Quan Hệ Giữa Tính Liên Kết Và Năng Suất Lao Động

của nhóm. Nếu như một người nào đó trong nhóm vi phạm các chuẩn mực, các thành viên nhóm sẽ hành động để điều chỉnh hoặc thậm chí là trừng phạt sự vi phạm này. Các nghiên cứu của Hawthome rút ra những kết luận sau đây: hành vi và tình cảm của các nhân viên có liên quan mật thiết với nhau; nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân; chuẩn mực nhóm chi phối và tác động mạnh đến kết quả làm việc của cá nhân; lợi ích kinh tế là nhân tố quyết định kết quả làm việc của nhân viên, nhưng không mạnh mẽ bằng các chuẩn mực, những tình cảm và tính bảo đảm trong nhóm. Những phát hiện trong nghiên cứu Hawthome có ý nghĩa to lớn trong việc giải thích hành vi nhóm, đặc biệt là ảnh hưởng của chuẩn mực nhóm đến hành vi làm việc của cá nhân.

c. Tính liên kết nhóm

Tính liên kết nhóm là mức độ mà các thành viên gắn kết với nhau. Tính liên kết ảnh hưởng đến năng suất của nhóm. Mối quan hệ giữa tính liên kết và năng suất nhóm phụ thuộc vào các chuẩn mực có liên quan đến kết quả mà nhóm đã thiết lập ra. Tính liên kết của nhóm càng cao thì các thành viên càng tuân theo các mục tiêu của nhóm. Nếu như các mục tiêu có liên quan đến kết quả thực hiện công việc mà nhóm đặt ra ở mức cao (chẳng hạn như kết quả đầu ra cao, làm việc có chất lượng, hợp tác với các cá nhân bên ngoài nhóm), thì một nhóm liên kết sẽ tỏ ra năng suất hơn một nhóm không liên kết. Nếu như tính liên kết cao và các mục tiêu về kết quả công việc thấp, thì năng suất sẽ thấp. Nếu như tính liên kết thấp và các mục tiêu về kết quả công việc cao, thì năng suất sẽ gia tăng, nhưng gia tăng không mạnh mẽ bằng trong tình huống nhóm có mức độ liên kết cao, mục tiêu về kết quả công việc cao. Khi mà cả tính liên kết và các mục tiêu liên quan đến kết qua công việc đều thấp, năng suất lao động sẽ thay đổi không đáng kể. Những kết luận này được tóm tắt trong hình 8.1.


Hình 8 1 Quan hệ giữa tính liên kết và năng suất lao động Để phát triển tính 1

Hình 8.1: Quan hệ giữa tính liên kết và năng suất lao động


Để phát triển tính liên kết nhóm các nhà quản lý có thể sử dụng các biện pháp sau đây: giảm qui mô nhóm; khuyến khích các thành viên đồng tình ủng hộ các mục tiêu

nhóm; tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở bên nhau (trong công việc cũng như trong cuộc sống); tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là thành viên trong nhóm; thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác; trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải cho các thành viên.

d. Địa vị cá nhân trong nhóm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Địa vị là sự phân bậc trong phạm vi một nhóm. Địa vị có thể đạt được một cách chính thức, có nghĩa là, địa vị do tổ chức qui định thông qua các chức vụ nhất định. Địa vị chính thức thưởng gắn liền với lợi ích: lương cao hơn, quyền quyết định nhiều hơn, lịch làm việc dễ chịu hơn. Chính điều này đã tạo ra giá trị của địa vị. Ngoài ra địa vị có thể đạt được một cách không chính thức nhở những đặc điểm cá nhân như trình độ giáo dục, tuổi tác, giới tính, kỹ năng hay kinh nghiệm mà được những người khác trong nhóm đánh giá cao. Địa vị không chính thức cũng quan trọng như địa vị chính thức. Điều quan trọng là phải làm cho các thành viên nhóm tin rằng thứ bậc địa vị là công bằng. Bất kỳ sự bất công nào cũng có thể tạo ra tình trạng mất cân bằng, dẫn đến các loại hành vi hiệu chỉnh khác nhau. Các cá nhân kỳ vọng là các phần thưởng phải tương ứng với những tổn phí mà họ bỏ ra trong quá trình đạt được phần thưởng đó. Lợi ích gắn liền với các vị trí chính thức cũng là các nhân tố quan trọng trong việc duy trì sự công bằng. Nếu các thành viên trong nhóm cho rằng có một sự vô lý giữa vị trí của một cá nhân và lợi ích mà anh ta nhận được, thì khi đó đang có sự không tương xứng về địa vị. Một số ví dụ về sự không tương xứng là thu nhập của những người lãnh đạo thấp hơn thu nhập của nhân viên. Các nhân viên trông đợi những thứ mà họ nhận được phải xứng với địa vị mà họ nắm giữ. Mặc dù thành viên của các nhóm thưởng nhất trí với nhau về tiêu chí đánh giá địa vị (chẳng hạn các nhà kinh doanh có thể sử dụng thu nhập, tổng giá trị tài sản hay quy mô của các công ty làm nhân tố quyết định địa vị, các quan chức chính phủ lại có thể sử dụng quy mô của cơ quan họ, các nhà nghiên cứu sử dụng sổ bài viết được xuất bản, công nhân lao động có thể sử dụng số năm công tác, vị trí công việc...) nhưng xung đột vẫn có thể nảy sinh khi các cơ quan thuyên chuyển giữa các nhóm được cấu thành bởi các cá nhân có nguồn gốc không đồng nhất.

8.1.3 Các đặc tính tâm lý nhóm xã hội

a. Lợi ích và sự đồng nhất, bất hoà lợi ích

Bất kỳ nhóm xã hội nào cũng hướng vào một mục đích nhất định và đạt được lợi ích nhất định cho các cá nhân trong nhóm. Lợi ích được hiểu là cái mà mỗi cá nhân thu được từ nhóm xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân. Trong thực tế lợi ích là trung tâm quy tụ các thành viên trong nhóm lại với nhau và tạo ra sức mạnh của nhóm. Có lợi ích tất có sự phân chia lợi ích trong nhóm. Sự phân chia này có thể xảy ra một trong hai trạng thái là đồng nhất lợi ích và bất hoà lợi ích. Đồng nhất lợi ích là sự phân chia lợi ích thoả mãn được sự mong muốn của tất cả các thành viên trong nhóm. Sự đồng nhất này

có thể đạt được do sự công bằng hay đồng cảm của các thành viên với nhau. Đồng nhất lợi ích sẽ dẫn đến sự đoàn kết nhất trí cao và tạo ra sức mạnh đối với nhóm người. Bất hoà lợi ích là sự phân chia lợi ích không thoả mãn được sự mong muốn của các thành viên trong nhóm. Sự bất hoà lợi ích này thưởng xảy ra do sự không công bằng về quyền lợi, do đẳng cấp, phân biệt chủng tộc, giới tính... Bất hoà lợi ích sẽ dẫn đến xung đột trong nhóm và vì vậy có thể dẫn đến tan vỡ nhóm. Sự bất hoà càng lớn bao nhiêu thì sự xung đột càng mạnh mẽ bấy nhiêu và ngược lại.

b. Tính bản vị nhóm

Tính bản vị nhóm là những hành động xây dựng củng cố và phát triển nhóm vững mạnh để chống lại sự tấn công từ bên ngoài. Sống trong một nhóm, mỗi cá nhân đều phải có nghĩa vụ củng cố sự trường tồn của nhóm. Vì vậy họ phải có bổn phận vun đắp xây dựng nhóm vững mạnh, về bên trong, tính bản vị nhóm thể hiện sự đồng cảm với nhau, thống nhất ý chí và hành động để tạo ra sức mạnh của nhóm. Về phía ngoài, tính bản vị nhóm là sự chống lại tấn công từ bên ngoài, bảo vệ nội bộ, bênh vực lẫn nhau nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nhóm khác và bảo vệ bản sắc của nhóm mình. Biểu hiện của tính bản vị nhóm là luôn luôn coi nhóm mình là nhất, giữ lòng trung thành tận tuy với nhóm, và sẵn sàng hy sinh vì sự tồn vong của nhóm.

c. Sự truyền bá tâm lý nhóm

Sự truyền bá tâm lý là quá trình lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Trong tất cả các hiện tượng tâm lý xã hội thì hiện tượng truyền bá tâm lý được thể hiện rõ nét hơn cả. Sự biểu hiện của hiện tượng truyền bá tâm lý rất rộng rãi. Một tập thể định làm một việc gì nhưng chỉ cần một người chán nản cũng đủ làm cho mọi người chán nản theo. Sự thay đổi về thị hiếu, mốt mới là hiện tượng lan truyền tâm lý khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Sự lộn xộn trong tập thể, trong đám đông cũng là hiện tượng lan truyền tâm lý. Người lãnh đạo cần phải biết được các hiện tượng đó để có giải pháp điều khiển nó.

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì hiện tượng tâm lý xấu không những ảnh hưởng tới năng suất lao động của cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả người khác. Một người làm việc với tâm trạng không thoải mái năng suất lao động giảm 20%, phế phẩm tăng 5 lần, lan truyền sang 8-12 người khác và năng suất của những người này giảm 5-10% và phế phẩm tăng 2 lần. Theo các nhà xã hội học Mỹ thì trong tập thể phải có một người luôn vui vẻ lạc quan làm nòng cốt thì sẽ gây ra được bầu không khi vui vẻ, thu hút những người khác vào trạng thái tâm lý đó.

Sự lan truyền tâm lý được diễn ra theo cơ chế bắt chước lẫn nhau. Người này bắt chước người khác, nhân viên bắt chước thủ trường đấy là các hiện tượng lan truyền tâm lý từ người này qua người khác. Sự lan truyền này theo hai phương án là phương án giao

động dần như lan truyền mốt mới và phương án phản ứng ngay là sự thay đẩi hẳn tâm lý khi có sự tác động mạnh về tình cảm. Mỗi người trong tập thể vừa là "Máy phát tâm lý” vừa là “Máy thu tâm lý”. Những người có vai trò lớn trong tập thể như người lãnh đạo hoặc người có uy tín cao sẽ là những “Máy phát tâm lý” chỉ đạo chỉ phải được nhiều người khác. Vì vậy đối với nhừng người này tâm lý vui, buồn, chán nản sẽ tác động mạnh đến tâm lý mọi người. Do đó, họ có buồn chán bao nhiêu nhưng đến tập thể phải thể hiện là vui cưởi cùng mọi người để tạo ra không khi vui vẻ.

d. Xung đột tâm lý nhóm

Xung đột tâm lý nhóm là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện trạng thái thay đổi, gây rối về tổ chức đối với sự cân bằng, dung hợp tâm lý trước đó. Về bản chất, xung đột tâm lý là sự xuất hiện mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích, tâm lý và quan hệ... giữa những người với nhau trong tập thể do cách giải quyết chúng không thoả mãn với nhu cầu của mọi người. Tuy nhiên không phải bất kỳ mâu thuẫn nào cũng dẫn đến xung đột, mà chỉ có những mâu thuẫn biểu thị sự phản kháng giữa những Con người với nhau mới dẫn đến xung đột. Xung đột tầm lý thưởng xảy ra hai loại là xung đột giữa các cá nhân vớì nhau và xung đột giữa cá nhân với tập thể. Xung đột giữa các cá nhân với nhau xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân bất đồng tâm lý cá nhân như: không đồng nhất quan điểm sống, đặc tính tâm lý đối lập nhau, sự khác biệt về mục đích và quyền lợi... Xung đột giữa cá nhân và tập thể xuất hiện thưởng do những nguyên nhân như: tập thể không xây dựng được kỷ luật vững vàng dẫn đến cá nhân tự do hoành hành, do tập thể có một số người chây lưởi, cực đoan, lôi kéo, kích động người khác, do sự phân chia lợi ích không bình đẳng, do lãnh đạo không đáp ứng được với sự phát triển của tập thể, do sự thiếu hiểu biết, thiếu tin tướng lẫn nhau trong tập thể... Người lãnh đạo phải có nhận thức đầy đủ về tính chất và nguyên nhân của xung đột để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế và xoá bỏ xung đột.

e. Bầu không khí tâm lý nhóm

Bầu không khí nhóm là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của Con người trong nhóm, nó được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo. Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong nhóm đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người. Mỗi người đều phải hiểu một cách rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước nhóm. Đây là cơ sở xây dựng sự đồng cảm lẫn nhau, tin tưởng vào nhau và hiểu biết nhau, gần gũi nhau lâu dài. Mặt khác để tạo ra bầu không khí lành mạnh tập thể phải tạo ra ý thức tập thể, thống nhất ý chí và hành động bằng cách cùng đưa ra các quy tắc hoạt động chung, lề lối làm việc thống nhất, xây dựng sự công bằng, bình đẳng và dân chủ trong nhóm. Bầu không khí tâm lý lành mạnh thể hiện ở sự đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trên tình đồng chí đồng đội và nó giúp cho mỗi người vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên giành hạnh phúc lớn lao về cho mình. Bầu không khí tâm lý lành mạnh còn giúp cho mỗi

người hiểu được cái tôi và cái chúng ta để tự nguyện hoà đồng vào cộng đồng, đóng góp xây dựng cho cộng đồng phát triển lành mạnh. Bầu không khí tâm lý lành mạnh trong nhóm còn giúp cho mọi người gắn kết với nhau, coi tập thể là mái ấm gia đình thứ hai của mình. Do vậy, xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh dạo.

f. Sự suy tôn thủ lĩnh nhóm

Thủ lĩnh nhóm là người đại diện cho sức mạnh, trí tuệ, ý chí và nhu cầu quyền lợi của nhóm. Các nhóm xã hội luôn có xu thế hướng ngoại và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Vì vậy trong bất kỳ nhóm xã hội nào luôn có xu thế suy tôn người đứng đầu nhóm và là người đại diện cho nhóm trong vấn đề quan hệ đối ngoại và quy tụ mọi người trong nhóm. Sự suy tôn một người nào đó làm thủ lĩnh nhóm thưởng dựa chủ yếu vào tài năng và đức độ của người đó. Tuỳ thuộc vào từng loại nhóm mà vấn đề tài năng và đức độ được chú ý đến ở mức độ khác nhau. Các nhóm hoạt động trên cơ sở kỹ thuật thì tài năng được đặt lên hàng đầu, là yếu tố cơ bản, còn đức chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Đối với các nhóm hoạt động có tính chất xã hội và tâm lý thì thưởng đức độ lại là chỉ tiêu cơ bản, chủ yếu còn tài năng chỉ là thứ yếu. Trong nhóm người thủ lĩnh có thể là người lãnh đạo và cũng có thể không. Do vậy ở nhóm xã hội nào đó thủ lĩnh là người lãnh đạo thì sẽ tạo ra sự thống nhất cao, có sức mạnh lớn. Ngược lại thủ lĩnh không phải là lãnh đạo và không đồng nhất quan điểm với nhau thì sẽ dẫn đến xung đột mạnh trong nhóm. Hiểu được bản chất tâm lý suy tôn thủ lĩnh nhóm này, người lãnh đạo nhóm và những nhà lãnh đạo cao hơn cần có giải pháp thoả đáng trong vấn đề quản lý và lãnh đạo nhóm nhằm loại bỏ xung đột trong nhóm.

8.1.4 Quyết định nhóm

Quan niệm rằng hai cái đầu thưởng tốt hơn một cái đầu đã từ lâu được chấp nhận như là một bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống giá trị văn hoá và pháp luật của nhiều nước. Niềm tin nay đã mở rộng đến điểm mà, ngày nay, nhiều quyết định trong các tổ chức là quyết định tập thể. Trong tập thể. thưởng có hai loại quyết định là quyết định cá nhân và quyết định nhóm.

Quyết định cá nhân là quyết định của người lãnh đạo trong các tình huống nhất định. Một ưu thế chủ yếu trong việc ra quyết định cá nhân là tốc độ. Một cá nhân không cần phải triệu tập một hội nghị và giành thời gian để bàn về những khả năng lựa chọn khác nhau. Vì vậy. khi một quyết định cần được đưa ra nhanh chóng, cá nhân sẽ có lợi thế. Những quyết định cá nhân cũng có trách nhiệm giải trình rõ ràng. Chúng ta có thể biết được ai là người ra quyết định và do đó, biết được ai là người chịu trách nhiệm cho kết quả của quyết định. Trách nhiệm giải trình thưởng mơ hồ hơn trong các quyết định nhóm. Lợi thế thứ hai của các quyết định cá nhân là ở chỗ chúng thưởng chuyển tải được các giá trị nhất quán. Các quyết định nhóm có thể gặp phải tình trạng tranh giành quyền lực trong

nội bộ nhóm. Mặc dù các cá nhân không thể nhất quán một cách triệt để trong việc ra quyết định của mình, song dù sao họ cũng thưởng nhất quán hơn so với các nhóm.

Quyết định nhóm là quyết định của một tập thể và được tập thể đồng tâm tán thành. Các nhóm thưởng tạo ra những thông tin và kiến thức toàn diện hơn trong quá trình ra quyết định. Do có nhiều thông tin hơn, nên tính đa dạng của các quan điểm cũng tăng. Vì vậy người có thế cân nhắc nhiều phương thức và khả năng lựa chọn hơn. Thực tế cho thấy rằng, một nhóm luôn hoạt động tốt hơn một cá nhân, dù đó là cá nhân xuất sấc nhất. Vì vậy, các nhóm thưởng đưa ra những quyết định có chất lượng cao hơn. Cuối cùng, các nhóm thưởng đi đến sự chấp nhận mạnh mẽ hơn đối với một giải pháp. Nhiều quyết định thất bại bởi vì mọi người không chấp nhận giải pháp đó. Các thành viên nhóm, những người tham gia vào việc đưa ra một quyết định, sẽ có nhiều khả năng ủng hộ quyết định đó hơn và khuyến khích những người khác chấp nhận nó. Tùy từng hoàn cảnh mà nhà quản lý nên áp dụng hình thức ra quyết định phù hợp. Chẳng hạn, các quyết định cá nhân được áp dụng khi quyết định đó không quan trọng và không đòi hỏi có sự cam kết của cấp dưới đối với sự thành công.

Xét tổng thể, dù là cá nhân hay nhóm thì quyết định đưa ra cũng nên cân nhắc giữa tính hiệu lực với tính hiệu quả. Về tính hiệu lực, các nhóm thưởng ưu việt hơn. Chúng tạo ra nhiều khả năng lựa chọn hơn, sáng tạo hơn, chính xác hơn, và đưa ra những quyết định có chất lượng cao hơn so với các cá nhân. Nhưng các cá nhân lại có hiệu quả hơn các nhóm. Tính hiệu quả của nhóm kém hơn có thể vì phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn mới đạt được giải pháp.

Tư duy nhóm là hiện tượng xảy ra khi các thành viên nhóm quá say mê tìm kiếm sự tán thành đến nỗi mà chuẩn mực về sự đồng thuận trở nên quan trọng đối với việc đánh giá thực tiễn và ra quyết định về đưởng lối hành động. Tư duy nhóm gây áp lực đối với các quan điểm thiểu số và không phổ biến. Các nhóm có biểu hiện của tư duy nhóm thưởng có những đặc điểm sau đây: Các thành viên nhóm hợp lý hóa bất kỳ sự phản kháng nào đối với những giả thuyết mà họ đã đưa ra; các thành viên gây áp lực, buộc mọi người phải ủng hộ cho sự lựa chọn mà đa số đã đưa ra; để tạo diện mạo về sự đồng thuận nhóm, những người có ý kiến đối lập với đa số thưởng giữ yên lặng và sự yên lặng này được hiểu là “đồng ý”. Tư duy nhóm thưởng ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định. Khi tư duy nhóm diễn ra, người ta thưởng đánh giá không toàn diện về vấn đề tìm kiếm thông tin hởi hợt, thiên lệch có chọn lọc trong việc xử lý thông tin, hạn chế các khả năng lựa chọn, không thấy được những rủi ro của phương án được lựa chọn và không thẩm định lại những điểm mạnh của phương án bị loại bỏ. Căn bệnh tư duy nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất của 5 yếu tố sau đây: tính gắn kết của nhóm, hành vi của người lãnh đạo, sự cách li của nhóm với người ngoài, áp lực vô thời gian và việc không tuân theo những bước ra quyết định có căn cứ khoa học. Do vậy các nhà quản lý cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Thứ nhất, tính gắn kết có thể là một yếu tố quý giá bởi vì các nhóm có tính gắn kết cao thưởng bàn luận nhiều hơn và đưa ra nhiều thông tin hơn so với các nhóm mà quan hệ lỏng lẻo. Nhưng tính gắn kết cũng có thể làm nản lòng ý kiến bất đồng, vì vậy các nhà quản lý cần phải chú ý khi làm việc với một nhóm gắn kết.

- Thứ hai, các nhà quản lý nên phấn đấu để có được một phong cách lãnh đạo cởi mở. Phong cách này thể hiện ở việc khuyến khích sự tham gia của những người dưới quyền, kiềm chế nêu quan điểm vào đầu cuộc họp, khuyến khích tất cả các thành viên nhóm đưa ra những quan điểm khác nhau, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi đến một quyết định khôn ngoan.

- Thứ ba, các nhà quản lý nên tránh để cho nhóm tự tách mình khỏi các nguồn bên ngoài. Các nhóm cách li thưởng mất đi quan điểm và tính khách quan.

- Thứ tư, các nhà quản lý cần phải giảm thiểu ảnh hưởng của sự hạn chế về thời gian. Khi các thành viên nhóm cảm thấy những áp lực về thời gian đè nặng trong việc đi tới một quyết định, họ sẽ nhở đến những con đưởng tắt mà tất yếu dẫn đến sai lầm hay sự đồng thuận hời hợt.

Cuối cùng, các nhà quản lý nên khuyến khích việc sử dụng các bước ra quyết định có cơ sở khoa học. Tuân theo một phương pháp ra quyết định hợp lý sẽ khuyến khích việc góp ý xây dựng và phân tích đầy đủ về những quyết định được lựa chọn.

LIÊN NHÂN CÁCH NHÓM.

Các cá nhân tồn tại trong nhóm có các nhân cách khác nhau, địa vị nhóm khác nhau, do đó có hành vi cá nhân khác nhau. Nhóm là tập hợp liên kết các nhân cách không đồng nhất đó. Do vậy chúng ta cần phải chỉ ra được các vai trò hỗ trợ và cản trở trong nhóm (xem sơ đồ Hình 8.2).

Hình 8 2 Các vai trò hỗ trợ và cản trở trong nhóm 8 2 1 Năng lực S1 HT LR a Phạm 3

Hình 8.2: Các vai trò hỗ trợ và cản trở trong nhóm

8.2.1 Năng lực S1 (HT/LR)

a. Phạm trù vai trò hỗ trợ:

Vai trò tạo lập: giúp nhóm bắt đầu những đưởng lối mới; đề xuất các nhiệm vụ và mục đích, xác định các vấn đề, giúp đặt ra các quy tắc, đóng góp các ý tưởng; có thể đề nghị hoạch định, dự kiến nghiên cứu vấn đề; giải thích nội dung các vấn đề và giúp làm sáng tỏ những tư tưởng, đề nghị còn mơ hồ; tập trung mối quan tâm vào những tình huống phải lựa chọn vào vấn đề của nhóm.

Các chỉ số của vai trò tạo lập:

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí