Sự Thích Nghi Của Con Người Với Kỹ Thuật Và Công Việc

tay, ủng, giầy bảo hộ lao động... Tuỳ thuộc vào từng dạng lao động cần có bảo hộ lao động thích hợp.

Để ngăn chặn sự cố và tai nạn lao động xảy ra, các doanh nghiệp cần phải chú trọng và thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bảo hiểm và bảo hộ lao động nhằm bào đảm an toàn lao động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

- Vai trò của tâm lý trong an toàn lao động;

- Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động;

- Thời điểm xảy ra tai nạn lao động;

- Biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động.

CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 Câu 1: Vai trò của tâm lý lao động thể hiện ở điểm nào sau đây?

A. Giảm các chi phí để khắc phục các sự cố và tai nạn lao động như: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí tổn thất nguyên nhiên vật liệu, chi phí do đình trệ sản xuất, chi phí cho ngày công nghỉ, chi phí điều trị người lao động, chi phí cho sản phẩm bị hỏng...

B. Bảo vệ được người lao động, chống lại sự thương tổn đối với người lao động do tai nạn gây ra, đặc biệt là ngăn chặn các hiện tượng chết người và tàn phế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

C. Tạo ra tâm lý yên tâm, bình an, ổn định trong lao động và giúp cho người lao động hăng hái, sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây thuộc nhóm biện pháp phòng ngừa sự cố và tai nạn lao động?

A. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỷ luật lao động

B. Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động

C. Xây dựng hệ thống giám sát sản xuất có hiệu quả. Hệ thống giám sát sản xuất là

D. Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề

E. Hoàn thiện quá trình công nghệ

F. Hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị và dụng cụ lao động

G. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và bảo hộ lao động

H. Tất cả các ý trên

CHƯƠNG 4: SỰ THÍCH NGHI CỦA CON NGƯỜI VỚI KỸ THUẬT VÀ CÔNG VIỆC

Giới thiệu chương 4

Chương này giúp người học nhận thức được mối liên kết giữa tư duy lao động với thành quả lao động từ đó có thái độ tích cực trong công tác lao động.

Mục tiêu

Trình bày được khái niệm và tư duy trong lao động.

Có ý thức lao động nghiêm túc.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 4 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 4

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 4

CHỌN NGHỀ VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP.

Vai trò và ý nghĩa của chọn nghề và công tác hướng nghiệp

Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay đang đặt ra những nền tảng mới cho người lao động. Sự thay đổi cơ bản này đã tác động mạnh mẽ đến họ, đòi hỏi họ phải có những thay đổi phù hợp với yêu cầu mới. Nếu trước kia người lao động chỉ cần một nghề có thể tồn tại cả đởi được, thì ngày nay phải cần đến 2-3 nghề vẫn còn khó khăn trong cuộc sống. Trung bình trước kìa người lao động chỉ làm 2-3 công việc trong suốt đởi của họ, thì ngày nay theo các nhà nghiên cứu Mỹ thì họ phải thay đổi 7- 8 công việc trong cả đởi. Do vậy các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đã chỉ ra cho chúng ta hai cơ sở rất lớn cho công tác chọn nghề và hướng nghiệp. Đó là những chuyển biến yêu cầu tâm lý đổi với lao động và chu kỳ nghề nghiệp.

Những yêu cầu tâm lý đối với lao động trong giai đoạn mới ngày nay xuất phát từ bản chất của quá trình tự động hoá sản xuất. Nếu trước kia người lao động chủ yếu dựa vào sức lực của mình và tài khéo léo đã tích luỹ được để thực hiện công việc; thì ngày nay tất cả cái đó đã chuyên giao cho máy móc thiết bị, Con người chỉ còn điều khiển máy móc thiết bị thực hiện công việc theo ý muốn của mình. Do vậy trong thởi đại ngày nay khoa học kỹ thuật đã đặt ra ba yêu cầu đối với Con người sau đây:

- Sự căng thẳng về thể lực giảm, sự căng thẳng về tâm lý tăng do tốc độ làm việc và độ chính xác của lao động cao.

- Tri thức đòi hỏi ngày càng cao do sự phức tạp của máy móc thiết bị và công nghệ chế tạo sản phẩm.

- Tính liên kêt trong tập thể lớn do sự hiệp tác và phân công lao động ngày càng sâu sắc. Vì vậy đòi hỏi ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể rất cao ở người lao động.

Từ yêu cầu trên, chúng ta cần phải quan tâm đúng mức đến công tác chọn nghề và hướng nghiệp để đảm bảo tính thích ứng ngày càng cao của Con người đối với kỹ thuật và công việc.

Chu kỳ nghề nghiệp (Career cycle) là các giai đoạn trong cuộc đởi nghề nghiệp của

Con người, thể hiện sự thay đổi về kỹ năng, kỹ xảo lao động. Hiểu biết bản chất của chu kỳ nghề nghiệp giúp cho chúng ta chọn nghề và hướng nghiệp được tốt và lập kế hoạch nghề nghiệp cho doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đã xác định các giai đoạn của chu kỳ nghề nghiệp sau đây:

- Giai đoạn một là giai đoạn phát triển (Groulh Stage): Giai đoạn này bắt dầu từ lúc mới sinh, kéo dài đến năm 14 tuôi. Đây là giai đoạn Con người phát triển quá trình tự khẳng định. Nó chịu ảnh hưởng qua lại của những người khác như gia đình, bạn bè, thầy giáo. Trong thởi kỳ đầu của giai đoạn này, trò chơi giữ vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhận thức của trẻ em. Nó thực hiện nhiều thí nghiệm các hình thức hoạt động khác nhau. Điều đó giúp cho trẻ dần dần hình thành các suy nghĩ và ấn tượng đối với Con người, cần phải phản ứng như thế nào đối với các tác nhân bên ngoài. Đồng thởi tré em cũng phát triển quá trình tự khẳng định mình. Vào cuối giai đoạn này, trẻ em sơ bộ đã hình thành ý tưởng về sở thích và khả năng của chúng, có thể bắt đầu có một số suy nghĩ thực tế về nghề nghiệp tương lai.

- Giai đoạn hai là giai đoan thăm dò (exploration Stage): Giai đoạn này kéo dài khoáng từ năm 15 tuổi đến năm 24 tuổi. Trong thời gian nay, Con người thực sự có rât nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Thông thường họ hưởng sự lựa chọn vào những nghề đă được nghe chỉ dẫn, giảng giải hoặc những nghề mà họ cho là phù hợp nhất với khả năng, nguyện vọng của mình. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là họ cần phát triển sự hiểu biết thực tế về khả năng nghề nghiệp của mình, hay nói cách khác, Con người cần khám phá và phát triển được giá trị động cơ, tham vọng trong nghề nghiệp và đề ra các quyết định về vấn đề tiếp tục đào tạo trên cơ sở cảc nguồn thông tin về lựa chọn nghề nghiệp.

- Giai đoạn ba là giai đoạn thiết lập (establiihment Stage): Giai đoạn này kéo dài khoảng từ năm 25 tuổi đến 44 tuổi đây là giai đoạn trung tâm trong cuộc đởi nghề nghiệp của Con người. Đâu giai đoạn này, có một só người đã tìm được nghề nghiệp thích hợp và hoạt động nghề nghiệp giúp cho họ có một chỗ đứng lâu dài, cố định trong nghề. Thông thường Con người thường theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn lúc ban đầu, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp đây chỉ là giai đoạn để cho họ tiếp tục kiểm tra năng lực và mức độ cầu tiến về nghề nghiệp của mình. Giai đoạn này thường có 3 giai đoạn nhỏ là:

+ Một là giai đoạn thử thách (Trial Substage) kéo dài từ năm 25 tuổi đến 30 tuổi. Giai đoạn này Con người chủ yếu xác định nghề đã lựa chọn có phù hợp hay không. Nếu nghề đã chọn không phù hợp thì họ thường thay đổi vào giai đoạn này.

+ Hai là giai đoạn ổn định (Stabilization Substagc) Kéo dài từ năm 30 đến 40 tuổi. Giai đoạn này Con người đã có mục tiêu nghề nghiệp và họ thường đưa ra kế hoạch

nghề nghiệp rõ ràng nhằm xác định cần phải tiếp tục làm gì để đạt được các tham vọng nghề nghiệp.

+ Ba là giai đoạn khủng hoảng nghề nghiệp (Midcareer Crisis Substagc) kéo dài từ giữa những năm 30 đến giữa những năm 40 tuổi (35-44 tuổi). Trong giai đoạn này, người lao động thường so sánh những gì họ đã ra sức cố gắng theo đuổi, những khó khăn vất vả trong nghề nghiệp mà họ đã trải qua, những gì mà họ đã phải hy sinh hoặc chịu thiệt thòi để theo đuổi nghề nghiệp và so sánh những tham vọng, mục tiêu nghề nghiệp với những gì mà họ đã đạt được trong nghề nghiệp (công danh, địa vị, lương bông). Nhiều người nhận thấy họ đã không làm được gì họ mong muốn, những ước mơ của họ không thành sự thật, sự cố gắng và hy sinh vì nghề nghiệp của họ đã không được đánh giá và đền bù xứng đáng, do đó họ khát vọng về nghề nghiệp. Một số người khác cảm thấy rất khó khăn khi phải đối đầu với những quyết định lựa chọn giữa những gì mà họ thực tình mong muốn và những gì thực tế có thể đạt được và như vậy họ sẽ thoả mãn mong muốn của họ được ở mức độ nào. Trong giai đoạn này, người lao động thường lần đầu tiên nhận ra những điểm mấu chốt trong nghề nghiệp của mình (Career Anchors) như: yêu cầu được tự do hoạt động, yêu cầu được sáng tạo trong nghề nghiệp, nghề nghiệp ổn định vững chắc ... khi đã cảm nhận lựa chọn được các điểm mấu chốt trong nghề nghiệp, Con người sẽ cố gắng duy trì, theo đuổi nó đến suốt đởi.

- Giai đoạn bốn giai đoạn duy trì (Maintenance Stage): Giai đoạn này kéo dài từ năm 45 đến năm 60 tuổi. Trong giai đoạn này người lao động tạo cho mình một chỗ đứng ổn định vững vàng trong nghề nghiệp và phần lớn những cố gắng nghề nghiệp của họ lúc này đều nhằm mục đích củng cố chỗ đứng chắc chắn của mình.

- Giai đoạn năm giai đoạn suy tàn (Decline Stage): Giai đoạn này kéo dài sau 60 tuổi đến chết. Trong giai đoạn này, sức khoẻ giảm, trí nhớ giảm và họ phải chấp nhận sự giám sát về mức độ trách nhiệm công việc, phải chấp nhận vai trò mới của lớp trẻ.

Trong thực tế việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn có vai trò rất lớn không những đối với cá nhân mà còn đối với cả xã hội. Nó tạo ra những tiết kiệm cả sức người và chi phí cho cá nhân. Đối với cá nhân, chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ tạo cho họ chỉ cần học nghề một lần và có cơ hội vươn tới đỉnh cao của nghề nhanh chóng. Đây là cơ sở cho sự ổn định, thăng tiến của các cá nhân và tạo ra sự hài lòng, hứng thú nghề nghiệp. Đối với xã hội chọn nghề đúng đắn sẽ giảm được chi phi đào tạo lại, giảm được thời gian đào tạo nghề vô ích và đặc biệt là giảm được các chi phí cơ hội do suy thoái nghề nghiệp đã chọn gây nên. Sự lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác hướng nghiệp. Do vậy xã hội cần hiểu và quan tâm đúng đắn đổi với công tác này.

4.1.1 Hướng nghiệp

Khái niệm hướng nghiệp đã được thế giới sử dụng và truyền bá rộng rãi sau hội nghị quốc tế năm 1921 ở Barcelona. Phòng hướng nghiệp đầu tiên đã được thành lập ở Bostơn từ năm 1915 đến năm 1916. Những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp. Anh. Ỷ... Hướng nghiệp là sự hướng dẫn lựa chọn nghề nghiệp cho người lao động nhằm giúp cho họ chọn đươc nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình và tạo dựng được hứng thú nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu hướng nghiệp Nga, giáo sư K-.K.Platơnốp đã nêu ra “tam giác hướng nghiệp". Theo ông công tác hướng nghiệp phải nhằm làm cho người lao động thấy rõ được ba mặt sau:

- Những yêu cầu, đặc điềm của các nghề nghiệp.

- Những nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề (còn gọi là thị trường lao động).

- Những đặc điểm về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân


Hình 4 1 Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức Ba mặt trên chính là 2

Hình 4.1: Sơ đồ tam giác “hướng nghiệp và các hình thức

Ba mặt trên chính là nội dung của công tác hưởng nghiệp. Để thực hiện được các nội dung đó, công tác hướng nghiệp có các hình thức: giáo dục tuyên truyền nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và tuyên chọn nghề nghiệp. Công tác giáo dục tuyên truyền nghề nghiệp bao gồm công tác tuyên truyền nghề nghiệp, lôi cuốn sự chú ý của thanh niên đến các nghề mà xã hội và nhà nước đang cần đến. Tư vấn nghề nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục để phát hiện và đánh giá những năng lực về nhiều mặt của thanh thiếu niên nhằm giúp các em chọn nghề có cơ sở vững chắc. Mục đích của tư vấn nghề nghiệp sẽ đạt được bằng cách nghiên cứu những năng lực của một cá nhân cụ thể. Tuyển chọn nghề nghiệp có mục đích xác định sự phù hợp nghề nghiệp của người dự tuyển. Sự phù hợp nghề nghiệp được phản ánh trên hai giác độ là phù hợp với thị trường lao động và phù hợp với năng lực cá nhân.

Để thực hiện được ba hình thức trên, công tác hướng nghiệp cần phải thực hiện hàng loạt các nội dung cơ bản sau đây:

- Thứ nhất là xây dựng bảng danh mục nghề nghiệp: Bảng danh mục nghề nghiệp phản ánh tên và nội dung của các nghề nghiệp trong xã hội để tạo điều kiện cho các cá nhân hiểu biết rõ ràng về một nghề nào đó. Mỗi một nghề trong bảng danh mục nghề nghiệp cần phản ánh được các nội dung sau:

+ Thể hiện rõ tên công việc,

+ Xác định yêu cầu về trình độ văn hoá, nghề nghiệp,

+ Xác định các yêu cầu về đặc tính tâm lý cá nhân người lao động,

+ Xác định nội dung nghề nghiệp và hướng phát triển trong tương lai, vị trí nghề nghiệp trong xã hội,

+ Xác định các máy móc thiết bị dùng trong nghề,

+ Xác định các điều kiện làm việc của nghề.

+ Ngoài ra bảng danh mục nghề nghiệp còn có thể cung cấp thêm thông tin và mức tiền lương trên thị trường lao động, các điều kiện thăng tiến khác...

- Thứ hai xác định các phương pháp đánh giá đặc tính tâm lý cá nhân để cho mỗi người có thể tự đánh giá được bản thân mình phù hợp với nghề nào. Trong thực tế hiện nay người ta thường sử dụng các trắc nghiệm tâm lý nhằm giúp cho cá nhân dựa vào đó để đánh giá chính xác mình để có cơ sở đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp.

- Thứ ba, hướng dẫn các cá nhân so sánh đánh giá giữa mình và nghề để tìm được nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Hoạt động này thường thực hiện thông qua các buổi tuyên truyền nghề nghiệp ở các khu vực công cộng, hội trường, ti vi, đài phát thanh. Có thể hình thành các trung tâm tư vấn lựa chọn nghề nghiệp có sử dụng các chương trình máy tính để trắc nghiệm tâm lý và so sánh với yêu cầu nghề nghiệp để đưa ra lởi khuyên tốt nhất cho người cần lựa chọn nghề.

- Thứ tư, thông tin cho các cá nhân chọn nghề biết về diễn biến của thị trường lao động và các dự báo thị trường lao động trong tương lai. Những thông tin này được các nhà nghiên cứu thị trường lao động dự báo cho tương lai gần về các nội dung, sự thay đổi cung cầu lao động theo nghề nghiệp trên thị trường lao động chung và từng địa phương, xu hướng thay đổi vị trí nghề nghiệp trong xã hội. vấn đề thu nhập của các nghề trong xã hội... Trong thực tế xã hội hiện nay, rất nhiều kênh

thông tin đại chúng tham gia vào cung cấp các thông tin cần thiết cho người lao động chọn nghề.

4.1.2 Chọn nghề

Chọn nghề là quá trình các cá nhân lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với năng lực của mình và yêu cầu của xã hội. Quá trình chọn nghề không phải chỉ là lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với mình mà còn là lựa chọn vị trí xã hội của cá nhân và điều kiện sống trong tương lai. Do vậy chọn nghề đúng đắn là một trong những mơ ước của các cá nhân, một mặt phù hợp với năng lực, sở trường của mình, mặt khác còn tạo ra hứng thú cuộc sống, đây là cơ sở cho các cá nhân tạo dựng hạnh phúc cho mình. Trong thực tế hiện nạy, công tác hướng nghiệp kém phát triển đã ảnh hưởng lớn đến chọn nghề. Chọn nghề hiện nay của thanh niên trong xã hội không xuất phát từ năng lực của bản thân và yêu cầu của xã hội, mà chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động ngoại lai như: ước mơ của cá nhân, sắp đặt của gia đình, khuyên bảo của bạn bè, họ hàng, do sự khó khăn về kinh tế, đi lại... Những lệch lạc trong chọn nghề được biểu hiện rõ nét ở các xu hướng chọn nghề trong thời gian vừa qua. Các thanh niên chủ yếu tìm mọi cách vào các trường đại học còn các trường trung học và dạy nghề thì tỉ lệ theo học ít.

Để đảm bảo chọn nghề đúng đắn chúng ta cần phải quan tâm đến tuyển chọn nghề nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề để tìm được người phù hợp với nghề nghiệp, đào tạo họ cho xã hội trong tương lai. Tuyển chọn nghề nghiệp là quá trình đối chiếu, so sánh năng lực cá nhân với yêu cầu nghề nghiệp nhằm tìm ra người có sự phù hợp nhất với nghề để đào tạo họ. Mục đích cơ bản của tuyển chọn là tìm được người phù hợp với nghề và giảm những lãng phí do không thoả mãn nghề nghiệp gây nên. Để tạo cơ sở cho tuyển chọn nghề nghiệp, chúng ta cần phải xác định các phương pháp đánh giá và phân loại khả năng của cá nhân. Hiện nay các nhà tâm lý xác định hai loại khả năng sau:

- Thứ nhất khả năng chung được thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của Con người, thể hiện khả năng làm được việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở mức độ bình thường. Đây là khả năng tiền đề, nền tảng cho phát triển khả năng đặc thù. Biểu hiện là các cá nhân nhanh nhẹn hoạt bát trong đời sống hàng ngày.

- Thứ hai khả năng đặc thù là khả năng hoàn thành một công việc nào đó trong thời gian ngắn nhất và chất lượng cao nhất.

Khi nghiên cứu khả năng ở mỗi cá nhân, các nhà tâm lý xác định bốn mức độ của khả năng từ thấp tới cao sau đây:

- Một là, khả năng cảm giác cụ thể là khả năng của những người thực hiện được công việc khi có hướng dẫn cụ thể trên những đối tượng cụ thể.

- Hai là, khả năng cảm giác trừu tượng là khả năng của những người thực hiện được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024