nhiều và xuất hiện sự sai sỏt trong lao động. Biểu hiện trong giai đoạn này là năng suàt lao động giảm mạnh và phế phẩm tăng. Giai đoạn này xảy ra một chút phải cho người lao động nghỉ, nếu không nghỉ sẽ chuyển sang giai đoạn bảy.
- Giai đoan 7 là giai đoạn kiệt quệ. Trong giai đoạn này khả năng làm việc giảm mạnh và sai sót lao động thường xuyên xảy ra. Biểu hiện là năng suất lao động giảm, phế phẩm tăng và nguy cơ tai nạn lao động xảy ra lớn. Nếu không được nghỉ thì trong một thời gian ngắn sau người lao động không làm việc được hoàn toàn.
Bảy giai đoạn trên được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sự thay đổi khả năng làm việc
Nghiên cứu khả năng làm việc trong tháng, về nguyên tắc, người lao động đã hao phí thể lực và trí lực trong ngày để thực hiện quá trình, lao động phải được bù trừ tuyệt đối bằng nghỉ ngơi và ăn uống để sức lao động trở lại bình thường ngày hôm sau. Song trong thực tế, do nhiều yếu tố tác động nên người lao động không phục hồi được sức lao động đă hao phí hoàn toàn. Vì vậy, họ thường bị giảm khả năng lao động ở cuối tuần hoặc cuối tháng. Việc nghiên cứu khả năng làm việc tuần hoặc tháng sẽ giúp cho chúng ta thấy được tính tối ưu của chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ngày, các yếu tố ành hưởng khác tới sức khoẻ người lao động như: cưởng độ lao động, hoàn cảnh gia đình... Để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu khà năng làm việc tuần hoặc tháng của người lao động, để có giải pháp quản lý lao động có hiệu quả.
2.2.3 Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
Sau một thời gian làm việc, mệt mỏi xuất hiện làm giảm khả năng làm việc là tất yếu của bất kỳ công việc nào. Các giải pháp khắc phục tình trạng trên phải đạt được hai mục đích sau đây: duy trì khả năng làm việc ổn định ở một mức độ nhất định để đảm bảo chỉ tiêu năng suất lao động; loại trừ mệt mỏi triệt để, không để lại dư âm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Các nhà tâm lý học cho rằng giải pháp cơ bản để đạt được
hai mục tiêu đó là xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý là sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho khả năng làm việc ổn định ở mức độ nhất định và bảo vệ sức khoẻ người lao động. Khi xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải phù hợp với các dạng lao động nhất định.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức lao động và tổ chức sản xuất. Thực hiện nguyên tắc này cần đảm bảo không được ngừng làm việc vô cớ trái với quy định của kỹ thuật và tổ chức, không được phép làm xáo trộn và đình trệ sản xuất, phải duy trì nhịp độ sản xuất ở mức độ nhất định.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải đảm bảo tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải loại trừ triệt để dư âm của mệt mỏi đối với người lao động. Tức là sau khi nghỉ ngơi phải phục hồi lại sức lao động hoàn toàn.
Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Phân nhóm các loại lao động theo không gian và đặc điểm của công việc. Việc phân nhóm này dựa vào 4 chỉ tiêu là: không gian làm việc tức là phạm vi của sản xuất hay dịch vụ diễn ra; mức độ hao phí về thể lực đối với thực hiện công việc; mức độ căng thẳng thần kinh trong thực hiện công việc và điều kiện lao động như: độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ...
- Bước 2: Khảo sát khả năng làm việc của một số công việc điển hình của nhóm. Việc khảo sát này cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:
+ Một là phải xác định rõ thời gian hao phí cho các giai đoạn diễn biến của khả năng làm việc.
+ Hai là phải xác định nguyên nhân dẫn đến hao phí thời gian đó và có nhận định về tính hợp lý của các hao phi thời gian cho các giai đoạn.
+ Ba là vẽ đồ thị khả năng làm việc của các công việc khảo sát được.
- Bước 3: Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý bằng cách xác định các loại thời gian hao phí cho làm việc và nghỉ ngơi cho nhóm công việc đã xác định.
+ Xác định thời gian hao phí cho các giai đoạn khác nhau của khả năng làm việc. Khi xác định các loại thời gian này chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau: Thời gian hao phí thực tế đã xác định được trong khảo sát khả năng làm việc; các yếu tố về tổ chức lao động như: tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động, các yếu tố
về dụng cụ và thiết bị; các giới hạn về sinh lý như nhịp lim, nhịp thở, lực sử dụng ở các bộ phận cơ thể; các giới hạn về tâm lý như: thời gian cần thiết để hướng chú ý vào công việc, tinh thần, thái độ lao động, sự đòi hỏi mức độ trách nhiệm với công việc v.v. ..
+ Xác định thời gian nghỉ ngơi cần thiết dựa vào các yếu tố cơ bản sau đây: Thời gian cần thiết để phục hồi các chức năng sinh lý cần thiết (hiện nay chủ yếu dựa vào thời gian cần thiết để phục hồi nhịp tim và nhịp thở); hình thức nghỉ ngơi; điều kiện vật chất cho nghỉ ngơi; tổ chức sản xuất của đơn vị tức là thời gian bắt đầu, kết thúc, nghỉ ăn giữa ca của thời gian làm việc trong ngày.
+ Xác định số lần nghỉ ngơi trong ngày làm việc dựa vào thời gian nghỉ đã xác định và tổ chức sản xuất của đơn vị.
- Bước 4: Vẽ đồ thị thể hiện khả năng làm việc trong chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồ thị này giúp cho ta hiểu một cách cụ thể rõ ràng chế độ làm việc và nghỉ ngơi, thấy được mức độ của khả năng làm việc diễn ra trong ngày.
Lêman đưa ra cách tính thời gian nghỉ với lao động có hao phí thể lực lớn hơn 4kcal/phút.
Hình 2.2: Tiêu chuẩn nghỉ giải lao để thanh toán mệt mỏi
Số lần và thời gian nghỉ | Hình thức nghỉ | |
Nhẹ về thể lực, căng thăng thần kinh vừa phải | 2 lần nghỉ mỗi lần 5 phút vào sau 2 giở làm việc và trước 1.5 giở kết thúc. | Thể dục sản xuất 2 lần trong ngày |
Công việc trung bình về thể lực, có căng thẳng thần kinh | Nghỉ 2 lần mỗi lần 10 phút sau 2 giở làm việc và trước 1,5 giở kết thúc. | Thể dục sản xuất 2 lần mỗi lần 5 phút |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Tâm Lý Của Quá Trình Phân Công Và Hiệp Tác Lao Động.
- Giới Hạn Tâm Lý Của Phân Công Và Hiệp Tác Lao Động
- Đặc Điểm Tâm Lý Chung Của Những Người Lao Động Cấp Dưới
- Lý Thuyết Khác Biệt Về Bản Sắc Nam- Nữ
- Sự Phản Ứng Sinh Lý Với Các Yếu Tố Môi Trường
- Sự Thích Nghi Của Con Người Với Kỹ Thuật Và Công Việc
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Số lần và thời gian nghỉ | Hình thức nghỉ | |
Công việc không đòi hỏi thể lực, có tính đơn điệu, không thuận tiện về tư thế lao động và tốc độ làm việc cao. | Nghỉ 4 lần mỗi lần 5 phút cứ sau 1,5 giở cho nghi | Thể dục sản xuất 2 lẩn còn 2 lẩn cho vận động nhẹ |
Công việc đòi hỏi thể lực lớn cãng thăng thần kinh lớn | Nghỉ 3 lần mỗi lần 18 phút | Nghỉ yêu tĩnh hoặc khởi động nhẹ. |
Công việc có mức căng thẳng thần kinh và thể lực lớn và có điều kiện lao động không tốt | Mỗi giở giải lao 1 lần có 2 lần nghỉ 10 phút còn các lần khác 5 phút | Thể dục sản xuất 2 lần |
Công việc đòi hỏi thề lực lớn căng thăng thần kinh lớn, điều kiện lao động không tốt | Mỗi giở nghi giải lao 8- 10 phút | Nghỉ yên ũnh |
Công việc thể lực lớn, căng thẳng thần kinh lớn và điều kiện lao động xấu | Cứ nửa giở cho nghỉ 5 phút | Nghỉ yên tĩnh |
Đòi hỏi thể lực lớn điều kiện lao động xấu | Nghỉ 12-15 phút mỗi giở làm việc | Nghỉ yên tĩnh |
Điều kiện tốt, thể lực thấp nhưng căng thang thẩn kinh lớn | Nghỉ 5 phút một lần sáng và chiều nghi 2 lằn | Thể dục hô hấp |
Lao động đòi hỏi sự căng thãng lớn các chức nàng tư duy | Mỗi giở nghỉ 5 phút | Tập thể dục các hoạt động toàn cơ thể |
Loại công việc
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn nghỉ giải lao để thanh toán mệt mỏi
- Bước 5: Xác định các biện pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã đưa ra các kết luận cần thiết giúp chúng ta xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cho các loại lao động đòi hỏi mức căng thẳng thể lực và thần kinh không cao trong điều kiện lao động bình thường như sau:
- Giải lao lần đầu mang tính chất dự phòng nên nghỉ khi bắt đầu làm việc được từ 1,5
- 2giở.
- Nửa ngày đầu làm việc nên bố trí giải lao 1 lần.
- Nửa ngày làm việc sau nên có số lần giải lao nhiều hơn nửa ngày làm việc đầu.Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, điều kiện làm việc tốt xấu mà xác định thời gian nghỉ dài hay ngắn phù hợp với điều kiện cụ thể.
Hình 2.3: Đường cong điển hình của khả năng làm việc trong ngày
TÂM LÝ THẨM MỸ TRONG SẢN XUẤT.
2.3.1 Tâm lý màu sắc trong sản xuất
Các công trình nghiên cứu tâm lý và sinh lý học hiện đại cho rằng Con người thu nhận một khối lượng các ấn tượng nhiều nhất thông qua cơ quan thị giác. Theo AX.Đovơrơkin và RP.Polilâycơ (1966) thì Con người tiếp nhận đến 90% thông tin từ bên ngoài qua thị giác. Do vậy phải tạo ra môi trường xung quanh Con người với sự phối màu hợp lý sẽ tạo ra tâm lý tốt thông qua tiếp nhận của thị giác. Trong thực tế sản xuất, các nhà tâm lý lao động đã sử dụng phối màu nhằm tạo ra kích thích tâm lý để nâng cao năng suất lao động. Sử dụng màu sắc thích hợp đã gây được hứng thú trong sản xuất, kích thích khá năng làm việc cao, làm cho tăng năng suất lao động khoảng 20% và có khi hơn thế. Ví dụ, ở nước Đức sơn các dụng cụ lao động hợp lý đã giảm thời gian tìm kiếm xuống 22%, làm tăng độ phản chiếu của bàn máy 10% dẫn đến tăng năng suất 25%.
Màu sắc đã tạo ra kích thích tâm lý của Con người cả về 2 phía tích cực và tiêu cực. Chúng ta phải hiểu rõ được các tác động đó để có thể ứng dụng nó một cách hợp lý vào sản xuất. Theo M.Đêriberi thì tác dụng tâm lý của màu sắc đến Con người như sau:
- Màu đó chói là màu gây cảm giác nóng, có sức kích thích, bức xạ mạnh làm tăng sức căng của các bắp cơ, tăng huyết áp và nhịp thở. Màu đỏ là màu của sinh lực và hành động do vậy nó ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý theo hướng đó.
- Màu da cam là màu rực rỡ, dễ bị gây cảm giác hăng say vì màu này vừa có tác dụng hun nóng, vừa có tác dụng kích thích.
- Màu vàng là màu của vui tươi, sảng khoái. Màu này có độ sáng cao nhất trong quang phổ, nó gây kích thích mạnh đối với thị giác, màu vàng có khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng.
- Màu xanh lá cây là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là màu tươi mát, làm cho trí óc được thư thái, làm tăng tính kiên nhẫn của Con người.
- Màu xám là màu của lạnh lẽo và cảm giác nặng nề, nó gây nên ức chế của sự hoạt động thần kinh và có tâm trạng đề phòng, hoài nghi, hoang mang dao động.
- Màu đen là màu của lạnh lẽo và cảm giác nặng nề, nó có tác động cũng giống như màu xám.
Sự tác động của màu sắc đến các yếu tố của tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xác định theo Bảng 2.5 và 2.6 sau:
Hiệu ứng sinh lý | Hiệu ứng tâm lý | Hệ số phản chiếu | Ý nghĩa trong công việc | |
Đỏ | Tăng huyết áp. trương lực cơ, tăng hô hấp | Màu nóng, kích thích, cảm giác gần, không yên tĩnh | 13 % | Nguy hiểm, bức xạ, năng lượng nguyên tử. dừng lại |
Da cam | Tăng nhịp tim, giữ huyết áp, tạo thuận lợi tiết dịch dạ dầy | Màu rất nóng, cảm giác rất gần, kích thích, hoạt ho á | 25 % | Nguy hiềm, gần với nhiệt độ cao, thông báo chú ý nguy hiểm |
Vàng | Ảnh hưởng bình thường tới tim mạch, kích thích mắt và thần kinh | Màu rất nóng, vui, năng động, cảm giác gần | 75 % | Nguy hiếm cơ học, sơn những vật sắc. nhọn, sơn động cơ máy, sơn, các điềm nguy hiểm, thông báo chú ý |
Lục | Giảm huyết áp, buồn ngủ | Màu rất lạnh, rất trầm, cảm giác xa | 52 % | Màu an toàn, thông báo an toàn |
Lam | Giảm huyết áp, giảm trương lực cơ, giảm hô hầp và nhịp tim | Máu lạnh, nghi ngơi, trầm, cảm giác xa, nếu quá sẽ trầm uất | 35 % | Tạm thời không nguy hiểm, thông báo cho phép cầm nhưng cần chú ý |
Tím | Tăng độ chịu đựng về tim mạch, tăng dộ chịu đựng của phổi | Máu lạnh, kích thích, không yên tĩnh, cảm giác mạnh |
Bảng 2.5: Các hiệu ứng, tương quan phản chiếu và ý nghĩa
Khi sử dụng màu sác chung ta phải tuân thur các nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng màu sắc để gây ra các cảm giác về nhiệt độ: Với nguyên tắc này, các khu
làm việc có nhiệt độ cao phải sơn màu xanh lá cây, màu xanh lơ, ngược lại với các khu làm việc lạnh thì phải sơn màu kích thích như đỏ, da cam, vàng.
- Sử dụng màu sắc để tạo ra cảm giác về trọng lượng: Theo nguyên tắc này, các vật thể phải di chuyển có trọng lượng lớn nên dùng màu trắng hoặc xám sáng.
Tác động tâm lý liên tưởng (cảm giác) cho con người | |||||||||
Kích thích hoạt động | Tâm hàn nặng nề | Tâm hồn thanh thản | Nóng | Lạnh | Nhẹ | Nặng | Xa | Gần | |
Trắng | X | X | |||||||
Xám sáng | X | ||||||||
Xám tối | X | X | |||||||
Đen | X | X | |||||||
Đỏ | X | X | X | ||||||
Da cam | X | X | X | ||||||
Vàng | X | X | X | X | |||||
Lục | X | X | X | ||||||
Lam | X | X | X | X | |||||
Chàm | X | X | X | ||||||
Tím | X | X | X | X |
Bảng 2.6: Các ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý
- Sử dụng màu sắc để tăng độ phản chiếu trong môi trường lao động: Theo nguyên tắc này thì chỗ có chiếu sáng kém thì dùng màu có độ phản chiếu cao và chỗ chiếu sáng cao thì dùng màu có độ phản chiếu thấp. Chúng ta sử dụng tiêu chuẩn độ phản chiếu ánh sáng bảng 2.7.
Hệ số phản chiếu (%) | |
Trắng | 85 |
Vàng sáng, kem sáng, xám sáng | 75 |
Xanh da trởi sáng, xanh lá cây sáng,vàng vừa phải | 65 |
Xanh lá cây vừa phải | 62 |
Xám thẫm | 20 |
Nâu thảm | 10 |
Xanh lơ thẫm | 7 |
Hệ số phản chiếu (%) | |
Đỏ tươi | 29 |
Đỏ tối | 10 |
Xanh biển tối | 10 |
Đen | 4 |
Màu
Bảng 2.7: Hệ số phản chiếu của một số màu thông dụng
- Sử dụng màu sắc để kích thích hoạt động lao động: Theo nguyên tắc này, các hoạt động lao động trí óc và chân tay có sự chú ý cao thì thường dùng màu sắc lạnh mát và thanh thản như xanh lá cây, xanh da trởi, xanh da trởi nhạt để làm dịu mát, trong các điều kiện khác cần kích thích thì dùng vàng sáng, da cam sáng...
- Sử dụng màu sắc để làm nền: Trong trường hợp này, chúng ta cần sử dụng nền của môi trường lao động, màu cho các loại dụng cụ lao động và các điều khiển thiết bị. Nền của môi trường lao động cần phải đảm bảo tiêu chuẩn hệ số phản chiêu tối ưu là:
+ Trần nhà từ 70 - 85%,
+ Tưởng phía trên 60 - 85%,
+ Sàn nhà 30 - 50%,
+ Tưởng phía dưới 50 - 65%,
+ Gỗ và các trang bị 50 - 65%,
- Sơn các nút bấm và các cần điều khiển phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế sau:
Nút bấm
+ Màu đỏ chỉ sự dừng lại vì trục trặc máy.
+ Màu vàng chỉ sự di chuyển hay để ngừng.
+ Màu xanh cho động cơ chạy.
+ Màu trắng và da trởi để thực hiện các thao tác phụ.
Đèn tín hiệu
+ Màu đỏ đề phòng khả năng hỏng hóc, quá tải.
+ Màu vàng báo trước đại lượng tới hạn.
+ Màu xanh lá cây chỉ trạng thái bình thường.