Bài Học Kinh Nghiệm Tại Công Ty Cttc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Ii


Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro CTTC

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng/chấm điểm khách hàng nội bộ: Việc xếp hạng tín dụng/chấm điểm khách hàng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, tài sản thuê. Từ đó có chính sách tín dụng đối với từng khách hàng/nhóm khách hàng/loại tài sản cho thuê.

- Phân loại khoản cho thuê: Thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Công ty CTTC cần thực hiện thường xuyên để theo dòi, phân tích và có phương án xử lý kịp thời đối với RRTD phát sinh trong từng khoản cho thuê để giúp bảo toàn vốn trong trường hợp xấu xảy ra.

- Định hạng rủi ro: Bên cạnh việc phân loại khoản cho thuê, các công ty CTTC phải thực hiện việc phân loại về mức độ rủi ro để giúp Ban điều hành có những định hướng trong việc xây dựng chính sách tín dụng, kiểm soát, biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.

- Đánh giá nhà cung cấp và tính hợp lý/phù hợp của tài sản cho thuê: Công ty CTTC cần phải đánh giá toàn diện cả nhà cung cấp, tài sản cho thuê để hạn chế rủi ro tiềm ẩn ngay từ khâu ký kết hợp đồng mua bán tài sản và ở việc chất lượng – giá thành – tính thanh khoản của tài sản thuê.

Quản lý, giám sát danh mục cho thuê:

- Xây dựng danh mục: không dồn vốn tài trợ quá nhiều đối với một khách hàng/một ngành nghề lĩnh vực kinh tế/một loại tài sản cho thuê. Tiến hành phân bổ vốn hợp lý theo các giới hạn quy định, thực hiện phân tán rủi ro, tránh “bỏ nhiều trứng vào một giỏ”.

- Rà soát, phân tích rủi ro: Danh mục cho thuê phải được rà soát và cần thiết phải thường xuyên được đánh giá định kỳ về xu hướng của danh mục, về rủi ro tiềm ẩn, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và có biện pháp hạn chế giảm thiểu rủi ro.

- Điều chỉnh danh mục cho thuê: Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro theo danh mục cho thuê, các đánh giá phân tích xu hướng cũng như rủi ro tiềm ẩn, tiến hành thực hiện việc điều chỉnh danh mục CTTC một cách kịp thời, nhanh chóng, phù hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


với thực tại đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa tài sản/khoản tài trợ CTTC có độ rủi ro cao và các tài sản/khoản tài trợ có độ rủi ro thấp, từ đó tối ưu nhất về tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận và đặt rủi ro trong tầm chủ động kiểm soát.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong Cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 5

Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro là điều bắt buộc trong hoạt động CTTC. Vì vậy, công ty CTTC thường xuyên đánh giá lại chất lượng khoản tài trợ để trích lập/sử dụng dự phòng để chủ động xử ly rủi ro trong CTTC.

Đối với các trường chây ỳ nhận nợ và trả nợ thuê CTTC: Công ty CTTC cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiên quyết đúng pháp luật để thu hồi nợ, kể cả ngay việc ra các thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan để thu hồi ngay tài sản để đảm bảo việc bảo tồn tài sản cho thuê, tăng khả năng thu hồi vốn tài trợ CTTC.

Xây dựng hệ thống thông tin rủi ro trong hoạt động CTTC:

Hệ thống thông tin rủi ro trong hoạt động CTTC được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về việc cung cấp thông tin rò ràng, đầy đủ, chính xác, thường xuyên cập nhật. Từ đó ban lãnh đạo công ty đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro trong CTTC hiệu quả, hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng:

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng, đánh giá tài sản cho thuê về giá thành, chất lượng, tuổi thọ, đối tác cung cấp; chú trọng công tác thu thập thông tin. Thực hiện sử dụng ý kiến độc lập của đơn vị định giá độc lập có uy tín trong một số trường hợp mà năng lực của đơn vị kinh doanh không thể đánh giá.

Chuyển giao một phần rủi ro liên quan đến việc bảo đảm tài sản thuê tài chính:

Việc chuyển giao một phần rủi ro liên quan đến việc bảo đảm tài sản thuê tài chính luôn trong tình trạng tốt nhất, đảm bảo khả năng thu hồi tải sản nguyên vẹn, khả năng thanh lý và chuyển giao tài sản cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp bằng cách mua bảo hiểm mọi rủi ro chuyên biệt đối với từng loại tài sản nhất định, thời


gian bảo hiểm bằng thời gian cho thuê, phí đóng một lần trước khi chuyển giao tài sản cho khách hàng

1.6. Bài học kinh nghiệm tại Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II

Có thể nói có rất nhiều bài học cho Ngân hàng về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng như trường hợp Minh Phụng, và mới đây là Vinashin. Tầm ảnh hưởng của các bài học trên gây tổn thất nặng nề với hệ thống ngân hàng trong nước. Riêng về lĩnh vực CTTC, một trong những bài học lớn nhất và là tiếng chuông cảnh báo cho toàn bộ các công ty CTTC về rủi ro tín dụng là tại Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II (thời điểm năm 2011). Dù mới thành lập, nhưng ALC II đầu tư quá nhiều vào các công ty cổ phần ít vốn mới thành lập, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển (chiếm 98,75%); đầu tư tập trung tài sản cho thuê vào ngành vận tải biển quá lớn (chiếm 56,6% tổng dư nợ).

Sai phạm trong quy chế/quy trình tài trợ tại bước thẩm định tài sản và đầu tư tài sản cho thuê: Đây là một trong những sai phạm dẫn đến thua lỗ nhiều nhất của Công ty ALC II.

- ALC II đầu tư tài sản cho thuê mà không có dự toán đầu tư, thiết kế; đầu tư vào tài sản cho thuê nhưng không có cơ sở xác định giá tài sản đầu tư hoặc có dấu hiệu không bình thường trong việc xác định giá tài sản.

- Thực hiện đầu tư mua tài sản không thuộc sở hữu của bên bán, điển hình như việc mua tàu Đại Dương 12 từ Công ty Đại Dương nhưng con tàu này không có những giấy tờ chứng minh hợp pháp về việc tàu thuộc sở hữu của Công ty Đại Dương.

Sai phạm quy chế/quy trình tín dụng tại bước giải ngân vốn: Giải ngân không căn cứ tiến độ hợp đồng và chứng từ chứng minh tiến độ thực hiện, cụ thể như:


- Hợp đồng đầu tư mua dây chuyền nghiền đá của Công ty TNHH Thịnh Tường - Đồng Nai có giá trị 7,1 tỷ đồng đã được giải ngân, nhưng đến thời điểm kiểm toán, tài sản cho thuê vẫn chưa được hình thành.

- Trong giai đoạn từ 2008-2009, công ty ký hợp đồng mua năm tàu biển cho khách hàng thuê với tổng trị giá 633 tỷ đồng nhưng đến thời điểm kiểm toán, tài sản cho thuê vẫn chưa được hình thành.

Sai phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của ban giám đốc, các bộ phận chuyên môn và năng lực quản lý công ty:

- Không chỉ dừng lại ở các vi phạm liên quan đến quy trình xem xét đầu tư tài sản cho thuê, ALC II còn phát sinh nhiều sai phạm trong các khâu quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn như nợ, tài sản cố định, xây dựng cơ bản, góp vốn đầu tư; trong quản lý thu nhập, chi phí trong hoạt động tín dụng.

