Khả Năng Tưới Tiêu Trên Đất Lúa Của Một Số Huyện Vùng Ven Biển

chủ yếu tập trung tiêu cho phần đất trũng các xã của huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hóa.

Điều kiện tưới tiêu trên đất lúa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây vụ đông trên đất lúa. Nhìn chung, điều kiện tưới tiêu trên đất lúa của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa khá thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, thực hiện luân canh giữa cây lúa nước với các cây trồng cạn hàng năm. Số liệu trình bày trong bảng 4.3 cho thấy diện tích tưới chủ động đạt 95-98% tại 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và 75% tại huyện Quảng Xương. Tương ứng diện tích tiêu chủ động đạt 89,8-98,3% ở 3 huyện và 79,9% diện tích điều tra tại Quảng Xương. Hệ thống thủy lợi hiện có đảm bảo tưới tiêu hai vụ lúa và thuận lợi để mở rộng cây màu vụ đông.

Bảng 4.3. Khả năng tưới tiêu trên đất lúa của một số huyện vùng ven biển



Huyện

Diện tích điều tra (ha)

Tỷ lệ diện tích tưới chủ động

(%)

Tỷ lệ diện tích tưới khó khăn

(%)

Tỷ lệ diện tích tiêu chủ động

(%)

Tỷ lệ diện tích tiêu khó khăn (%)

Nga Sơn

900

97,9

2,1

98,3

1,7

Hậu Lộc

1.000

95,0

5,0

97,1

2,9

Hoằng Hóa

1.166

97,0

3,0

89,8

10,2

Quảng Xương

1.500

75,4

24,6

79,9

20.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo đánh giá đất lúa cấp xã (2013)

4.1.3. Tài nguyên nông nghiệp ở 4 huyện ven biển

4.1.3.1. Tài nguyên nước

a. Nước mặt

Vùng ven biển 4 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương có một hệ thống sông ngòi phong phú chảy qua gồm Sông Mã, sông Yên, sông Lèn, sông Trà Giang, sông Hoạt với các cửa lạch chính chảy ra biển Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Ghép. Mạng lưới sông, ngòi, kênh phân bố khá đều, mật độ bình quân khoảng 0,24 km/km2. Nguồn cung cấp nước và tiêu nước chủ yếu cho nông nghiệp là các sông và hệ thống kênh tưới tiêu trên địa bàn.

Sông Mã dài 512km, bắt nguồn từ tỉnh Lai Châu chảy qua Sầm Nưa (Lào), Sơn La và vào Thanh Hóa (huyện Mường Lát), đoạn chảy qua Thanh Hóa và vùng ven biển của tỉnh có hướng tây bắc - đông nam, có các sông nhánh đổ vào là sông Chu

(352km), sông Bưởi (130km), sông Cầu Chày (87,5km). Đoạn hạ lưu sông Mã chảy qua các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thị xã Sầm Sơn và đổ ra biển qua cửa lạch Hới.

Sông Yên có chiều dài 89km, bắt nguồn từ Bình Lương (Như Xuân). Đoạn thượng nguồn được hợp lưu bởi các sông nhánh là sông Nhơm, sông Hoàng, sông Mực và sông Thị Long; đoạn hạ lưu chảy qua các huyện Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn (trước đây là huyện Tĩnh Gia), rồi chảy ra biển qua cửa lạch Ghép.

Sông Hoạt bắt nguồn từ Hà Giang (huyện Hà Trung), chiều dài 55km, chảy ở phía Bắc của Vùng (huyện Nga Sơn) và đổ ra biển theo 2 nhánh chính là sông Báo Văn và sông Càn.

b. Nước ngầm

Nguồn nước ngầm trong vùng ven biển khá dồi dào, phân bố rộng khắp các huyện ven biển. Ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, nước ngầm có chất lượng tốt, chiều sâu giếng khoan khai thác từ 70-80m, lượng nước khai thác từ mỗi giếng khoan có thể đạt từ 1.000-2.000 m3/ngày.

4.1.3.2. Tài nguyên đất

a. Địa hình

Vùng ven biển Thanh Hóa nằm trong dải đồng bằng hẹp với địa hình tương đối bằng phẳng và tổng thể có thể chia thành ba tiểu vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Vùng đối không đáng kể và phần còn lại tạo thành đồng bằng ven biển, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, đa dạng mang tính hàng hoá cao. Nhìn chung, vùng đồng bằng thấp dần theo hướng từ tây sang đông và từ tây bắc xuống đông nam.

b. Các nhóm đất chính

Cùng với điều kiện thời tiết, xác định sự thích hợp đất là điều kiện quan trọng để sử dụng đất hiệu quả, đặc biệt sự thích hợp đất với cây trồng. Cơ sở dữ liệu của 4 huyện ven biển đã được thiết lập từ dựa án Điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 2012 (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, 2012) thực hiện. Hệ thống phân loại đất chính thức được xây dựng theo bảng phân loại đất Việt Nam và hệ thống phân loại đất quốc tế FAO – UNESCO, được số hoá bản đồ đất gốc trên hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phân loại đất được tiến hành tuần tự cấp phân vị từ cao đến thấp và hệ thống phân loại đất gồm 3 cấp: Nhóm đất chính, đơn vị đất và đơn vị phụ đất. Các nhóm

đất chính, đơn vị đất, đơn vị phụ đất và diện tích các nhóm đất của 4 huyện được trình bày trong phụ lục 3 và bản đồ phân hạng đất của 4 huyện ở phụ lục 4. Kết quả phân loại đất cho thấy ở 4 huyện ven biển có 4 nhóm đất chính gồm đất mặn, đất cát, đất phù sa và đất xám với diện tích tương ứng là 5.949, 10.564, 27.574 và 1.285ha (Bảng 4.4). Mỗi nhóm đất được gieo trồng các cây trồng đặc thù. Ở nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung vào đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 5.949ha, chiếm 13,11% diện tích toàn vùng, được hình thành do chịu ảnh hưởng của nước mạch mặn và nước biển mặn tràn. Đất mặn có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt từ khá đến giàu; kali và lân dễ tiêu ở mức trung bình đến khá; tổng số cation kiềm trao đổi trong đất ở mức trung bình. CEC của các tầng mặt ở mức thấp đến trung bình, độ no bazơ dao động từ trung bình đến cao, pH biến động trong khoảng chua đến chua nhẹ. Đất mặn phân bố ở địa hình thấp ven biển tất cả bốn huyện, có nhiều ở Nga Sơn và Hoằng Hóa. Đất có độ mặn từ nhiều đến ít (trung bình 0,36% ở Hoằng Hóa); thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và thịt pha cát. Những nơi đất có độ mặn ít và được tưới tiêu hiện được trồng lúa, rau, đậu; đất có độ mặn nhiều hiện được trồng cói, cây chắn sóng (sú, vẹt,...) và nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng 4.4. Diện tích các nhóm đất và thực trạng cây trồng chính của 4 huyện


Nhóm đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Các cây trồng chính

Mặn

M

5.949

13,11

Lúa, rau, đậu, cói

Cát

C

10.564

23,28

Lúa, đậu, lạc, rừng phòng hộ

Phù Sa

P

27.574

60,77

Lúa, ngô, rau, đậu, lạc

Xám

X

1.285

2,83

Cây lâm nghiệp

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)

- Nhóm đất cát: Có diện tích 10.564ha, chiếm 23,28% diện tích của vùng, phân bố ven bờ biển ở tất cả các huyện, một số nơi hình thành các địa hình giồng cát cao. Đất cát được đặc trưng bởi nghèo chất hữu cơ, nghèo đạm, kali và lân tổng số cũng như dễ tiêu, khả năng giữu nước kém. CEC tầng mặt thay đổi ở mức từ rất thấp đến thấp; độ no bazơ khoảng > 70%, pH thấp (chua). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, được trồng một số loại cây như lúa, lạc, đậu và trồng rừng phòng hộ ven biển. Thực tế có thể mở rộng gieo trồng các cây màu khác nhau trên đất cát nếu quản lý phân bón phù hợp. Trồng nhiều loại cây màu không chỉ mang lại thu nhập cao hơn mà còn ít bị tổn thương trước các nguồn thu nhập khác (Hoàng Thị Thái Hòa & cs., 2020).

- Nhóm đất phù sa: Là nhóm đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng. Nhóm đất này rất phù hợp cho việc đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ tăng thu nhập cho người dân với diện tích 27.574ha, chiếm 60,77% diện tích đất toàn vùng, phân bố rộng khắp vùng, tập trung ở khu vực ven bờ hạ lưu và cửa sông của các sông lớn như sông Mã, sông Yên, sông Bạng. Đất thường có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ khá đến giàu nhưng nghèo kali và lân dễ tiêu. CEC của các tầng mặt dao động ở mức thấp đến trung bình, pH thấp (chua). Cây trồng chính trên đất phù sa là lúa 2 vụ và 2 vụ lúa - 1 vụ cây trồng cạn như đâu, lạc, rau, ngô.

- Nhóm đất xám: Diện tích 1.284ha, chiếm 2,8% diện tích toàn vùng. Đất xám có tầng canh tác mỏng thường dưới 30cm, nghèo chất dinh dưỡng và giữ nước kém. Đất phân bố ở các địa hình dốc, tập trung ở khu vực đồi, núi. Phần lớn diện tích đất xám đang được trồng rừng với các cây như bạch đàn, keo, phi lao.

Khảo sát sự phân bố các nhóm đất tại trên địa bàn từng huyện là cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu đại diện trong vùng ven biển của tỉnh sao cho đạt được mục tiêu cải tiến hệ thống cây trồng theo hướng thích hợp với điều kiện đất đai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

c. Diện tích các nhóm đất trên 4 huyện ven biển

Số liệu về diện tích và cơ cấu các nhóm đất chính tại 4 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương được trình bày trong Phụ lục 5. Cả 4 huyện đều có các nhóm đất thuận lợi cho đa dạng hóa cây trồng và thâm canh tăng vụ (Bảng 4.5). Đất phù sa là nhóm đất thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng hàng năm có diện tích lớn nhất ở tất cả 4 huyện. Trên địa bàn huyện Hậu Lộc có diện tích là 6.620 ha, chiếm 75,44%, huyện Hoằng Hóa có 5.493ha chiếm 53,19% diện tích các nhóm đất trong huyện. Tiếp đến là nhóm đất cát, nhóm đất thích hợp nhất cho các loại cây họ đậu, cây màu và cây lấy củ, có diện tích và cơ cấu lớn thứ 2 sau nhóm đất phù sa, trừ địa bàn huyện Nga Sơn nhóm đất mặn có diện tích lớn hơn và là vùng trồng cói lớn nhất của tỉnh. Mặc dù là vùng đất ven biển của tỉnh, nhưng nhóm đất mặn, nhóm đất thích hợp cho cây lúa nước và cây cói, có diện tích không lớn. Cơ cấu nhóm đất mặn chiếm 1,48% tại Quảng Xương, 7,37% tại Hậu Lộc, 17,09% tại Hoằng Hóa và lớn nhất tại Nga Sơn chiếm 26,89% diện tích đất trong huyện. Nhóm đất xám, nhóm đất ít thích hợp với cây trồng nông nghiệp hàng năm, có diện tích không đáng kể ở cả 4 huyện với cơ cấu chỉ chiếm từ 0,6% ở huyện Hậu Lộc, 1,3% ở Hoằng Hóa, 3,25% ở Nga Sơn và lớn nhất là 5,02% ở huyện Quảng Xương.

Bảng 4.5. Diện tích và tỉ lệ các nhóm đất chính ở 4 huyện ven biển Thanh Hóa


Nhóm đất

Nga Sơn

Hậu Lộc

Hoằng Hóa

Quảng Xương

Diện

tích (ha)

Tỉ lệ

(%)

Diện tích

(ha)

Tỉ lệ

(%)

Diện

tích (ha)

Tỉ lệ

(%)

Diện

tích (ha)

Tỉ lệ

(%)

Mặn

3.332,9

26,89

646,9

7,37

1.765,0

17,09

204,5

1,48

Cát

2.941,9

23,73

1.455,7

16,59

2.935,0

28,42

3231,0

23,33

Phù sa

5.717,0

46,12

6.620,0

75,44

5493

53,19

9744,0

70,37

Xám

403,0

3,25

52,5

0,60

134,0

1,30

695,0

5,02

Tổng

12.394,8

100

8.775,1

100

10.327,0

100

13.847,5

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)

d. Mức độ thích hợp đất đai vùng đất ven biển Thanh Hóa

Để có cơ sở lựa chọn các loại cây trồng đưa vào hệ thống cây trồng cải tiến trong một vùng sinh thái nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với một số cây trồng chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dựa vào nhu cầu nhiệt độ, lượng mưa trung bình, chế độ tưới, loại đất (đơn vị đất đai), địa hình tương đối, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, độ dày tầng canh tác, độ phì nhiêu của đất, thành phần cơ giới, pHKCl, hàm lượng chất hữu cơ, mức độ mặn, dung tích hấp thu, đất ở các huyện được phân hạng theo 4 mức của FAO (1976) đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu.

Chúng tôi tập trung phân tích cụ thể mức thích hợp đất đai ở 2 huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa. Ngoài yếu tố thời tiết, đất đai thích hợp tạo điều kiện cây trồng sinh trưởng tốt cho năng suất cao và tác động tốt đến đất trồng góp phần bảo vệ tài nguyên đất đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Cơ cấu các loại đất và mức độ thích hợp đất đai đối với một số cây trồng chính trên từng loại đất huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa được thể hiện trong bảng 4.6 và 4.7.

Huyện Hậu Lộc có 1.992,22ha đất, bao gồm 1.928,21ha đất phù sa có tầng đốm rỉ chua và 64,01ha đất phù sa trung tính ít chua điển hình được đánh giá là rất thích hợp với các loại cây trồng chính như lúa, ngô, khoai lang, lạc, đậu đỗ và rau.

Đất cát trung tính ít chua điển hình với diện tích 1.302,72ha, là loại đất thích hợp cho tất cả các loại cây trồng trên. 538,95ha đất phù sa chua glây sâu được đánh giá rất phù hợp cho cây lúa, đồng thời thích hợp với các cây trồng còn lại.

Loại đất có diện tích lớn nhất tại Hậu Lộc là đất phù sa glây chua với 3.331,16ha. Đây là loại đất được đánh giá rất thích hợp cho cây lúa, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho cây ngô và ít thích hợp cho các cây trồng còn lại.

Nhóm đất mặn tại Hậu Lộc có 203ha đất mặn ít cơ giới nhẹ thích hợp cho cây lúa, hoàn toàn không thích hợp cho nhóm các cây rau, còn với các cây trồng khác

loại đất này được đánh giá ở mức ít thích hợp.

Đất xám feralit điển hình có diện tích 94,13ha, là loại đất rất thích hợp cho cây ngô, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho cây lúa và ít thích hợp cho các cây trồng còn lại.

Đất xám feralit đá sâu có diện tích 69,65ha, được đánh giá rất thích hợp cho cây ngô, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho lúa, rau. Đối với các cây trồng còn lại loại đất này được đánh giá ít thích hợp.

Đất xám kết von glây nông có diện tích 13,89ha hoàn toàn không thích cho rau, ít thích hợp cho cây ngô nhưng lại thích hợp cho lúa và các cây trồng cạn còn lại.

Đất mặn nhiều glây có diện tích là 991,39ha. Loại đất này được đánh giá hoàn toàn không phù hợp với các loại cây trồng cạn nói trên mà chỉ có thể trồng lúa nước với mức độ ít thích hợp.

Bảng 4.6. Các loại đất chính và cây trồng thích hợp trên đất Hậu Lộc


Loại đất

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Cây trồng thích hợp

Đất cát trung tính ít

chua điển hình

1.302,72

15,26

Lúa (2), ngô (2), rau (2), đậu đỗ (2), khoai

lang (2), đậu tương (2), lạc (2)

Đất mặn nhiều glây

991,39

11,61

Lúa (3)

Đất mặn ít cơ giới nhẹ

202,9

2,38

Lúa (2), ngô (3), đậu đỗ (3), khoai lang (3),

đậu tương (3), lạc (3)

Đất phù sa trung tính ít

chua điển hình

64,01

0,75

Lúa (1), ngô (1), rau (1) đậu đỗ (1), khoai

lang (1), đậu tương (1), lạc (1)

Đất phù sa có tầng đốm

rỉ chua

1.928,21

22,59

Lúa (1), ngô (1), rau (1), đậu đỗ (1), khoai

lang (1), đậu tương (1), lạc (1)

Đất phù sa glây chua

3.331,16

39,02

Lúa (1), rau (3), đậu đỗ (3), khoai lang (3),

đậu tương (3), lạc (3)

Đất phù sa chua glây

sâu

538,95

6,31

Lúa (1), ngô (2), rau (2), đậu đỗ (2), khoai

lang (2), đậu tương (2), lạc (2)

Đất xám kết von glây

nông

13,89

0,16

Lúa (2), ngô (3), đậu đỗ (2), khoai lang (2),

đậu tương (2), lạc (2)

Đất xám feralit điển

hình

94,13

1,01

Ngô (1), rau (3), đậu đỗ (3), khoai lang (3),

đậu tương (3), lạc (3)

Đất xám feralit đá sâu

69,65

0,16

Ngô (1), đậu đỗ (3), khoai lang (3), đậu

tương (3), lạc (3)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn (1), (2), (3) là độ thích hợp của đất với cây trồng tương ứng ở mức rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)

Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với một số cây trồng hàng năm tại Hậu Lộc cho thấy, ngoại trừ 991ha đất mặn nhiều glây là ít thích hợp cho cây lúa

đồng thời hoàn toàn không thích hợp cho các cây trồng hàng năm khác và 163,78ha đất xám feralit hoàn toàn không hợp cho cây lúa, còn lại toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện Hậu Lộc đều có thể bố trí các công thức luân canh giữa cây lúa nước, cây trồng họ đậu như lạc, đậu tương và các cây đậu đỗ ăn hạt khác.

Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, 2.468ha đất được đánh giá rất thích hợp cho các cây trồng hàng năm như lúa, ngô, khoai lang, rau, đậu tương, lạc và đậu đỗ các loại, chiếm 23,89% diện tích đất canh tác (Bảng 4.7). Trong số đó có 1.655ha thuộc đất phù sa trung tính ít chua và 813ha là đất phù sa glây chua.

Đất cát có tầng đốm rỉ trung tính ít chua là loại đất được đánh giá là thích hợp cho tất cả các loại cây trồng chính hàng năm trong huyện. Loại đất này có diện tích 2.935ha, chiếm 28,42% diện tích đất canh tác của huyện.

Loại đất được đánh giá là thích hợp cho hầu hết các cây trồng hàng năm trong huyện, trừ cây khoai lang là đất đất phù sa có tầng đốm rỉ kết von sâu. Loại đất này cũng có diện tích không nhỏ, chỉ đứng sau đất cát có tầng đốm rỉ trung tính ít chua, với 1.809ha, chiếm 17,51% diện tích đất canh tác. 134ha đất xám feralit đá lẫn sâu thích hợp với khoai lang và các loại cây trồng họ đậu, ít thích hợp với cây ngô và hoàn toàn không thích hợp với lúa và rau.

Đất phù sa có tầng đốm rỉ glây nông có diện tích 792ha, chiếm 7,67% diện tích đất canh tác, được đánh giá rất thích hợp đối với lúa nước, ngược lại hoàn toàn không thích hợp với cây ngô, rau và ít thích hợp với các cây trồng còn lại.

Đất phù sa trung tính ít chua điển hình được đánh giá thích hợp với cây lúa nước, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho rau và ít thích hợp cho các cây trồng hàng năm khác.

Đặc biệt là một huyện ven biển nên tại Hoằng Hóa có 1.765ha đất mặt ít glây nông chiếm 17,09% diện tích đất canh tác, là loại đất chỉ có thể độc canh lúa, hoàn toàn không thích hợp cho tất cả các loại cây trồng hàng năm khác trên địa bàn huyện.

Với kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại đất đối với các cây trồng hàng năm trong huyện Hoằng Hóa có thể thấy, trừ 1.765ha đất mặn ít glây nông ra thì các cây trồng họ đậu như lạc, đậu tương, các loại đậu ăn hạt có thể được trồng trên tất cả các diện tích đất canh tác khác trong huyện. Trên đất xám feralit đá lẫn sâu cây họ đậu có thể được trồng luân canh với cây trồng cạn là ngô, khoai lang. Toàn bộ diện tích đất canh tác còn lại đều có thể luân canh cây họ đậu với cây lúa và cây trồng cạn hàng năm khác.

Bảng 4.7. Các loại đất và mức độ thích hợp đối với cây trồng trên đất Hoằng Hóa


Loại đất

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Mức độ thích hợp đối với

cây trồng

Đất cát có tầng đốm rỉ trung bình ít chua

2.935

28,42

Lúa (2), ngô (2), rau (2), đậu đỗ

(2), lạc (2), khoai lang (2),

đậu tương (2)

Đất mặn ít glây nông

1.765

17,09

Lúa (3)

Đất phù sa trung tính ít chua

1.655

16,02

Lúa (1), ngô (1), rau (1), đậu đỗ

(1), lạc (1), đậu tương (1), khoai

lang (1)

Đất phù sa có tầng đốm rỉ

kết von sâu

1.809

17,51

Lúa (2), ngô (2), rau (2), đậu đỗ

(2), lạc (2), đậu tương (2)

Đất phù sa glây chua

813

7,87

Lúa (1), ngô (1), rau (1), đậu đỗ

(1), lạc (1), đậu tương (1), khoai

lang (1)

Đất phù sa trung tính ít

chua điển hình

421

4,11

Lúa (2), ngô (3), đậu đỗ (3), lạc

(3), đậu tương (3), khoai lang (3)

Đất phù sa có tầng đốm rỉ

glây nông

792

7,67

Lúa (1), đậu (3), lạc (3), đậu

tương (3), khoai lang (3)

Đất xám feralit đá lần sâu

134

1,3

Ngô (3), đậu đỗ (2), lạc (2), đậu

tương (2), khoai lang (2)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn (1), (2), (3) là độ thích hợp của đất với cây trồng tương ứng ở mức rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa (2012)

Kết quả ở bảng 4.6 và bảng 4.7 mới chỉ đánh giá diện tích đất và mức độ thích hợp cho một số cây trồng chính ở các mức độ khác nhau dựa vào chỉ tiêu loại đất. Loại đất là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá thích hợp đất đai để làm cơ sở bố trí hệ thống cây trồng. Vì loại đất là chỉ tiêu cơ bản chi phối các tính chất khác của đất liên quan đến hoạt động của bộ rễ cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, ngoài chỉ tiêu loại đất, các chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây trồng. Các chỉ tiêu đó là địa hình tương đối, thành phần cơ giới, độ dày tầng canh tác, độ phì đất, điều kiện tưới, tiêu, độ mặn, dung tích hấp thu, pH(kcl).

Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với một số cây trồng trên địa bàn 2 huyện dựa trên các chỉ tiêu phân cấp nêu trên được tổng hợp trong bảng 4.8 và 4.9.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023