Gtsx Làng Nghề Trong Tổng Gtsx Công Nghiệp Thành Phố


biểu có ý nghĩa truyền thống văn hóa lịch sử cần được hỗ trợ để lưu giữ lại nghề ở quy mô nhỏ nhằm thu hút du lịch, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

Về phát triển làng nghề gắn với du lịch

Xây dựng kế hoạch khai thác triệt để khả năng tham gia của làng nghề vào các tour du lịch thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, chế tác sản phẩm tiêu biểu trong các làng nghề để tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách góp phần quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho các làng nghề. Phát triển làng nghề gắn với phát triển nông thôn mới.

Hình thành cụm du lịch văn hóa tâm linh, làng nghề Hà Đông - Quan Sơn

- Hương Sơn. Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái rừng và làng nghề gắn với bảo vệ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, cảnh quan sinh thái núi, sông, hồ, đầm, nông - lâm nghiệp… và các khu khoa học nghệ thuật đặc sắc của Hà Nội. Phát triển du lịch đường thủy trên các sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích.

Phát triển một số nghề, làng nghề thủ công trong việc hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ như cơ khí, chế biến NSTP, gốm sứ…

Một số ngành nghề có quy mô phát triển lớn và có thị trường cần nâng cấp thành doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tránh tình trạng sản xuất manh mún, thủ công, gia đình…

Một số chỉ tiêu

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của Thành phố Hà Nội đạt 8,4%, đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Phấn đấu đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.

- Làng nghề cần duy trì, bảo tồn và khôi phục 21 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 10 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 11 làng).


- Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 17 làng (giai đoạn 2011 - 2020: 10 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 7 làng).

- Làng nghề cần hạn chế phát triển hoặc chuyển hướng nghề mới, hoặc di rời vào cụm sản xuất TTCN 14 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 2 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 6 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 6 làng).

- Làng nghề cần xử lý ô nhiễm môi trường 80 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 30 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 30 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

- Làng nghề cần nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 25 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 25 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

- Trong thời kỳ quy hoạch, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động.

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng vào năm 2030.


Biểu đồ 4 1 GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố Biểu đồ 4 2 1


Biểu đồ 4.1: GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố


Biểu đồ 4 2 Thu nhập bình quân Biểu đồ 4 3 Giá trị sản xuất làng nghề 2


Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân


Biểu đồ 4 3 Giá trị sản xuất làng nghề Biểu đồ 4 4 Quy hoạch phát triển 3


Biểu đồ 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề


Biểu đồ 4 4 Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030 4


Biểu đồ 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội

đến năm 2030


4.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

4.2.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng

4.2.1.1. Cần cho phép Thành phố Hà Nội một cơ chế tài chính đặc thù để chủ động khai thác, huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng

Hiện nay, theo Điều 7 của Luật NSNN năm 2002 thì Thủ đô Hà Nội được ban hành cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004, quy định về cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, gọi là đặc thù nhưng cũng chỉ khác so với các thành phố và các tỉnh khác chỉ có 3 điểm, đó là: i, Thành phố Hà Nội được thưởng và cấp lại toàn bộ số tăng thu NSTW trên địa bàn Thành phố so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao; ii, Thủ đô Hà Nội được huy động không quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Thành phố theo dự toán HĐND Thành phố quyết nghị hàng năm; iii, Chính phủ ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ODA cho Thủ đô Hà Nội và Thành phố


Hồ Chí Minh để đầu tư các chương trình, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường và phúc lợi công cộng.

Từ những quy định trên cho thấy những hạn chế trong quy định của pháp luật đến khả năng huy động vốn của Thành phố Hà Nội cho đầu tư phát triển.

Với quy định Thành phố được thưởng và cấp lại 100% số tăng thu NSTW so với dự toán đã được giao, trong khi số giao của Thủ tướng hầu như đã tính đúng và sát với khả năng của Thành phố, nên khả năng vượt thu là rất khó khăn. Hiện nay Hà Nội (cũng như các địa phương khác) đề nghị xem xét lại một số nguồn thu mà NSTW đang hưởng 100% cần phải phân chia cho các địa phương, như: thu từ các đơn vị hạch toán toàn ngành (Hiện nay khái niệm đơn vị hạch toán toàn ngành đã không còn phù hợp); thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu,... Qua đó tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách Thành phố.

Đối với quy định Thủ đô Hà Nội chỉ được huy động không quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán HĐND Thành phố quyết định hàng năm cũng đã bó chân bó tay Thành phố trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, vì nhu cầu đầu tư của Thành phố là rất lớn, khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu Thành phố, trái phiếu đầu tư là rất lớn và hiện thực, khả năng trả nợ là rất lớn, vì vậy, để “cởi trói” cho vấn đề này, không nên quy định về tỷ lệ phần trăm trong vay nợ của Chính quyền Thành phố (cũng như các địa phương khác), mà thay vào đó cho phép Thành phố huy động vốn không hạn chế, nhưng trong khả năng trả nợ của thành phố, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của HĐND, UBND thành phố, đặc biệt là trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hình sự đối với những cơ quan, các nhân trong việc ra quyết định đầu tư, sử dụng vốn và trách nhiệm trả nợ khi đến hạn, không thể để tình trạng không ai chịu trách nhiệm nên cứ đi vay vô tội vạ, đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả, lãng phí và thất thoát vốn.

Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí sử dụng vốn ODA cho Thủ đô Hà Nội để đầu tư các chương trình dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ký thuật đô thị, các khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, môi trường và phúc lợi


công cộng. Trong điều kiện vốn ODA ngày càng suy giảm có thể ưu tiên sử dụng vốn trái phiếu chính phủ đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội để xứng đáng là Thủ đô văn minh hiện đại, xứng tầm với Thủ đô của các nước phát triển.

4.2.1.2. Tăng cường khai thác các nguồn thu từ đất đai, các nguồn tài nguyên khác của Thủ đô phục vụ nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Đất đai là một thế mạnh hơn hẳn của vùng ven đô Thành phố Hà Nội, so với các địa phương khác, vì vậy cần có cơ chế và giải pháp đúng đắn để khai thác huy động nguồn thu từ loại tài nguyên đặc biệt này cho đầu tư phát triển nói chung và phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng, thực tế cơ chế chính sách tài chính và đất đai hiện hành cho phép các địa phương được sử dụng các nguồn thu từ đất trên địa bàn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Thực tế yếu kém về cơ sở hạ tầng hiện nay và nhu cầu phát triển về cơ sở hạ tầng trong tương lai gần của vùng ven Hà Nội đòi hỏi các Quận, Huyện ven đô phải triệt để khai thác nguồn tài chính quý báu này. Cụ thể, cần tạo điều kiện cho các Huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan của Thành phố để đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là ở các khu đô thị mới, thị trấn, thị tứ, khai thác có hiệu quả, tạo ra giá trị cao nhất trên một đơn vị diện tích đất. Việc đấu giá quyền sử dụng các loại đất, đặc biệt là ở các khu đô thị mới, các thị trấn, thị tứ sẽ là nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện vùng ven đô góp phần phát triển công nghiệp nông thôn tại địa phương.

Dự kiến đến năm 2015, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất ở các khu được phê duyệt (đô thị, du lịch, trang trại...) ở mỗi huyện cũng đạt được khoảng trên một ngàn tỷ đồng (chưa tính tỷ lệ điều tiết của Thành phố). Dự kiến nhu cầu vốn cần có để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện giai đoạn 2010 - 2015 khoảng cao hơn mức trên nhưng nếu được sử dụng 100% nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất thì về cơ bản sẽ đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các huyện. Vì vậy, nên chăng xem xét cho phép vùng ven


đô Hà Nội được hưởng cơ chế đặc biệt không phải điều tiết nguồn thu từ đất mà

để lại 100% dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, rộng rãi hơn cơ chế chính sách chuyển đổi đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Cơ chế tạo nguồn tài chính từ đất để tái đầu tư, chính sách giảm, miễn thuế... để phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cũng như để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. Tiến hành giao đất, giao rừng, chuyển đổi ruộng đất để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất hàng hoá.

Theo hướng trên, Hà Nội cần sớm nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đấu thầu quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh tốc độ hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn như nâng cấp mạng lưới đường giao thông liên xã, liên huyện đấu nối vào các tuyến đường quốc gia, nâng cấp mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn, phát triển hệ thống giao thông công cộng đến từng khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề, phát triển hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, phát triển nhanh rộng khắp đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc và ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng đến từng xã ngoại thành nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội.

4.2.1.3. Cần sớm ban hành quy chế khuyến khích đầu tư công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội để khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hộ gia đình đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Muốn phát triển lĩnh vực hay hoạt động nào đó đương nhiên phải có cơ chế khuyến khích. Vì vậy, Thành phố phải có quy chế cụ thể để đảm bảo bảo hộ cho các nhà đầu tư, quy định cụ thể về các ưu đãi, như: ưu đãi về thuế, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động: giải


phóng mặt bằng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, hỗ trợ pháp lý, ưu đãi về hỗ trợ tổ chức hệ thống cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp máy móc thiết bị, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm,... Với những quy định và cam kết rõ ràng, minh bạch, như vậy mới có thể huy động được nguồn lực tài chính dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong nước, trong khu vực bỏ vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.

4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng

Chính sách thuế là bộ phận khăng khít của chính sách tài chính và là nguồn thu cơ bản nhất của ngân sách Nhà nước. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp nông thôn mà hiện nay trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp nhỏ, các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy vừa kích thích sản xuất phát triển vừa là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội.

Các ưu đãi về thuế có hiệu lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng rất lớn. Thời gian qua, các ưu đãi về thuế đã được đặt ra và quy định trong các sắc thuế cụ thể. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi về thuế lại được quy định chung trong phạm vi cả nước, nên trong phạm vi Thành phố Hà Nội cần tìm cách sử dụng cho phù hợp và hiệu quả những ưu đãi cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn mà các chính sách chung cho phép.

Theo đó, về chính sách thuế, Thành phố Hà Nội cần tiến hành những nội dung chủ yếu sau đây để thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn:

- Đối với những ưu đãi chung: Bên cạnh những ưu đãi được quy định trong các sắc thuế, Luật Khuyến khích đầu tư cũng quy định phạm vi ưu đãi cho các đối tượng đầu tư liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung, phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022