chi phối của các yếu tố môi trường khác nhau, do vậy, mức độ hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc cũng khác nhau. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đã thống kê và phân loại mức độ hứng thú với lao động và nghề nghiệp, gần với trường hợp bất hạnh trong lao động đã đi đến kết luận sau:
+ Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người không thích nghề của mình hoặc hoàn toàn không hứng thú với công việc.
+ Những người yêu nghề, thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và có chuyên tâm đến bồi dưỡng đào tạo trình độ tay nghề của mình do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn những người khác.
Từ kết luận trên các nhà tổ chức lao động đặc biệt chú trọng tới tuyển dụng đúng người, phân công đúng việc và tạo ra hứng thú cao trong lao động.
- Thứ năm: năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn trong thực tế thường thể hiện ở trình độ lành nghề trong lao động và kinh nghiệm lao động. Các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự khác biệt năng lực chuyên môn liên quan đến sự cố và tai nạn lao động. Họ cho rằng: người lao động khi có sự am hiểu sâu và rộng về công nghệ chế tạo máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, đối tượng lao động thì họ có khả năng cao trong công việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn lao động xảy ra: mặt khác kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong thực hiện các thao tác lao động càng chính xác cao, càng làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động. Từ kết luận trên, các nhà tổ chức lao động khoa học cần phải đặc biệt chú ý nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động và phân công cho những người có trình độ tay nghề và kinh nghiệm lao động cao những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao. Đặc biệt chú ý tới phổ biến các kinh nghiệm lao động tiên tiến, chuẩn mực hóa và chính xác trong lao động để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động.
- Thứ sáu sự khác biệt tính khí: Tính khí thể hiện ở mức độ, cưởng độ, sự cân bằng trong các phản xạ của Con người đối với môi trường bên ngoài. Tính khí thường có bốn loại là: tính khí nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đặc biệt quan tâm đến hai dạng tính khí là tính khi nóng và tính khí ưu tư. Những người cỏ tính khí nóng thường có sự phản ứng mạnh, nhanh nhưng không cân bằng, do đó để xảy ra hiện tượng nóng vội, chủ quan, thiếu thận trọng trong lao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động cao hơn. Những người có tính khí ưu tư lại ngược lại có sự phản ứng chậm chạp, thiếu tính năng động, tháo vát trong xử lý các tình huống lao động cụ
thể, do vậy, thường khả năng xảy ra các sự cố và tai nạn lao động cao hơn. Từ kết luận đó, công tác tổ chức lao động phải hiểu biết rõ tính khí của từng người lao động để phân công bố trí công việc cho phù hợp để ngăn chặn tai nạn và sự cố lao động. Đặc biệt cần phân công đan xen giữa tính khí nóng với tính khí hoạt và tính khí hoạt với tính khí ưu tư để giám sát, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.
- Thứ bảy: sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức: Vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức thường được gắn với tinh thần trách nhiệm cao hay thấp. Trong thực tế hoạt động, hệ thống được tổ chức theo kiểu ràng buộc với nhau và chi phối lẫn nhau. Các vị trí khác nhau có sự giám sát lẫn nhau tạo nên hệ thống đồng bộ của hoạt động. Các nhà nghiên cứu cho rằng: người có vị trí và vai trò cao trong tổ chức thường có ý thức trách nhiệm cao hơn trong hoạt động lao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn; những người có vị trí và vai trò thấp thường có tính ỷ lại và đặc biệt có sự phản ứng đối với giám sát, do vậy, ý thức trách nhiệm thường không ổn định và khà năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động cao hon. Từ kết luận trên, các nhà tổ chức lao động cần tạo ra hệ thống giám sát chặt chẽ để nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lao động.
3.2.2 Sự mất chú ý trong lao động
Chú ý trong lao động được thể hiện ở xu hướng và mức độ tập trung ý thức của Con người vào đối tượng lao động để thực hiện các hoạt động lao động. Khi nghiên cứu các sự cố và tai nạn lao động, các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã phát hiện ra rằng rất nhiều các trường hợp sự cố và tai nạn lao động là do mất chú ý tạm thởi trong lao động- Sự mất chú ý tạm thởi này thể hiện sự chú ý vào đối tượng lao động mất đi do sự chú ý vào đối tượng khác chiếm mất. Sự mất chú ý tạm thởi trong lao động thường xảy ra trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tâm Lý Chung Của Những Người Lao Động Cấp Dưới
- Tiêu Chuẩn Nghỉ Giải Lao Để Thanh Toán Mệt Mỏi
- Lý Thuyết Khác Biệt Về Bản Sắc Nam- Nữ
- Sự Thích Nghi Của Con Người Với Kỹ Thuật Và Công Việc
- Khái Niệm Và Vai Trò Của Tư Duy Trong Lao Động
- Sự Thich Nghi Của Kỹ Thuật Và Công Việc Với Con Người
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
- Thứ nhất là do một tiếng động đột xuất lớn bất thường xảy ra làm người lao động hướng chú ý của họ vào đó như là: tiếng đổ vỡ tiếng nổ, tiếng động khác thường khi lao động.
- Thứ hai là do các vật thể di động đến gần người lao động làm cho họ cảm giác mất an toàn hoặc nguy hiểm với họ như: vật di chuyển trên đầu do cần cẩu đang thực hiện, xe vận chuyển sản phẩm xếp quá cao và không chắc chắn...
- Thứ ba là do sự di chuyển của bóng các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo nên những phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thởi như bóng của ô tô di chuyển ngoài phân xưởng in qua cửa kính vào nơi làm việc của công nhân.
- Thứ tư là do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngở hoặc có tác động vào sự chú ý cua người lao động như: tiếng loa gọi “anh chị em công nhân chú ý", tiếng bài hát,
bàn nhạc đang được ưa thích...
- Thứ năm là do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kỳ lạ lôi cuốn sự chú ý của các cá nhân.
Sự mất chú ý tạm thời thường xảy ra tai nạn và sự cố lao động. Do vậy công tác tổ chức lao động phải tìm mọi giải pháp ngăn chặn các hiện tượng trên xảy ra.
3.2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động
Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh lý trong quá trình lao động. Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố, tai nạn lao động có khà năng gia tăng. Hiện nay chúng ta cần phân biệt hai dạng mệt mỏi cơ bản là mệt mỏi toàn bộ và mệt mỏi bộ phận, Mệt mỏi toàn bộ là sự suy giảm các chức năng sinh lý toàn bộ sau một thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi loại này dẫn đến khả năng làm việc giảm và nếu quá mệt mỏi sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn lao động tăng. Mệt mỏi bộ phận là sự suy giảm chức năng sinh lý ở một bộ phận cơ thề nào đó ví dụ: thị lực sử dụng quá nhiều dẫn đến mỏi mắt, chỉ có tay làm việc với tần suất lởn dẫn đến mỏi tay. Mệt mỏiloại này dễ dàng dẫn đến sai sót lao động, khả năng sự cố và tai nạn lao động tăng, Trong thực tế lao động, các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động quan tâm nhiều đến loại mệt mỏi bộ phận. Đây là loại hay gây nên sự cố và tai nạn lao động nhiều nhất. Mệt mỏi này do một số nguyên nhân cơ bản sau đây gây ra:
- Do độ chính xác quá cao và tốc độ làm việc quả nhanh đòi hỏi sự căng thẳng thị giác lớn, do vậy, dẫn đến mỏi mắt, suy giảm thị lực.
- Do điều kiện lao động quá kém, đặc biệt sự chiếu sáng kém dẫn đến căng thẳng thị giác.
- Do chuyên môn hoá quá hẹp người lao động dẫn đến họ chỉ sử dụng ít bộ phận cơ thể tham gia lao động, làm cho các bộ phận khác bị đình trệ, dẫn đến các xung đột sinh lý làm rối loạn hoạt động.
- Do chuyên môn hoá quá hẹp dẫn đến tính đơn điệu cao trong lao động, làm ức chế hưng phấn thần kinh, làm gia tăng sự cố và tai nạn lao động.
- Do sự căng thăng thần kinh quá lớn trong lao động dẫn đến mệt mỏi thần kinh và gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong lao động.
- Do căng thăng thần kinh cảm giác lớn (vì xung đột và va chạm ở gia đình và cơ quan) dẫn đến người lao động chán chưởng, mệt mỏi
Các nhà tổ chức lao động cần phải tìm các giải pháp để làm giảm sự mệt mỏi bộ phận để tạo ra sự an toàn trong lao động.
3.2.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường
Trong thực tế lao động, điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng sinh lý của Con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao động và dẫn đến sự cố và tai nạn lao động. Các phản ứng sinh lý với môi trường thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Các hạt bụi bay vào mắt làm cho người lao động nhắm mắt lại đột ngột.
- Các luồng khí độc hoặc mùi khó chịu khiến phản ứng cơ thể làm cho người lao động quay mặt hoặc người đột ngột.
- Người lao động tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến họ gây nên hành vi co giật tay chân mạnh và đột ngột dẫn đến sự cố và tai nạn lao động.
Từ các nguyên nhân trên cho thấy các nhà tổ chức lao động cần phải quan tâm đúng mức đến điều kiện lao động. Đây là giải pháp giúp tạo nên an toàn lao động.
3.2.5 Kích thích tâm lý thái quá
Kích thích tâm lý thái quá thường được biểu hiện ở trạng thái hưng phẩn quá mạnh hoặc tức giận quá lớn. Thông thường, các nhà tâm lý thường quan tâm tới trạng thái tâm lý tiêu cực quá thái như: căng thẳng thần kinh do sự cố gia đình hoặc tập thể gây nên; trạng thái tức giận quá thái; trạng thái nổi khùng. Trạng thái thần kinh căng thẳng thường biểu hiện ở các xung năng tâm lý bị dồn nén quá mức có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi có sự tác động làm bùng phát. Trạng thái này thường do xung đột gia đình hoặc tập thể. điều kiện sống quá khó khăn, sự bất công quá lớn... Trạng thái tức giận thái quá là hiện tượng cảm xúc bị kích thích đến tột cùng dẫn đến bùng phát các hành vi vô thức. Ở trong trạng thái này, người lao động không tự kìm chế được mình và bị hoàn cảnh môi trường tác động dẫn đến hành vi tiêu cực. Trạng thái nổi khùng là sự kìm nén xung năng thần kinh mất hiệu lực dẫn đến trạng thái hành vi bị điều khiển bởi sự bùng phát các xung năng thần kinh. Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động cho rằng nếu sử dụng những người lao động ở các trạng thái trên sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn lao động rất lớn. Do vậy các nhà tổ chức lao động cần phải có biện pháp ngăn chặn trạng thái tâm lý trên và đặc biệt không cho phép người lao động làm việc trong trạng thái tâm lý đó.
3.2.6 Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng cụ lao động và đối tượng lao động.
Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của Con người. Những hiện tượng trên thường xảy ra do: hỏng máy, sự cố máy, sự cố dụng cụ lao động, sự cố đối tượng lao động hoặc công nghệ không chính xác. Những hiện tượng trên được khắc phục trên cơ sở các biện pháp tổ chức sản xuất, sừa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng dụng cụ và đối tượng lao động trước khi dùng vào sản xuất.
THỜI ĐIỂM XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG.
Trước hết, không ai ngạc nhiên khi thấy rằng một người đi làm việc trong trạng thải bệnh tật sẽ bị nguy hiểm lớn hơn nhiều so với người khoẻ mạnh. Cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe nói về hậu quả nguy hại của rượu đối với các trường hợp bất hạnh. Những người nghiên cứu tâm lý lao động ở Pháp cho rằng những người công nhân uống rượu thường xuyên có khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động nhiều hơn 35% so với người không uống rượu, đặc biệt mức độ trầm trọng của sự cố và tai nạn lao động lớn hơn rất nhiều. Khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động tăng lên theo sự tăng lên của mệt mỏi. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy cụ thể về phân bố của các sự cố và tai nạn lao động theo giở làm việc trong ngày.
Những trường hợp bất hạnh
Trước bữa ăn
Sau bữa ăn
Trước bữa ăn
Sau bữa ăn
Hình 3.1: Sự phân bố các trường hợp bất hạnh theo các giở của ngày làm việc.
Theo đồ thị trên Hình 3.1 ta thấy thời gian xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất là từ 11-12 giở và 16-17 giở. Đây là thời gian của cuối buổi sáng và cuối buổi chiều khi mệt mỏi tăng lên nhiều. Tóm lại thời gian xảy ra tai nạn và sự cố lao động thường ở các thởi điểm sau:
- Thởi điểm người công nhân bị say rượu.
- Thởi điểm bị ốm đau nặng nhất.
- Cuối các buổi làm việc khi mệt mỏi tăng cao nhất.
Để phát hiện các thởi điểm trên, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
- Kiểm tra tình trạng say rượu trước khi công nhân vào làm việc. Ở các nước tiên tiến người ta thường cho công nhân bị nghi ngở kiểm tra nồng độ rượu trước khi sản xuất. Đặc biệt, nghiêm cấm công nhân sử dụng rượu bia trong thời gian lao động.
- Khi chấm công, người lãnh đạo cần quan sát vá phát hiện tinh trạng sức khỏe của công nhân. Đặc biệt quan sát công nhân làm việc để phát hiện tình trạng đột biến sức khỏe của công nhân.
- Tiến hành ghi chép, thống kê các vụ sự cố và tai nạn lao động để vẽ đồ thị biểu diễn thởi điểm xảy ra sự cố và tai nạn lao động.
Thấy được thời gian xảy ra tai nạn lao động, chúng ta có được các biện pháp phòng tránh hữu hiệu. Đặc biệt là tìm các giải pháp giảm mệt mỏi cho người lao động.
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG.
Để ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra, các doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp vừa cơ bản vừa cấp bách sau.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỷ luật lao động. Các văn bản pháp quy về kỉ luật lao động là các quy định bắt buộc đối với người lao động nhằm đảm bảo thực hiện có chất lượng các hoạt động và ngăn chặn sự cố và tai nạn lao động xảy ra. Các vẫn bản pháp quy đó bao gồm:
- Quy chế kỷ luật lao động.
- Quy định về chức danh, và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công nhân viên chức doanh nghiệp.
- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (hoặc quy trình phục vụ).
- Quy trình quy phạm vận hành máy móc thiết bị.
- Quy chế và nội quy về an toàn điện và phòng cháy nồ.
- Quy chế và nội quy bảo hộ lao động.
Các văn bản trên là cơ sở tiền đề cho sự thực hiện của người lao động và giám sát của lãnh đạo. Việc ban hành không đồng bộ hệ thống các văn bản pháp lý trên sẽ dẫn đến thiếu đồng bộ trong hoạt động do vậy dễ dẫn đến các sự cố và tai nạn lao động.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Hoàn thiện hệ thống tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động là biện pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm hạn chế sự mất chú ý tạm thởi trong lao động, các phản ứng sinh lý với môi trường lao động và ngăn chặn mệt mỏi quá thái. Biện pháp này bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
- Thứ nhất tạo ra hệ thống di chuyển sản phẩm thống nhất, rộng rãi và an toàn trong quá trình vận chuyển. Có thể quy định riêng đưởng đi cho sản phâm, đối tượng lao động và đưởng đi của công nhân. Quy định rõ đưởng di chuyển sản phẩm trên không nhằm đảm bảo cảm giác an toàn cho công nhân.
- Thứ hai xây dựng tưởng cao và hệ thống cửa sổ. Cửa kính ngăn chặn toàn bộ bóng của các vật thể di chuyển ngoài phân xưởng lọt vào khu vực sản xuất.
- Thứ ba đảm bảo hệ thống thông gió theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Không để bụi, bẩn bay lung tung trong khu vực sản xuất.
- Thứ tư không được để phế phẩm dạng dầu, mỡ rơi vãi trên đưởng đi của công nhân.
- Thứ năm phải tổ chức hệ thống sửa chữa máy móc thiết bị và dụng cụ đảm bảo an toàn cho sản xuất.
- Thứ sáu đảm bảo nguyên tắc của phân công lao động là: “Người hợp với việc và việc hợp với người”.
- Thứ bảy đảm bảo đầy đủ hệ thống bảo hiểm và bảo hộ lao động. Cấp phát bảo hộ lao động thường xuyên và có chất lượng.
Xây dựng hệ thống giám sát sản xuất có hiệu quả. Hệ thống giám sát sản xuất là tổng thể các cá nhân và bộ phận có nhiệm vụ phát hiện những sai lệch trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để có giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quá của sản xuất kinh doanh. Hệ thống giám sát sản xuât vừa đảm bảo sản xuất với số lượng cao. châl lượng tôt và ngăn chặn dược sự cô và tai nạn lao động. Hoạt động cua hệ chổng này bao gồm có các cá nhân và bộ phận sau:
- Thứ nhất, cá nhân các nhà lãnh đạo giám sát hoạt động của ca hệ thống nhằm điều chinh hoạt động đó theo các quy định đã có. Hoạt động giám sát bao gồm: giám sát thực hiên các quy trình công nghệ, quy trình quy phạm kỹ thuật và an toàn lao động, giám sát việc thực hiện các nội quy phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động...
- Thứ hai, các cán bộ kỹ thuật giám sát trong phạm vi quy định của mình nhằm phát hiện ra các sai phạm kỹ thuật dẫn đến chất lượng sản phẩm kém và mất an toàn trong lao động.
- Thứ ba, cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực hiện giám sát chất lượng sản
phẩm hoặc chi tiết trong quá trình sản xuất.
Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề. Để có thể góp phần vào việc làm thay đổi hành vi nhằm nâng cao an toàn lao động cho công nhân, chúng ta cần phải thường xuyên nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động. Việc nâng cao này thường hướng vào tổ chức các hoạt động sau:
- Thứ nhất mở lớp dạy lý thuyết phục vụ cho thi nâng bậc và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.
- Thứ hai tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi để nâng cao trình độ cho các cá nhân và đặc biệt là để hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của thợ giỏi cho tất cả công nhân.
- Thứ ba phổ biến các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến hoặc phòng tránh các sự cố và tai nạn lao động của các đơn vị khác và thế giới.
- Thứ tư tuyên truyền giáo dục về tinh thần, thái độ lao động và đặc biệt là các thông tin liên quan tới việc đảm bảo an toàn sản xuất.
Hoàn thiện quá trình công nghệ. Quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm là hệ thống các quy trình công nghệ được thể hiện bằng sự quy định thứ tự thực hiện các hoạt động, chế độ làm việc của máy móc thiêt bị, chất lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào sản xuất, chất lượng các chi tiết, sản phẩm chế dở và sản phẩm hoàn chỉnh và thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất. Những quy định trên làm căn cứ cho người lao động thực hiện hoạt động của mình. Do vậy quá trình công nghệ càng tỉ mỉ, càng cụ thể và chính xác bao nhiêu sẽ càng tạo ra số lượng, chất lượng sản phẩm cao và đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị và dụng cụ lao động. Hệ thống máy móc thiết bị và dụng cụ lao động là công cụ lao động để người lao động thực hiện các hoạt động sản xuất. Hệ thống này càng có chất lượng cao sẽ càng tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn trong lao động. Do vậy, các đơn vị cần tổ chức tốt công tác sửa chữa và công tác kiểm tra an toàn máy móc thiết bị.
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và bảo hộ lao động.
Bảo hiểm sản xuất là hệ thống các thiết bị che chắn, biển báo, tín hiệu nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra. Các doanh nghiệp cần phải có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm tạo ra các hệ thống ngăn ngừa có hiệu quả.
Bảo hộ lao động là các trang bị nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy hiểm khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất. Bảo hộ lao động thường thể hiện là quần áo, mũ, găng