công việc trên cơ sở các hình ảnh, bản vẽ, sơ đồ hướng dẫn...
- Ba là, khả năng suy luận là khả năng của những người thực hiện được công việc trên cơ sở suy luận từ những công việc khác hoặc từ những kiến thức khái niệm phức tạp. Những người này thường có tư duy cao, hoạt động độc lập tốt.
- Bốn là, khả năng trừu tượng hoá là khả năng của những người tiếp nhận được các khái niệm trừu tượng, thiết kế chúng thành lý luận và ứng dụng thành công trong thực tế. Loại người này có khả năng nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động trong thực tế.
Ngoài ra để có thể tuyển chọn được đúng đắn, chúng ta cần xây dựng các trắc nghiệm tâm lý tính khí Con người nhằm xác định cụ thể cá nhân có tính khí gì và phù hợp với loại nghề nghiệp gì? Công tác tuyển chọn nghề nghiệp gồm bốn bước sau:
- Thứ nhất là lập bảng yêu cầu nghề nghiệp đối với những phẩm chất cá nhân. Bảng yêu cầu này chủ yếu thể hiện các đòi hỏi về phẩm chất tâm lý cá nhân đối với nghề nghiệp để làm cơ sở cho so sánh đối chiếu sau này.
- Thứ hai là đánh giá phẩm chất tâm lý cá nhân và so sánh với yêu cầu của nghề nghiệp. Bước này có thể sử dụng các trắc nghiệm tâm lý hoặc phỏng vấn để đánh giá.
- Thứ ba là đánh giá khả năng đặc thù của người tham gia tuyển chọn. Bước này có thể tổ chức thi trình độ văn hóa, thi tay nghề, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý nghề nghiệp.
- Thứ tư là đánh giá tổng quan và ra quyết định tuyển chọn.
TƯ DUY TRONG LAO ĐỘNG.
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Khác Biệt Về Bản Sắc Nam- Nữ
- Sự Phản Ứng Sinh Lý Với Các Yếu Tố Môi Trường
- Sự Thích Nghi Của Con Người Với Kỹ Thuật Và Công Việc
- Sự Thich Nghi Của Kỹ Thuật Và Công Việc Với Con Người
- Các Hình Dạng Của Bảng Chỉ Độ Được Nghiên Cứu
- Các Loại Quả Nẳm Của Tay Gạt Có Thể Phân Biệt Bằng Xúc Giác
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
4.2.1 Khái niệm và vai trò của tư duy trong lao động
Thực tế của sản xuất đã cho thấy rằng bất kỳ một người lao động nào cũng phải trài qua một thởi kỳ học hỏi kỹ năng, kỹ xảo lao động thì mới tiến hành được công việc. Đối với công việc đơn giản thì thời gian học tập ít và đối với công việc phức tạp thì thời gian học tập nhiều. Tư duy trong lao động là quá trình hồi tưởng lại các kỹ năng, kỹ xảo lao động đã học hỏi được để thực hiện quá trình lao động, và là quá trình quan sát, tìm tòi, sáng tạo ra các kinh nghiệm lao động mới nhằm đảm bảo cho quá trình lao động đạt kết quả ngày càng cao. Quá trình học tập kỹ năng, kỹ xảo lao động của người lao động có thể thực hiện theo hai con dưởng. Một là học tập tập trung thông qua các trường lớp và bồi dưỡng kèm cặp trong sản xuất. Bằng con đưởng này người lao động tiếp nhận được các kỹ năng, kỹ xảo lao động. Hai là học tập tự giác, đây là quá trình người lao động tự học hỏi
thêm bằng nhiều hình thức như đọc sách, học tập, quan sát người khác làm việc để tiếp thu kinh nghiệm.
Để có thể biết được người lao động cần phải học gì, chúng ta phải xác định rõ hai khái niệm kỹ năng lao động và kỹ xảo lao động sau đây:
- Thứ nhất, kỹ năng lao động là toàn bộ tri thức của nghề nghiệp về mặt lý thuyết và thực hành để người lao động hiểu được những gì cần thiết cho nghề nghiệp và chuyên môn. Kỹ năng lao động được trang bị một cách có hệ thống bao gồm các loại kiến thức cơ bản sau đây:
+ Một là kiến thức cơ sở của nghề nghiệp chuyên môn là kiến thức nghề nghiệp chuyên môn dựa vào nó để xây dựng và phát triển kiến thức nghề nghiệp chuyên môn. Ví dụ các kiến thức kinh tế chuyên ngành phải lấy các kiến thức về kinh tế vi mô, vĩ mô, học thuyết kinh tế, xã hội học, Tâm lý học, quản lý khoa học... làm cơ sở.
+ Hai là, kiến thức công cụ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức mà kiến thức chuyên môn nghề nghiệp dùng nó làm các cơ sở tính toán, diễn đạt cho mình. Ví dụ như các chuyên ngành kinh tế cần các kiến thức về toán, thống kê, kế toán và soạn thảo văn bản... làm công cụ cho chuyên môn của mình.
+ Ba là, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp là kiến thức lý thuyết và thực hành để thực hiện một chuyên môn nghề nghiệp nào đó trong xã hội. Ví dụ về chuyên môn có chuyên ngành kế toán, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực. marketing... nghề nghiệp gồm có: nghề điện, điện tử, tiện. bào... Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp bao gồm 2 loại cơ bản là lý thuyết cung cấp cho những hiểu biết sâu rộng và thực hành là vận dụng lý thuyết vào giải quyết hoạt động lao động cụ thể.
+ Bốn là các kiến thức bổ trợ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức cần có để người lao động thực hiện được chuyên môn nghề nghiệp tốt hơn tạo điều kiện cho họ phản ứng nhanh nhạy và chính xác hơn trong lao động.
Tóm lại kỹ năng lao động là các nhận thức của người lao động cả về chiều rộng và chiều sâu của một chuyên môn nghề nghiệp nào đó để hình thành năng lực lao động đối với chuyên môn nghề nghiệp đó.
- Thứ hai, kỹ xảo lao động là sự thuần thục trong hoạt động lao động nào đó, thể hiện là người lao động làm được những việc gì với mức độ thuần thục bao nhiêu. Để đánh giá kỹ xảo lao động người ta đã xác định các loại công việc và mức độ phức tạp của các loại công việc mà người lao động đã làm được trong thực tế. Đây là cơ sở để giám định bằng các trắc nghiệm cụ thể, hoặc thi tay nghề người lao
động. Để đánh giá mức độ thuần thục, người ta sử dụng tiêu chuẩn hao phí thời gian thực hiện mỗi công việc. Kỹ xảo phản ánh trình độ thực tế người lao động đã thực hiện được trong lao động và được hình thành trên các cơ sở sau dây:
+ Kỹ năng đã học tập được, đây là cơ sở tiền đề cho sự phát triển kỹ xảo lao động.
+ Kinh nghiệm lao động là các kiến thức mà người lao động đã học được hoặc tích luỹ được cho bàn thân qua các hoạt động lao động.
+ Những hoạt động thực tế và về phạm vi và tần số lập lại của các hoạt động đó.
- Việc hình thành kỹ xảo thường trải qua ba giai đoạn sau đây:
+ Thứ nhất là giai đoạn lan tỏa tức là giai đoạn định hình nên các hoạt động cụ thể thông qua hàng chuỗi các phản xạ thần kinh để định hình hành động rõ ràng.
+ Thứ hai là giai đoạn hình thành kỹ xảo là giai đoạn định hình hành động lao động một cách rõ ràng và chuyển từ các lan tỏa thần kinh thành dòng xung động thần kinh có định hướng và lưu giữ những hình ảnh của hành động trong não bộ. Giai đoạn này có liên hệ sóng đôi giữa tư duy ngôn ngữ và tư duy cụ thể, đến đây kinh nghiệm được hình thành.
+ Thứ ba là giai đoạn hình thành kỹ xảo tự động là giai đoạn kỹ xảo được lặp đi lặp lại đến thuần thục cao. Giai đoạn này không thường trực sóng đôi giữa tư duy ngôn ngữ và tư duy cụ thể, nó dưởng như nhập với nhau làm một và tạo thành thói quen lao động có tính chất tự động.
Tư duy lao động có vai trò to lớn đối với người lao động. Không có tư duy lao động thì không có hoạt động lao động. Do vậy việc tạo ra kỹ năng, kỹ xảo lao động cao là tiên đề cho tư duy lao động tốt. Song thực tế cho thấy tư duy lao động có được phát huy triệt để hay không còn phải tuỳ thuộc vào điều kiện khai thác nó vào trong hoạt động lao động thế nào. Mức khai thác của tư duy phụ thuộc vào sử dụng người lao động trong thực tế ra sao. Do vậy khai thác tối đa tư duy của người lao động là một đòi hỏi lớn của tính hiệu quả. Thực tế cho thấy việc khai thác tư duy lao động ở mức quá thấp không những dẫn đến lãng phí lao động, mà còn dẫn đến này sinh tinh thần thái độ lao động tiêu cực
4.2.2 Quá trình tư duy trong lao động
Như trên ta đã chỉ ra quá trình tư duy bao gồm 2 quá trình cơ bản là quá trình hồi tưởng lại các kỹ năng, kỹ xảo lao động đã có để thực hiện các hoạt động lao động và quá trình tạo ra kinh nghiệm lao động mới.
a. Quá trình hồi tưởng lại các kỹ năng kỹ xảo lao động
Con người đã tiếp nhận được tri thức và kinh nghiệm để hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo lao động. Kỹ năng, kỹ xảo lao động đó chỉ được bộc lộ ra khi có tình huống lao động cụ thể. Do vậy quá trình hồi tưởng lại các kỹ năng kỹ xảo để thực hiện các hoạt động lao động là quá trình sử dụng các hình ảnh của hoạt động lao động đã lưu giữ trong trí nhớ Con người vào tình huống lao động cụ thể và thực hiện hoạt động đó trong thực tế. Quả trình này chỉ xảy ra trong các điều kiện cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, xác định tình huống lao động rõ ràng, đây là quá trình xác định chức năng, nhiệm vụ, bổn phận và các chỉ tiêu lao động cho công việc trong tình huống lao động đó. Tình huống lao động là cơ sở để định hình nên tư duy lao động. Do vậy tình huống lao động không rõ ràng sẽ dẫn đến (định hình tư duy lao động không rõ ràng, các phản ứng lao động trong tư duy hình thành lộn xộn. Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả lao động.
- Thứ hai xác định môi trường lao động cụ thể, đây là xác định đầy đủ các yếu tố về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị đã sẵn sàng phục vụ cho hoạt động lao động của Con người. Trong điều kiện môi trường lao động cụ thể, người lao động định hướng được phương pháp lao động rõ ràng trong tư duy. Do đó làm cho quá trình lao động thực hiện được thuận lợi. Ngược lại trong điều kiện môi trường lao động không rõ ràng, người lao động không thể định hình phương pháp lao động trong tư duy, vậy nên không thể tiến hành lao động được, chỉ khi nào có đủ diêu kiện môi trường lao động thì mới định hình rõ tư duy lao động.
Để phát huy được quá trình hồi tưởng kỹ năng, kỹ xảo lao động, chúng ta phải hiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác tư duy. Quá trình khai thác tư duy phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Một là mức độ yêu cầu cao đối với nhiệm vụ và sự gia tăng mức độ này. Trong thực tế, nhiệm vụ của người lao động nên đặt ra ở mức độ ngày càng cao để tạo ra những kích thích với tư duy và phá vỡ kỹ xảo lao động cũ giúp hình thành nên kỹ xảo lao động mới có trình độ cao hơn.
- Hai là trạng thái tinh thần người lao động là yếu tố hết sức quan trọng đối với tư duy lao động. Ở trạng thái tinh thần tốt , người lao động không bị ức chế, tư duy lao động tốt và ngược lại khi trạng thái tinh thần xấu, các ức chế dập tắt từng phần hoặc toàn bộ các hưng phấn lao động làm cho tư duy lao động khó khăn và kết quả là năng suất thấp, sai sót lao động xảy ra làm chất lượng sản phẩm giảm và khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động cao.
- Ba là điều kiện lao động là yếu tố tác động của môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ. tiếng ồn, bụi... Các yếu tố này thường gây ra các ức chế đối với tư duy.
- Bốn là tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một trong các hoạt động tạo ra môi trường lao động. Nếu tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt sẽ gây nen hưng phấn lao động và tạo điều kiện cho tư duy lao động tốt và ngược lại nêu tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt sẽ gây ra các ức chế đối với tư duy lao động.
- Năm là sự kích thích với lao động: Nếu người lao động được kích thích một cách hợp lý thì tinh thần thái độ lao động tốt và họ hăng say, hứng thú với lao động để đạt được thành tích cao. Ngược lại thì sẽ dẫn đến hàng loạt các ức chế với tư duy lao động.
Các yếu tố ành hưởng trên cho thấy rằng để tạo điều kiện khai thác cao tư duy trong lao động, người lãnh đạo phải hiểu và chuẩn bị một cách đầy đủ các yếu tố trước lao động để cho các yếu tố lao động xảy ra được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
b. Quá trình tạo ra kinh nghiệm lao động mới
Trong thực tế hoạt động, người lao động luôn luôn nâng cao được kinh nghiệm lao động của mình biểu hiện thực tế là kỹ xảo lao động được nâng cao và kỹ năng xử lý các tình huống cũng được mở rộng. Quá trình tạo ra kinh nghiệm lao động mới là quá trình nâng cao kỹ xảo lao động và kỹ năng xử lý các tình huống lao động xảy ra trong thực tế. Việc hình thành kinh nghiệm lao động mới do các yếu tố tiền đề cơ bản sau đây quyết định:
- Thứ nhất sự thay đổi nhiệm vụ lao động: Đây là điểm khởi đầu làm cho kỹ xảo lao động cũ bị phá đi và hình thành nên kỹ xảo lao động mới thích ứng với nhiệm vụ mới. Khi nhiệm vụ lao động thay đổi người lao động dựa vào kỹ năng, kỹ xảo lao động cũ định hình nên phương pháp làm việc tốt nhất để thực hiện công việc và đây là cơ sử để tạo ra kỹ xảo lao động mới.
- Thứ hai, sự thay đổi môi trường lao động Sự thay đổi môi trường lao động thường do các yếu tố dẫn đến là: thay đổi thiết bị. thay đổi dụng cụ, thay đổi nguyên nhiên vật liệu. Khi môi trường lao động, thay đổi người lao động phải tạo ra phương pháp làm việc mới thích ứng với môi trường mới và do vậy tạo nên kinh nghiệm lao động mới.
- Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có phương pháp làm việc mới tiên tiên hơn hoặc có sự điều chỉnh, chỉnh lý phương pháp làm việc cũ vừa làm cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Phương pháp làm việc mới ra đởi đây là kinh nghiệm lao động mới.
- Thứ tư hoàn thiện thực tế sản suất: Đây là yếu tố loại bỏ các bất hợp lý trong lao động bằng nhiều hình thức như: tối ưu hoá phương pháp lao động, cải tiến tổ chức
phục vụ nơi làm việc... Tất cả các yếu tố này đều dẫn đến hoàn thiện phương pháp làm việc hoặc tạo ra phương pháp làm việc mới.
Đế tạo ra kinh nghiệm lao động mới các tổ chức sử dụng lao động phải giải quyết tôt ba vấn đề sau: Phải tạo ra các điều kiện tiền đề để người lao động thay đổi phương pháp lao động; Phải tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ cho sự thay đồi phương pháp lao động, đặc biệt là có sự động viên, khuyến khích tinh thần đối với người lao động; Phải có phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật thường xuyên và sâu rộng, phải có hệ thống nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc các sáng kiển cải tiến kỹ thuật đó.
4.2.3 Tư duy sáng tạo trong lao động
Sự hình thành kinh nghiệm mới trong lao động là bậc thấp của tư duy sáng tạo, nó biểu hiện dưới hai cách là: người lao động tạo ra phương pháp làm việc mới tiến bộ hơn do sự thay đổi nào đó của lao động, và người lao động học hỏi được kinh nghiệm của người khác để có được kinh nghiệm mới. Do vậy kinh nghiệm mới chỉ giúp cho người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong lao động, giúp họ nâng cao được kỹ năng, kỹ xảo lao động cho bản thân. Còn tư duy sáng tạo trong lao động là quá trình sáng tạo ra cái mới- cái có ý nghĩa trong lao động nhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng mới và năng suất lao động cao, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Để thấy rõ được tư duy sáng tạo trong lao động chúng ta phải xem xét đến hai điều kiện của sáng tạo là: Phải tạo ra cái mới là sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường hoặc sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, hoặc là tạo ra phương pháp làm việc mới để có được năng suất và chất lượng cao; Phải tạo ra một sự thay đổỉ có hiệu quả trong sản xuất, những cái mới đó phải có tác dụng nhất định và phải mang lại hiệu quả cụ thể có thể tính toán được.
Tư duy sáng tạo trong lao động là cơ sở tồn tại và phát triển của các tổ chức, nó làm cho tổ chức luôn thích ứng cao đối với môi trường biến đôi. Thực tế đã chỉ ra rằng các đơn vị chú trọng đến tư duy sáng tạo trong lao động là các đơn vị đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường. Do vậy việc khuyến khích tư duy sáng tạo trong lao động là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị. Để khuyến khích được tư duy sáng tạo trong lao động chúng ta cần xem xét đến các vấn đề cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, phát hiện vấn đề và đề xuất vấn đề sáng tạo. Người lao động khi làm việc họ luôn va vấp với vấn đề thực tế và luôn phải giải quyết vấn đề thực tế. Họ là người hiểu rõ những hợp lý và bất hợp của công tác quản lý nói chung và công tác thực hiện nói riêng. Do vậy tổ chức phải có cơ chế thông tin thích hợp để phát hiện vấn đề và khuyến khích người lao động nêu vấn đề sáng tạo cho người có trách nhiệm biết.
- Thứ hai, trao đổi với người lao động và thống nhất chương trình nghiên cứu sáng tạo.
- Thứ ba, tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho quá trình nghiên cứu sáng tạo. Nếu cần có cơ sở thí nghiệm hoặc thực nghiệm trong thực tế thì phải lập chương trình kết hợp trong thời gian sản xuất.
- Thứ tư, xây dựng thành dự án sáng tạo và tính toán hiệu quả kinh tể, đánh giá tính khả thi.
- Thứ năm, xác định các giải pháp cần thiết để áp dụng dự án sáng tạo.
- Thứ sáu, áp dụng dự án vào thực tế và đánh giá hiệu quả thực tế của dự án.
Tư duy sáng tạo trong lao động thể hiện thành tích lớn của người lao động, vì vậy cần phải có chế độ khuyến khích thích đáng và đánh giá thành tích đầy đủ để động viên khuyến khích mọi người tham gia.
VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGHỀ.
4.3.1 Những quy luật nhận thức trong đào tạo nghề
Hình thành nên trình độ nghề nghiệp bao gồm có kỹ năng, kỹ xảo nghề. Những nhận thức của nghề được đào tạo qua các trường lớp hoặc kèm cặp trong sản xuất, Người lao động vận dụng nhận thức đó để thực hiện công việc cho đến thuần thục trong phạm vi nhất định của nghề nghiệp. Phạm vi nghề rộng còn gọi là nghề tổng hợp, phạm vi nghề hẹp gọi là nghề chuyên môn hoá. Do vậy các nhà đào tạo nghề cần chú ý đến hai quy luật tâm lý của nhận thức là quy luật đỉnh và quy luật giao thoa kiến thức.
- Thứ nhất quy luật đỉnh của nhận thức thể hiện ở kỹ năng nghề nghiệp cao nhất, toàn diện nhất là sau khi được đào tạo xong ở một bậc nhất định của nghề nghiệp. Sau khi ra làm việc kỹ năng nghề có xu thế giảm đi và kỹ xảo nghề có xu thế tăng lên. Nếu muốn nâng cao kỹ năng nghề lên bậc cao hơn phải có thời gian học hỏi và củng cố lại kỹ năng nghề đã có. Sự suy giảm của kỹ năng nghề phụ thuộc vào hai yếu tố là phạm vi công việc thực hiện của nghề và tần suất lặp lại của các công việc đó. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do học nghề thì nhiều, rộng cả lý thuyết lẫn thực hành. Sau khi ra làm việc chi sử dụng phạm vi nghề hẹp liên quan trực tiếp đến các công việc được giao thực hiện trong nghề. Quy luật trên cho ta thấy đào tạo nghề cần phải đáp ứng hai yêu cầu sau:
+ Một là phải đào tạo giai đoạn cơ bản của nghề trước và sau đó thử tự đào tạo bổ túc nâng cao trình độ lành nghề theo nhiều giai đoạn để người lao động có được kỹ năng, kỹ xảo nghề vững chắc đến đỉnh cao của nghề.
+ Hai là đào tạo phải kết hợp với sử dụng nghề trong thực tế. Người sử dụng nghề cần phải được luân phiên các công việc để tạo ra diện nghề nghiệp rộng, củng cố vững chắc được kỹ năng nghề.
- Thứ hai quy luật giao thoa kiến thức thể hiện ở sự kế thừa kiến thức giữa các môn học để phát triển kiến thức đến giai đoạn cao của kỹ năng nghề. Kỹ năng nghề có rất nhiều môn học hợp thành một hê thống kiến thức mà người học phải thứ tự tiếp nhận nó để nâng cao dần kỹ năng nghề. Thông thường người ta sắp xếp các môn cơ bản chung - công cụ - cơ sở nghề - bổ trợ nghề - nghề nghiệp theo một trật tự lôgic lấy môn nọ làm tiền đề tri thức nhận thức môn học kia. Nếu người thiết lập chương trình thực hiện đúng logic trên sẽ tạo ra hậu thuẫn tiền đề tri thức cho học sinh trong logic nhận thức. Từ quy luật này chúng ta đặt ra hai vấn đề cơ bản cho đào tạo nghề sau đây:
+ Một là phải thiết lập chương trình đào tạo theo một lô gíc các môn học phù hợp với lôgíc nhận thức và lôgíc tri thức kỹ năng nghề.
+ Hai là giáo viên cần phải định hướng lôgic tri thức theo hệ thống phát triển từ thấp tới cao để cho người học biết được và tạo dựng kỹ năng nghề cho mình. Đặc biệt cần phải chỉ cho người học giao thoa chương trình từ môn học này sang môn học khác. Ví dụ, quy luật cung cầu trên thị trường của kinh tế học vi mô sẽ được vận dụng để nghiên cứu quy luật cung cầu lao động trong kinh tế nguồn nhân lực.
4.3.2 Loại hình đào tạo và phương pháp dạy nghề
a. Loại hình đào tạo nghề
Đào tạo là các quá trình giáo dục nghề nghiệp cho người lao động để đảm bảo khả năng làm việc của họ ở lĩnh vực nghề nghiệp đó. Nghề là một hình thức phân công lao động và được biểu thị băng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương tự như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng.
Đào tạo nghề là quá trình giáo dục nghề nghiệp cho người lao động để họ tích luỹ được kỹ năng, kỹ xảo. yêu cầu của nghề nghiệp cũng như các yêu cầu của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay có các loại hình đào tạo nghề cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, dạy nghề là quá trình trang bị cho người lao động những kiến thức tối thiều, các kỹ xảo nghề cần có và những đặc điểm nhân cách để thực hiện tốt một nghề nhất định.