCS còn cầm đầu đường dây bán dâm quy mô lớn, làm nhiều người vướng vòng lao lý như vụ án liên quan đến một vị hiệu trưởng, một chủ tịch tỉnh nọ gần đây. Hoặc vụ đốt trường học chỉ vì trào lưu trên mạng "Việt Nam nói là làm, thích là làm", chỉ cần được nhiều like là có thể làm những việc vô cùng dại dột. Do đó, tư vấn tâm lý lứa tuổi là nội dung cần được chú trọng quan tâm hàng đầu để hướng dẫn giúp đỡ học sinh THCS vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong sự phát triển tâm lý của bản thân.

Nội dung tư vấn thấp thứ hai về mức độ hài lòng của học sinh là: Tư vấn về tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác (75% chưa hài lòng). Học sinh THCS là lứa tuổi được mệnh danh là "bất trị", "ương bướng", "khó dạy"…, đa số các em còn e dè khi tiếp xúc, chia sẻ tâm tư tình cảm với cha mẹ, thầy cô giáo. Nhiều trường hợp còn tạo ra không khí căng thẳng, thậm chí là bất hòa tạm thời trong các mối quan hệ này. Vì vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô) cần phải gần gũi, yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ học sinh THCS vượt qua giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn khó khăn của lứa tuổi.

Trong năm nội dung, nội dung học sinh THCS hài lòng hơn cả là: Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp ( 52,3% ý kiến đánh giá từ mức hài lòng trở lên). Khối lượng tri thức mà học sinh cần tiếp thu vô cùng lớn, đòi hỏi người học không phải chỉ cần chịu khó mà còn cần có phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả. Để hình thành, phát triển và rèn luyện các kỹ năng này, các thầy cô giáo, các chuyên gia, các tư vấn viên phải hỗ trợ, định hướng cho học sinh cách tiếp cận vấn đề, cách khai thác nội dung tri thức, tự tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức.

Ngoài hai nội dung trên, các nội dung còn lại đều mang lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh ở trường THCS.

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ thực hiện và kết quả đạt được của các chủ thể tham gia hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS TP. Thái Nguyên


Chủ thể

Mức độ tham gia

Kết quả đạt được

Thường xuyên tham gia


Đôi khi tham gia

Không Tham gia


Hỗ trợ tốt

Hỗ trợ được phần

nào

Chưa hỗ trợ được cho HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Các chuyên gia TLGD

0

0

53

20,1

211

79,9

183

69,3

53

20,1

28

10,6

Giáo viên chủ nhiệm

174

65,9

78

29,5

12

4,5

152

57,6

86

32,6

26

9,8

Giáo viên bộ môn

153

58

92

34,8

19

7,2

147

55,7

67

25,4

50

18,9

Giáo viên phụ trách Đoàn-Đội

107

40,5

129

48,9

28

10,6

125

47,3

72

27,3

67

25,4

Ban Giám hiệu

167

63,3

96

36,4

1

0,4

169

64

71

26,9

24

9,1

Chuyên viên Phòng Giáo dục

10

3,8

36

13,6

218

82,6

146

55,3

79

29,9

39

14,8

Hội cha mẹ học sinh

28

10,6

91

34,5

145

54,9

139

52,7

78

29,5

47

17,8

Gia đình

147

55,7

73

27,7

44

16,7

167

63,3

68

25,8

29

11

Nhân viên y tế trong trường

11

4,2

38

14,4

215

81,4

105

39,8

64

24,2

95

36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên - 8

Qua bảng 2.11 thể hiện rất rõ mức độ thực hiện, cũng như kết quả đạt được của lực lượng những người làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

- Về mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của các chủ thể:

+ Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thì người làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường có vai trò quan trọng nhất, hỗ trợ tốt nhất chính là các chuyên gia TLGD (mức hỗ trợ tốt đạt 69,3%). Có thể nói người làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường tốt nhất phải là người có trình độ chuyên môn sâu, nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi, am hiểu nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của học sinh từ đó mới có thể trợ giúp các em giải quyết các khó khăn tâm lý. Các chuyên gia TLGD là những người được đào tạo bài bản, có đầy đủ tất cả các điều kiện để thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường một cách tốt nhất, bởi chính các chuyên gia TLGD là người đào tạo ra đội ngũ tư vấn viên cho các nhà trường, các cơ sở hoạt động về lĩnh vực tư vấn tâm lý. Bằng các nguồn thông tin khác nhau, thông qua truyền thông học sinh THCS đã được tiếp cận, được nghe đến tên tuổi nhiều nhà TLGD nổi tiếng ở

Việt Nam. Tuy nhiên, việc mời các chuyên gia TLGD đến trường để tư vấn cho học sinh còn hạn chế. 20% ý kiến cho rằng các chuyên gia TLGD chỉ “Đôi khi” tham gia qua trò chuyện với cán bộ quản lý các trường THCS chúng tôi được biết. Các trường khó có điều kiện để thường xuyên mời các chuyên gia TLGD đến trường. Một số dịp hoạt động trong năm, chẳng hạn, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3..., nhà trường mời chuyên gia TLGD đến nói chyện chuyên đề, qua đó tư vấn tâm lý cho học sinh...

Lực lượng còn thiếu ở các trường THCS TP. Thái Nguyên hiện nay trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường là các tư vấn viên chuyên trách. Tư vấn viên được xem là lực lượng có trình độ về tâm lý học đường cao chỉ sau các chuyên gia TLGD, các tư vấn viên chuyên trách có thể đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau (kể cả chuyên ngành TLGD) nhưng họ là người có trình độ về tâm lý lứa tuổi, am hiểu cuộc sống, làm việc chuyên tâm, khoa học, có phong cách chuyên nghiệp. Đội ngũ này tạo nên sự tin tưởng khi tiếp xúc, giao tiếp, vì vậy các nhà trường phổ thông cần kiến nghị các cấp quản lý, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tư vấn viên chuyên trách, phân công về các trường THCS làm nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý học đường.

+ Ngoài chuyên gia TLGD, các chủ thể còn lại đều tham gia hỗ trợ tâm lý học đường với hiệu quả hỗ trợ ở các mức độ khác nhau, đó là: Ban Giám hiệu (64,0% ở mức hỗ trợ tốt); Gia đình (63,3% ở mức hỗ trợ tốt); Giáo viên chủ nhiệm (57,6% ở mức hỗ trợ tốt)…; Lực lượng được đánh giá có vai trò thấp nhất trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học là nhân viên y tế học đường (36%% ở mức chưa hỗ trợ được).

- Về kết quả đạt được của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường:

+ Đối với chuyên gia TLGD mặc dù ít tham gia công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS nhưng hiệu quả tác động lại được đánh giá cao (69% ý kiến đánh gia ở mức độ hỗ trợ tốt).

+ Người thường xuyên thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, thường xuyên giải quyết các khó khăn tâm lý cho học sinh không ai khác đó là giáo viên chủ nhiệm (65,9%). Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi thường xuyên nhất với học sinh, là người trực tiếp giảng dạy các em ít nhất một môn học và trực tiếp theo dõi sát sao mọi hoạt động của tập thể lớp học. Trung bình một tuần giáo viên chủ nhiệm có cơ hội lên lớp gặp gỡ lớp chủ nhiệm, học sinh lớp chủ nhiệm từ 3 buổi/6 buổi trở lên. Vì thời gian dành cho công tác chủ nhiệm nhiều nên cơ hội để học sinh tiếp xúc, giãi bày chia sẻ với thầy cô giáo rất cao. Đây là cơ hội và cũng là thách thức với giáo viên chủ nhiệm khi thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học.

+ Ngoài giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giúp đỡ học sinh thì các lực lượng khác cũng tham gia thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ giải quyết những vướng mắc, khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải như Ban Giám hiệu (mức thường xuyên 63,3%); Giáo viên bộ môn (mức thường xuyên 58%); Gia đình (mức thường xuyên 55,7%),…

2.3.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.

a, Thực trạng về các hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên


Stt


Các hình thức tổ chức hoạt động HTTL học đường

Mức độ phù hợp

Rất

phù hợp

Phù

hợp

Chưa

phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thông qua hoạt động dạy học

148

56,1

94

35,6

22

8,3

2

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp (văn hóa, văn nghệ, TDTT...)

136

51,5

117

44,3

11

4,2

3

Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ

185

70,1

71

26,9

8

3

4

Hỗ trợ tâm lý trực tiếp tại lớp học, phòng làm

việc của giáo viên

11

4,2

65

24,6

188

71,2

5

Hỗ trợ tâm lý qua điện thoại

47

17,8

49

18,6

168

63,6


6

Hỗ trợ trực tuyến qua Internet (Mạng xã hội Facebook;Website của nhà trường…). Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ

cho học sinh.


76


28,8


83


31,4


105


39,8


7

Mời chuyên gia tâm lý giáo dục tư vấn theo chuyên đề. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội

dung cần tư vấn cho học sinh.


21


8


149


56,4


94


35,6


8

Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS (Cung cấp tài liệu, tranh ảnh,

video…cho học sinh tự nghiên cứu, học hỏi)


105


39,8


128


48,5


31


11,7

9

Thông qua hoạt động trải nghiệm

111

42

132

50

21

8

10

Thông qua hoạt động của Hội cha mẹ học

sinh hỗ trợ tâm lý tại gia đình, tại địa phương

96

36,4

138

52,3

30

11,4

Qua bảng 2.12 cho thấy:

Có rất nhiều các hình thức để các trường THCS tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Trong 10 hình thức được đề cập, hình thức thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ được thực hiện nhiều hơn, có 97% ý kiến lựa chọn từ mức phù hợp trở lên. Ở nhà trường phổ thông hiện nay, tiết sinh hoạt lớp là thời gian hợp lý nhất để giáo viên và học sinh cùng đánh giá, nhìn nhận các kết quả đã đạt được trong một tuần học. Cá nhân học sinh có cơ hội giãi bày tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của bản thân để giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp tìm cách giúp đỡ, định hướng cho các em. Ngoài tiết sinh hoạt lớp thì sinh hoạt dưới cờ cũng là hoạt động để nhà trường đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những cái đã đạt được, chưa đạt được của cán bộ giáo viên và học sinh trong một tuần học. Ban Giám hiệu sẽ phổ biến, triển khai các hoạt động ở tuần kế tiến, giai đoạn kế tiếp. Định hướng, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ nhà trường, xử lý các hành vi vi phạm của học sinh, giúp đỡ các em học sinh để các em ngày càng tiến bộ hơn.

Hình thức thông qua hoạt động dạy học có 56,1% các ý kiến đánh giá ở mức rất phù hợp để tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Hiện nay ở các trường THCS nói riêng và các trường phổ thông nói chung đều chưa có đội ngũ tư vấn viên chuyên trách, chưa dành thời gian cũng như thiếu cơ sở vật chất cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường . Vì vậy, hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường còn diễn ra thiếu tính hệ thống, chủ yếu do các giáo viên lồng ghép vào chương trình dạy học của các môn học. Đây là lý do mà giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá cao hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thông qua hoạt động dạy học.

Ngoài hai hình thức trên, các hình thức khác cũng được các cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá từ mức phù hợp trở lên, đó là: Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (văn hóa, văn nghệ, TDTT...), (95,8% ý kiến đánh giá ở mức phù hợp trở lên); Thông qua hoạt động trải nghiệm (92%); Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS (Cung cấp tài liệu, tranh ảnh, video…cho học sinh tự nghiên cứu, học hỏi), (88,3%).v.v... Hình thức được thực hiện ít nhất và chưa phù hợp trong thời điểm hiện tại ở các nhà trường THCS trên địa bàn TP. Thái Nguyên đó là: Hỗ trợ tâm lý trực tiếp tại lớp học, phòng làm việc của giáo viên, qua trò chuyện với một số học sinh, chúng tôi được biết, các em mong muốn có không gian riêng phù hợp dành cho việc chia sẻ tâm sự đó là phòng tư vấn tâm lý. Mặt khác, các em mong

muốn được nghe tư vấn trực tiếp từ phía các chuyên gia TLGD, các tư vấn viên chuyên trách....

Các hình thức trên có thể đưa về hai loại hình cơ bản là: qua việc tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, dựa vào năng lực sẵn có của bản thân và qua việc tham dự các hoạt động tác động từ các lực lượng khác.

Trong 10 hình thức được đề cập có 8 hình thức được tổ chức thực hiện đạt mức độ phù hợp từ trung bình trở lên ( >50%) và 2 hình thức dưới trung bình. Trong đó, hình thức được mong đợi nhất là mời các chuyên gia TLGD tư vấn theo chuyên đề và tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn lại có kết quả đánh giá ở mức độ phù hợp là tương đối cao (56,4%).

b, Thực trạng về phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh THCS TP. Thái Nguyên.

Để tìm hiểu thực trạng về các phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh THCS TP. Thái Nguyên hiện nay, chúng tôi sử dụng câu 9 (phụ lục 1, phụ lục 2) và câu 8 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của các khách thể điều tra về phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên


Stt


Các phương pháp HTTL học đường

Mức độ thực hiện

Rất

hiệu quả

Hiệu

quả

Chưa

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

1

Trò chuyện (cụ thể)

172

65,2

55

20,8

37

14

2

Quan sát

132

50

79

29,9

53

20,1

3

Điều tra bằng bảng hỏi

95

36

43

16,3

126

47,7

4

Phương pháp trực quan (Thông qua tranh ảnh, phương tiện kĩ thuật khác)

156

59,1

59

22,3

49

18,6

5

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

79

29,9

79

29,9

106

40,2

6

Phương pháp thuyết trình (Khi tổ chức nói chuyện chuyên đề với học sinh)

158

59,8

62

23,5

44

16,7

Qua bảng 2.13, chúng tôi đưa ra 6 phương pháp thì cả 6 phương pháp đều được đánh giá từ 52,3% ở mức hiệu quả trở lên. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng để hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Khi sử dụng, các chủ thể làm công tác hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường phải biết khéo léo lồng

ghép, phối kết hợp các phương pháp với nhau để phát huy thế mạnh của từng phương pháp, đồng thời khắc phục được nhược điểm, hạn chế của các phương pháp đó.

Trong 6 phương pháp được đề cập, phương pháp được đánh giá có hiệu quả cao nhất là: Phương pháp trò chuyện trực tiếp (cụ thể) với học sinh cần hỗ trợ (86% ý kiến đánh giá từ mức hiệu quả trở lên). Phương pháp này có ưu điểm là khai thác được những suy nghĩ nội tâm của học sinh cần hỗ trợ tâm lý, từ đó thu thập được những tài liệu có giá trị và có độ tin cậy cao.

Phương pháp được đánh giá có hiệu quả thứ 2, với 83,3% ý kiến lựa chọn từ mức hiệu quả trở lên là: Phương pháp thuyết trình (Khi tổ chức nói chuyện chuyên đề với học sinh). Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong các nhà trường hiện nay. Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, các thầy cô giáo, Ban Giám hiệu phân tích, trình bày một số vấn đề quan trọng với học sinh các lớp, giúp các em có sự hiểu biết hơn về cuộc sống, về học tập. Các em nhận diện được những khó khăn mà mình gặp phải, biết tìm người giúp đỡ. Những chủ thể các em mong đợi nhất để giúp đỡ mình là các chuyên gia tâm lý giáo dục, các tư vấn viên chuyên trách. Đây là lực lượng quan trọng trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lượng này còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường, nhu cầu của học sinh. Các trường chỉ có thể mời các chuyên gia tâm lý giáo dục đến nói chuyện, thuyết trình, diễn giảng theo chuyên đề nhất định. Học sinh đặt những câu hỏi, đưa ra tình huống và nhờ các chuyên gia phân tích, định hướng cách giải quyết. Các chuyên gia chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình (tương tác với số đông) để trả lời câu hỏi, hướng dẫn cách giải quyết cho học sinh. Vì vậy, phương pháp thuyết trình có hiệu quả nhất định trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường phổ thông. Để thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, các cán bộ quản lý, giáo viên còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trực quan (Thông qua tranh ảnh, phương tiện kĩ thuật khác), (81,4% đánh giá đạt từ mức hiệu quả trở lên); Phương pháp quan sát (79,9%); Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (59,8%); Điều tra bằng bảng hỏi (52,3%).v.v…

2.3.3.4. Thực trạng về chủ thể thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS

Để giúp cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS có hiệu quả cao, chúng tôi còn tìm hiểu về chủ thể thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý , tìm hiểu mức độ tham gia cũng như kết quả đạt được trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh ở trường THCS. Số liệu điều tra được thể hiện qua bảng 2.11.

2.3.4. Thực trạng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên

2.3.4.1. Thực trạng của công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên

a. Căn cứ để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS.

Để tìm hiểu về thực trạng các căn cứ xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động HTTL học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên hiện nay, chúng tôi sử dụng câu 7 (phụ lục 1, phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Căn cứ để xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS‌


Stt


Căn cứ xây dựng nội dung HĐHTTL ở trường THCS

Mức độ cần thiết

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các văn bản, thông tư của Bộ GD&ĐT

36

34,6

55

52,9

13

12,5

2

Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT

66

63,5

26

25

12

11,5

3

Các văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT

68

65,4

34

32,7

2

1,9

4

Kế hoạch của Ban Giám hiệu

72

69,2

31

29,8

1

1

5

Ý kiến của Hội đồng sư phạm nhà trường

35

33,7

60

57,7

9

8,7

6

Ý kiến đề xuất của GVCN, GVBM

60

57,7

37

35,6

7

6,7

7

Ý kiến đề xuất của Hội cha mẹ học sinh

56

53,8

38

36,5

10

9,6

8

Xuất phát từ nhu cầu của học sinh

82

78,8

22

21,2

0

0

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, để xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở trường THCS, Hiệu trưởng sẽ dựa vào nhiều căn cứ, cơ sở khác nhau.

Căn cứ quan trọng nhất là xuất phát từ nhu cầu của học sinh (100% ý kiến đánh giá ở mức từ quan trọng trở lên). Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch tất yếu phải tìm hiểu, phân tích thực trạng nhu cầu của học sinh, phải nắm được những khó khăn tâm lý mà học sinh đang cần hỗ trợ. Nắm được mức độ, tính chất những khó khăn tâm lý, nắm được các điều kiện chủ quan, khách quan khi tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh.

Căn cứ thứ 2 là kế hoạch giáo dục chung do Ban Giám hiệu xây dựng từ đầu năm học (99% ý kiến đánh giá ở mức từ quan trọng trở lên). Kế hoạch năm học có vai trò quan trọng quyết định toàn bộ hoạt động của nhà trường trong năm học đó. Vì vậy, khi muốn xây dựng những nội dung khác, kế hoạch khác phải căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch chung để xây dựng cho phù hợp, tạo thành một thể thống nhất xuyên suốt các hoạt động của nhà trường.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí