Những Thách Thức Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Việc Gia Tăng Vị Thế Cạnh Tranh Và Ổn Định Ngân Hàng Khi Gia Nhập Cptpp


4.5.4. Những thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc gia tăng vị thế cạnh tranh và ổn định ngân hàng khi gia nhập CPTPP

Thứ nhất, Năng lực quản lý và quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với các quốc gia tham gia CPTPP.

Năm 2018, hoạt động của NHTM VN đạt được những kết quả rất đáng khích lệ nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu kém (nợ xấu còn nhiều, năng lực quản lý thấp, quản trị rủi ro tại các ngân hàng còn nhiều bất cập). Nhìn nhận một cách khách quan, việc tái cơ cấu còn chậm, biểu hiện ở kết quả của việc xử lý nợ xấu chưa thực chất. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tái cơ cấu hiệu quả, cả hệ thống ngân hàng phải hoạt động rất lành mạnh, minh bạch, tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp, từ đó cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chuẩn mực.

Bên cạnh đó, vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước còn nhiều bất cập. Một số NHTM có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro. Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều NHTM có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn thấp, thậm chí có ngân hàng còn thấp hơn tỷ lệ quy định của NHNN là 9%. Theo ước tính, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đứng ở mức 8,5%.

Bảng 4.30: Tỷ lệ cấp tín dụng hệ thống ngân hàng khối CPTPP giai đoạn 2017 – 2018

Đơn vị: %


TT

Quốc gia

Tỷ lệ tín dụng/GDP (%)

Tỷ lệ an toàn vốn (%)



2017

2018

2017

2018

1

Canada

129,93

129,24

14,81

15,25

2

Australia

140,12

139,59

14,55

14,90

3

Singapore

122,72

121,90

17,08

16,5

4

Malaysia

118,77

121,79

17,08

17,70

5

Nhật Bản

107,07

107,89

16,66

14,22

6

Việt Nam

130,72

133,31

12,23

11,10

7

New Zeland

144,65

146,55

14,40

14,80

8

Mexico

26,89

26,78

15,57

15,80

9

Chile

78,43

81,27

13,76


10

Peru

42,47

43,97

15,22

14,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 25


11

Brunei

38,81

34,40

18,11

18,40

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu Worldbank, IMF, CEIC (2018)

Dưới áp lực phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị các kiều kiện đáp ứng chuẩn mực Basel II, nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng ngày càng cấp thiết. Có đến 18/34 ngân hàng công bố kế hoạch tăng vốn trong năm nay và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo đó, ước tính cả hệ thống NHTM sẽ cần gần 63.000 tỷ đồng cho nhu cầu tăng vốn.

Thứ hai, Các ngân hàng trong nước phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM Việt Nam. Nguy cơ bị chi phối và thâu tóm nếu làm ăn không hiệu quả.

Khi tham gia CPTPP, các NHTM Việt Nam sẽ đối mặt với làn sóng mua lại và sáp nhập từ phía các ngân hàng nước ngoài. Việc mở cửa tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm và chi phối cũng tăng cao. Viễn cảnh các DN niêm yết trong lĩnh vực sản xuất – thương mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnh vực TCNH.

Sức ép từ phía ngân hàng ngoại là rất lớn, buộc các ngân hàng nội phải hoặc bằng mọi cách hoặc là tăng vốn, hoặc sẽ mở đường cho làn sóng mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên, do khả năng cạnh tranh thấp, việc dỡ bỏ các rào cản trong lĩnh vực TCNH sau khi thời hạn cam kết theo WTO đã kết thúc, làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý càng làm cho áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Điều này càng có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toán giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các NHTM VN.

Thứ ba, Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài.

Khi Việt Nam thực thi các cam kết trong CPTPP, các NHTM VN cũng phải đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt: Việc mở cửa hội nhập, kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa và sự cạnh tranh gay gắt giữa khối ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài là điều khó có thể tránh khỏi.

Các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng - là các DN có vốn đầu tư nước ngoài và một bộ phận không


nhỏ các doanh, cá nhân trong nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng thị phần của các ngân hàng ngoại và sự sụt giảm thị phần của các NHTM trong nước. Bên cạnh đó, còn bắt nguồn từ yêu cầu mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chính sách điều tiết. Các NHTM sẽ phải đối mặt với sự mất cân bằng trong vai trò cung ứng vốn cho thị trường giữa hệ thống NHTM và các định chế phi ngân hàng, cũng như tác động kinh tế do sự mất cân bằng này mang lại. NHNN đã đưa ra các yêu cầu pháp lý như quản lý vốn, phí ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, quản lý tài sản và kinh doanh hóa đơn.

Biểu đồ 4.24: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản các ngân hàng Việt Nam năm 2018


6,000,000

25.00%

5,000,000

4,863,353

4,554,977

20.00%

4,000,000

19.12%

15.00%

3,000,000

10.00%

2,000,000

1,136,614

1,000,000

5.00%

-

0.00%

Khối NHTM NN Khối NHTM CP Khối NH liên doanh,

nước ngoài

Số tuyệt đối

Tỷ lệ tăng


6.42%


13.07%

Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu của NHNN (2018)

Theo tổng hợp của tác giả dựa vào số liệu thống kê của NHNN, mặc dù tổng tài sản của khối ngân hàng ngoại cuối năm 2018 mới chỉ đạt gần 1,137 triệu tỷ đồng, chưa bằng 1/4 tổng tài sản của khối NHTM CP hay khối NHTM NN, nhưng tốc độ tăng trưởng lên tới 19,12%, gấp 1,5 lần khối NHTM CP và gấp 3 lần NHTM NN. Hiện nay, Việt Nam đang có 9 ngân hàng 100% vốn ngoại. Số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được nâng lên thành 49 với sự góp mặt của Agricultural Bank of China Hà Nội và Kookmin Hà Nội. Trong khi đó, các TCTD nước ngoài tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng năng lực tài chính. Trong đó, đáng kể nhất chính là Standard Chartered Việt Nam khi vừa tăng vốn điều lệ lên gần 3.534 tỷ đồng hồi đầu năm 2018, đến đầu năm 2019 ngân hàng này lại tiếp tục tăng vốn lên 4.215 tỷ đồng.


Trong năm 2018, NHNN cũng đã chấp thuận nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tăng vốn, như NongHuyp Bank Chi nhánh Hà Nội tăng vốn lên 80 triệu USD; Bank of China chi nhánh TP.HCM tăng vốn lên 100 triệu USD; Siam Bank chi nhánh TP.HCM tăng vốn lên 100,47 triệu USD. Năng lực tài chính tăng đã tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam.

Không chỉ phát triển về bề rộng mà chiều sâu hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam cũng được nâng lên. Nếu như trước đây, các ngân hàng nước ngoài thường chỉ phục vụ cho các DN của nước mình đang hoạt động tại Việt Nam, thì nay đang vươn sang chiếm lĩnh những phân khúc mà lâu nay các ngân hàng nội vẫn chiếm nhiều ưu thế như cho vay tiêu dùng cá nhân. Theo các chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng nước ngoài đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam là để đón đầu cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, do đó thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đón nhận thêm nhiều TCTD nước ngoài mới. Trong khi đó, việc các NHTM trong nước đang phải tập trung tái cơ cấu, xử lý nợ xấu cũng như tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II cũng là cơ hội để khối ngoại tranh thủ chiếm lĩnh thị phần.

Thứ tư, Lĩnh vực pháp lý, thể chế trong việc kiện toàn khung khổ luật pháp và nâng cao các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế

Thực hiện các cam kết trong CPTPP, Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu, điều đó tuy sẽ làm giảm thu ngân sách, nhưng sẽ không tác động đột ngột do trong khối CPTPP có đến 7/10 nước đã ký FTA với Việt Nam (chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam, nhưng thương mại còn khiêm tốn). Tham gia CPTPP, mặc dù có những giới hạn nhất định cho việc mở cửa thị trường ngân hàng, nhưng các điều kiện để tiếp cận thị trường trong lĩnh vực này sẽ dần được xoá bỏ. Đây có thể được coi như một thách thức của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. [4, tr.7].

Thứ năm, Chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa cao so với các nước thành viên CPTPP

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh ngành ngân hàng của Vụ Dự báo Thống kê, NHNN công bố hồi đầu năm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các NHTM trong năm 2018 là rất lớn. 52,1% TCTD cho biết đã tuyển thêm lao động trong quý IV/2017 nhưng vẫn có 25,3%


TCTD nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại. Với nhu cầu đó, cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm 2018, có 52,1% TCTD lên kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong quý I/2018 và 68,7% TCTD dự kiến sẽ tăng số lao động trong cả năm 2018.

Khi mở cửa thị thường tài chính cho các ngân hàng ngoại, các NHTM VN bắt buộc phải đối mặt với áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực: Trong thời kỳ phát triển, khu vực tài chính có thể thu hút được một lực lượng lớn lao động tham gia và là một trong những khu vực có mức tiền lương cao, song trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái, lao động trong khu vực tài chính cũng là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, phải chịu sức ép sa thải hoặc cắt giảm tiền lương. Ngay cả khi không phải do sự suy giảm về xu hướng kinh doanh thì trong khu vực tài chính cũng luôn diễn ra một chu trình di chuyển lao động khắc nghiệt. Đó là việc cắt giảm lao động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay nghề cao, điều này dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám của lao động có tay nghề cao trong quá trình cạnh tranh. Vì thế, một trong những thách thức lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam là việc giữ chân nhân tài, tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sang các nước khu vực [18]

Thứ sáu, Cạnh tranh gay gắt với ngân hàng nước ngoài về chiến lược “bán lẻ” và chiến lược nâng cao nguồn thu ngoài lãi.

Các NHTM Việt Nam cũng giống như các ngân hàng Mỹ trong nghiên cứu của Chiarozza và cộng sự (2008), các ngân hàng ở những nền kinh tế mới nổi trong nghiên cứu của Odesanmi và Wolfe (2007), tăng thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng nên phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ ngoài tín dụng. Nhìn một cách tổng quát, lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập hoạt động của NHTM trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Do vậy, phát triển dịch vụ phi tín dụng là hướng đi hiệu quả để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu sẽ có lợi cho hoạt động ngân hàng, tạo lợi thế cạnh tranh và khả năng khai thác các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi. Ngược lại, các NHTM cần có giải pháp để quản lý tốt chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, khoản huy động


vốn từ tiền gửi khách hàng không phải lúc nào cũng có chi phí thấp, do áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải tăng chi phí cho việc huy động vốn tiền gửi, giảm lãi suất cho vay. Vì vậy, các NHTM VN cần có chiến lược huy động vốn phù hợp để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Những điểm yếu của các NHTM VN so với các nước phát triển trong CPTPP là trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản lý, nguồn nhân lực chất lượng cao, mức độ đa dạng dịch vụ. Chính vì vậy việc đổ bộ của ngân hàng ngoại là một thách thức rất lớn cho NHTM VN trong cuộc chạy đua chiến lược “bán lẻ” và tăng doanh thu từ hoạt động dịch vụ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, trước tiên, tác giả thu thập, tính toán, tổng hợp dữ liệu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và các dữ liệu vĩ mô của 10 nước thành viên CPTPP để đánh giá thực trạng kết quả hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2018 bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Từ đó, so sánh kết quả của 11 nước trong khối CPTPP, làm cơ sở đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp trong chương 5.

Kế tiếp, chương 4 trình bày các kết quả hồi quy thu được sau khi thực hiện ở chương 3 từ 31 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 như: thống kê mô tả của các biến trong 3 mô hình, ma trận hệ số tương quan giữa các biến, kết quả ước lượng hồi quy bằng các phương pháp OLS, FEM, REM, GLS, GMM 2 bước và các kiểm định có liên quan. Dựa trên các kết quả thu thập được, luận án thảo luận các kết quả và so sánh với giả thuyết xây dựng ban đầu (ở chương 3).

Cuối cùng, dựa vào kết quả thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam so với 10 nước thành viên còn lại trong CPTPP, kết quả đo lường thực nghiệm năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định, chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng, luận án liệt kê một số cơ hội và thách thức cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập CPTPP.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Trong chương 5, tác giả kết luận tóm tắt các kết quả nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam từ kết quả đạt được của mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các nhà quản lý ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Cuối cùng, tác giả trình bày một số hạn chế của đề tài cùng với hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo.

5.1. Kết quả nghiên cứu chính của luận án

Nghiên cứu đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các NHTM VN khi tham gia hiệp định CPTPP. Trên cơ sở lược khảo đầy đủ các khung lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu, luận án nêu ra những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, những quan điểm kinh tế chưa được thống nhất trong các nghiên cứu trước đó. Thông qua việc xác định thực trạng hoạt động chung của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập, so sánh giữa các NHTM VN so với các nước thành viên còn lại trong CPTPP. Ngoài ra, luận án tiến hành đo lường thực nghiệm trên 31 NHTM VN về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định trong bối cảnh tham gia CPTPP. Từ đó, luận án tiến hành so sánh, tổng hợp và xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà các NHTM VN sẽ đối mặt khi tham gia CPTPP. Từ đó, thông qua các kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp cho các nhà quản trị ngân hàng nói chung và các NHTM VN nói riêng nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, kịp thời nắm bắt cơ hội và ứng phó thách thức khi tham gia CPTPP để tăng cường năng lực cạnh tranh và ổn định định ngân hàng.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, luận án đã tiến hành chọn lọc và xử lý được bộ dữ liệu của 31 NHTM ở VN và 11 NHNNg tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2010 - 2018. Bằng các thống kê mô tả sơ bộ ban đầu, đã chứng minh được tính tin cậy và đầy đủ của bộ dữ liệu này. Tiếp theo luận án hồi quy các mô hình và thực hiện hàng loạt các kiểm định, sau đó lựa chọn phương pháp xử lý các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan, nội sinh để cho kết quả ước lượng chính xác nhất. Các kết quả này phục vụ tốt cho việc trả lời các câu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023