tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, uy tín…. Tức là có đủ 3 yếu tố trên, và chỉ khi hội tụ đủ 3 lợi thế này mới làm cho thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
Với 3 trụ cột của mình, lý thuyết chiết trung đã đề cập tới vai t rò của FDI dưới nhiều góc độ như tăng cường thu hút lợi nhuận cho nhà đầu tư, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đầu tư (MTĐT) của nước tiếp nhận đối với hoạt động đầu tư, tác động tích cực của FDI đối với nước tiếp nhận như tính toàn dụng nguồn lực ( về vốn, nhân công, về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của quốc gia..)
Như vậy, lý thuyết chiết trung cung cấp một công cụ mạnh mẽ để phân tích vai trò của FDI như là một động cơ của tăng trưởng kinh tế và vị trí của FDI ở nước sở tại. Lý thuyết chiết trung có ý nghĩa quan trọng đối với lời giải thích cho những yếu tố quyết định vị trí của FDI ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
1.1.4.4. Lý thuyết năng suất biên của vốn đầu tư
Helpman, Sibert và Richard cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Nguyên nhân hoạt động đầu tư quốc tế là do sự chênh lệch về năng suất biên của vốn đầu tư giữa các quốc gia. Một n ước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Vì CPSX của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn, dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa vốn sang nơi khan hiếm vốn nhằm t ối đa hóa lợi nhuận.
Đối với nước tiếp nhận nguồn vốn, lợi nhuận bình quân và tổng lợi nhuận về vốn trong nước giảm đi, nhưng lợi suất của các yếu tố sản xuất khác ( lao động, đất đai, KHCN…) lại tăng, có nghĩa là giúp khắc phục các khó khăn về KTXH trong nước như thiếu vốn, thất nghiệp, lạm phát, mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì cho phép đồng thời đầu tư và tiêu dùng cao hơn mức sản lượng hiện hành.
Các lý thuyết trên đã giải thích về động cơ ĐTRNN của các DN. Mỗi lý thuyết chỉ giải thích được một khía cạnh của hoạt động ĐTRNN, nhưng nó thực sự có ý nghĩa cho các DN tham khảo trong những giai đoạn đầu tiên trước khi ra quyết định ĐTRNN.
1.2. Cơ sở lý luận về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp nội địa
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 3
- Những Đóng Góp Mới Về Mặt Học Thuật, Lý Luận
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Các Doanh Nghiệp Nội Địa
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 8
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
1.2.1. Khái niệm và các hình thức tác động tràn của đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.2.1.1. Khái niệm
Khái niệm “tác động tràn” (spillover effects) còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Theo Wikipedia, tác động tràn là các ảnh hưởng ngoại biên của hành động hay quá trình tác động vào các chủ thể không liên quan trực tiếp [185].
Theo Từ điển kinh doanh, tác động tràn là tác động thứ cấp của một hoạt động hoặc hành động, có thể có thời gian và địa điểm khác so với tác động sơ cấp [186].
Vấn đề tác động tràn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống KTXH. Trong lĩnh vực kinh tế, tác động tràn được nhiều trường phái lý thuyết kinh tế trên thế giới bắt đầu nói đến từ cuối những năm 70 của Thế kỷ XX, khi các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau tiến hành nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của FDI và của các MNCs tới các nước tiếp nhận sở tại.
Theo Wang and Bloomström (1992), tác động tràn được định nghĩa như DN
nội địa học hoặc sao chép những công nghệ hiện đại như kỹ năng, kỹ thuật hoặc quản trị từ những DN FDI để nâng cao năng suất của các DN nội địa [197].
Theo Blomström và Kokko (1997), tác động tràn có thể diễn ra khi sự thâm nhập, sự hiện diện của các DN FDI dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả lợi nhuận trong các DN của nước chủ nhà, làm tăng áp lực cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD, thúc đẩy quá trình phổ biến và CGCN [77].
Theo Javorcik (2004), “tác động tràn của FDI diễn ra khi sự thâm nhập, sự hiện diện của MNCs làm tăng năng suất của DN trong nước của nước chủ nhà và các MNCs không hoàn toàn nội hóa các giá trị của những lợi ích này”[123].
Như vậy, tác động “tràn” của FDI có thể hiểu là tác động mang tính gián tiếp (ngoài tác động trực tiếp là mang lại lợi nhuận cho DN FDI) xuất hiện khi sự có mặt của DN FDI mang lại các tác động đến nền kinh tế của nước sở tại nói chung và làm
cho các DN trong nước nói riêng thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh. Tác động tràn có thể được coi là kết quả hoạt động của các DN FDI diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các DN trong nước.
1.2.1.2. Các hình thức tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình 1.1. Sơ đồ các hình thức tác động tràn của FDI
Nguồn: [86]
Từ sơ đồ 1.1 có thể phân loại tác động tràn từ FDI thành hai hình thức:
- Tác động tràn theo chiều ngang (tác động tràn trong nội bộ ngành): là kết quả từ sự hiện diện của các DN FDI trong một lĩnh vực cụ thể và ảnh hưởng của nó đối với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành của nước chủ nhà.
- Tác động tràn theo chiều dọc (tác động tràn giữa các ngành): xuất hiện thông qua tác động của các DN FDI vào các nhà cung cấp địa phương , trong các ngành khác nhau, được tham gia vào một mối quan hệ hợp tác SXKD lâu dài. Tác động tràn liên ngành xuất hiện thông qua việc tạo ra các mối liên kết giữa các DN FDI và DN trong nước và nó là một quá trình mà thường là đa ngành. Tác động tràn xuất hiện khi các nhà cung cấp địa phương phải đáp ứng các nhu cầu từ các DN FDI
dưới dạng chất lượng cao hơn, giá cả và thời gian giao hàng chuẩn xác [183].
1.2.2. Các kênh truyền dẫn tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp nội địa
1.2.2.1. Các kênh truyền dẫn tác động tràn theo chiều ngang (tác động tràn trong nội bộ ngành)
Tác động tràn theo chiều ngang (tác động tràn trong nội bộ ngành) là kết quả từ sự hiện diện của DN FDI trong một lĩnh vực cụ thể và ảnh hưởng của nó đối với đối thủ cạnh tranh cùng ngành của nước chủ nhà. Sáu kênh tràn của FDI trong nội bộ ngành có thể xuất hiện là:
a. Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD
NLCT của một DN được hiểu là năng lực tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh của một DN về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó là khả năng duy trì hay tăng trưởng lợi nhuận và thị phần trong nước và quốc tế đối với một hay nhiều sản phẩm dịch vụ của DN. Sự xuất hiện của các DN FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các DN trong nước, trước hết là đối với D N trong cùng nhóm ngành. Trong khi khu vực DN FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các DN này với nhau, thì các DN trong nước lại chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ các DN FDI và với chính các DN trong nước. Trong khi DN FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, thì các DN trong nước lại chịu áp lực mạnh nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các DN FDI [23]. Sự tham gia của các DN FDI đã góp phần phá vỡ cơ cấu thị trường độc quyền, tăng tính cạnh tranh của thị trường. Điều này đã đưa lại cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực.
Thứ nhất, DN FDI với lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức SXKD, các bí quyết marketing đã tạo ra sức ép đáng kể buộc các DN trong nước phải thay đổi cách thức quản lý, nâng cao năng lực công nghệ, sử dụng các hoạt động marketing nhằm nâng cao NLCT của mình. Với áp lực cạnh tranh từ các DN FDI, các DN trong nước bị buộc phải cải thiện hoặc tìm kiếm công nghệ mới, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực [78].
DN FDI có lợi thế là vượt qua rào cản tiềm ẩn khi xâm nhập một thị trường
mới. Những thuận lợi về phương tiện tài chính, vốn, R&D và sự độc quyền công nghệ đã làm tăng môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế nước chủ nhà [110]. Tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp (với một lực lượng DN trong nước kém hiệu quả) để đưa vào sản xuất hiệu quả hơn, có thể nâng cao phúc lợi cho nền kinh tế. Công nghệ cao của các DN FDI có thể kích thích những nỗ lực trong nước để cạnh tranh, có thể dẫn đến sáng kiến mới. DN FDI có thể có lợi thế công nghệ và các DN địa phương có thể buộc phải đầu tư vào vốn con người và nguồn lực bổ sung, nhằm nâng cao năng suất để có thể cạnh tranh với các DN FDI. Sự tham gia của một chi nhánh nước ngoài có thể tạo ra hoặc tăng cường áp lực cạnh tranh với DN trong nước và kích thích họ để sử dụng nguồn lực hiện có một cách hiệu quả hơn.
Nếu một DN độc quyền hoặc DN độc quyền thống trị ngành công nghiệp thì sự thâm nhập của các DN FDI có thể phá vỡ cấu trúc thị trường không hiệu quả. Ngoài ra, nếu môi trường cạnh tranh ở nước sở tại là rất cao, các DN FDI phải mang theo công nghệ tương đối mới và tiên tiến từ công ty mẹ của mình để giữ thị phần. Do đó, phạm vi cho các tác động tràn sẽ tăng lên.
Như vậy, dưới sự gia tăng của cạnh tranh và phải chống đỡ sự cạnh tranh, các DN trong nước buộc phải hoạt động hiệu quả hơn và phải cải tiến hoặc áp dụng công nghệ mới sớm hơn [134], [135], [197]. Đây là lợi ích gián tiếp quan trọng nhất mà các DN FDI có thể tạo ra trong nền kinh tế nước chủ nhà. Sự xâm nhập của các DN FDI đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu cạnh tranh của một ngành. Cạnh tranh gia tăng này buộc các DN trong nước phải nâng cao năng suất của họ bằng cách sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, chuyển sang công nghệ tinh vi và tiên tiến, đào tạo cho công nhân và thực hiện hoạt động R&D để phát triển công nghệ bản địa. Do đó, FDI có thể dẫn đến cải thiện năng suất của DN trong nước [90].
Thứ hai, ngược lại với tác động tràn tích cực của FDI ở trên, theo Aitken và Harrison (1999), FDI có thể có tác động tràn tiêu cực đến năng suất của các DN trong nước, mà tác động tràn đó có thể đủ lớn để triệt tiêu những tác động tràn tích cực từ FDI. Khi các DN FDI xâm nhập thị trường, những lợi thế về bí quyết và công nghệ của họ có thể lấy mất thị trường của các DN trong nước và làm cho các DN
trong nước sản xuất ở quy mô kém hiệu quả hơn, dẫn đến năng suất thấp của các DN trong nước (được gọi là Hiệu ứng cạnh tranh). “Hiệu ứng cạnh tranh” là khi các DN FDI xuất hiện trong nền kinh tế nước chủ nhà, công nghệ tiên tiến của họ được thị trường trong nước tiếp nhận và phát huy tác dụng. Với nhiều lợi thế về công nghệ và kỹ năng quản lý, các DN FDI có thể thu hút nhu cầu và khách hàng từ các DN trong nước (Aitken và Harrison,1999), gây ra những tác động bất lợi cho các DN nước chủ nhà, do đó buộc các DN trong nước phải cắt giảm năng suất và sản lượng. Một số DN nhỏ tại địa phương phải hủy bỏ chiến lược kinh doanh của mình và phải tìm kiếm những lĩnh vực kinh doanh mới. Vì vậy, trong cùng một ngành công nghiệp, hầu hết các DN địa phương sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh với các DN FDI [59].
Mặt khác, sự hiện diện của các DN FDI có nghĩa là các DN địa phương có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và phải chia sẻ hoặc bị lấy một phần thị trường. Do sức cạnh tranh yếu, các DN trong nước sẽ dễ dàng để mất thị phần vào tay các đổi thủ cạnh tranh là các DN FDI. Khi thị phần đã suy giảm, các DN trong nước buộc phải phân bổ chi phí cố định của họ đối với hoạt động SXKD nhỏ hơn, vì vậy càng làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Đứng trên quan điểm hiệu quả thì sức ép cạnh tranh của các DN FDI sẽ dẫn đến thu hẹp thị phần của khu vực DN trong nước sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Vì vậy, sự thu hẹp khu vực SXKD của các DN trong nước thường gây ra nhiều hậu quả về mặt xã hội mà mọi chính phủ đều không mong muốn.
b. Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước
Sự hiện diện của các DN FDI trong nền kinh tế nước chủ nhà cũng có thể dẫn đến sự khuếch tán của thông tin về công nghệ mới, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng kỹ thuật và chiến lượ c tiếp thị cho các công ty địa phương và sau này có thể mô phỏng/bắt chước tương tự như vậy để nâng cao năng suất của họ.
Trình diễn (của MNCs)/ sự bắt chước (của các DN trong nước) là kênh tràn rõ rệt nhất [93], [197]. Kênh tràn này biểu diễn “sự bắt chước ” hoặc “hiệu ứng học hỏi bằng cách quan sát”. DN FDI có những thuận lợi do chiếm hữu của họ về độc quyền
công nghệ, kỹ năng quản lý và tiếp thị. Thông qua FDI, những kỹ năng này được đưa vào nền kinh tế nước chủ nhà . Các DN trong nước có thể quan sát kỹ thuật các DN FDI và sau đó bắt chước họ. Khi công nghệ mới được giới thiệu cho nước chủ nhà, các DN trong nước có thể quan sát hành động, các kỹ năng hoặc kỹ thuật của các DN FDI và “bắt chước ” họ hoặc thực hiện các nỗ lực để có được những kỹ thuật này và áp dụng chúng, mà điều này tạo kết quả trong cải tiến sản xuất [197].
Thuyết minh và bắt chước đại diện cho "Hiệu ứng học tập bằng cách xem" [80]. Do tri thức vượt trội của các DN FDI và lợi thế công nghệ, tác động tràn có thể xảy ra thông qua việc áp dụng kiến thức và công nghệ mới. Tác động tràn về công nghệ có thể xảy ra thông qua sự bắt chước , công nghệ đảo ngược và sao chép các sản phẩm của DN FDI hoặc các quá trình sản xuất. Kiến thức là hiếm khi có sẵn trên thị trường nhưng thông qua kỹ thuật đảo ngược hoặc thuê nhân viên nước ngoài, với các kỹ năng "phù hợp", các DN địa phương có thể sao chép các sản phẩm và quy trình sản xuất. Sự bắt chước của sản phẩm đã tồn tại có thể dẫn đến sự phát triển công nghệ cho các DN trong nước.
Như vậy, tác động tràn diễn ra trong cùng một ngành khi DN trong nước học tập hoặc sao chép công nghệ tiên tiến (kỹ năng, kỹ thuật hoặc quản lý) từ sự hiện diện của các DN FDI [197]. Nếu khoảng cách công nghệ và chia sẻ thị trường giữa các DN trong nước với các DN FDI là lớn thì kỹ năng bắt chước khó xuất hiện [134]. Loại tác động tràn này khó diễn ra trong thời gian ngắn vì các DN trong nước cần thời gian để nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới và phương pháp quản lý của các DN FDI. Trong thực tế, việc mua công nghệ mới hơn hoặc tiên tiến hơn là tốn kém cho hầu hết các DN địa phương. Hơn nữa, các DN FDI luôn luôn cố gắng giữ bí mật công nghệ và cả kỹ năng quản lý.
Bên cạnh đó, việc giới thiệu công nghệ mới vào một thị trường nhất định có thể là mạo hiểm đối với các DN FDI và quá tốn kém để thực hiện cho một DN trong nước do chi phí vốn có trong tiếp thu kiến thức và sự không chắc chắn của các kết quả có thể đạt được. Nếu không có sự xuất hiện của các DN FDI, việc thu thập các thông tin về công nghệ mới có thể là rất đắt đỏ đối với các DN trong nước. Hơn nữa sẽ
rất rủi ro khi đầu tư và phát triển các công nghệ mới nếu các DN trong nước có rất ít thông tin về chi phí và lợi ích của những công nghệ này [22]. Việc xuất hiện của các DN FDI, thông tin có thể được lan tỏ a và khả năng áp dụng công nghệ mới tăng lên [77]. Nếu công nghệ được sử dụng thành công bởi các DN FDI, sẽ khuyến khích các DN trong nước áp dụng nó. Barrios và Ströbl (2002) cho thấy sự liên quan của tác động này tăng lên cùng với sự giống nhau của các hàng hóa được sản xuất bởi hai DN trong trường hợp tràn liên quan đến sản phẩm và quy trình công nghệ. Tuy nhiên, các loại tràn khác của công nghệ cũng có thể xuất hiện như quản lý và công nghệ tiếp thị [66].
Sự bắt chước là một cơ chế truyền dẫn chính của FDI với các DN trong nước và đặc biệt là kỹ thuật đảo ngược1 (reverse engineering) để CGCN sản xuất các sản phẩm mới với quy trình mới. Bất cứ sự nâng cấp công nghệ của các DN trong nước phát sinh từ sự bắt chước có thể dẫn đến tác động tràn năng suất từ FDI tới các DN trong nước [109].
Ngoài ra, các MNCs có xu hướng xuất khẩu sản phẩm của họ, và do đó có phạm vi cho các tác động tràn thông qua việc bắt chước làm thế nào để xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu, các kỹ thuật tiếp thị và mạng lưới phân phối quốc tế [109].
c. CGCN và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong cùng một ngành
CGCN là một trong sáu kênh làm xuất hiện “tác động tràn” tích cực đối với DN trở thành mối quan tâm đối với chính bản thân từng DN. Đây là một tác động rất được mong đợi đối với các nước sở tại nói chung và từng DN nói riêng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi mà trình độ công nghệ còn lạc hậu. CGCN qua FDI là quá trình CGCN gắn liền với hoạt động FDI, trong đó bên chuyển (người bán) và bên nhận (người mua) công nghệ cùng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng công nghệ đó. Hai bên phối hợp các hành vi pháp lý vào hoạt động thực tiễn
1 Quá trình tạo bản sao từ chi tiết/cụm chi tiết hoặc sản phẩm mà không có bản vẽ, tài liệu hoặc mô hình từ máy tính được gọi là kỹ thuật đảo ngược. Kỹ thuật đảo ngược đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang... Nó là một tiến trình phân tích để xác định quan hệ của hệ thống và tạo ra các thành phần của hệ thống trong một mẫu khác hoặc trong một cấp độ trừu tượng cao hơn. Trước đây thường hàm ý tiêu cực đến hoạt động copy một sản phẩm, ăn trộm ý tưởng thiết kế của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên gần đây, RE được gắn với ý nghĩa tích cực hơn, hiểu đơn thuần là quá trình trình tạo ra hệ thống dữ liệu mô tả từ một vật thể mẫu. Kỹ thuật RE giúp ta rút ngắn được thời gian đo đạc và thiết kế các sản phẩm các bề mặt mà khó tạo hình, từ đó ta có thể modiffy đi theo các ý tưởng của người thiết kế chứ không nhất thiết phải là ăn cắp mẫu sả n phẩm như một số người vẫn nghĩ.