- Công ty ALC II không những không trả nợ vay cho Ngân hàng Agribank theo chỉ đạo của HĐQT, mà nguyên tổng giám đốc công ty Vũ Quốc Hảo còn chỉ đạo ký thêm 22 hợp đồng cho 18 khách hàng thuê tài chính với trị giá cam kết đầu tư 693 tỷ đồng và đã giải ngân 352 tỷ đồng. Tình trạng cố tình để cho khách hàng sử dụng tiền của ALC II không đúng mục đích, không đúng thỏa thuận trong hợp đồng gây thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến thua lỗ kéo dài tại ALC II. Do đó, khi Ngân hàng Agribank lập phương án tái cấu trúc ALC II này, khả năng tổn thất vốn dư nợ cho thuê đã lên tới 2.680 tỷ đồng, khả năng tổn thất vốn đầu tư vào tài sản cho thuê lên tới trên 1.900 tỷ đồng. Đây thật sự là một con số tổn thất không nhỏ đối với riêng công ty ALC II và cả trong ngành CTTC.

Sai phạm liên quan đến các quy chế/quy trình tài trợ về cố ý vượt thẩm quyền phê duyệt và các vấn đề khác:

- Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Agribank đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch kinh doanh cho Công ty ALC II với nội dung hạn mức vay vốn trong năm 2007 là 3.770 tỷ đồng, trong khi tại thời điểm ký quyết định, công ty này đang nợ ngân hàng 2.555 tỷ đồng, vượt 1.325 tỷ đồng hạn mức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


- Trên cơ sở quyết định của HĐQT, ban tổng giám đốc ban hành thông báo hạn mức vay vốn và tiếp tục thực hiện cho vay, bảo lãnh đối với Công ty ALC II dẫn đến vượt tỷ lệ theo quy định.

- Bên cạnh, chưa kể đến việc ALC II còn rất mạnh tay trong huy động vốn với mức huy động vượt trần lãi suất, thậm chí thoát ra khỏi hạn mức bảo lãnh của Agribank...

- Nhiều khách hàng thuê không trả được nợ gốc và lãi hoặc có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng khác nhưng công ty vẫn mua và cho thuê thêm tài sản... Trong đó, điển hình là nhóm năm công ty của ông Lê Xuân Ninh thuê tài chính 10 con tàu với tổng số tiền 326 tỷ đồng.

- Không thực hiện quy định kiểm tra chất lượng tài sản cho thuê theo quy định, thực hiện mua, cho chuyển đối tác cho thuê một số tàu biển sử dụng trong thời gian ngắn đã phải đưa vào sửa chữa, nâng cấp với số tiền trên 100 tỷ đồng.


Có thể nói, bài học tại Công ty ALC II là bài học kinh nghiệm sai phạm hầu hết các bước quy chế/quy trình tài trợ liên quan đến thẩm định khách hàng, tài sản thuê, các rủi ro tín dụng, rủi ro danh mục và cả rủi ro đạo đức đều phát sinh với mức độ nghiêm trọng gây thất thoát cho nền kinh tế nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nói riêng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG


Trong chương 1, luận văn đã trình bày về sự hình thành và phát triển của hoạt động CTTC cũng như mức độ thâm nhập của hình thức CTTC vào nền kinh tế của các quốc gia phát triển. Đồng thời luận văn đã làm rò khái niệm về CTTC cũng như các các nội dung liên quan đến lĩnh vực này, điểm qua một số vai trò của hoạt động CTTC. Bên cạnh đó, luận văn làm rò khái niệm về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân phát sinh và kinh nghiệm - bài học tại Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II. Đó là bài học kinh nghiệm quý báu cho các công ty CTTC với các sai phạm tại Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II thuộc về bản thân công ty CTTC và cả khách hàng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN‌

2.1. Thị trường CTTC tại Việt Nam


So với các nước Châu Á, ngành công nghiệp cho thuê xuất hiện ở Việt Nam có phần muộn hơn. Ngành công nghiệp CTTC xuất hiện ở Việt Nam khá muộn từ 1993, dưới sự giúp đỡ, tư vấn của công ty Tài chính Quốc tế (IFC), NHNN Việt Nam đã nghiên cứu và soạn thảo quy chế về CTTC nhằm xúc tiến đưa ngành CTTC vào Việt Nam. Nghiệp vụ CTTC hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được NHNN Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ –NH5 ngày 17/5/1995. Lần đầu tiên trên thị trường tài chính tiền tệ nước ta đã ra đời một định chế tài chính mới, đó là hoạt động CTTC, thực hiện đầu tư trung và dài hạn bằng hiện vật. Đến 9/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam”. Tháng 5/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về “tổ chức và hoạt động của công ty CTTC”. Tháng 5/2005, Chính phủ ban hành Nghị đinh 65/2005 NĐ - CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001 NĐ - CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty CTTC”

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, hai văn bản pháp luật cao nhất tạo hành lang cho hoạt động CTTC vẫn là hai Nghị định 16/2001/NĐ - CP và 65/2005/NĐ - CP . Dưới hai nghị định này là một số Thông tư hướng dẫn thực hiện như:

- Thông tư 05/2006/TT - NHNN (25/07/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ ủy thác CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

- Thông tư 07/2006/TT - NHNN (07/09/2006) hướng dẫn một số nội dung về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.


- Thông tư 08/2006/TT - NHNN (12/10/2006) hướng dẫn hoạt động CTTC hợp vốn của các công ty CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.

- Thông tư số 09/2006/TT - NHNN (23/10/2006) hướng dẫn hoạt động bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC theo qui định tại Nghị định số 16/2001/NĐ - CP (02/05/2001) và Nghị Định số 65/2005/NĐ - CP.


Như vậy, với 2 Nghị định nền tảng và các thông tư hướng dẫn đã nêu, hoạt động CTTC của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và tạo đường hướng cho các công ty CTTC hoạt động và phát triển.

Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam. Công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: công ty CTTC nhà nước, công ty CTTC cổ phần, công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng, công ty CTTC liên doanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài. Thời hạn hoạt động tối đa 50 năm, gia hạn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận.

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có 12 công ty CTTC ra đời và hoạt động. Sự ra đời và phát triển của các công ty CTTC đã tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn mới cho nền kinh tế, góp phần giảm sức ép, gánh nặng cho hệ thống NHTM, giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Danh sách các công ty CTTC tại Việt Nam tính đến 31/12/2011


(Theo phụ lục 03 đính kèm)


Theo Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 02/05/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ– CP ngày 19/05/2005, nội dung hoạt động chính của các công ty CTTC gồm:

- Được phép huy động vốn từ các nguồn:

Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.

Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.


Phát hành các loại giấy tờ có giá (có kỳ hạn trên một năm khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép) và tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Được thực hiện các nghiệp vụ sau:

Cho thuê tài chính, cho thuê vận hành, mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC,

Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC,

Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC,

Bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC cho tổ chức, cá nhân,

Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Hoạt động ngoại hối:

Hoạt động ngoại hối của công ty CTTC liên doanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được quy định tại Giấy phép hoạt động,

Các công ty CTTC khác muốn hoạt động ngoại hối đều phải có đơn và hồ sơ xin phép Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

Sự ra đời và hoạt động của các Công ty CTTC đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam và làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng. Các doanh nghiệp đã có thêm một kênh huy động vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, qua hơn 13 năm hoạt động, các Công ty CTTC đã phát triển nhanh về quy mô và mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, so với hệ thống ngân hàng thương mại, qui mô vốn cũng như mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC còn rất nhỏ bé. Như quy mô vốn lớn nhất 800 tỷ đồng của Công ty CTTC Ngân hàng Công Thương Việt Nam chỉ bằng khoảng 27% so với mức vốn điều lệ tối thiểu của các Ngân hàng Thương mại hiện nay. Chính vì sự nhỏ bé về vốn nên các công ty CTTC bị giới hạn về mức tài trợ đối với các dự án lớn, tính khả thi cao.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí