Quản trị chất lượng - 26

nhất hóa đã tạo ra khả năng phát triển hợp tác và chuyên môn hóa nhằm không ngừng nâng cao năng suất trong các doanh nghiệp.

Sự phát triển cao hơn dựa trên thống nhất hoá và lắp lẫn là tổ hợp hoá. Đó là quá trình nghiên cứu đưa ra những cách phối hợp khác nhau giữa các phần tử có kết cấu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá để tạo ra những kết cấu mới nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau về sản phẩm và dịch vụ. Trong cấu tạo của máy móc, thiết bị, người ta phân chia thành những đơn vị lắp kết cấu lắp ráp độc lập gọi là tổ hợp. Mỗi tổ hợp này có những chức năng riêng và khi lắp ráp những tổ hợp này vào sản phẩm cơ bản sẽ tạo những sản phẩm mới có chức năng tác dụng mới. Tổ hợp hoá có ích lợi rất lớn trong việc giảm thời gian và chi phí thiết kế, chế tạo, đa dạng hoá sản phẩm và tạo ra tính linh hoạt của hệ thống sản xuất.

- Chức năng đào tạo, giáo dục

Nhờ tiêu chuẩn hoá và thông qua các tiêu chuẩn mà cán bộ quản lý và ngưòi lao động hiểu biết thêm và nhận thức đầy đủ hơn về chất lượng của hàng hoá dịch vụ; tạo ra cách dùng các thuật ngữ, các dụng cụ đo lường và đơn vị đo lường, các nguyên tắc và nguyên lý hoạt động. Người lao động nhận biết được thực chất và tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoá thông qua tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hoá đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết của mình về hệ thông tiêu chuẩn hiện hành và khả năng ứng dụng chúng. Đồng thời cũng huấn luyện buộc người lao động hình thành thói quen hoạt động có cơ sở và căn cứ khoa học, thực tiễn một cách cụ thể thông qua tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn trong doanh nghiệp.

- Chức năng hành chính và pháp lý

Trong doanh nghiệp hệ thống tiêu chuẩn được văn bản hóa trên cơ sở thể chế bắt buộc mọi người phải tuân theo và thực hiện. Quản lý và thực hiện theo tiêu chuẩn là nguyên tắc mang tính quy định hành chính phải tuân thủ. Mọi đánh giá, theo dòi và chế độ thưởng phạt, khuyến khích đều dựa trên việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn đã ban hành.

Ở phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn bắt buộc do nhà nước ban hành nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn vệ sinh môi trưởng và những lợi ích quốc gia là những quy định có tính pháp lý buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị xử theo luật pháp. Vì vậy, tiêu chuẩn hoá cỏ chức năng hành chính và pháp lý quan trọng trong việc buộc mọi người tuân theo nhằm thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp hoặc xã hội đã đặt ra.

4. Vai trò của tiêu chuẩn hoá

Hiệu quả của sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập và triển khai thực hiện hệ thống tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hoá đem lại lợi

ích rất lớn cho các doanh nghiệp, cho nhà nước và các đối tượng liên quan khác. Những lợi ích cụ thể của tiêu chuẩn hoá bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo thực hiện lặp lại được những kết quả trong những chu kỳ sản xuất trước. Khi sản phẩm ổn định, phương pháp sản xuất phù hợp, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu khách hàng chúng cần được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Sự ổn định về chất lượng là cơ sở cho duy trì thị trường, đảm bảo uy tín và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Nhờ tiêu chuẩn hóa đã tạo được sự ổn định tương đối và hợp lý, phát huy những thành quả đã đạt được, phát triển sản xuất, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tiêu chuẩn hoá là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất - kinh doanh. Một trong những yêu cầu của sản xuất là tiết kiệm được chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và lao động. Thước đo cơ bản là giảm chi dùng nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm hoặc tăng giá trị gia tăng trên một đồng vốn hay cách khác là tăng năng suất. Tăng năng suất chủ yếu dựa trên vận dụng, phát huy những quy luật khoa học và những nguyên tắc trong quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn hoá dựa trên những quy luật khoa học và kinh nghiệm tốt nhất trong thực tiễn. Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả xác định bởi sử dụng những quy luật này như thế nào để đạt được mục tiêu. Các tiêu chuẩn kỹ thuật là phương pháp tốt nhất, có hiệu quả nhất giảm chi phí sản xuất. Những sai lệch so với tiêu chuẩn đề ra sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực hoặc giảm chất lượng.

Quản trị chất lượng - 26

Tiêu chuẩn hoá tạo ra sự tiện lợi và giao lưu rộng rãi của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Việc hình thành và củng cố hệ thống tiêu chuẩn đem lại lợi ích rất lớn. Hàng loạt các thước đo được đưa ra. Nó sẽ rất tiện lợi khi một hệ thống tiêu chuẩn được dùng thống nhất trên cả thế giới. Vì vậy, rất nhiều đơn vị như mét, vôn, ampe... đã trở thành những đơn vị chuẩn đo lường trên thế giới. Các tiêu chuẩn được đặt ra nhằm đảm bảo sự tiện lợi và an toàn. Chúng được sử dụng như những tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành, hoặc tiêu chuẩn doanh nghiệp. Nhờ có hệ thống tiêu chuẩn, sản phẩm được trao đổi, đánh giá dễ dàng, khắc phục được những trở ngại về mặt ngôn ngữ hoặc kỹ thuật. Tiêu chuẩn hoá trên cơ sở thống nhất hoá, tổ hợp hoá, tăng tính lắp lẫn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn hoá và hiệp tác hoá giữa các doanh nghiệp.

Một trong những lợi ích lớn nhất của tiêu chuẩn hoá là góp phần phát triển chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm hàng loạt khối lượng lớn, giảm chi phí sản xuất sản phẩm đồng thời cũng là cơ sởcho hiệp tác hoá và liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp. Thông qua tính thống nhất hoá và lắp lẫn về sản phẩm chi tiết bộ phận hoặc các quy trình sản xuất giúp các doanh nghiệp đi sâu vào chuyên sản xuất những bộ phận chi tiết nhất định hoặc chuyển giao các phương pháp, quy trình một cách có hiệu

quả. Tiêu chuẩn hoá áp dụng rất có hiệu quả trong phân công lao động. Chẳng hạn, như các bước công việc trong quá trình sản xuất khi được thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế, những tiêu chuẩn kết quả hoạt động sẽ được duy trì cho từng người sản xuất.

Tiêu chuẩn còn góp phần tiết kiệm thời gian giúp cho quá trình suy nghĩ hành động và thông tin liên lạc nhanh hơn; giảm nhẹ và rút ngắn thời gian thiết kế, kiểm tra, thời gian sản xuất và chuẩn bị sản xuất; giảm nhẹ khối lượng công việc. Các công thức dùng trong toán học, vật lý, và những khoa học khác là một kiểu tiêu chuẩn. Nhờ sử dụng các công thức có thể giải quyết nhiều vấn đề về sự biến động một cách nhanh chóng và tiện lợi. Khi sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn có tính tin cậy thì không cần hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Nó cho phép sản xuất sản phẩm tin cậy hơn.

Tiêu chuẩn hoá trở thành một nội dung và đòi hỏi bắt buộc trong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Trong các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại như quản lý chất lương toàn diện thì tiêu chuẩn hoá là một trong các nội dung quan trọng nhất đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được chất lượng ổn định như mong muốn. Mặc dù tiêu chuẩn hoá rất quan trọng nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng đó trong thực tế. Để hoạt động tiêu chuẩn hoá một cách có hiệu quả đòi hỏi tốn kém thời gian và nguồn lực tài chính. Hệ thống tiêu chuẩn được lập cho tương lai và kết quả cũng chỉ thể hiện rò sau một thời gian triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn một cách đồng bộ, ổn định. Trong thực tế, các cán bộ quản trị thường phải đối mặt với những vấn đề trước mắt, hàng ngày và tập trung nỗ lực vào giải quyết chúng mà ít quan tâm đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn. Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức rò được nhiệm vụ rất quan trọng của nhà quản lý là xác lập tiêu chuẩn và điều chỉnh tiêu chuẩn và đảm bảo rằng tiêu chuẩn được tuân thủ, không ngừng xem xét đánh giá tiêu chuẩn.

5. Những yêu cầu trong tiêu chuẩn hoá

Mặc dù tiêu chuẩn hóa có tác dụng rất lớn đến nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh và là cơ sở cho việc đánh giá những tiến bộ đạt được trong mỗi doanh nghiệp nhưng để hoạt động tiêu chuẩn hoá có hiệu quả cần tuân thủ những yêu cầu nhất định:

Hệ thống tiêu chuẩn phải được văn bản hoá: Tiêu chuẩn chỉ có tác dụng thực sự khi chúng được ghi bằng văn bản tiêu chuẩn là cơ sở để quản lý và là căn cứ để đánh giá kết quả đạt được trong việc duy trì và cải tiến chất lượng. Tiêu chuẩn văn bản hoá xác định sự tiến bộ, tạo lập thực tiễn hoạt động, cho phép quản lý kiểm soát bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào và tích luỹ những hoạt động cải tiến đã thực hiện. Tiêu chuẩn không được văn bản hoá sẽ mất hết tính hiệu lực và trở nên vô nghĩa. Văn bản tiêu chuẩn là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong quản lý và hoàn thiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn được xây dựng và triển khai áp dụng trong một giai đoạn nhất định trong khi môi trường và những điều kiện sản xuất - kinh doanh thường xuyên thay đổi. Hệ thống các tiêu chuẩn có thể là tốt nhất trong một giai đoạn này nhưng trong giai đoạn khác nó không còn tối ưu nữa do các yếu tố của môi trường và bản thân chủ thể áp dụng tiêu chuẩn không ngừng thay đổi. Sự thay đổi điều kiện sử dụng của các yếu tố sản xuất như sự tích luỹ kinh nghiệm và học hỏi của công nhân, sự xuất hiện của nguyên vật liệu mới hay sự thay đổi của máy móc thiết bị, công nghệ sẽ làm cho hệ thống tiêu chuẩn thường xuyên trở nên lạc hậu. Do đó, khi phương pháp thay đổi hoặc áp dụng phương pháp tiến bộ hơn thì hệ thống tiêu chuẩn cần được đổi mới kịp thời, bổ sung hoặc thay thế kịp thời bằng những tiêu chuẩn khác. Sự xuất hiện của yếu tố mới trong môi trường kinh doanh đặt ra những đòi hỏi mới cho thực hiện công việc có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ hoàn thiện cải tiến cần được nhấn mạnh như những công cụ tích cực để đáp ứng được những đòi hỏi mới. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chính là xác định chỉ tiêu trên mức hiện tai và thực hiện để đạt muc tiêu đó. Các hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các tiêu chuẩn được cải tiến một cách có hệ thống, không ngừng hoàn thiện phương pháp. Khi điều kiện mới được tạo ra, như là kết quả của quá trình hoàn thiện, nó lại được tiêu chuẩn hoá để duy trì hoạt động theo tiêu chuẩn mới. Trạng thái mới được duy trì ở một mức cao hơn nhờ có tiêu chuẩn được hoàn thiện nó, vẫn không phải là trạng thái tĩnh. Quá trình, này liên tục diễn ra nhằm đưa doanh nghiệp không ngừng đổi mới thích ứng với sự thay đổi của môi trường và điều kiện.

Đảm bảo tính đồng bộ trong tiêu chuẩn hoá. Tiêu chuẩn hoá chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng tích cực nếu nó đảm bảo tính đồng bộ. Tiêu chuẩn hoá đồng bộ thể hiện trong quá trình xây dựng tổ chức triển khai và hoàn thiện cũng như giữa các loại tiêu chuẩn.

Đảm bảo đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người lao động về tiêu chuẩn hoá. Hệ thống tiêu chuẩn chỉ được chấp hành nghiêm túc khi mọi người hiểu biết đầy đủ ý nghĩa tác dụng, thực chất và những yêu cầu của tiêu chuẩn hoá. Để tạo cơ sở cho sự nhận thức đó và nâng cao ý thức trách nhiệm tự giác chấp hành các tiêu chuẩn đã ban hành thì đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục là những hoạt động không thể thiếu được. Các doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo, huấn luyện và giáo dục thích hợp cho mọi nhân viên từ cán bộ quản trị đến người lao động những nội dung cơ bản của tiêu chuẩn hoá.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm là gì? Hãy cho biết mục đích và ý nghĩa của kiểm tra chất lượng.

2. Cho biết các phương pháp, hình thức, trình tự các bước của kiểm tra chất lượng.

3. Tại sao phải sử dụng hình thức kiểm tra chọn mẫu? Hãy giải thích các khái niệm lô sản phẩm, mẫu, tỷ lệ sai hỏng chấp nhận được.

4. Cho biết các yêu cầu trong lấy mẫu và các phương thức lấy mẫu.

5. Lấy ví dụ ở một tổ chức cụ thể để minh họa và cho biết tổ chức này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra chất lượng nào. Cho biết ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp đối với tổ chức này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Tạ Thị Kiều An (2004), Quản trị chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[2]. Đỗ Thị Đông (2013), Bài tập Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao động –Xã hội, Hà Nội.

[4]. Trần Sửu (1996), Quản lý chất lượng hàng hóa và dịch vụ, Nhà xuất bản Khoa học

– Kỹ thuật, Hà Nội.

[5]. Trương Đoàn Thể (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Khoa học

– Kỹ thuật, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Quang Toản (1996), TQM và ISO 9000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1996.

[7]. Đặng Minh Trang (1996), Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022