Thực Trạng Quản Lý Các Nội Dung Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Trung Tâm Gdnn - Gdtx Huyện Ngân Sơn

nghề KT trồng rau an toàn, nghề KT trồng cây LTTP được trang bị 02 bộ và 01 bộ trang cấp cho nghề KT trồng nấm. Số lượng các CSVC được xây dựng kiên cố là 10 phòng, trong đó có 02 phòng học lý thuyết, 03 phòng học thực hành, 03 phòng công vụ và 02 phòng KTX cho học viên học nghề.

Năm 2015 và 2016, nhóm nghề phi nông nghiệp được trang cấp thêm 02 bộ thiết bị dạy nghề cho LĐNT, trong đó nghề KT điện dân dụng và nghề KT mây tre đan được trang cấp thêm mỗi nghề 01 bộ. Nhóm nghề nông nghiệp được trang cấp thêm 03 bộ thiết bị dạy nghề cho LĐNT, trong đó 01bộ nghề KT chăn nuôi thú y, 01bộ nghề KT trồng cây LTTP và 01bộ nghề KT trồng nấm. Số lượng các CSVC được xây dựng kiên cố thêm 08 phòng, trong đó thêm có 02 phòng học lý thuyết, thêm 01 phòng học thực hành, 03 phòng công vụ và 02 phòng KTX cho học viên học nghề.

Ngoài ra, Trung tâm còn được đầu tư xây dựng 01 khu chuồng trại, 01 ao cá thực hành nghề chăn nuôi; 01 khu trồng trọt phục vụ nghề nông nghiệp; 01 xe ô tô dùng để chở trang thiết bị dạy nghề.

Như vậy với điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề của trung tâm đã được đầu tư lớn trong những năm qua và máy móc thiết bị, trong 3 năm qua đã được đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho học viên thực hành. Tuy nhiên số lượng máy móc này mới chỉ đáp ứng được quy định về thiết bị tối thiểu dạy cho từng nghề. Chưa có những thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại phù hợp với tính mới của thị trường sản xuất, một số thiết bị đã lạc hậu cần bổ sung và thay thế như thiết bị dạy nghề điện tử, điện lạnh và nghề KT SCMNN.

Không những đối với các ngành công nghiệp, các ngành về nông nghiệp, thuỷ sản cũng đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thực hành đã có như các trại, vườn, ao, hồ,… nhưng chưa được khai thác triệt để. Công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn kém.

2.3. Thực trạng quản lý các nội dung hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh

- Công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động tuyển sinh:

Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện được Ủy ban nhân dân huyện ban hành bằng văn bản vào đầu quý II và cuối quý IV, Ban Giám đốc giao Phòng tuyển sinh xây dựng kế hoạch hoạt động tuyển sinh, bám sát các nội dung kế hoạch của cấp trên và trong kế hoạch trình lãnh đạo trung tâm để ban hành phải đảm bảo các nội dung của theo kế hoạch tuyển sinh như: mục đích yêu cầu, thời gian thực hiện, địa điểm tuyển sinh, thành phần tham gia, kinh phí thực hiện,...

- Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động tuyển sinh:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Sau khi ban hành kế hoạch hoạt động tuyển sinh, Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức họp với các bộ phận liên quan và phân công 04 cán bộ, giáo viên phối hợp với cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân huyện, cán bộ phụ trách công tác văn hóa - xã hội các xã Cốc Đán, Thượng Ân, Bằng Vân, Đức Vân, Vân Tùng thực hiện công tác tuyển sinh; phân công 05 cán bộ, giáo viên phối hợp với cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, hội nông dân huyện, cán bộ phụ trách công tác văn hóa - xã hội các xã Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm, Trung Hòa, thị trấn Nà Phặc để thực hiện công tác tuyển sinh.

- Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động tuyển sinh:

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 8

Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tuyển sinh, lãnh đạo trung tâm chỉ đạo các cán bộ, giáo viên phụ trách được phân công theo kế hoạch tuyển sinh đến từng thôn, bản và trao đổi trực tiếp với trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ, tham dự một số buổi họp thôn để bám sát nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Kiểm tra công tác hoạt động tuyển sinh:

Sau khi phân công và chỉ đạo các bộ phận liên quan, cũng như các cán bộ, giáo viên thực hiện công tác tuyển sinh, lãnh đạo Trung tâm kiểm tra việc thực hiện các nội dung của kế hoạch tuyển sinh bằng hình thức đi đến địa bàn tuyển sinh kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra số liệu qua báo cáo của các bộ phận liên quan, cán bộ, giáo viên gửi đến. Qua thực tế kiểm tra công tác hoạt động tuyển sinh thì hình thức kiểm tra trực tiếp tại địa bàn tuyển sinh của lãnh đạo Trung tâm phát huy hiệu qủa cao hơn, vì vậy hình thức kiểm tra trực tiếp cần được thực hiện nhiều hơn trong các năm sau.

- Các biện pháp quản lý hoạt động tuyển sinh:

+ Ban Giám đốc quy định Phòng tuyển sinh phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tuyển sinh cho các cán bộ, giáo viên tham gia thực hiện công tác tuyển sinh. Thực hiện kiểm tra việc chuẩn bị công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tuyển sinh cho các cán bộ, giáo viên thông qua văn bản trình Ban giám đốc phê duyệt.

+ Kiểm tra tiến độ thực hiện công tác tuyển sinh thông qua báo cáo của Phòng tuyển sinh và văn bản phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh của các đơn vị liên quan.

+ Sau khi kết thúc đợt tuyển sinh, lãnh đạo Trung tâm tổ chức họp với các bộ phận, cán bộ, giáo viên để đánh giá kết quả tuyển sinh.

Điểm khác giữa công tác tuyển sinh thời điểm năm 2016 so với các năm trước là Trung tâm đã yêu cầu các cán bộ, giáo viên được phân công xuống tham gia một số buổi họp thôn cùng người dân để nắm bắt nhu cầu học nghề thực tế của người lao động nông thôn và gắn liền với thực tiễn địa phương, còn các năm trước việc thực hiện công tác tuyển sinh chủ yếu được thực hiện thông qua cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội và trưởng thôn.

* Ưu điểm:

Công tác quản lý hoạt động tuyển sinh cơ bản đã thực hiện đúng theo kế hoạch của đã đề ra, lãnh đạo trung tâm sát sao trong việc quản lý hoạt động tuyển

sinh, phân công hợp lý các cán bộ và giáo viên phụ trách tuyển sinh theo địa bàn cụ thể để phù hợp với thực tiễn địa phương.

* Nhược điểm;

Công tác thực hiện quản lý hoạt động tuyển sinh vẫn còn một số bất cập như việc ban hành văn bản chỉ đạo quản lý hoạt động tuyển sinh theo từng đợt, từng năm, thực hiện chế độ báo cáo quản lý hoạt động tuyển sinh của Trung tâm còn chậm so với kế hoạch của UBND huyện, công tác phối hợp quản lý hoạt động tuyển sinh giữa các đơn vị liên quan chưa tốt, chủ yếu do Trung tâm thực hiện.

2.3.2. Thực trạng quản lý chương trình, giáo trình dạy nghề

- Công tác lập kế hoạch quản lý chương trình, giáo trình dạy nghề:

Căn cứ vào kết quả tuyển sinh nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện, lãnh đạo Trung tâm giao Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch biên soạn chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn để trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn phê duyệt theo quy định, kế hoạch trình lãnh đạo trung tâm ban hành phải đảm bảo các nội dung như: mục đích yêu cầu, thời gian thực hiện, địa điểm tuyển sinh, thành phần tham gia, kinh phí thực hiện,... Ngoài ra, Ban Giám đốc yêu cầu Phòng Đào tạo tham mưu mời các chuyên gia, kỹ sư có tay nghề cao, nghệ nhân tham gia vào công tác biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề cho LĐNT.

- Tổ chức thực hiện quản lý chương trình, giáo trình dạy nghề:

Ngay sau khi kế hoạch biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề ban hành, Ban Giám đốc đã tập trung đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động dạy nghề cho LĐNT (cơ hữu và thỉnh giảng) và các cán bộ chuyên môn mà trung tâm mời tham gia hội đồng biên soạn chương trình, giáo trình để quán triệt về mục đích, yêu cầu, nội dung, cấu trúc, thời gian của chương trình, giáo trình dạy nghề cho LĐNT.

- Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề:

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề, Ban Giám đốc chỉ đạo các cán bộ, giáo viên tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo

trình dạy nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo thực hiện theo thông tư số 42, 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và những qui định, hướng dẫn cụ thể của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn.

- Kiểm tra công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề:

Sau khi chỉ đạo các cán bộ, giáo viên xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề theo hướng dẫn, lãnh đạo Trung tâm kiểm tra công tác thực hiện bằng hình thức xem xét các chương trình, giáo trình dạy nghề đã biên soạn xong của Phòng Đào tạo trình ký duyệt trước khi gửi Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn phê duyệt. Việc biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề cho LĐNT có sự tham gia của các chuyên gia, nghệ nhân, kỹ sư có tay nghề cao sẽ nâng cao được chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề cho LĐNT và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.

- Các biện pháp quản lý công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề dạy nghề cho LĐNT:

+ Ban Giám đốc quy định Phòng Đào tạo tiến hành việc thu thập các tài liệu liên quan đến việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề cho LĐNT của Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Thú y và Phòng Nông nghiệp huyện để phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trước khi tiến hành công tác xây dựng chương trình, giáo trình.

+ Phòng Đào tạo gửi báo cáo bằng văn bản tiến độ công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề dạy nghề cho LĐNT định kỳ theo tuần.

+ Lãnh đạo Trung tâm tổ chức họp để đánh giá kết quả xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề dạy nghề cho LĐNT.

Điểm khác giữa việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề thời điểm năm 2016 so với các năm trước là Trung tâm đã mời các chuyên gia có kinh nghiệm, kỹ sư có tay nghề cao, các nghệ nhân tham gia vào công tác biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề, còn các năm trước việc thực hiện

biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề chủ yếu do cán bộ và giáo viên trung tâm thực hiện.

* Ưu điểm: Công tác chỉ đạo việc biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề đảm bảo theo yêu cầu đã đề ra, nội dung phù hợp với trình độ học vấn của các độ tuổi LĐNT, cấu trúc đảm bảo theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

* Nhược điểm:

Việc điều tra, khảo sát, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tế sau khóa dạy nghề chưa được thực hiện thường xuyên.

2.3.3. Thực trạng quản lý công tác dạy nghề của giáo viên và học nghề của học viên

2.3.3.1. Thực trạng quản lý công tác dạy nghề của giáo viên

- Công tác lập kế hoạch quản lý công tác dạy nghề của giáo viên:

Việc lập kế hoạch quản lý công tác dạy nghề của giáo viên được Ban Giám đốc giao cho các Tổ chuyên môn chủ trì, phối hợp với Phòng Hành chính

- Văn phòng, Phòng Đào tạo tham mưu xây dựng và kế hoạch trình lãnh đạo trung tâm phải đảm bảo các nội dung quản lý công tác dạy nghề của giáo viên theo các văn bản quy định như: mẫu giáo án, vật liệu thực hành, phương pháp dạy nghề,...

- Tổ chức thực hiện quản lý công tác dạy nghề của giáo viên:

Sau khi kế hoạch được ban hành, Ban Giám đốc tổ chức họp với các Tổ chuyên môn, Phòng Hành chính - Văn phòng, Phòng Đào tạo và đội ngũ giáo viên tham gia công tác dạy nghề để triển khai các nội dung lên quan đến kế hoạch dạy nghề của các giáo viên như các yêu cầu của giáo án dạy nghề lý thuyết và giáo án thực hành, các vật tư thực hành, trang bị và phương tiện sử dụng để giảng dạy, công tác quản lý học viên trong giờ thực hành hoặc khi thực hành ở ngoài địa bàn thực tế, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên đối với học viên trong giờ lý thuyết và thực hành,...

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác dạy nghề của giáo viên:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý công tác dạy nghề của giáo viên, lãnh đạo yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ để thực hiện công tác quản lý dạy nghề của giáo viên như xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra giáo án, kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy nghề, thời gian ra vào lớp của giáo viên, quy trình đánh giá kết quả của giáo viên đối với học viên.

- Kiểm tra công tác dạy nghề của giáo viên:

Công tác kiểm tra hoạt động dạy nghề của giáo viên được Ban Giám đốc thực hiện thường xuyên thông qua các hình thức như dự giờ của giáo viên, kiểm tra giáo án đột xuất, việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập của giáo viên đối với học viên, công tác chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy nghề của giáo viên.

- Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên:

+ Qui định giáo viên phải chuẩn bị bài, trang thiết bị, phương tiện trước khi lên lớp. Thực hiện kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên thông qua giáo án, phương tiện, trang thiết bị giảng dạy được giáo viên sử dụng trong buổi dạy.

+ Kiểm tra việc thực hiện nội dung và tiến độ giảng dạy thông qua kế hoạch đào tạo mà giáo viên phải nộp trước khóa học và được niêm yết công khai tại địa điểm tổ chức dạy nghề.

+ Cuối khóa học, trung tâm thành lập hội đồng thi nghề để đánh giá kết quả học tập của người học, thông qua đó đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

* Ưu điểm: Công tác quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên của Ban Giám đốc được thực hiện đảm bảo theo yêu cầu đã đề ra, các nội dung quản lý hoạt động đúng với quy định của các văn bản hướng dẫn và phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm.

* Nhược điểm:

Do các lớp dạy nghề được tổ chức ở các thôn, bản xa Trung tâm nên việc quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên của lãnh đạo Trung tâm chưa được thường xuyên, nhất là kiểm tra việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên và quản lí công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý công tác học nghề của học viên

- Công tác lập kế hoạch quản lý công tác học nghề của học viên

Ban Giám đốc giao công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động học nghề của học viên cho các Tổ chuyên môn chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan và các giáo viên tham gia dạy nghề tham mưu xây dựng và trình kế hoạch để lãnh đạo trung tâm ban hành, kế hoạch phải đảm bảo các nội dung quản lý phải căn cứ các văn bản qui định của ngành về dạy nghề, các chế độ học viên được hưởng và những nhiệm vụ học viên phải thực hiện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện quản lý công tác học nghề của học viên:

Để quản lí nề nếp học tập của học viên, từ lúc bắt đầu khóa học, lãnh đạo Trung tâm yêu cầu giáo viên phổ biến các văn bản qui định của ngành về dạy nghề, các chế độ học viên được hưởng theo quy định, nội qui của trung tâm đến tất cả học viên.

- Chỉ đạo việc quản lý công tác học nghề của học viên:

Trong quá trình giảng dạy, lãnh đạo Trung tâm yêu cầu các giáo viên phải thực hiện việc điểm danh mỗi buổi học, kiểm tra việc học tập của người học ngay từ đầu khóa học, tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra định kỳ và cuối khóa để đánh giá đúng chất lượng học tập của học viên. Bên cạnh đó, để tạo hứng thú cho học viên, trung tâm yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, có đầy đủ vật tư, trang thiết bị thực hành, có phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là trong giảng dạy thực hành, tổ chức các hình thức học, sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học nghề.

- Kiểm tra công tác học nghề của học viên:

Lãnh đạo Trung tâm kiểm tra công tác học nghề của học viên thông qua báo cáo của các giáo viên tham gia giảng dạy các lớp dạy nghề về việc thực hiện nội quy của học viên, việc thực hiện các chế độ học viên được hưởng, kết quả kiểm tra đánh giá qua các lần tổ chức thi hoặc kiểm tra định kỳ, ý thức tham gia các hoạt động do Trung tâm hoặc địa phương tổ chức.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí