Chính Sách Tín Dụng Áp Dụng Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn, Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Các Tổ Chức Tín Dụng


- Nhóm tín dụng chính thức: Nhóm này được cung cấp chủ yếu bởi các tổ chức tín dụng quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân. Ba tổ chức này cùng nhau kiểm soát khoảng 70% tổng mức tín dụng của thị trường (Ngân hàng Thế giới, 2000).

Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các chi nhánh đến cấp huyện và một số nơi đến cấp xã, ngoài ra còn có các ngân hàng lưu động được thực hiện thông qua các xe ô tô chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho hộ sản xuất, cá nhân trong việc giải ngân, thu nợ, thu lãi cũng như gửi tiền tiết kiệm, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank như thanh toán, chuyển tiền…, giảm chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng, được chính quyền địa phương, khách hàng ủng hộ và đánh giá cao. Cùng với NHNo&PTNT thì NHCSXH và QTDND cũng giải quyết một phần nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo ở nông thôn. Quỹ TDND thực hiện huy động vốn và cho vay đối với các thành viên của quỹ dựa vào uy tín, nhằm khôi phục lại niềm tin của công chúng trong hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn. Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH, được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động năm 1996, do hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm đại lý giải ngân, với tổng số vốn cho vay hàng ngàn tỉ đồng tới các hộ nghèo ở nông thôn. việc tồn tại bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn đã thúc đẩy việc ra đời và hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo, thực hiện cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua hình thức các chương trình tín dụng vi mô cho người nghèo nông thôn không đủ điều kiện cho các khoản cho vay cá nhân vì hạn chế về tài sản đảm bảo.

- Nhóm tín dụng bán chính thức: Hầu hết các tổ chức tài chính nông thôn bán chính thức đều do các NGOs trong nước và quốc tế tài trợ, chỉ có một vài trường hợp là do một số tổ chức quần chúng thực thi học tập theo các mô hình do NGOs tài trợ từ


trước. Từ những năm cuối thập kỷ 80, khi tiến trình đổi mới bắt đầu có hiệu quả, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tài chính nông thôn. So sánh với các khoản vay chính thức, giá trị các khoản vay của tín dụng bán chính thức nhỏ hơn nhưng nó được điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của người nghèo. Lãi suất của các khoản vay bán chính thức thường là lãi suất thương mại phù hợp (Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG, 2011).

- Nhóm tín dụng phi chính thức: Nhóm tín dụng này đa dạng về các nhà cung cấp, loại hình, quy mô vốn vay, lãi suất, thời hạn cũng như hình thức trả nợ. Đối với loại hình cho vay này đáp ứng được nhu cầu vay ngắn hạn trong các tình huống khẩn cấp, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân nông thôn khi không vay được từ các nguồn chính thức. Mức lãi suất của tín dụng phi chính thức có thể lên đến hơn 20% đối với các khoản vay từ tư nhân, hụi, họ nhưng cũng có thể là không có lãi suất nếu đó là khoản vay từ người thân, bạn bè, hàng xóm.

2.2.1.2. Chính sách tín dụng áp dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại các tổ chức tín dụng

Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng cơ sở nuôi trồng thủy sản và hạ tầng cơ sở làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 -


Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 15

2016. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoặc có hợp đồng xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ sẽ được hỗ trợ lãi suất. Nguồn vốn thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước khá đa dạng, bao gồm: Nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động và vốn nhận ủy thác. Bên cạnh đó, một số đối tượng ở nông thôn cũng là đối tượng cho vay của một số chương trình cho vay theo chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Cho vay hộ nghèo, cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Ngoài ra, NSNN hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.

Vốn tín dụng thương mại được thực hiện thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55. Theo đó, nguồn vốn cho vay của các TCTD đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm:

- Nguồn vốn huy động của các TCTD và các tổ chức cho vay khác

- Nguồn vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các TCTD, tín dụng trong và ngoài nước

- Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Vốn vay NHNN

Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định 41/2010), trong đó quy định những chính sách tín dụng nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng


hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, quy định tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sau: Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 200 triệu đồng (trước đây là 100 triệu đồng); Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh về nông nghiệp được vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng). Nghị định cũng bổ sung quy định: Doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có thể được ngân hàng xem xét cho vay không tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án.

Nghị định cho phép các Tổ chức tín dụng (TCTD) được cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số đối tượng khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại) lên gấp 1,5 - 2 lần so với quy định tại Nghị định 41/2010, có tính đến các lĩnh vực, sản phẩm đặc thù mà không cần tài sản đảm bảo. Nghị định cũng quy định chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, như quy định mức vay không có tài sản bảo đảm từ 70 - 80% giá trị phương án, dự án sản xuất - kinh doanh; quy định cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh), tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và liên kết chặt chẽ với nông dân. Khuyến khích các đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, theo đó khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi lãi suất tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất thông thường. Ngoài ra, khách hàng vay cũng không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.

Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản trên, NHNN đã xác định thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông


thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành và ban hành các văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung thực hiện. Trên tinh thần chung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, một số TCTD đã tham gia hưởng ứng tích cực về hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn với một số chính sách cụ thể của từng tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, là một Ngân hàng truyền thống nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành những hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn như:

+ Thông tư 22/2012/TT-NHNN ngày 22/6/2012 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo đó các tổ chức, gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được vay hỗ trợ lãi suất và vay theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Sau khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP được chính thức triển khai vào tháng 6/2010 thì tháng 7 Hội đồng quản trị Agribank đã ban hành quyết định 881 và 901. Trong đó, Quyết định 881 quy định về thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Quyết định 901 quy định về quy trình cho vay hộ gia đình cá nhân trong hệ thống Agribank. Với hai quyết định này, đặc biệt là Quyết định 901 đã giúp đơn giản hóa quy trình cho vay truyền thống đi rất nhiều, qua đó khiến cho việc tiếp cận vốn vay của các hộ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

+ Thời gian qua, cùng với sự quan tâm của NHNN về lĩnh vực cho vay thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014, ngày 29/8/2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-NHNo –


HSX quy định: “cho vay đối với khách hàng vay vốn theo nghị định 67/2014/NĐ- CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”.

- Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập để thực hiện nhiệm vụ truyền tải các chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng việc cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội. Với nhiệm vụ của mình, cùng với các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ hộ nông dân nghèo gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới như:

+ Nghị định 78/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng khác. Với Nghị định này, NHSCXH đã thực hiện cung ứng tín dụng đối với các hộ nghèo, đặc biệt là phần lớn hộ nghèo ở nông thôn góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo để hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới.

+ Cũng với Nghị định 78 thì còn có một số Quyết định về chính sách tín dụng hỗ trợ đối với người dân trong một số trường hợp cụ thể như: Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Trong chính sách tín dụng được các tổ chức tín dụng mà cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới thì chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay được các ngân hàng đặc biệt chú ý thực hiện.

Lãi suất cho vay khu vực nông thôn thông thường thấp hơn so với đối tượng vay khác. Xuất phát từ định hướng hỗ trợ người dân nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương, rất nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng đã được hình thành. Hầu hết các chương trình này đều có sự kết hợp của tín dụng ưu đãi để trợ cấp một cách mạnh mẽ, chỉ bằng gần một nữa lãi suất của ngân hàng thương mại


(Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010). Với mục tiêu của Chính phủ là tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Từ năm 2011 – 2013, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thông qua việc giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN, quy định trần và điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay; quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mặt bằng lãi suất cho vay đến cuối năm 2013 đã giảm mạnh và ở mức thấp, chỉ bằng 50% lãi suất năm 2011. Năm 2014, trên cơ sở xu hướng giảm vững chắc của lạm phát, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ các loại lãi suất từ ngày 18/3/2014. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm 1%/năm, phổ biến ở mức 7-8%/năm thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2-3%/năm (Báo cáo NHNN, 2014).

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã quy định mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện thu mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014 tối đa là 7%/năm, yêu cầu các NHTM nhà nước thực hiện cho vay mới đối với các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lớn, thịt gia cầm, nuôi và chế biến cá tra, tôm xuất khẩu với lãi suất tối đa 8%/năm, ban hành cơ chế cho vay đặc thù với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1 – 1,5%/năm (cụ thể: lãi suất cho vay ngắn hạn: 6,5%/năm, trung hạn: 9,5%/năm, dài hạn: 10%/năm) để khuyến khích các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2015, Chính phủ ban hành nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ. Năm 2017, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 – 6,5%/năm đối với ngắn hạn, mức 9-10%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Năm 2019, NHNN đã ban hành Quyết định số 2416/QĐ-NHNN về lãi suất cho vay ngắn hạn


tối đa bằng VNĐ đối với nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm. Sự điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay của NHNN đối với các lĩnh vực ưu tiên về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã mang lại những phản hồi tích cực từ phía người sử dụng vốn khi kết quả từ cuộc khảo sát đối với người dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã cho rằng lãi suất hiện nay là tương đối phù hợp, người dân vẫn có khả năng đáo ứng được.

Tuy nhiên, về phía các TCTD, với mức lãi suất cho vay này sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi hiện nay lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM của nhà nước dao động từ 4,3-6,8%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng, tại các NHTMCP lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 60 tháng dao động từ 5- 8%/năm, từ đó làm giảm sức hút của các tổ chức tín dụng tại thị trường tài chính nông thôn hoặc nếu có cho vay thì bắt buộc người vay phải thoả mãn các điều kiện vay vốn rất khắt khe về hoá đơn chứng từ chứng minh việc vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trường hợp người vay không đáp ứng được sẽ phải vay theo mức lãi suất thông thường của các NHTM hiện nay là từ 9,5

– 11%/năm.

Ngoài ra, trên cơ sở Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 27/12/2008 về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành nhiều văn bản quy định về cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo quy định chuẩn nghèo do Bộ Lao động thương – xã hội công bố như: Quyết định 480/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 23/4/2009 của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam về chính sách cho vay ưu đãi theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo NQ30a. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, đã ban hành văn bản số 3350/NHCS-TDNN hướng dẫn thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tạo các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Theo đó, các hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo quy định tại NQ30a khi vay vốn của hai ngân hàng trên sẽ được ưu đãi lãi suất 50% lãi suất cho vay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022