Sự Thich Nghi Của Kỹ Thuật Và Công Việc Với Con Người

- Thứ hai hoàn thiện nghề là giai đoạn hai của quá trình dạy nghề, thể hiện việc bổ sung các kiến thức nâng cao của nghề nghiệp nhằm trang bị cho người lao động trình độ cao của nghề nghiệp. Hoàn thiện nghề nghiệp được tiến hành nhiều lần cho một nghề, mỗi lần trang bị kiến thức và tổ chức thi tay nghề, nếu đạt được yêu cầu thì thừa nhận trình độ tay nghề cao. Nghề cơ khí, kết thúc dạy nghề người lao động có tay nghề bậc hai. Để vươn lên đỉnh cao của nghề là bậc bảy thì người lao động phải trải qua năm lần hoàn thiện nghề nghiệp từ thấp tới cao.

- Thứ ba chuyên môn hoá nghề là quá trình đào tạo nghề hẹp trong phạm vi nào đó để người lao động có điều kiện vươn tới đỉnh cao của nghề nhanh chóng. Sự chuyên môn hoá nghề thực hiện cả trong dạy nghề và hoàn thiện nghề. Các chương trình chuyên môn hoá nghề nhằm mục đích phát triển các hiểu biết, các kỹ xảo nghề của người lao động hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phức tạp hơn, phù hợp với những yêu cầu cụ thể của nơi làm việc. Ví dụ, nghề điện hiện nay chuyên môn hóa rât nhiều nghề khác nhau như: Điện động cơ. điện doanh nghiệp, điện lưới, điện tử máy tính, điện tử dân dụng, điện tử tự động, điện tử viễn thông... Chuyên môn hóa nghề phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa của xã hội và đào tạo trong một lĩnh vực hẹp nào đó.

- Thứ tư đào tạo nghề trong sản xuất là việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề và đặc điểm nhân cách cho người lao động bằng chính việc tiến hành hoạt động một nghề nào đó. Loại hình này được gọi là kèm cặp trong sản xuất. Người lao động vừa học nghề, vừa tiến hành tham gia sản xuất dưới sự hướng dẫn của công nhân có tay nghề cao.

- Thứ năm thông tin nghề nghiệp là việc cung cấp cho người lao động những kinh nghiệm nghề nghiệp để họ tự học, tự tích luỹ cho mình kinh nghiệm đó. Hình thức này thường thể hiện thông qua các hội nghị phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, các băng ghi hình quá trình lao động của các thợ giỏi, các hình vẽ mô phỏng các thao tác, động tác lao động chuẩn mực, tiết kiệm thời gian...

4.3.3 Các phương pháp dạy nghề

Phương pháp dạy học là cách thức người thầy sử dụng truyền đạt kiến thức cho học sinh nhằm đạt được chất lượng cao trong quá trình đào tạo. Hiện nay đang có nhiều phương pháp dạy học được áp dụng cho các loại truyền đạt khác nhau.

- Thứ nhất, dạy lý thuyết gồm các phương pháp sau:

+ Một là phương pháp giảng giải là phương pháp người thầy sử dụng sự giải thích của mình để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề. Có nhiều cách giảng giải

như:"giảng giải bằng lởi nói thuần tuý, giảng giải bằng lởi nói kết hợp với hình ảnh, giảng giải bằng lởi nói kết hợp với mô hình... Hiện nay, người thầy sử dụng các máy chiếu để minh họa cho bài giảng đã nâng cao tốc độ giảng và chi tiết hóa diễn giải nội dung nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho người học. Phương pháp này đang được áp dụng phổ biến trong giảng dạy ở các nhà trường.

+ Hai là phương pháp đối thoại là phương pháp thầy trò cùng nêu vấn đề. cùng tranh luận để đi đến thống nhất cách hiểu bản chất vấn đề. Phương pháp này tạo cho học sinh tính năng động, ý thức độc lập trong tư duy. Phương pháp này đòi hỏi người học phải nghiên cứu trước bài giảng và phải cỏ ý thức nhất định để tham gia ý kiến. Phương pháp này đang được áp dụng dưới dạng thảo luận của học sinh hoặc các hội nghị khoa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

+ Ba là phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp đặt ra tình huống như trong thực tế để thầy và trò cùng tìm ra giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Phương pháp này vừa tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về lý thuyết, vừa tạo ra kỹ năng xử lý tình huống cụ thể cho học sinh.

+ Bốn là phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp vận dụng các lý thuyết đã học để nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong thực tế và giải quyết vấn đề đặt ra một cách bài bản khoa học. Phương pháp này giúp cho người học có năng lực giải quyết vấn đề thực tế thực sự, tạo cho họ tính độc lập, tự chủ trong học tập và nghiên cứu.

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 14

- Thứ hai, dạy thực hành tay nghề gồm các phương pháp sau:

+ Một là, phương pháp dạy theo đối tượng là phương pháp người học được thực hành trên một đối tượng cụ thể theo một trật tự xác định. Phương pháp này có nhược điểm là không tạo ra được các thao tác, động tác lao động tiên tiến, đôi khi còn hợp pháp hoá các thao tác, động tác lao động lạc hậu. Nhưng phương pháp này có ưu điểm là tạo ra hứng thú cao trong học lập của học sinh.

+ Hai là phương pháp dạy theo thao tác là phương pháp người học chỉ thực hiện một thao tác hoặc một số động tác lao động tiên tiến, chuẩn mực đến khi thuần thục cao và chính xác theo quy định. Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra các thao tác, động tác lao động tiên tiến, chuẩn mực và tạo ra các hoạt động tối ưu. Nhưng có nhược điểm là nhàm chán không gây được hứng thú cho người học.

+ Ba là phương pháp tổng hợp vừa theo đối tượng, vừa theo thao tác là phương pháp dạy theo đối tượng nhưng đến các thao tác cơ bản, chủ yếu, quan trọng tốn nhiều thời gian thì dừng lại để sử dụng phương pháp dạy theo thao tác. Phương pháp này

đã phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai thao tác trên. Trong thực tế dạy nghề của nhiều nước trên thế giới, phương pháp này được áp dụng phổ biến.

+ Bốn là phương pháp tự học là phương pháp người học dựa vào sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh và các giải thích hướng dẫn và tự thực hiện theo để đạt được cách thức làm việc cụ thề.

4.3.4 Sự hình thành kỹ xảo và tay nghề cao

Năng lực nghề nghiệp là một phạm trù tâm lý dùng để chỉ khả năng làm việc cao của một cá nhân nào đó trong nghề. Nó được biểu hiện là khả năng làm việc đạt được chất lượng cao, kết quả cao của các công việc trong nghề. Trong tâm lý học, năng lực nghề nghiệp được phân ra thành nhiều loại theo nhiều phạm vi, nội dung khác nhau. Theo phạm vi có năng lực chung, năng lực riêng, năng lực lý thuyết, năng lực thực hành. Năng lực chung là những khả năng về trí tuệ mà người lao động có thể làm được nhiều việc đạt được kết quả theo mong muốn. Năng lực riêng là các khả năng thực hiện một số hoạt động nào đó nhưng đạt được kết quả và chất lượng cao Năng lực lý thuyết là khả năng tiếp thu tri thức lý thuyết cao hiểu sâu và rộng các vấn đề. Năng lực thực hành là khả năng giải quyết các nhiệm vụ trong thực tế đạt được hiệu quả cao. Theo nội dung năng lực nghề được phân ra năng lực đơn giản và năng lực phức hợp. Năng lực đơn giản là khả năng thực thi những công việc có tính chất đơn lẻ, ít các chức năng liên quan. Năng lực phức hợp là khả năng thực thi những công việc có tính chất liên quan với nhau trong một hệ thống lớn đồng hộ. Khi giải quyết công việc này còn liên quan đến hàng loạt việc khác, do vậy phải đưa ra các giải pháp trong trạng thái tác động tương hỗ lẫn nhau.

Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động thống nhất rằng kỹ xảo và tay nghề cao được thể hiện chủ yếu ở hai nội dung là năng lực kỹ thuật và kỹ xảo lao động công nghiệp. Năng lực kỹ thuật là khả năng vận dụng các tri thức kỹ thuật vào giải quyết tốt các hoạt động trong thực tế đặt ra để đạt được kết quả và chất lượng cao. Năng lực kỹ thuật bao gồm hàng loạt các yếu tố như: sự khéo tay, tri giác không gian, tư duy kỹ thuật, sự chú ý, óc quan sát, trí thông minh, khả năng đánh giá khoảng cách, cấu trúc của năng lực kỹ thuật có thế thay đôi tuỳ thuộc theo tỉ lệ của các yếu tố khác nhau. W.Hìschc đã phân biệt hai loại năng lực kỹ thuật là: một loại trong đó các quá trình tư duy thiết kế kỹ thuật chiếm ưu thế, một loại trong đó các khả năng thực hành chiếm ưu thế. Trong công trình nghiên cứu của ông các năng lực được phân bố như sau: 28% trội ở tư duy cấu tạo kỹ thuật, 58% trội ở khả năng thực hành kỹ thuật và chỉ có 14% kết hợp được cả hai. Kỹ xảo lao động công nghiệp là những hành động đã trở nên tự động hoá do luyện tập đạt được, tính ổn định tương đối của kỹ xảo có được xuất phát từ tính ổn định tương đối của một số ảnh hưởng nhất định từ môi trường, cấu trúc của kỹ xảo lao động công nghiệp gồm ba yêu tố

quyện vào nhau thành một khối là: kỹ xảo trí tuệ, kỹ xảo vận động, kỹ xảo tri giác. Trong thực tế hoạt động công nghiệp, E.A.Milcrian đã chia ra thành bốn loại kỹ xảo cơ bản sau:

- Một là kỹ xảo thiết kế là những kỹ xảo đã hình thành trong các công việc thiết kế một hình mẫu cho các hoạt động trong thực tế. Hình mẫu lý tưởng, trước khi được đưa vào thực hành, có thể được mô tả bằng lởi nói, ký hiệu, sơ đồ...Hình mẫu lý tưởng có thể là tái tạo và cũng có thể là sáng tạo và có thể kết hợp cả hai.

- Hai là kỹ xảo công nghệ - tổ chức là những kỹ xảo liên quan đến việc lựa chọn các công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, phương pháp lao động và các giải pháp xử lý cụ thế trong thực tế. Các kỹ xảo này chỉ có thể hình thành được trên cơ sở những hiểu biêt về sức bền vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.

- Ba là kỹ xảo thao tác là các kỹ xảo có liên quan đến việc thực hiện các thao tác, động tác lao động và lựa chọn phương pháp, cách thức lao động tốt nhất. Muốn hình thành những kỹ xảo này cần phải phát triển tính chính xác của các vận động, hoàn thiện sự phối hợp vận động...

- Bốn là kỹ xảo đo đạc và kiểm tra là các kỹ xảo có liên quan tới việc sử dụng các công cụ và máy móc đo đạc và kiểm tra. Việc sử dụng các công cụ đo đạc đòi hỏi một trật tự các thao tác áp dụng chúng trên vật liệu, một sự tính toán nhất định những sai lệch trong khi sử dụng. Việc sử dụng các máy đo đạc và kiểm tra còn đòi hỏi cá những thao tác với tín hiệu, các ký hiệu, sơ đồ, các kích thích thính giác...

4.3.5 Giáo dục thái độ lao động

Mục đích đào tạo nghề không chỉ là năng lực nghề nghiệp, mà còn cả nhân cách người lao động, tinh thần thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật là mặt quan trọng trong nhân cách của họ. Vì vậy, nó phải được giáo dục song song với đào tạo năng lực nghề. Để giáo dục thái độ lao động chúng ta cần quan tâm tới giáo dục các nội dung sau đây:

- Thứ nhất giáo dục tinh thần, thái độ lao động: Để thực hiện được sự giáo dục này chúng ta cần làm sáng tỏ quan điểm lao động và mục đích lao động của mỗi người lao động để trên cơ sở đó hình thành nên tinh thần lao động hăng say và thái độ lao động đúng đắn. Bên cạnh đó cần phái làm sáng tỏ quan điểm cá nhân trong tổ chức và tổ chức với cá nhân để họ hiểu được vai trò, vị trí của mình trong tổ chức. Đồng thởi phải tiền hành giáo dục tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tình đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động để tạo ra sự đồng tâm giữa các thành viên trong tổ chức.

- Thứ hai giáo dục kỷ luật lao động: Kỷ luật lao động được hiểu là sự tuân thủ các quy định trong sản xuất của doanh nghiệp. Các văn bản pháp quy doanh nghiệp đã

thiết lập hệ thống các quy định trong từng mặt, từng lĩnh vực để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động nhằm đạt được kết quả cao, chất lượng tốt, ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động. Giáo dục kỷ luật lao động bao gồm các nội dung sau đây:

+ Một là giáo dục tính tuân thủ cho người lao động, Chúng ta phải giáo dục cho người lao động hiểu được cá nhân chỉ làm một phần việc rất nhỏ trong hệ thống đồng bộ các hoạt động, Nếu sự chậm trễ hoặc sai sót của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả hệ thống và làm giảm hiệu quả hoạt động chung của tổ chức.

+ Hai là giáo dục tính tiết kiệm cho người lao động. Hoạt động lao động luôn đòi hỏi tính tối ưu và hiệu quả. Vì vậy luôn luôn đòi hỏi người lao động phải tiết kiệm cả thời gian, tiền bạc, nguyên nhiên vật liệu để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả.

+ Ba là giáo dục tính sáng tạo trong lao động để người lao động luôn tìm tòi các phương pháp làm việc mới có hiệu quả cao và sáng tạo ra các giải pháp nâng cao hiệu quả lao động.

Tóm lại phải giáo dục người lao động có nhân cách đầy đủ, lối sống tốt đẹp, có tư cách đạo đức trong sáng, là người lao động chăm chỉ, cần cù, chịu khó, cầu tiến bộ và sáng tạo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

- Chọn nghề và công tác hướng nghiệp;

- Tư duy trong lao động

- Vấn đề đào tạo nghề

CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 Câu 1: Khái niệm về tư duy lao động sau là đúng hay sai.

Tư duy trong lao động là quá trình hồi tưởng lại các kỹ năng, kỹ xảo lao động đã học hỏi được để thực hiện quá trình lao động, và là quá trình quan sát, tìm tòi, sáng tạo ra các kinh nghiệm lao động mới nhằm đảm bảo cho quá trình lao động đạt kết quả ngày càng cao.

A. Đúng

B. Sai

CHƯƠNG 5: SỰ THICH NGHI CỦA KỸ THUẬT VÀ CÔNG VIỆC VỚI CON NGƯỜI

Giới thiệu chương 5

Chương này giúp người học hiểu được tầm quan trong của thiết bị công nghệ hỗ trợ cho quá trình lao động của con người.

Mục tiêu

Trình bày được thông tin trong hệ thống.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 5 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 5

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.

- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 5

THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG.

Trong hệ thống, Con người phải luôn luôn đối diện với rất nhiều nguồn thông tin. Phần lớn trong số các thông tin đó Con người không thể tiếp nhận một cách trực tiếp và phù hợp bằng các cơ quan cảm thụ của mình. Trong trường hợp này, các thông tin thường được tiếp nhận một cách gián tiếp nhờ một số bộ phận chỉ báo như: các máy đo, các bóng đèn hiệu hoặc các bảng tín hiệu, các ký hiệu, sơ đồ, các tín hiệu thính giác... Để đảm bảo cho phù hợp với các yếu tố tâm lý nhận thức của Con người, chúng ta cần quan tâm tới việc bố trí các tín hiệu thông tin sao cho người lao động không mắc những sai lầm.

Các phương thức sử dụng thiết bị trình bày thông tin

Thao tác viên sử dụng các thiết bị chỉ báo nhằm mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ lao động khác nhau như: kiểm tra thao tác, giám sát hoạt động, chuẩn đoản một số tình trạng bất thường của quá trình công nghệ trong các chế độ thao tác hoặc duy trì bảo dưỡng, điều chỉnh và hoàn thiện các thiết bị và quá trình công nghệ. Các phương thức sử dụng thiết bị chỉ báo thông tin được phần loại căn cứ vào các loại thông tin mà chúng cung cấp. Nhìn chung, chúng được dùng với mục đích sau đây:

- Một là chỉ báo thông tin về số lượng: Thao tác viên cần phải đọc giá trị thực của một đại lượng mà giá trị này có thể thay đổi thường xuyên hoặc có thể đứng yên để so sánh với những giá trị khác.

- Hai là chỉ báo thông tin về chất lượng: Thao tác viên phải xác định giá trị tương đối của một đại lượng liên tục biến đổi, xác định độ lớn, phương hướng và nhịp độ của sự biến đổi đó.

- Ba là chỉ báo những thông tin kiểm tra: Thao tác viên phải xác định giá trị của một thông số đang dần thay đổi có bình thường hay không?

- Bốn là chỉ báo thông tin về tình huống đột biến, báo động nguy hiểm: Nhở các tín hiệu bằng thính giác, các đèn hiệu, các bảng hiệu... thao tác viên sẽ được thông tin về một tình huống hay trạng thái nhất định của thiết bị.

- Năm là chỉ báo thông tin kiểm tra các thao tác ra lệnh - điều chỉnh: Nhở các chỉ báo, thao tác viên kiểm tra xem các thao tác đóng - mở - dừng lại - khởi động hoặc điều chỉnh có được thực hiện phù hợp với trạng thái hoặc giá trị mong muốn hay

không.

- Sáu là chỉ báo thông tin về tình trạng: Thao tác viên kiểm tra thao tác xác lập một biên số theo một giá trị nhất định hoặc kiểm tra tình trạng của một chu trình...

- Bảy là chỉ báo theo dõi: Thao tác viên theo dõí một tiêu điểm mà nó đang di chuyển độc lập hoặc phụ thuộc vào phản ứng của anh ta.

- Tám là chỉ báo đồng nhất: Các thao tác đồng nhất một điều kiện, một tình huống hay một đối tượng.

Sự phân loại này có giá trị đối với việc lựa chọn các kiểu thiết bị chỉ báo khi thao tác viên cần phải thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ đòi hỏi phải đối diện với nhiều yếu tố thông tin khác nhau thậm chí rất mâu thuẫn nhau. Như vậy cái chỉ báo là phương tiện truyền đạt thông tin đến Con người. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý kỹ sư là phải làm cho nó thích ứng với những đặc điểm tri giác của Con người. Để giải quyết được nhiệm vụ này các nhà Tâm lý học phải nghiên cứu khả năng của các cơ quan cảm giác của Con người. Mỗi loại cảm giác đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định trong việc tiếp nhận thông tin. Vì vậy thiết kế hệ thống tín hiệu cẩn phải chú ý dến sự nhầm lẫn và thiếu chính xác của các cơ quan cảm giác trong những trường hợp nhất định để tránh những sai lầm đáng tiếc trong lao động.

Các dụng cụ chỉ báo có kim

Trong số các dụng cụ chỉ báo thị giác thì dụng cụ chỉ báo có kim giữ vai trò đặc biệt và được sử dụng rộng rãi. Chúng bao gồm ba loại: chỉ báo thông tin kiểm tra. Chỉ báo thông tin chất lượng và chỉ báo thông tin số lượng. Việc lựa chọn chỉ báo nào khi thiết kế các phương tiện kỹ thuật là do đặc điểm của thông tin cần cho người thao tác quyết định hành động. Các nhà tâm lý chú ý đến sự phụ thuộc của độ chính xác và tốc độ của việc đọc các chỉ báo vào hình dạng của thang chia độ. Người ta đã so sánh khả năng đọc và độ chính xác các thông tin của các dạng thang chia độ sau đây (hình 5.1 và bảng 5.1) và thấy được sự sai sót thông tin khi dọc.

Như vậy, theo độ chính xác của đọc, các hinh dạng của thang chia độ được xếp theo thứ tự: cửa sổ mở, hình tròn, bán nguyệt, chữ nhật ngang, chữ nhật dọc. Nhưng việc quyết định lựa chọn kiểu nào còn phụ thuộc vào vị tri đặt của các dụng cụ chỉ báo đó trong thiết bị.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí