Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 24

- Khởi động: Bắt đầu hoạt động, đề xuất các vai trò, cấu trúc hoặc thủ tục để nhóm sử dụng. Ví dụ: “Tôi đề nghị chúng ta đi một vòng quanh bàn. Mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội để nộp tài liệu”.

- Làm rõ mục tiêu: Giải thích tỉ mĩ vì sao nhóm được triệu tập. Bảo đảm cái chung của kết quả nhắm tới. “Chúng ta ở đây không phải để chơi. Chúng ta có trách nhiệm triển khai kế hoạch công tác chiến lược cho hội ta”.

- Xác định mục đích: Chỉ rõ cần làm gì, cái gì đáp ứng được mục đích của nhóm, các bước đi tất yếu để đạt được ý định. Ví dụ: “Để thoả mãn đúng các nguyên tắc thu chi ngân quỹ. chúng ta phải trình kế hoạch của mình vào đầu tháng 12 và trong phạm vi chi tiêu 2 triệu rưỡi. Bước đầu tiên là cân đối các khoản chuyên môn”.

- Duy trì (giữ vững) định hướng: Giữ cho nhóm đi đúng hướng, tập trung vào các mục đích và ý định đã nêu. Ví dụ: “Tôi nghĩ chúng ta đang làm sai lệch một điểm. Chúng ta không ở đây để xác định lại nhiệm vụ mà ở đây chúng ta cân đối tiền chuyển vào mỗi một khoản hoạt động chuyên môn”.

b. Phạm trù vai trò cản trở:

Vai trò phá phách: Đòi hỏi ưu đãi cá nhân và cố gắng áp đặt phương pháp riêng của mình, không đếm xỉa đến người khác. Có thể tỏ ra đối phó với những biểu hiện chống đối trong các khía cạnh của vấn đề mà những người có vẻ đang ngăn trở tiến bộ nêu ra. Tình trạng chỉ trích lẫn nhau có thể xảy ra, hoặc trực tiếp hoặc thông qua cách nói châm biếm, bóng gió cạnh khoé. Có thể từ chối hợp tác bằng cách bác bỏ tất cả những tư tưởng hoặc bằng cách chặn họng người khác, giữ độc quyền can thiệp, hoặc bằng những hành động quyền uy. Có thể còn có những hành vi quá khích khác như bắt nạt, coi nhẹ tư tưởng người khác, huênh hoang khoác lác.

Các chỉ số của vai phá phách:

- Chỉ trích (phê phán): xếp xuống bậc thấp, hạ nhục hoặc bằng cách khác như bới móc thiếu sót kèm theo ý ám chỉ. Ví dụ: “Anh luôn đưa ra những câu châm ngôn sáng chói này. Vậy tại sao anh không cố gắng bán chúng cho tập san Readers Digest”.

- Công kích cá nhân: Tập trung vào những thuộc tính cá nhân của ai đó để thay cho việc bàn về kết quả công việc hoặc vấn đề mà nhóm đang phải đương đầu, Vi dụ; "Đó là một trong những điều ngu ngốc nhất mà tôi buộc phải nghe. Tại sao anh luôn luôn phun ra những lởi nói ngớ ngẩn quá vậy?".

- Không chế: Xua đi hoặc ngăn cản những thành viên khác của nhóm không để họ nêu ý kiến. Ví dụ: “Còn đúng một phút tôi còn phải nói một việc nửa”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

- Gọi tên: Rập khuôn, sử dụng những biệt hiệu về cá nhân hoặc nhóm theo lối miệt thị. Ví dụ: "Anh bố trí những “loại này" thực tế không biết có nhét được vào nhóm này không".

Những trò chơi của những người trong loại vai này:

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 24

- Làm huyên náo: Bắt đầu với một vài hình thức bày tỏ sự chỉ trích gây ra hàng loạt hành động công kích, phản kích trong quản lý. Trò chơi kết thúc với việc các thành viên của nhóm to tiếng cãi lý với một (hoặc tất cả) biểu hiện hành vi thuộc loại vai phá phách.

- “Anh bắt tôi làm gì? Hoặc nếu điều đó không phải dành cho anh”. Sử dụng trò đổ lỗi, quy kết trách nhiệm. Ý đồ là chuyên quyền sở hữu hoặc trách nhiệm về những sai lầm sang người khác, thưởng theo lối thô bạo, công kích. Dấu hiệu là: “Sự thiếu vắng ảnh hưởng của tôi, hoặc sự trì trệ của nhóm, là lỗi của anh”.

8.2.2 Năng lực S2 (HT/HR)

a. Phạm trù vai trò hỗ trợ:

Thuyết phục: đề nghị các sự kiện thật hoặc thông tin xác định về vấn đề. Tìm hiểu những cách biểu đạt tình cảm và giá trị. Mởi mọc các ý kiến phát biểu, đánh giá và nêu các ý tưởng. Đáp lại những người khác một cách cởi mở, thoải mái. Khuyến khích và chấp nhận cá tính của người khác, biểu hiện bằng lởi hoặc không lởi,

Các chỉ số của vai thuyết phục

- Chất vấn- hỏi han: Mởi phát biểu những thắc mắc để làm rõ và góp phần hiểu rõ sự việc. Chất vấn có hiệu quả sẽ nâng cao các quá trình nhóm và chất lượng nội dung. Ví dụ: “Đó là một tư tưởng kiệt xuất, xin nói rõ hơn cho chúng tôi nghe nữa”.

- Phát triển những phương án thay thế: Tạo nên những phương án có thể thay thế, nêu lên những kiến giải hoặc những kết luận đa phương án khác nhau, các chiến lược để xem xét. Ví dụ: “Có lẽ chúng ta sẽ xem xét dự toán tài chính theo thứ tự từ trường hợp tốt nhất đến trương hợp xau nhất”.

- Ủng hộ: Gợi ý rằng nhóm đang theo đuổi đến cùng một giả định hoặc một ý đồ khác nan giải hơn, cao hơn. Ví dụ: "Vì có vẻ như chúng ta đã sa vào đoạn sau mất rồi nên sau đây tôi muốn đề nghị chúng ta trao đổi về đoạn thu nhận Johnson Tool”.

b. Phạm trù vai trò cản trở:

Thao tác: Phản ứng lại thắc mắc một cách cứng rắn và cố chấp, sử dụng những kiểu

đáp từ rập khuôn, cố tình nhiều lần sử dụng những giải pháp vô hiệu quả trong việc đạt mục đích của nhóm. Lựa cách giải thích các dữ kiện sao cho đề cao được quan điểm cá nhân của mình và chỉ trích những lực lượng không ủng hộ mình. Phản ứng lại những động cơ, nguyện vọng cá nhân, mong ước của người khác ngoài chương trình làm việc đã công bố. Giả đò nhử mồi những người khác liên kết trong một phe. Đánh giá cao khung cảnh giao tiếp. Xét đoán những lởi bình luận trước khi hiểu chúng và tra vấn sự tham dự của những người khác.

Các chỉ số của thao tác.

- Đánh lộn sòng (tráo trở): Bố trí sắp đặt thế nào đó để đang bàn về X thì đột ngột thảo luận về Y. Hoặc chẻ sợi tóc làm tư, bắt bẻ tùm lum - tập trung quá đáng vào bàn luận về một chi tiết nhiều đến nỗi đánh lạc hướng khung cảnh, hoá ra nhảy sang bàn riêng chi tiết đó. Ví dụ: "Tôi đồng ý rằng kế hoạch kinh doanh là quan trọng, nhưng tôi nghĩ đây là lúc chúng ta phải suy tính lại sứ mệnh đã tuyên bố của hội ta".

- Nguy hiện bằng câu hỏi (ngụy trang những quan điểm, ý kiến của mình dưới dạng câu hỏi, thắc mác) Nói điều gì đó dưới hình thức hỏi hoặc theo lối mập mở mà thực chất là muốn bào chữa hoặc phê phán. Ví dụ: "Các anh có nghĩ đây là lúc tổ chức lại cuộc họp này lần nữa không? Chúng ta đang không đạt được bất cử kết quả nào mĩ mãn cả”.

- Lý giải có chọn lựa: Xuyên tạc điều người ta nói để làm người khác bị tai tiếng hoặc tóm lấy vấn đề ngoài ngữ cảnh để bàn. Ví dụ: “Việc đó có thể có thật, nhưng chúng ta không bao giở có thể thành công trong việc giới thiệu sản phẩm ngoài kênh quảng cảo trên ti vi”.

- Giữ kẽ: Luôn nghe theo điều mà bạn muốn nghe. Rắp tâm kiểm tra dữ kiện để cân nhắc sự đánh giá theo ý riêng của người nào đó và phản ứng một cách phụ hoạ, thích hợp. Ví dụ: "Xin cảm ơn anh đã cho ý kiến” (rồi ghi ý kiến này vào); “Điều đó hay đấy” (không ghi ý đó vào); “Một suy nghĩ rất đáng giá” (ghi ý đó vào).

Những trò chơi của người đóng vai này.

- Bôi nhọ: Trở thành kẻ bới lông tìm vết trong nhóm. Lọc bỏ đi những đóng góp tích cực của người ta để dò xét những kẽ hở bên ngoài và chĩa mũi dùi vào những nhược điểm hiện có của họ.

- Phạt góc (o ép, bắt bẻ, dồn người ta vào chân tưởng): Giở thủ đoạn với người khác thông qua hàng loạt những tâm sự, thắc mắc có vẻ chân thành trước những tình huống trong đó cho dù họ làm gì thì cũng chẳng bao giở được coi là đúng cả.

- “Bây giở tôi đã có anh”. Nghe cặn kẽ điều người ta nói nhưng vẫn vù vịt nghi ngở để bịa thêm thông tin mặc dù lúc ấy mọi sự kiện đã được tập hợp đủ, luôn lấy lòng bất cứ ai có sai lầm hoặc bước nhầm vào bẫy.

8.2.3 Năng lực S3 (HR/LT)

a. Phạm trù vai trò hỗ trợ:

Giao chuyển: Giúp bảo đảm cho tất cả các thành viên đều tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Chỉ ra được những liên hệ giữa các ý tưởng của mọi người, có thể phát ngôn lại sáng sủa hơn những ý kiến khác nhau để thu hút, tranh thủ được tất cả những ý đó. Tóm tắt và đề xuất những giải pháp dự phòng để nhóm khẳng định hoặc bác bỏ. Đề nghị xem xét nếu như nhóm đang tiến sát đến quyết định, cố gắng hoà giải những bất đồng và tạo ra thuận lợi để mọi người tham gia vào quyết định. Giúp cho các kênh giao tiếp luôn mở bằng cách làm dịu tình trạng căng thẳng và khiến mọi người chú ý tìm hiểu những khác biệt.

Các chỉ số của vai giao chuyển:

- Làm thuận lợi cho tính bao quát của nhóm: Bảo đảm chắc chắn cho mọi người có đủ thời gian rộng rãi để chuẩn bị nhập cuộc. Tạo sự khuyến khích như: “Nào anh bạn cứ tiếp tục, anh đang làm một việc rất hay. Chẳng ai muốn cắt ngang những điều anh cần nói đâu"

- Tổng hợp, tổng quát: Chấp nhận tính đa dạng của số liệu ban đầu và mang lại cho chúng một tư tưởng mới. Tích hợp mọi điều mà người ta nói thành một cơ cấu toàn vẹn. Tổng quát được những tư tưởng hiện có. Ví dụ: “Nếu chúng ta lấy tư tưởng của Joe để thiết kế lại chương trình quáng cáo và ỷ kiến của Mary để xúc tiến chương trình có sẵn thì chúng ta có thể đủ khả năng bắt tay vào giới thiệu sản phẩm trước dự định hai tháng”.

- Tăng cưởng sự ràng buộc: Đặt các quan hệ trong nhóm để bảo đảm cho các thành viên đều ở trong cuộc và có phần trong sự tiến bộ hay thành quả của nhóm. Đảm bảo mọi người đều có chung phần. Ví dụ: “Bao nhiêu người trong các bạn sẵn lòng ký giao kèo uỷ thác sếp giao 50.000 kiện hàng trước đầu tháng 11 nào?”.

- Giải quyết vấn đề: Đối phó với những vấn đề đang gây tác động xấu đến sự ràng buộc của nhóm sát với chiều hướng thực thi công việc. Nếu còn điều gì nghi ngở, đưa ngay ra chứng cứ; nếu có sự hiểu lầm, giải thích rõ ràng; nếu có trở ngại thì sáng tạo, nếu có sự trì hoãn, tạo ngay ra sự khẩn trương; nếu giải pháp không nằm trong phạm vi thẩm quyền của nhóm thì tìm kiếm người đủ thẩm quyền, đề nghị hỗ trợ và nêu ý kiến giải quyết. Ví dụ: “Chúng ta chưa có bước tiến bộ nào mạnh lắm.

