- Tăng các ưu đãi tài chính và các chế độ, lợi ích khuyến khích đầu tư trong khuôn khổ quy định của pháp luật chung và quy chế riêng của Hà Nội được phép ban hành.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô của doanh nghiệp và nhân dân.
Tiếp đến, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội nói chung, riêng vùng ven đô cần chú trọng đặc biệt đến việc nâng cao trình độ cán bộ cấp Huyện, xã, cải cách hành chính và thủ tục tiến hành ở cấp Huyện, xã; tích cực tuyên truyền giải thích vận động nhân dân những địa bàn cần di rời để xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng các cụm điểm công nghiệp để môi trường đầu tư dược thông suốt, tránh tình trạng lộn xộn gây mất lòng tin cho nhà đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ, ưu tiên cho những ngành, những sản phẩm tại các làng nghề có triển vọng thị trường Hà Nội và các huyện ven đô đang có lợi thế sản xuất hoặc giàu tiềm năng.
Cụ thể cần đầu tư hỗ trợ để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm làm người lao động. Thực hiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Tạo điều kiện cho các cán bộ, chuyên gia khoa học tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Mở rộng và phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội; trước hết cần đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề do huyện quản lý. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn.
Tiếp theo, cần hỗ trợ để các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thị trường dịch vụ chất lượng cao vận hành tốt, tạo điều kiện khơi thông dòng chảy của vốn theo thị trường để các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư vào vùng ven đô nói riêng giải quyết được nỗi lo thiếu vốn. Theo hướng đa dạng hoá nguồn lực tài chính thì sẽ giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn vốn ngân sách nhà nước, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Tiếp nữa, cần cho phép các huyện có quyền xây dựng, áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ở mức cao trong khuôn khổ pháp luật về đầu tư để tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vào địa bàn các huyện.
Tiếp tục, cần có một chương trình tổng thể để thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng ven đô. Cụ thể, cần tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng và thống nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài, nhằm hạn chế những nhận thức lệch lạc về đầu tư nước ngoài. Đây là việc làm thường xuyên và là cơ sở để thống nhất trong điều hành và hạn chế các xử lý không đúng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Chương trình này bao gồm cả việc in ấn các sách báo, phát các chương trình phát thanh và truyền hình, mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để truyền đạt các thông tin chính thức về hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cho phép các huyện được áp dụng ngay việc bỏ quy định hạn chế đầu tư ở một số ngành nghề. Mở rộng lĩnh vực và điều kiện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đồng thời thu hẹp hơn nữa danh mục dự án đầu tư nước ngoài phải qua thẩm định. Giảm thiểu hoặc công khai các tiêu chí xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Giảm nội dung hoặc phạm vi của cấp giấy phép cho bất kỳ lĩnh vực nào vẫn đòi hỏi phải có giấy phép đầu tư,. Cho phép một số giấy tờ “đăng ký lại” được tiến hành bằng cách gửi thư mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký lại; phối hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại - du lịch và hoạt động ngoại giao của lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp.
Sau cùng, thành phố cần tập trung chỉ đạo các Sở, ban ngành rà soát, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung và ban hành các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cùng nhà nước tích cực đầu tư phát triển ngành công nghiệp nông thôn phát triển. Trong đó, nhà nước cần quan tâm, sớm ban hành chính sách xã hội hoá đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn. Nhanh chóng đưa tinh thần các bộ luật mới như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chống tham nhũng đi vào cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm!
- Gtsx Làng Nghề Trong Tổng Gtsx Công Nghiệp Thành Phố
- Tăng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Thành Phố Hà Nội
- Sử Dụng Vốn Ngân Sách Thành Phố Hỗ Trợ Tài Chính Cho Các Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh, Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Và Tiêu Thụ Sản Phẩm
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 20
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 21
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 22
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
- Hình thành quỹ hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn trung hạn và dài hạn.
- Có biện pháp cụ thể giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp như đơn giản hoá thủ tục vay vốn ngân hàng, chính sách thuế, cho thuê tài chính để mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp...
Tuyên truyền, phổ biến và triển khai sâu rộng các hoạt động khuyến công trên địa bàn nông thôn theo nội dung Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2013 của Chính phủ về khuyến công; Chương trình 02/CTr-TU ngày 29/08/2011 của Thành uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 09/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN
4.3.1. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
Công nghiệp hoá nông thôn là xu hướng tất yếu đối với vùng ven đô. Nếu công tác quy hoạch không tốt, không tính đến thực tế phát triển dài hạn của vùng ven đô thì sau này sẽ tốn kém về thời gian, tiền của để giải phóng mặt bằng, tổn hại lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch phát triển công nghệ vùng ven đô nói riêng, cần phải quan tâm đến quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng ngay từ đầu là rất quan trọng. Việc xây dựng mở rộng các thị trấn tại các huyện cần được dự tính trước để công tác quy hoạch được đồng bộ. Các quy hoạch kế hoạch đầu tư phải được lập cho toàn bộ khu vực (trong đó có khi công nghiệp, đô thị mới). Trước hết, phải giành diện
tích đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho cả khu vực, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại, du lịch, các trường học, trường dạy nghề, các cơ sở y tế, thông tin liên lạc…
Về ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng cần có quy hoạch rõ ràng. Trong các vùng ven đô cần có quy hoạch cụ thể cùng nào trồng rau, vùng nào chăn nuôi, vùng nào tập trung làm du lịch sinh thái, vùng nào là di tích cần bảo tồn, vùng nào cần khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề truyền thống nơi nào cần được hỗ trợ đầu tư để phát triển mạnh mẽ,…
Đi đôi với việc quy hoạch cho sản xuất kinh doanh, cần quy hoạch mạng lưới tiêu thụ, là đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của vùng ven đô. Với lợi thế là địa bàn sát với Hà Nội là thị trường rất lớn lại cùng trong một đơn vị hành chính, mạng lưới thương nghiệp của Hà Nội cần chú trọng đến việc thông tin nhu cầu thị trường và tiếp nhận việc tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho dân cư các vùng ven đô.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch vùng. Rà soát, hoàn chỉnh, xây dựng và công bố công khai các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch khu vực; trong đó: đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết sử dụng đất các vùng, trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng của huyện; đặc biệt coi thường xây dựng và phát triển theo quy hoạch. Xác định rõ ranh giới, phạm vi đất an ninh quốc phòng và đất xây dựng kinh tế để tạo điều kiện phát huy tiềm năng đất đai và du lịch trên địa bàn.
Điểm đặc biệt cần chú ý là phải nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ở Hà Nội việc lập bản đồ địa chính trên thành phố đã hoàn toàn về cơ bản. Khu vực ngoại thành đã được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/500 (đất nông nghiệp lập với tỷ lệ 1/1.000), riêng huyện Sóc Sơn được lập bản đồ tỷ lệ/1.100 đối với khu vực dân cư và 1/2.000 ở khu vực đất nông nghiệp và 1/5.000 ở vùng núi; khu vực nội thành được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/200. Khó khăn của Hà Nội lúc này là việc cập nhật trên bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được quan tâm
đúng mức và do trình độ chuyên môn thấp, lại chưa có đủ phương tiện hiện đại nên thông tin nhà, đất đó không đảm bảo độ chính xác và kịp thời cần có. Một khía cạnh nữa là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất: quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và phát triển thực hiện. Chúng ta không có được một tầm nhìn tổng thể xuyên suốt nên trong thực tiễn có hiện tượng lúng túng, chắp vá, làm đi làm lại giải quyết các khâu của quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Việc nâng cao chất lượng quy hoạch cụ thể cần khắc phục các hiện tượng quy hoạch treo, thu hồi đất sau đó bỏ hoang lãng phí. Tuyên bố quy hoạch chậm, quy hoạch lạc hậu, quy hoạch bất hợp lý; quy hoạch không bàn bạc với dân, không công khai dân chủ; quy hoạch sử dụng đất, không được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; không gắn liền với quy hoạch đào tạo, tạo việc làm mới cho dân cư.
Ngoài ra, Hà Nội cần ban hành các quy định ưu đãi với các ngành trọng điểm, khuyến khích phát triển cho từng thời kỳ, từng ngành dịch vụ và sản xuất hàng hoá; Xây dựng quy chế quản lý, đầu tư và sử dụng các cơ sở văn hoá, y tế, thể dục thể thao trên địa bàn, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội của thủ đô; Ban hành kịp thời các quy định để bảo vệ và tổ chức khai thác có hiệu quả tài nguyên, đất đai, sông, hồ trên địa bàn. Ban hành các quy định về quản lý lao động, có biện pháp tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tới đây, phát triển Hà Nội cần quy hoạch theo hướng Bắc và Tây Bắc, Tây và Tây Nam, xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh thủ đô, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trước một bước so với yêu cầu phát triển. Vùng ven đô Hà Nội phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, tiếp cận kinh tế tri thức. Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại hành theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát
triển ngoại thành. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, rau sạch phục vụ đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường; phát triển các nghề, làng nghề truyền thống… Gắn đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt nội - ngoại thành.
Cần phải nhanh chóng phê duyệt và công bố toàn bộ quy hoạch các quận, huyện, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết các khu vực quan trọng. Quan tâm xây dựng các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô. Quy hoạch một số vùng chuyên canh như: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao… phát triển các quần thể trang trại - khu dân cư - điểm du lịch sinh thái - văn hoá. Xây dựng kinh tế ngoại thành gắn với quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.
Sớm chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020 bao gồm:: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp điện, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề nông thôn ngoại thành theo hướng liên kết cùng, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội các huyện ngoại hành phát triển bền vững.
Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tăng cường huy động vốn từ các nguồn thu từ đấu giá đất để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với các khu, cụm công nghiệp nông thôn và nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nguồn lực đất đai vùng ven đô thành phố Hà Nội.
4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
- Thành phố tiếp tục chỉ đạo mở rộng phân quyền, phân cấp quản lý trong các lĩnh vực công nghiệp nông thôn về các quận, huyện quản lý như các khu
công nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... tạo điều kiện cho công tác quản lý và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên nguyên tắc; đơn giản, rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết, để thực hiện công khai minh bạch và bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế đối với khâu thành lập mới doanh nghiệp chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất mở rộng sản xuất công nghiệp, thủ tục vay vốn tín dụng cho các dự án đầu tư khả thi của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, thủ tục về xuất nhập khẩu.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố về vai trò, vị trí của sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn ngoại thành; trong đó nhiệm vụ thúc đẩy nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố.
- Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, cán bộ công chức phải là những người có đức, có tài, và thực sự tâm huyết với công cuộc đổi mới của Đảng, nhà nước nhằm tạo bước chuyển biến trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước ở các cấp.
- Việc tổ chức thanh kiểm tra, kiểm tra cần nhanh gọn, tránh trùng lặp, chồng chéo gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phiền hà cho doanh nghiệp.
4.3.3. Tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư vào vùng ven đô; xây dựng, củng cố hệ thống khuyến công từ thành phố đến các huyện và các xã
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành, các chính sách và nội dung hoạt động khuyến công,
quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tại các huyện ngoại thành thông qua việc phát hành tờ rơi, đĩa VCD đưa thông tin hình ảnh về môi trường đầu tư tại các huyện ngoại thành trên sóng của đài phát thanh và truyền hình của thành phố với thời gian và thời lượng phát sóng hợp lý.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư khu vực ngoại thành Hà Nội nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, hình ảnh về môi trường, đầu tư các huyện, ngoại thành trên trang Web của Sở Công thương Hà Nội cho các doanh nghiệp công nghiệp, các nhà tư vấn công nghiệp trong và ngoài nước (các thông tin về chính sách của Nhà nước trong quản lý đất đai, quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp, các khu công nghiệp hiện có, tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu - cụm - điểm công nghiệp tại các huyện ngoại thành, danh sách các nhà đầu tư đó, các nội quy, quy định ngành nghề hoạt động trong mỗi khu vực, cụm, điểm công nghiệp, thủ tục xin cấp phép đầu tư và những ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước đối với nhà đầu tư, về đơn giá cho thuê đất và các khoản chi phí khác của mỗi khu cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; các ngành nghề công nghiệp ưu tiên phát triển trên từng địa bàn...).
- Thực hiện tư vấn đầu tư qua mạng và chuyên mục “Doanh nghiệp hỏi - chính quyền thành phố trả lời” tạo cầu nối giữa UBND thành phố với các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho các doanh nghiệp.
- Tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc hội nghị gặp gỡ, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và các nhà tư vấn phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông thôn và phổ biến các chính sách của Trung ương và thành phố về khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành.