Chính phủ. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ phát triển liên kết không nhất thiết phải dành cho tất cả các DN mà nên xem xét những DN có đủ năng lực để hấp thụ những hỗ trợ cũng như cơ hội liên kết với DN FDI. Bên cạnh đó, với những DN chưa đủ năng lực, cần phải có những hỗ trợ riêng biệt để các DN này dần dần lớn mạnh về cả quy mô, kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ, từ đó đủ năng lực để tham gia các chương trình hỗ trợ phát triển liên kết.
Ảnh hưởng của nhóm biến phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng ở phần 3.3.4 đã cho thấy, sự hạn chế về quy mô, kinh nghiệm, trình độ, hoạt động đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng... là những yếu tố cản trở DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tương tự như những kết luận này, mô hình định lượng đã chỉ ra, những đặc điểm của DN về độ tuổi, quy mô lao động, mức trang bị vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp, tiếp cận tài chính, tiếp cận cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo cho thấy có mối quan hệ cùng chiều với khả năng tham gia chuỗi. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ảnh hưởng của độ tuổi doanh nghiệp được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê với việc DN tham gia chuỗi đối với hoạt động tham gia ở góc độ nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường trong nước I2P và hình thức nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường xuất khẩu I2E. Doanh nghiệp càng có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động càng có xu hướng tham gia hình thức I2P/ I2E cao hơn. Bên cạnh đó, hệ số hồi quy của biến bình phương độ tuổi có giá trị âm, điều này cho thấy đến một thời điểm nào đó, khi DN đã tích lũy được tương đối kinh nghiệm hoạt động, độ tuổi sẽ không còn quan trọng với hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ hai, quy mô của lao động được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực, làm tăng khả năng DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở cả ba hình thức D2E, I2P, I2E. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu như Dollar và cộng sự (2016), Lu và cộng sự (2018), Urata và Baek (2020), Wignaraja (2013), đồng thời cho thấy ý nghĩa của tính kinh tế quy mô đối với khả năng đẩy mạnh các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với DN.
Thứ ba, hệ số hồi quy dương của biến trang bị vốn trên lao động cho thấy DN càng có mức trang bị vốn cao thì càng có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu theo 2 phương thức I2E và I2P. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu của Nguyen và Nishijima (2009) hay Dollar và cộng sự (2016). Mức độ trang bị vốn phản ánh trình độ cơ sở vật chất của DN, là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Vì vậy, mức
độ trang bị vốn càng cao, năng lực sản xuất của DN càng tốt, nhờ đó có thể khuyến khích DN tham gia sâu hơn vào thương mại quốc tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ tư, kết quả hồi quy cho thấy năng suất TFP góp phần đẩy mạnh khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Điều này phù hợp với nhận định của Melitz (2003), Helpman và cộng sự (2004) cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước. Tham gia chuỗi đòi hỏi DN phải chi trả chi phí gia nhập thị trường như tìm hiểu thông tin thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối, do đó chỉ có những DN có năng suất cao mới có thể chi trả những khoản phí này để tồn tại và phát triển trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Đo Lường Các Biến Số Và Nguồn Dữ Liệu
- Sự Khác Biệt Giữa Các Doanh Nghiệp Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Và Chưa Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
- Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Logit Đa Thức Theo Quy Mô Doanh Nghiệp
- Kết Quả Kiểm Định T Về Sự Khác Biệt Giữa Dn Tham Gia Và Không Tham Gia Liên Kết Xuôi Với Dn Fdi
- Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Để Đẩy Mạnh Sự Tham Gia Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn
- Kinh Nghiệm Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Về Khuyến Khích Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Thứ năm, kết quả hồi quy chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ càng cao cho thấy DN có khả năng tiếp cận nguồn tài chính lớn hơn, nhờ đó DNNVV có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn. Thực tiễn cho thấy, các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận tài chính so với các doanh nghiệp lớn. Theo ước tính, thiếu hụt tín dụng cho các DNNVV chính thức trên thế giới vào khoảng một nghìn tỷ đô la Mỹ, và hơn một nửa các DNNVV ở các thị trường mới nổi không có khả năng tiếp cận các định chế tài chính (Alibhai và cộng sự, 2017). Tính riêng về tài trợ thương mại, theo WTO (2018) hơn một nửa các yêu cầu hỗ trợ của DNNVV bị từ chối, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp lớn chỉ ở mức 7%. Điều này xuất phát từ thực tế các bên cho vay thường ra quyết định dựa trên lịch sử tín dụng, trong khi các DNNVV thường được xem là bên vay có rủi ro cao do không có đủ tài sản thế chấp, tỷ lệ vốn hóa thấp cũng như dễ bị ảnh hưởng của sự biến động thị trường. Không chỉ vậy, các DNNVV thường thiếu các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hoặc kế hoạch kinh doanh, điều này khiến cho các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư khó khăn trong việc đánh giá mức độ tin cậy tín dụng của các đề xuất từ DNNVV. Ngoài ra, chi phí hành chính và chi phí giao dịch của việc vay vốn tương đối cao trong khi các khoản vay tương đối nhỏ khiến khả năng sinh lời từ các khoản vay này đối với các tổ chức tín dụng là không đáng kể (UNCTAD, 2002). Như vậy, kết quả ước lượng mô hình cho thấy nếu có khả năng tiếp cận tài chính cao hơn và tận dụng được đòn bẩy tài chính này, DN có khả năng tham gia vào các hoạt động thương mại chuỗi cung ứng ở cả khía cạnh xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Kết luận này nhất quán với công trình của Lu và cộng sự (2018), Harvie và cộng sự (2010), Reddy và Sasidharan (2020).
Thứ sáu, hệ số hồi quy của biến giả về việc DN nằm trong khu công nghiệp dương cho thấy, các DN nằm trong khu công nghiệp có thể được tiếp cận với cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, nhờ đó có thể nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Không chỉ vậy, các
khu công nghiệp cũng là nơi có nhiều DN FDI hoạt động, vì vậy DNNVV khi nằm trong khu công nghiệp cũng có cơ hội học hỏi và nắm bắt được thông tin về mạng lưới nhà cung cấp và khách hàng, nhờ đó có thể đẩy mạnh các hoạt động trong chuỗi cung ứng ở cả hai đầu xuất khẩu và nhập khẩu. Một minh chứng cụ thể là, năm 2019, tổ hợp Techno- Park Việt Nam- Nhật Bản đã được thành lập ở khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội đã tạo điều kiện cho các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu của các DN Nhật Bản. Theo đó, các DNNVV trong tổ hợp Techno- Park sẽ có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới của Nhật Bản cũng như nhận được sự hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực, từ đó có thể tiếp cận với mạng lưới sản xuất toàn cầu. Kết quả này cũng phản ánh quan điểm của Taglioni và Winkler (2016), Urata và Baek (2020) về tầm quan trọng của các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như cơ sở hạ tầng trong việc nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí hoạt động của DN, từ đó có tác động tích cực tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Thứ bảy, giống như nhiều nghiên cứu khác (ví dụ Urata và Baek 2020, Lu và cộng sự 2018, Dollar và cộng sự 2016), các DNNN vốn được xem là ít năng động và được hưởng nhiều đặc quyền, do đó ít có động lực tham gia vào chuỗi so với các DN ngoài quốc doanh. Hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê cũng khẳng định thực trạng tại Việt Nam tương tự như tại các nước khác, đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường tính năng động, tự chủ của các DNNN.
Thứ tám, một số nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò của đổi mới sáng tạo tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, ví dụ Lu và cộng sự (2018), Harvie và cộng sự (2010) hay Rasiah (2004). Trong luận án này, NCS sử dụng biến giả phản ánh việc DNNVV có giới thiệu sản phẩm mới để đại diện cho hoạt động đổi mới của DN. Kết quả cho thấy, việc giới thiệu sản phẩm mới giúp đẩy mạnh DN tham gia chuỗi theo cả ba hình thức. Việc đổi mới sản phẩm thường được DN thực hiện khi đã nghiên cứu và nắm bắt được xu thế thị trường, vì vậy sản phẩm mới có thể giúp DN dễ dàng tiếp cận với khách hàng nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, khi sản xuất sản phẩm mới, trường hợp nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế, DN cùng cần tăng cường các hoạt động nhập khẩu đầu vào để có thể tiến hành sản xuất, nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của đối tác.
Ảnh hưởng của nhóm biến phản ánh đặc điểm của tỉnh
Đánh giá thực trạng trong phần 3.3.4. những hạn chế của môi trường thể chế ở Việt Nam hiện nay các DNNVV gặp khó khăn trong các hoạt động tham gia chuỗi cung
ứng toàn cầu. Ở chiều ngược lại, có thể hiểu là, cải thiện thể chế là điều kiện cần để thúc đẩy sự tham gia của các DNNVV trong chuỗi. Đồng thuận với kết luận đó, mô hình định lượng cho thấy, chỉ số PCI có mối quan hệ cùng chiều với khả năng DN tham gia chuỗi theo hình thức D2E và I2E, mặc dù có mối quan hệ ngược chiều với hình thức I2D. Như vậy, khi một tỉnh thành có năng lực cạnh tranh càng cao, môi trường kinh doanh càng thân thiện, DN có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn, và nếu có nhập khẩu thì cũng sẽ tham gia ở cả hoạt động xuất khẩu chứ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, hệ số hồi quy của tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy chất lượng lao động của tỉnh, thành phố càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV của tỉnh, thành phố đó tham gia vào chuỗi. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Dollar và cộng sự (2016) khi mức tiền công lao động của mỗi tỉnh, thành trong nghiên cứu được chọn để làm biến đại diện cho chất lượng lao động cũng cho thấy tác động tích cực tới khả năng DN tham gia chuỗi.
Ảnh hưởng của biến phản ánh đặc điểm của ngành
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, NCS sử dụng chỉ số mức độ tập trung ngành Herfindahl Hirschman Index (HHI) để đại diện cho đặc điểm của ngành. Chỉ số này được tính là tổng bình phương thị phần của mỗi DN trong cùng một ngành. HHI trong nghiên cứu này được tính ở ngành VSIC cấp độ 2 chữ số.
Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ số HHI càng cao thì DN càng ít có khả năng tham gia chuỗi. Mặc dù kết quả này có phần trái ngược với kết luận của Lu và cộng sự (2018), có thể thấy lại hợp lý trong bối cảnh nghiên cứu của luận án. Mẫu nghiên cứu của luận án là các DNNVV trong ngành chế tạo. Nếu chỉ số HHI càng cao, chứng tỏ thị phần càng tập trung cho một vài doanh nghiệp lớn, điều này khiến cho các DNNVV càng ít có cơ hội tham gia thị trường. Nếu DNNVV còn chưa có vị thế tốt ở thị trường trong nước, rất khó để các DN có thể hiện diện trên thị trường quốc tế. Không những vậy, kết quả này còn đồng thuận với kết luận của Anwar và Nguyen (2011) với việc các tác giả này cũng chỉ ra mức độ tập trung ngành có ảnh hưởng ngược chiều tới quyết định xuất khẩu của DN Việt Nam.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.2.1 Mô hình nghiên cứu
4.2.1.1 Phương trình ước lượng
Trong phần này, NCS hướng tới giải thích câu hỏi nghiên cứu thứ hai về các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của DNNVV với DN FDI. Dựa theo nghiên cứu của Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021), NCS cho rằng, tình hình liên kết của DN năm trước có thể ảnh hưởng tới liên kết năm sau, vì vậy bên cạnh các biến giải thích đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu đề xuất ở mục 2.4 chương 2, NCS cũng xem xét ảnh hưởng của biến trễ liên kết tới hoạt động liên kết của DNNVV. Cụ thể, phương trình ước lượng liên kết của doanh nghiệp i tại thời điểm t được xây dựng như sau:
𝐿𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝜌𝐿𝑖,𝑡−1 + 𝛽𝑋𝑖𝑡 + 𝛾𝐺𝑖𝑡 + 𝛿𝑇𝑝𝑡 + 𝜑𝑁𝑠𝑡 + 𝜌𝑡 + 𝜂𝑝 + 𝜇𝑠 + 𝜀𝑖𝑡 (4.8) a. Biến phụ thuộc L
Như đã trình bày ở phần 4.1.1.1, biến phản ánh tình trạng liên kết được xác định cụ thể như sau:
Liên kết xuôi (forFDI): nhận giá trị bằng 1 nếu DN có sử dụng đầu vào được cung cấp bởi DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.
Liên kết ngược (backFDI): nhận giá trị bằng 1 nếu DN cung cấp đầu vào cho các DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.
Liên kết dọc (FDIlink): nhận giá trị bằng 1 nếu DN có sử dụng đầu vào được cung cấp bởi DN FDI và/hoặc cung cấp đầu vào cho DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu không thực hiện bất kỳ hoạt động kết nối nào với các DN FDI.
Bên cạnh đó, trong để kiểm định tính vững của kết quả phân tích, NCS cũng sử dụng một thước đo phản ánh liên kết ngược giữa DNNVV và DN FDI, đó là tỷ lệ sản phẩm quan trọng nhất của DN bán cho các DN FDI (sFDI).
b. Biến độc lập
Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, các nhóm biến ảnh hưởng tới khả năng liên kết của DNNVV với DN FDI gồm có: (1) 𝑋𝑖 − đặc điểm của DNNVV; (2) 𝐺𝑖 − khoảng cách giữa DNNVV và DN FDI; (3) 𝑇𝑝 −đặc điểm môi trường thể chế cấp tỉnh;
(4) 𝑁𝑠 −đặc điểm cấp ngành. Cụ thể như sau:
(1) 𝑋𝑖 − đặc điểm của DNNVV
Các đặc điểm của DNNVV trong nghiên cứu này gồm: (i) độ tuổi của DN, (ii) quy mô lao động, (iii) mức trang bị vốn, (iv) tỷ lệ nợ, (v) hình thức sở hữu (vi) hoạt động đổi mới sản phẩm, và (vii) DN đặt cơ sở sản suất ở khu công nghiệp.
Cách đo lường các biến đã được trình bày như trong phần 4.1.1.1. Trong phần nghiên cứu này, biến năng suất được sử dụng để đo lường khoảng cách trình độ giữa
DNNVV và DN FDI. Vì vậy, nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm của DNNVV trong mô hình này không bao gồm năng suất các nhân tố tổng hợp TFP như phần 4.1
(2) 𝐺𝑖 − khoảng cách giữa DNNVV và DN FDI
Trong nghiên cứu này, khoảng cách giữa DNNVV và DN FDI được phản ánh thông qua hai chỉ số: khoảng cách công nghệ (techgap) và khoảng cách trình độ lao động (skillgap).
Khoảng cách công nghệ được tính bằng chênh lệch giữa năng suất lao động18 của DNNVV với mức bình quân của các DN FDI trong cùng ngành19. Cách đo lường này được đề xuất trong một số nghiên cứu như Castellini & Zanfei (2003), Hoang & Pham (2010). Cụ thể như sau:
𝑡𝑒𝑐ℎ𝑔𝑎𝑝 =
̅𝑝̅𝑟̅̅𝑜̅̅𝑑̅̅𝐹̅̅𝐷̅̅𝐼−𝑝𝑟𝑜𝑑𝐷𝑁𝑁𝑉𝑉
̅𝑝̅𝑟̅̅𝑜̅̅𝑑̅̅𝐹̅̅𝐷̅̅𝐼
(4.9)
𝐹𝐷𝐼
Trong đó, techgap là khoảng cách công nghệ. ̅𝑝̅𝑟̅̅𝑜̅𝑑̅̅̅̅̅ là năng suất bình quân của các DN FDI trong cùng ngành. 𝑝𝑟𝑜𝑑𝐷𝑁𝑁𝑉𝑉 là năng suất của mỗi DNNVV. Như vậy, khoảng cách công nghệ càng nhỏ cho biết chênh lệch năng suất của DNNVV với các DN FDI cùng ngành càng ít. Nếu biến này nhận giá trị âm, có nghĩa là DNNVV có năng suất cao hơn so với mức bình quân của các DN FDI trong cùng ngành.
Đồng thời, NCS cũng sử dụng một thước đo khác đó để phản ánh khoảng cách giữa 2 khu vực DN này, đó là chênh lệch về mức tiền lương của DNNVV so với mức trung bình của các DN FDI trong cùng ngành.
𝑠𝑘𝑖𝑙𝑙𝑔𝑎𝑝 = 𝑤̅̅̅𝑎̅̅𝑔̅̅𝑒̅̅𝐹̅̅𝐷̅̅𝐼−𝑤𝑎𝑔𝑒𝐷𝑁𝑁𝑉𝑉
𝑤̅̅̅𝑎̅̅𝑔̅̅𝑒̅̅𝐹̅̅𝐷̅̅𝐼
(4.10)
Trong đó, skillgap là khoảng cách trình độ lao động. 𝑤̅̅̅𝑎̅̅𝑔̅𝑒̅̅𝐹̅𝐷̅̅𝐼là mức lương lao động bình quân của các DN FDI trong cùng ngành. 𝑤𝑎𝑔𝑒𝐷𝑁𝑁𝑉𝑉 là mức lương lao động của DNNVV. Theo Hoang và Pham (2010), mức tiền lương lao động của một DN phản ánh chất lượng người lao động. Các DN FDI thường được biết tới với khả năng trả lương cao và do đó thu hút được nhiều lao động có chất lượng. Vì vậy, chênh lệch mức tiền lương của DNNVV với mức trung bình của các DN FDI như vậy có thể cho phép so sánh tương đối chất lượng lao động mà DNNVV có thể tiếp cận so với khu vực FDI, qua đó phản ánh khoảng cách trình độ giữa DNNVV so với DN FDI.
(3) Đặc điểm cấp tỉnh
18 Được tính bằng doanh thu trên một lao động
19 Ngành cấp độ 2 chữ số theo VSIC 2007
Trong mô hình này, tác giả sử dụng chỉ số PCI để đại diện cho môi trường thể chế cấp tỉnh. Do chất lượng lao động mà DN có thể tiếp cận được đã được phản ánh thông qua biến skillgap nêu trên, vì vậy khác với mô hình ở phần 4.1, tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh không được xem xét trong mô hình này.
(4) Đặc điểm cấp ngành
Đặc điểm cấp ngành được xem xét thông qua mức độ tập trung của ngành, đo lường bởi chỉ số HHI, đã được trình bày cụ thể ở phần 4.1.1.
4.2.1.2 Phương pháp ước lượng
1𝑖𝑡
Giả sử, lợi ích của DN khi tham gia liên kết là 𝑈∗ , và khi không liên kết là
0𝑖𝑡
𝑈∗ . Với giả định DN luôn lựa chọn hoạt động có lợi nhất cho mình, quyết định liên kết quả DN có thể biểu diễn như sau:
1 𝑛ế𝑢 𝑈∗ > 𝑈∗
𝐿𝑖𝑡 = {
1𝑖𝑡
0𝑖𝑡
(4.11)
0 𝑛ế𝑢 𝑈∗ > 𝑈∗
0𝑖𝑡 1𝑖𝑡
Theo đó, xác suất để DN i trở thành đối tác với DN FDI là:
𝑃𝑟(𝐿𝑖𝑡 = 1) = Pr (𝑈∗ > 𝑈∗ ) (4.12)
1𝑖𝑡 0𝑖𝑡
Với biến phụ thuộc phản ánh liên kết là biến nhị phân, hồi quy logit là một phương pháp ước lượng phù hợp, giúp đánh giá được khả năng DN liên kết với DN FDI. Theo phương pháp này, xác xuất để DN i liên kết với DN FDI được xác định như
sau:
𝑃𝑟
(𝐿𝑖𝑡 = 1) =
𝑒𝛼0+𝜌𝐿𝑖,𝑡−1+𝛽𝑋𝑖𝑡+𝛾𝐺𝑖𝑡+𝛿𝑇𝑝𝑡+𝜑𝑁𝑠𝑡 (4.13)
1+𝑒𝛼𝑗+𝛽𝑗𝐿𝑖+𝛾𝑗𝑋𝑖+𝛿𝑗𝑇𝑝+𝜃𝑗𝑁𝑠
Như vậy nếu hệ số hồi quy của một biến số nhận giá trị lớn hơn 0, biến số đó có tác động tích cực tới khả năng DNNVV trở thành đối tác liên kết với DN FDI . Ngược lại, nếu hệ số hồi quy nhận giá trị nhỏ hơn 0, nhân tố đó có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng DN liên kết với DN FDI.
4.2.2 Số liệu nghiên cứu
Bảng 4.10 và 4.11 trình bày kết quả kiểm định T về sự khác biệt trong đặc điểm của các nhóm DN có liên kết và không liên kết với DN FDI.
Cụ thể, xét về liên kết xuôi khi các DNNVV đóng vai trò là khách hàng của DN FDI. Kết quả kiểm định (bảng 4.10) cho thấy, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ trang bị vốn và năng suất các nhân tố tổng hợp giữa hai nhóm DN ở cả ba cấp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các DN tham gia liên kết cũng có xu hướng đặt cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp cao hơn so với các DN không liên kết. Đồng thời, với các DN quy mô nhỏ, có bằng chứng về mặt thống kê về việc số lượng lao động của
các DN có liên kết cao hơn so với các DN không liên kết. Không chỉ vậy, với DN quy mô nhỏ và vừa cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hoạt động đổi mới của hai nhóm, trong đó, nhóm DN có liên kết có xu hướng giới thiệu sản phẩm mới cao hơn so với nhóm không liên kết.
Phân tích từ góc độ liên kết ngược khi DNNVV đảm nhận vai trò nhà cung cấp đầu vào cho DN FDI (bảng 4.11), có thể thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở hầu hết các chỉ số giữa hai nhóm tham gia và không tham gia liên kết ở cả ba cấp quy mô, siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Trong đó, nhóm DN có liên kết cho thấy có quy mô lao động cao hơn và mức độ trang bị vốn lớn hơn với các DN không liên kết. Các DN cung ứng đầu vào cho DN FDI cũng có xu hướng nằm trong khu công nghiệp cao hơn, đồng thời cũng là nhóm DN có tỷ lệ giới thiệu sản phẩm mới lớn hơn. Tỷ lệ các DN có liên kết thuộc sở hữu nhà nước cũng thấp hơn so với nhóm các DN không liên kết. Đồng thời, với nhóm DN siêu nhỏ, các DN liên kết cho thấy có số năm hoạt động cao hơn về mặt thống kê so với các DN không liên kết.
Như vậy, các DN có liên kết là những DN thường năng lực cạnh tranh cao hơn với quy mô lớn hơn, có mức độ trang bị vốn cao hơn, hàm ý tầm quan trọng của tính kinh tế theo quy mô của DN. Đồng thời, sự khác biệt khả năng tiếp cận tài chính và năng lực đổi mới, vị trí đặt cơ sở sản xuất (trong và ngoài khu công nghiệp) giữa hai nhóm doanh nghiệp có liên kết và không liên kết cũng cho thấy DN cần có tiềm lực, khả năng tiếp cận được các nguồn lực tốt để có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác FDI.
Kết quả so sánh này cũng khá tương đồng với kết quả khảo sát của WB (2017) khi xem xét về đặc điểm giữa các nhóm DN có liên kết và không liên kết với DN FDI. WB (2017) cũng cho rằng, tình trạng DN FDI có liên kết yếu kém với DN trong nước không chỉ xuất phát từ mục đích của các DN FDI mà còn có những trở ngại đến từ phía các DN trong nước. Năng lực đổi mới được đánh giá là một trong những tiêu chí hàng đầu để các DN FDI quyết định liên kết với các DN trong nước. Chính những yếu kém trong hoạt động đổi mới sáng tạo của DNNVV đã khiến họ khó có thể đáp ứng những yêu của khách hàng về chất lượng, giá cả cũng như thời gian giao hàng. Vì vậy, kết quả phân tích này một lần nữa khẳng định sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ DNNVV tăng cường các hoạt động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.