Nêu muốn kết thúc việc này trong ngày hôm nay thì chúng ta phải tiến tới nhất trí với nhau về hệ thống đánh giá nhân sự trước bữa ăn trưa”.

b. Phạm trù vai trò cản trở:

Lệ thuộc (ỷ lại): ứng xử với mọi người như là với những nhân vật quyền thế. Có thể tán thành bất cứ người nào trông có vẻ là thủ trường. Từ bỏ vấn đề đang phân xử với những người khác và trông chở người nào khác chỉ ra cách giải quyết. Ngại sử dụng quyền lãnh đạo vốn có của mình hoặc của người khác, cố gắng tránh né căng thẳng thông qua sự đánh trống lảng hoặc hài hước không thích hợp. Dễ bị bối rối và tổn thương khi bị phê phán. Thưởng xin lỗi khi được biếu quà. Cần được động viên liên tục để tham gia công việc. Mưu cầu thiện cảm.

Các chỉ số của vai lệ thuộc:

- Đồng ý với mọi chuyện-. Xuôi chiều theo người khác. Kìm nén tình cảm chủ quan. Luôn cỏ vẻ bằng vai phải lứa với mọi thành viên trong tất cả mọi việc. Ví dụ: ‘‘Không, tôi chắc rằng anh nói đúng. Tôi chẳng nghĩ ra điều gì cả”.

- Tránh xa việc giải quyết hoặc quyết định; biểu quyết, kết luận thông qua châm biếm-. Cố gắng một cách gượng gạo để khôi hài nhằm giữ cho các vấn đề đang tranh cãi được cởi mở khi lẽ ra nhóm phải ra được quyết định. Ví dụ: “Các anh có nghe được câu chuyện về...”.

- Mưu cầu thiện cảm: Cố gắng tranh thủ sự quan tâm hoặc nhân nhượng từ những thành viên khác của nhóm thông qua hởn dỗi, làm bộ chán nản hoặc các hành vi tương tự. Sử dụng những hành vi như là những thủ đoạn tranh thủ ảnh hưởng. Ví dụ: “Các bạn luôn làm cho doanh thu từ gian hàng của tôi nhiều hơn phần cắt giảm của chúng ta. Tại sao chúng ta lại cứ phải nhượng bộ như vậy nhỉ? Tại sao chúng ta cứ chịu bị trừng phạt?”.

- Tỏ ra vô tích sự, cam chịu hoặc bất lực: Ngồi thở khói thuốc thành vòng tròn, vẽ vởi nhăng nhít, chơi các thứ trò chơi giấy bút và làm những chuyện khiến các thành viên khác sao nhãng công việc, thể hiện sự thở ơ. Thưởng lanh chanh rêu rao với mọi người về những nguyên nhân như: vì sao công việc nào đó có sai sót, hoặc sẽ ách tắc. Mục đích là làm người khác tin rằng nhóm đang bất lực và thiếu kiểm tra giám sát. Ví dụ: "Việc quản lý không bao giở tuân theo những tư tưởng của chúng ta một cách tự phát tuỳ tiện. Đúng ra đó là một sự phung phí thì giở theo cách khác”.

Những trò chơi của người giữ loại vai này:

- "Khiếp thế kia à?": Tỏ rõ mối quan tâm hởi hợt và sự ràng buộc lóng lẻo với những

nỗ lực của nhóm, mà thực tế là cố gắng ngăn trở những nỗ lực đó bằng cách đưa ra những nhận xét như: “chuyện đó sẽ chiếm quá nhiều công sức”, “chẳng có hỗ trợ gì cả” hoặc “chẳng ma nào chịu nghe bọn mình”.

- Chân gỗ (Wooden leg): cố ý tránh thực thi công việc, trách nhiệm và phần việc của mình hoặc mưu cầu sự thiện cảm. Dùng những biểu hiện nhún nhưởng quá mức hoặc những thủ đoạn sắp sẵn từ trước để kiếu lỗi vì không thể thực hiện được những ý định tốt đẹp của mình.

- "Tội nghiệp cho tôi": Xử sự theo cách cưởng điệu một số hình thức tự thương thân hoặc tự phủ nhận mình. Trò này thưởng dùng để chiếm được cảm tình. Kêu ca không ngớt nhưng bản thân không có một cố gắng thật sự nào để thay đổi hoặc cải thiện tình hình.

8.2.4 Năng lực S4 (LR/LT)

a. Phạm trù vai trò hỗ trợ:

Chu đáo ân cần: Biết nghe và biết nói. Dễ tiếp chuyện. Khuyến khích nâng đỡ những thành viên mới gia nhập nhóm và cố gắng hiểu họ cũng như giúp họ hiểu mình. Ghi chép cẩn thận các sự việc giúp ích sau này. Bộc lộ rõ thiện ý gắn bó với những người khác. Kiên nhẫn nghe và tránh ngắt lởi người khác.

Các chỉ số của vai chu đáo ân cần:

- Lắng nghe: vẫn giữ im lặng, duy trì sự tiếp xúc qua cặp mắt, dành thái độ ân cần đối với những gì người khác nói cốt để hiểu người ta; không vào hùa. Ví dụ: “Tôi đã nghe rất thận trọng và thấy có lẽ Tom có một số mặt rất tốt”.

- Quan tâm dìu dắt: Giao tiếp theo cung cách chỉ dẫn ai đó đã gắn bó với quá trình nhóm và lo lắng về công việc của người đó. Giao tiếp thưởng là không lởi và là kiểu tăng cưởng trung lập về tình cảm. Ví dụ: hơi ngả người về phía trước, tập trung rõ rệt vào vấn đề đang bàn.

- Ghi nhớ (cho mình) hoặc ghi chép (cho nhóm): Duy trì một vài hình thức ghi chép để giữ làm chứng cứ cho sự thành lập nhóm, hoạt động nhóm và những quyết định, sẽ làm cho chúng được giữ gìn đến thởi kỳ sau. Ví dụ: “Tôi phải ghi lại chút ít và vẫn mong nói lên được điều gì...”.

- Giám sát hoặc theo dõi: Kiểm tra hoặc tra xét sổ sách của nhóm. Dành sự quan tâm đặc biệt để tác động đến những sự việc xảy ra trong quá trình hoặc đặc điểm của nhóm. Ví dụ, luôn tỏ ra tình táo, lanh lợi trong khi bàn luận.

b. Phạm trù vai trò cản trở:

Tránh né sống ẩn dật về tình cảm trong sự trầm tư. Hay mơ mộng viển vông, tránh né vấn đề hoặc giữ vẻ lãnh đạm. Tiến hành hoạt động cá nhân rất ít hoặc không có tác động gì với hoạt động nhóm. Có thể ly khai nhóm, chế giễu những nỗ lực của nhóm, làm mọi người chán ngán hoặc bộc lộ thái độ lạnh nhạt. Thỉnh thoảng lại sắp đặt mưu kế để chuồn khỏi nhóm.

Các chỉ số của vai tránh né:

- Ly khai về mặt tâm lý: Là kẻ vô trách nhiệm, thoái lui, có vẻ do dự trước những hoạt động của nhóm - bận tâm với những chuyện vần vơ khác nhiều hơn các vẩn đề của nhóm, già vở chãm chú xem tranh...

- Ly khai về mặt vật lý: Luôn đặt mình cách xa nhóm một tầm nhất định. Tạo ra một cự ly vật lý giữa mình và các hoạt động của nhóm. Ví dụ: lảng ra khỏi phạm vi thảo luận của nhóm và nhởn nhơ dạo qua các cửa sổ, cách vài bước chân.

- Tỏ ra khó chịu: Nhăn nhó, tuyên bố một cách mạnh mẽ những thông điệp như “Thà tôi không có ở đây còn hơn". Tích cực đùn đẩy trách nhiệm về nhóm. Ví dụ: ngồi thưởn thượt trên ghế và có vẻ rất chán ngán.

- Thoái ly nhóm: Rởi bỏ môi trường nhóm về mặt thể chất, trù tính sẽ đến chậm, cố ý vắng mặt ở nhóm. Ví dụ: gọi điện thoại theo dụng ý chuẩn bị trước: “Đáng tiếc người anh em ạ! đã lâu tớ chăng thiết để tâm đến những việc quan trọng rồi".

Những trò chơi của người giữ loại vai này:

- Quấy rầy: Tỏ ra quá nhiều công việc hoặc bận đối phó với hạn định cuối trong công việc và lởi hứa chót. Để kéo dài trò chơi và cùng cố ấn tượng này, kẻ thủ vai sẽ nhận gánh vác. thậm chí còn mồi chài nài nỉ nhận thêm nhiều trách nhiệm khác hoàn toàn không kham nổi. Trò này cốt tạo sẵn cơ sở đế được phép đi muộn, bỏ họp trước khi nhóm đi đến kết luận, rồi cuối cùng đùn công việc dang dở ấy sang cho những thành viên khác của nhóm với những chỉ dẫn qua quít - thoát tội, với những lý lẽ biện hộ.

- Cho tôi một đá: Làm lâm lẫn, tức là đi làm muộn hoặc không chuẩn bị chu đáo và hy vọng rằng ai đó trong nhóm sẽ dành sẵn cho mình một trò quấy nhộn mong muốn - phê bình, hỏi han... Trò này tạo ra sự thưởng hay phạt vạ mà người chơi theo đuổi. Kết quả cuối cùng là người đó trốn được phần đóng góp hoặc ly khai được nhóm về mặt tâm lý hoặc thể chất (vật lý).

Sự ly khai nhóm về mặt tâm lý hoặc thể chất có thể là hậu quả của bất kỳ trò nào trong số những trò nói trên. Mặc dù điều đó có thể đem lại ít nhiều thoả mãn ngắn ngủi cho kẻ cản trở, nhưng nó ngầm phá hoại quá trình nhóm.

Đó là một số chỉ số hành vi phản ánh các vai trò hỗ trợ và cản trở trong từng năng lực trong số bốn năng lực. Chúng minh họa cho các kiểu hoạt động góp phần hoặc cản trở việc giải quyết vấn đề có tính chất chức năng và xây dựng của nhóm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh lại rằng những vai đó không tự chúng hỗ trợ hay cản trở - chúng không phải là các vai hỗ trợ hay cản trở từ cội rễ. Một vai có thể là hỗ trợ hay cản trở tuỳ thuộc vào tình huống. Sự nhận thức đúng của bạn về những vai trò này sẽ giúp bạn một cách thiết thực nâng cao hiệu lực của mình trong nhóm.

VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG NHÓM.

8.3.1 Thuyết ví trí Con người trong nhóm

Thứ nhất, xét theo vị trí tâm lý xã hội của mỗi người trong nhóm có năm vị trí sau:

- Vị trí ngôi sao, là vị trí được hầu hết các thành viên trong nhóm tín nhiệm:

- Vị trí được yêu mến, là vị trí được đa số các thành viên tín nhiệm;

- Vị trí được thừa nhận, là vị trí được khoảng một phần hai số thành viên thừa nhận;

- Vị trí bị tẩy chay, là vị trí mọi người hay đại đa số người không tán thành.

Tùy thuộc vào các cách thức hoạt động của các cá nhân mà nhóm sẽ có những đánh giá và tôn vinh vị trí trong nhóm. Những vị trí này thưởng phản ánh nhân cách của cá nhân trong nhóm và là sự phán xử và đánh giá có tính chất xã hội đối với uy tín của các cá nhân.


Thứ hai theo Brandon Toropov„ trong tập “Nghệ thuật và kỹ năng giao tiếp” (The art and skill of dealing with people) thì trong nhóm hay tập thể có bốn loại người thuộc bốn khuynh hướng bản năng như sơ đồ dưới đây:

- Nhà kiểm lâm đơn độc

+ Triết lý của họ là: “Tôi có thể tự mình làm nên những điều lớn lao”

+ Được mọi người biết đến như là dởi non lấp biển;

+ Thưởng nhiệt tình quá đáng;

+ Nhà kiểm lâm đơn độc sống để làm những điều kỳ diệu. Họ thưởng biến những dự án mới thành hiện thực;

+ Thích tự mình làm hơn là giải thích cho người khác làm;

+ Tự điều hành để hướng tới mục tiêu và có lòng kiên định.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí