Lý Thuyết Khác Biệt Về Bản Sắc Nam- Nữ

+ Màu xanh nước biển chỉ các âm cực.

- Ngoài ra màu sắc còn dùng sơn các dụng cụ lao động để phân biệt các loại khác nhau.

- Dùng màu sắc để ngăn ngừa tai nạn: Người ta thường dùng các màu sắc và hình vẽ để báo hiệu cho người lao động các loại nguy hiểm để không được tới gần hay đề phòng khi làm việc như: Sơn màu đỏ đối với các ống dẫn khí nóng và các nhiên liệu dễ cháy, những khu vực có nguy hiểm chuyển động thường sơn màu xám đen...

Tóm lại màu sắc có vai trò rất lớn đối với tâm lý người lao động do vậy chúng ta phải hết sức chú ý sử dụng nó một cách hợp lý để góp phần nâng cao năng suất lao động.

2.3.2 Tâm lý âm nhạc trong sản xuất

Ảnh hưởng của âm nhạc đến trạng thái hưng phấn và hoạt động lao động của Con người đã được nhận biết từ rất lâu. Những người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã biết sử dụng âm nhạc như một phương tiện chữa bệnh và gây trương lực để nâng cao tinh thần và tâm trạng của bệnh nhân. Ngày nay nền nghệ thuật âm nhạc thế giới có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của nhân dân toàn thế giới nói chung. Với những bài ca trữ tình, các bài hát ca ngợi cuộc sống, hoà bình, tình yêu và hạnh phúc, âm nhạc đã mang lại hạnh phúc lớn lao cho nhân loại. Ngay những năm đầu của thế kỷ thứ 20 này, nhiều nhà nghiên cứu tâm lý và âm nhạc đã sử dụng âm nhạc trong thì đấu thể thao và trong lao động nhằm kích thích hoạt động của các cầu thủ và người lao động. Âm nhạc có tác dụng rất lớn đổi với người lao động ở hai mặt là: Tạo ra một tâm trạng hưng phấn trong lao động, tạo ra nhịp độ lao động cao và ổn định trong một thời gian dài. Điều đó đã chống lại mệt mỏi và tăng khả năng làm việc. Những nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã sử dụng âm nhạc trong sản xuất và thấy rằng âm nhạc nếu sử dụng đúng sẽ làm tăng năng suất từ 7-20%. Khi sử dụng âm nhạc chúng ta cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Thứ nhất loại nhạc và thởi điểm phát: Các nhà nghiên cứu đã thống nhất thởi điểm và âm tiết của nhạc trong các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn người lao động mới đến nơi làm việc và chuẩn bị làm việc, chúng ta nên sử dụng loại nhạc có âm tiết vui, nhẹ nhàng, hoan hỉ, nhịp điệu khẩn trương để tạo nên tâm lý vui vẻ, khẩn trương cho một ngày làm việc.

+ Giai đoạn bắt đầu lao động sử dụng loại nhạc nhẹ, vui tươi với nhịp điệu chậm ban đầu và tăng dần đến mức phù hợp với nhịp điệu cao của sản xuất để kích người lao động tăng dần nhịp điệu làm việc.

+ Giai đoạn làm việc ổn định nên dùng loại nhạc êm ái, mềm mại uyển chuyển và nhẹ nhàng với nhịp đều phù hợp với nhịp điệu cao cảa sản xuất để duy trì khả năng

làm việc cao.


+ Giai đoạn xuất hiện mệt mỏi, chúng ta nên dùng nhạc êm dịu. nhẹ nhàng với nhịp điệu có xu thế giảm dần theo xu thế giảm của nhịp điệu lao động song phải cao hơn một chút so với nhịp điệu lao động giảm dần đó.

+ Giai đoạn cuối giở làm việc nên dùng loại nhạc mạnh, hào hứng, sôi động, yêu đởi, thư thái đế tạo ra tâm lý vui vẻ, tự hào và thư thái sau một ngày làm việc.

+ Giai đoạn nghỉ giải lao nên dùng những loại nhạc êm dịu, vui tươi, thư thái, nhẹ nhàng để giúp người lao động nhanh chóng phục hồi các chức năng sinh lý đã hao phí trong sản xuất.

- Thứ hai số lượng thời gian mở nhạc trong ngày làm việc: Theo các nhà nghiên cứu của Mỹ thì mở nhạc 1 giở trong ngày sẽ làm tăng năng suất 11% nếu mở nhạc 5 giở trong ngày thì năng suất lao động chỉ tăng có 3%. Từ những nghiên cứu đó các nhà tâm lý lao động đã thống nhất về số lượng và mức độ phát âm nhạc như sau:

+ Số lượng thời gian phát âm nhạc trong một ngày làm việc từ 1 giở đến 2.5 giở tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà quyết định trong khoảng đó.

+ Thời gian phát nhạc mỗi lần tối ưu là từ 15 - 25 phút và không nên phát quá 30 phút trong mỗi lần phát.

- Thứ ba những loại âm nhạc không nên sử dụng trong sản xuất: Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra các loại nhạc không được dùng trong sản xuất như:

+ Loại nhạc có cảm giác mạnh và nhịp điệu cao như nhạc rock, nhạc jazz.

+ Loại nhạc có lởi và các loại bài ca đang được hâm mộ trong xã hội, vì sẽ làm phân tán tư tưởng của người nghe.

+ Các loại nhạc buồn, bi ai với nhịp điệu chậm chạp.

- Thứ tư sự luân phiên nhạc trong sản xuất: Cảc nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta cần phải luân phiên phát các loại nhạc khác nhau trong các giai đoạn nhất định. Chúng ta không nên phát đi phát lại một bản nhạc nào đó quá nhiều lần sẽ gây ra nhàm chán. Mỗi bản nhạc nên chỉ phát 2 - 3 làn trong tuần và với khoảng thời gian dài sau mới nên dừng lại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

- Cơ sở tâm lý của quá trình phân công và hiệp tác lao động lao động;

- Cơ sở tâm lý của việc xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý

- Tâm lý thẩm mỹ trong sản xuất

CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 2

Câu 1: Yêu cầu cơ bản của tâm lý học lao động đối với công tác phân công và hiệp tác lao động?

A. Đảm bảo tính độc lập trong hoạt động

B. Đảm bảo tính chủ động trong lao động

C. Đảm bảo tính sáng tạo trong lao động

D. Đảm bảo sự hứng thú với lao động

E. Đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động

F. Tất cả các ý trên

Câu 2: Công thức sau đây áp dụng để tính thời gian nghỉ ngơi hợp lý?


A Đúng B Sai CHƯƠNG 3 TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG  Giới thiệu chương 3 1

A. Đúng

B. Sai

CHƯƠNG 3: TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG

Giới thiệu chương 3

Chương này giúp học sinh nhận thức được nguồn gốc của sự cố và tai nạn, hiểu về vai trò của tâm lý học lao động đối với công tác an toàn lao động. Biết cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động trong công việc.

Mục tiêu

Trình bày được vai trò của tâm lý học lao động, nguồn gốc của sự cố và tai nạn.

Trình bày được biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.

Áp dụng được các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động trong công việc.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 3 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 3

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 3

VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ TRONG AN TOÀN LAO ĐỘNG.

Bất cứ một cơ sở công nghiệp nào cũng được hiểu như là một hệ thống. Do việc áp dụng chương trình kỹ thuật riêng cho từng hệ thống nhất định mà các thành tố của nó (người - máy - môi trường) có những mối quan hệ với nhau tùy thuộc vào mục đích đặt ra. Sự tác động qua lại giữa các thành tố thể hiện sự vận hành của hệ thống. Người ta đã đưa ra hai hệ thống chỉ tiêu để xác định chất lượng vận hành của hệ thống là các chỉ số trực tiếp xác định kết quả của hành động theo mong muốn và các chỉ số gián tiếp tác động đến các kết quả của hành động không theo mong muốn. Dựa vào các chỉ số trên có thể xác định được hệ thống đang vận hành bình thường hay không, cố nhiên là, các chỉ số trực tiếp phản ánh mục đích đạt được của hệ thống, còn các chỉ số gián tiếp được thể hiện như là những trục trặc ảnh hưởng tới việc đạt được mục đích đã định. Theo quan điểm hệ thống, trục trặc là một hiện tượng không mong muốn thể hiện là những hoạt động đi lệch khỏi các chương trinh đã định sẵn làm giảm hiệu quả của hoạt động, cản trở đạt được mục đích đã định. Bất cứ trục trặc nào cũng có những nguyên nhân và hậu quả nhất định. Xét dưới góc độ hậu quả của nó, một hiện tượng đột biến có thể được coi là một sự trục trặc. Còn xét dưới góc độ các nguyên nhân hay nguồn gốc của nó thì sự trục trặc có thể là hậu quả của một sự trục trặc khác, đến lượt nó lại là nguyên nhân gây ra. Ở đây, căn cứ vào hậu quả ít hay nhiều, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, người ta chia trục trặc ra hai loại sự cố và tai nạn lao động. Sự cố lao động là một chỉ số của trục trặc ở mức độ nhỏ, thể hiện ở sự ngưng trệ sản xuất chút ít và người lao động hoặc doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí để điều chỉnh thì sẽ khắc phục được nhanh chóng để hệ thống hoạt động bình thường. Tai nạn lao động là một đầu ra không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc một dấu hiệu của sự trục trặc lớn trong hệ thống, được biểu hiện bằng sự tổn thất về người, máy hoặc đối tượng lao động một cách nặng nề và nghiêm trọng. Sự tổn thất về người thể hiện thấp nhất là những thương tật xảy ra và cao nhất là chết người. Sự tổn thất về máy móc thể hiện là sự hỏng hóc máy móc nặng nề đòi hỏi phải ngừng để sửa chữa. Sự tổn thất về đối tượng lao động thể hiện ở sự loại bỏ toàn bộ đôi tượng lao động đã bị hỏng. Khi tai nạn lao động xày ra thì sản xuất phải ngừng trệ và doanh nghiệp phải bỏ ra chi phi lớn để khắc phục hậu quả.

Tất cả các trục trặc của hệ thống đều là các hiện tượng mất an toàn trong lao động. Do vậy an toàn lao động là quá trình hoạt động nhằm loại trừ các sự cố và tai nạn lao động để bảo vệ sản xuất và người lao động. Trong thực tế hiện này, các sự cố và tai nạn lao động là một tổn thất lớn của các doanh nghiệp về người và của, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường để ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động, các doanh nghiệp cần quan tâm đến ba vấn đề lớn sau đây:

- Một là quy chế kỷ luật lao động và các nội quy về an toàn lao động.

- Hai là các biểu hiện tâm lý bất bình thường của người lao động trong quá trình hoạt động.

- Ba là chất lượng của máy móc, thiết bị, dụng cụ, đối tượng lao động dùng trong sản xuất.

Thực tế nghiên cứu của các nhà tâm lý lao động cho thấy các sự cố và tai nạn lao động chủ yếu liên quan đến vấn đề tâm lý của Con người (70-80%). Do vậy nghiên cứu một cách đầy đủ Tâm lý học an toàn lao động sẽ giúp chúng ta có các giải pháp tác động hữu hiệu nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra. Tâm lý học an toàn lao động có vai trò vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp thể hiện ở các điềm sau:

- Giảm các chi phí để khắc phục các sự cố và tai nạn lao động như: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí tổn thất nguyên nhiên vật liệu, chi phí do đình trệ sản xuất, chi phí cho ngày công nghỉ, chi phí điều trị người lao động, chi phí cho sản phẩm bị hỏng...

- Bảo vệ được người lao động, chống lại sự thương tổn đối với người lao động do tai nạn gây ra, đặc biệt là ngăn chặn các hiện tượng chết người và tàn phế.

- Tạo ra tâm lý yên tâm, bình an, ổn định trong lao động và giúp cho người lao động hăng hái, sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động.

Với vai trò lớn lao đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức tới công tác an toàn lao động, đưa ra các giải pháp vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt nhằm đảm bảo an toàn lao động.

NGUỒN GỐC CỦA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG.

Để có các giải pháp ngăn chặn một cách có hiệu quả các sự cố và tai nạn lao động, chúng ta cần phải nghiên cứu đầy đủ nguồn gốc của nó. Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã tập hợp, phân tích một khối lượng lớn các sự cố và tai nạn lao động đã chỉ ra sáu nhóm nguyên nhân dẫn đến các sự cố và tai nạn lao động sau đây:

3.2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân:

Con người sinh ra vốn dĩ đã khác nhau và kết hợp với điều kiện sống và phát triển khác nhau, nên họ có nhiều sự khác nhau lớn. Trong lao động, người lao động hội tụ trong nhóm và thực hiện những dạng lao động tương đối giống nhau. Do vậy sự khác nhau giữa các cá nhân là một yếu tố lớn dẫn đến các sự cố và tai nạn lao động. Sự khác nhau đó thể hiện ở các yếu tố sau:

- Thứ nhất: sự khác nhau về tâm lý giới tính: Nhà nghiên cứu Deborah Sheppard đã đưa ra lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam- Nữ như sau:


Bản sắc Nam

Bản sắc Nữ

Logic

Trực giác

Hợp lý

Tình cảm

Năng động

Phục tùng

Bạo gan

Khả năng nhận xét người khác

Sử dụng chiến lược

Tự phát

Độc lập

Tình mẫu tử

Thích cạnh tranh

Hợp tác

Người dẫn đưởng và quyết định

Người ủng hộ và trung thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Bảng 3.1: Lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam- Nữ

Với sự khác biệt về bản sắc trên đã dẫn đến tâm lý hành động khác nhau giữa hai giới và biểu hiện tâm lý đó trong hoạt động khác nhau như:

+ Đối với nam, thường bộc lộ tính ganh đua mạnh, tính năng động lớn, tính tìm tòi sáng tạo, tính mạnh bạo và thể lực trong lao động. Song nam cũng bộc lộ những nhược điểm lớn như: cẩu thả trong lao động, luộm thuộm trong hoạt động, nóng vội và thiếu tự tin. tính kiên trì thấp.

+ Đối với nữ giới có tính cách tốt như: cẩn thận, tỉ mí, cần cù trong lao động, ngăn nắp gọn gàng trong hoạt động, có sức chịu đựng tâm lý cao, có tính kièn trì lao động cao. Nhưng nữ cũng bộc lộ các nhược điểm là: an phận trong lao động, không có tính ganh đua, thương yêu đùm bọc nhau và dễ dãi với nhau.

Với sự khác biệt đó dẫn đến tỉ lệ sự cố và tai nạn lao động ở nữ thấp hơn nhiều so với nam. Theo thống kế của Đức, Ba lan, Hunggari cho thấy rằng: cứ 1000 công nhân nam thì có 71.9 trường hợp sự cố và tai nạn lao động, đối với 1000 công nhân nữ chỉ có 41,5 trường hợp. Với sự khác biệt trên, công tác tổ chức lao động khoa học cần phải bố trí công việc cho phù hợp với đặc điểm giới tính đế có thể giúp giảm bớt sự cố và tai nạn lao động. Đặc biệt là phân công lao động đan xen giữa nam và nữ để có sự phối hợp và hỗ trợ cho nhau để giảm sự cố và tai nạn lao động.

- Thứ hai: sự khác biệt về kinh nghiệm lao động: Kinh nghiệm lao động được biểu hiện là số lần lao động lặp lại ở những công việc được giao theo thời gian. Người lao động có mức độ lặp lại các hoạt động đối với công việc làm lớn bao nhiêu thì kinh nghiệm lao động càng nhiều bấy nhiêu. Kinh nghiệm lao động phụ thuộc vào hai yêu tố sau: tần suất lặp lại của các hoạt động đối với công việc, thời gian công tác (tính bằng năm). Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động cho rằng độ thuần thục trong lao động càng cao thì tai nạn và sự cố lao động càng ít và ngược lại độ thuần thục trong lao động càng thấp thì tai nạn và sự cố lao động càng cao. Nhà Tâm lý học Hung ga ri I.Balintơ và M.Murani đã thống kê năm 1960 đối với công nhân có tay nghề dưới một năm chiếm 41,5% các trường hợp tai nạn và sự cố lao động, còn năm 1961 tức một năm sau thì tỉ lệ này còn 37,7%. Với kết luận trên, các nhà tổ chức lao động khoa học cần bố trí xen kẽ giữa các loại lao động có kinh nghiệm lao động khác nhau để bổ sung cho nhau và giám sát lẫn nhau trong lao động.

- Thứ ba: sự khác biệt về tuổi tác: Các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu tâm lý lứa tuổi lao động và đi đến kết luận sau:

+ Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hướng suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm với đời sống cao hơn.

+ Độ tuổi lao động càng cao, Con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn trong hoạt động lao động.

+ Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác vởi đời sống càng cao, do vậy, họ có ý thức giữ gìn bản thân mình nhiều hơn.

+ Trong những trường hợp đối mặt với những nguy hiểm, người có độ tuổi lao động càng cao thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn, tự tin hơn trong xử lý.

Từ kết luận trên, các nhà Tâm lý học lao động đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi thanh niên đôi khi người lao động ỷ vào sức mạnh và coi khinh nguy hiểm, chủ quan trong hành động, do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động nhiều hơn. Còn khi tuổi đã cao họ thực hiện công việc một cách cẩn thận hơn, chín chắn hơm, có suy nghĩ cân nhắc trước sau và thực hiện bảo hộ lao động thường xuyên hơn, do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động ít hơn. Theo hội đồng an toàn quốc gia Mỹ, những người lái xe ô tô ở tuổi dưới 25 có khả năng gặp bất hạnh gấp hai lần những người lái xe ô tô trên tuổi 25. Từ kết luận trên, tổ chức lao động cần kết hợp bố trí đan xen giữa người lao động có tuổi nghề cao và thấp để tạo ra sự giám sát và trợ giúp lẫn nhau khi cần thiết.

- Thứ tư: xu hướng nghề nghiệp khác nhau: Xu hướng nghề nghiệp được thể hiện thông qua chỉ số về hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc. Trong thực tế. người lao động làm việc trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chịu sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024