Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 20


Tiểu kết chương 4


Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp nông thôn theo hướng tập trung vào chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phong phú, đa dạng, phù hợp và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế dần việc di dân tự do ra thành thị.

Phát triển công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta nói chung và đặc biệt là vấn đề sử dụng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Với sự quan tâm và khuyến khích thích đáng của Nhà nước và Thành phố, sự cố gắng của đội ngũ lao động thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp như đã nêu, đặc biệt là giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy các làng nghề ven đô và công nghiệp nông thôn phát triển; kết hợp các nhóm điều kiện thực hiện các giải pháp tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội thì chắc chắn công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội sẽ khôi phục, phát triển và bền vững.


KẾT LUẬN


Luận án với đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội” đã đạt được những kết quả chính sau đây.

Một là, đã khái quát được tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước có liên quan đến đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn ven đô Thành phố Hà Nội”. Qua đó đã nêu được quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính; đã đưa ra được những vấn đề cần được kế thừa và định ra được vấn đề tiếp tục được nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Hai là, đã hệ thống hóa được những nhận thức cơ bản về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị. Bao gồm: Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị; Những vấn đề về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị; Những kinh nghiệm quốc tế, trong nước và sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn từ đó rút ra những bài học cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội.

Ba là, đã khái quát được về thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008

Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 20

- 2013). Trên cơ sở đó đã có những phân tích đánh giá, chỉ ra được những kết quả và những hạn chế, tồn tại cũng như những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội. Trong đó, nổi bật là những hạn chế là (i) Công tác triển khai Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Thành phố về công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu, kế hoạch đề ra; Việc huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân và chính quyền địa phương trong phát triển công nghiệp nông thôn chưa thật rõ nét;

(ii) Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn còn thiếu, chưa đảm bảo theo cơ cấu vốn dự kiến cho tổng nguồn vốn; vốn tín dụng, vốn huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp thấp, chủ yếu vẫn từ ngân sách Nhà nước; Một số hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước... Những hạn chế trên là do những nguyên nhân cơ bản (i) Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương còn chậm, chưa đồng bộ và có


nhiều thay đổi. Chưa quy định rõ về tiêu chí phát triển công nghiệp nông thôn;

(ii) Chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, Thành phố vào khu vực công nghiệp, nông dân, nông thôn mặc dù đã quan tâm nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn;

(iii) Nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển xây dựng nông thôn mới khan hiếm; (iv) Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên từ Thành phố đến cơ sở và một bộ phận nhân dân về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp nông thôn còn chưa đầy đủ.

Bốn là, đã đề xuất được những giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội. Trong đó có các giải pháp quan trọng là: (i) Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng; (ii) Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng; (iii) Tăng chi ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven Thành phố; (iv) Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn ven đô ven đô phát triển theo hướng CNH, HĐH; (v) Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy các làng nghề truyền thống vùng ven đô phát triển.

Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự quan tâm của một số cấp chính quyền đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sử dụng các giải pháp tài chính, tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô là một yêu cầu tất yếu trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ Đô. Trong phạm vi luận án chỉ nêu lên những kiến nghị có tính chất định hướng và một số giải pháp chủ yếu. Tác giả xin trân trọng cám ơn và mong nhận được sự đóng góp, trao đổi của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này nhằm không ngừng hoàn thiện hơn nữa để góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Minh Đức (2008), "Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 4 (57), tr.59-61.

2. Lê Minh Đức, Phan Duy Minh (2012), "Phát triển công nghiệp nông thôn Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 177 (II), tháng 3, tr.50-55.

3. Lê Minh Đức (2013), "Hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn Hà Nội", Tạp chí Quản lý kinh tế, số 54, tháng 7, tr.59-67.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt


1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội Khoá XIV (2006), Chương trình công tác tháng 10.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, khóa XV (2011), Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015.

3. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.

4. Bộ Công thương - Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (2009),

Công nghiệp Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nxb Thanh niên.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới.

7. Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NQ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

8. Chính phủ (2004), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NQ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NQ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.


11. Chính phủ (2012), Nghị định số 45/2012/NQ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công.

12. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ NN&PTNT, Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam. Quy hoạch của các tỉnh thí điểm tháng 12-2003.

13. Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

14. Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

15. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo số 567/BC-CTK ngày 18/12/2009 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội thảo chính sách phát triển làng nghề Việt Nam.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội.

18. Nguyễn Đại Đồng (2010), Thực trạng cung cầu lao động và những giải pháp.

19. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ.

20. Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Hữu Đoàn (2010), Thực trạng nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp Hà Nội và giải pháp.

21. Kiều Hương (2010), Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề.

22. Đào Huyên (2010), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Nội.

23. Đào Ngọc Lưu (2010), Làng nghề truyền thống Hà Nội, hiện trạng và giải pháp.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết số 15/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.


25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị.

26. Sở Công thương Hà Nội (2008), Báo cáo đánh giá thực trạng làng nghề và định hướng, giải pháp phát triển làng nghề Hà Nội.

27. Sở Công thương Hà Nội (2008), Làng nghề Hà Nội.

28. Sở Công thương Hà Nội (2009), Làng nghề Hà Nội tiềm năng và triển vọng phát triển, Nxb Khoa học xã hội.

29. Sở Công thương Hà Nội (2009), Báo cáo tổng hợp đề án “Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho hai làng nghề thuộc thành phố Hà Nội.

30. Sở Công thương thành phố Hà Nội (2010), Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

31. Sở Công thương Hà Nội (2010), Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

32. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

33. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

34. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2004), Báo cáo tổng hợp qui hoạch phát triển làng nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2010.

35. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 04 Ctr/TU ngày 10/5/2006 về đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai đoạn 2006 - 2010.

36. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 07 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006 - 2010.


37. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 11 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.

38. Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

39. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-CP ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

40. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ-CP ngày 13/8/2004 về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

41. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/2008/QĐ-CP ngày 5/5/2008 vê phê duyệt qui hoạch vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

42. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1878/QĐ-CP ngày 22/12/2008 vê phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

43. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

44. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-CP ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

45. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/2011/QĐ-CP ngày 06/7/2011 về phê duyệt qui hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/2011/QĐ-CP ngày 26/7/2011 về phê duyệt qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí